Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phẩm 20: Vương Pháp chính luận

14/05/201316:11(Xem: 12524)
Phẩm 20: Vương Pháp chính luận

Kim Quang Minh Tối Thắng Vương Kinh (Kinh Ánh Sáng Hoàng Kim)

Phẩm 20: Vương Pháp chính luận

HT. Thích Trí Quang dịch giải

Nguồn: Bản Hoa dịch của ngài Nghĩa Tịnh

Bấy giờ nữ thần đại địa tên Kiên lao địa thần, ở trong đại hội lại từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ ngang chân đức Thế tôn, chắp tay cung kính mà thưa, bạch đức Thế tôn, trong mọi quốc gia, những người làm quốc vương, nếu không có chánh pháp thì không thể quản trị quốc gia, an dưỡng quốc dân, bảo đảm bản thân ngồi lâu vương vị. Kính xin đức Thế tôn từ bi thương tưởng, dạy cho con nghe về vương pháp chính luận, chủ yếu của sự quản trị quốc gia. Để cho các vị quốc vương nghe được chánh pháp này thì tuân hành đúng như huấn dụ, đem chánh pháp mà hoá cải quốc dân, làm cho ngôi vua an ninh, quốc dân lợi lạc. Lúc ấy, ở trong đại hội, đức Thế tôn bảo Kiên lao địa thần, địa thần hãy nghe cho kyծ Quá khứ có quốc vương tên là Lực tôn tràng. Quốc vương có thái tử tên Diệu tràng. Đăng quang không bao lâu, phụ vương bảo Diệu tràng, có vương pháp chính luận tên là Pháp của trời dạy. Trước đây ta đăng quang làm quốc vương, thì phụ vương của ta tên Trí lực tôn tràng đã dạy cho ta chính luận ấy. Ta y theo nên khéo quản trị quốc gia trong hai mươi ngàn năm, ta nhớ không hề mống lên một ý nghĩ làm điều phi pháp. Ngày nay con cũng phải như vậy. Đừng đem điều phi pháp mà quản trị quốc gia. Vương pháp chính luận là gì, con hãy nghe cho khéo, ta sẽ nói cho. Thế rồi quốc vương Lực tôn tràng liền nói cho con về chính luận ấy, bằng những chỉnh cú sau đây.

(1) Tôi nói vương pháp luận
lợi lạc bao sinh linh,
để loại trừ hoài nghi
và loại bỏ lỗi lầm.
(2) Tất cả các thiên chủ
cùng với các nhân vương
nên sinh tâm hoan hỷ
chắp tay nghe tôi nói.
(3) Xưa bộ chúng chư thiên
họp tại Kim cương sơn,
bốn Thiên vương đứng dậy
xin hỏi Đại phạn vương.
(4) Đại phạn vương tối tôn
tự tại nhất chư thiên,
xin thương tưởng chúng tôi
loại trừ giúp hoài nghi.
(5) Làm sao ở nhân loại
mà được gọi là trời?
lại vì lý do nào
mà gọi là con trời?
(6) Tại sao sinh nhân gian
một mình làm nhân vương?
rồi sao tại chư thiên
lại được làm thiên chủ?
(7) Người hộ vệ thế giới
hỏi Đại phạn vương rồi,
Đại phạn vương bấy giờ
liền nói cho họ nghe.
(8) Người hộ vệ thế giới,
vì ích lợi bao kẻ
mà hỏi phép trị nước,
ta nói, hãy lắng nghe.
(9) Do lực thiện nghiệp cũ
sinh thiên làm thiên chủ;
lại ở trong nhân loại
làm quốc vương thống lĩnh.
(10) Chư thiên cùng da hộ
mới nhập vào thai mẹ,
khi ở trong thai mẹ
chư thiên vẫn giữ gìn.
(11) Dẫu sinh trong nhân loại
tôn hơn nên gọi trời,
do chư thiên hộ vệ
nên được gọi con trời.
(12) Chúa trời Đao lợi thiên
phân sức giúp nhân vương,
và tất cả chư thiên
cũng giúp sức tự tại.
(13) Loại trừ mọi phi pháp
không cho sinh ác nghiệp,
dạy người tu điều thiện
để họ sinh chư thiên.
(14) Nhân loại, a tô la,
càn thát bà vân vân,
la sát, chiên trà la,
cùng giúp đến nửa sức.
(15) Cha mẹ giúp nửa sức
để bỏ ác làm lành,
chư thiên càng hộ trì
chỉ cho thấy phước báo.
(16) Nếu tạo tác ác nghiệp
thì ngay trong hiện tại
chư thiên đã không giúp
chỉ cho thấy ác báo.
(17) Quốc dân tạo ác nghiệp,
quốc vương không cấm đoán,
thế là phi chánh pháp
không đúng cách trị đuổi.
(18) Thấy ác mà không chận,
phi pháp tự tươi lớn,
thế là trong vương quốc
gian trá ngày càng nhiều.
(19) Quốc vương thấy quốc dân
làm ác mà không ngăn,
thì chư thiên Đạo lợi
cùng sinh ra phẫn nộ.
(20) Nên quốc chính thương tổn
dối trá lan khắp nước,
bị ngoại thù xâm lược
hủy diệt cả vương quốc.
(21) Nhà ở với đồ dùng
tài sản đều tan hoang,
nịnh và láo đa dạng
chiếm đoạt hại lẫn nhau.
(22) Do Pháp mới làm vua,
mà không tuân hành Pháp,
quốc dân phải tan rã
như hồ sen voi dẫm.
(23) Gió dữ nổi lên mãi,
mưa dữ đổ trái mùa,
yêu tinh lắm biến quái,
nhật nguyệt thực tối mờ.
(24) Ngũ cốc cùng hoa quả
trái hạt đều hư hỏng,
quốc gia bị đói khát
vì vua bỏ chánh pháp.
(25) Vua mà bỏ chánh pháp
đem phi pháp dạy dân,
thì ở cung điện mình
chư thiên vẫn lo rầu.
(26) Những vị thiên vương ấy
cùng nhau nói như vầy,
vua mà làm phi pháp,
phe ác hùa với nhau.
(27) Thì ngôi vua bất an,
chư thiên cùng phẫn nộ,
chư thiên mà phẫn nộ,
quốc gia ấy bại vong.
(28) Giáo dục bằng phi pháp
lan tràn trong quốc gia,
thì đấu tranh gian dối,
thì bịnh dịch hoành hành.
(29) Thiên chủ không hộ vệ,
chư thiên khác cũng bỏ,
quốc gia sẽ diệt vong,
quốc vương bị khổ ách.
(30) Cha mẹ và vợ con
anh em và chị em
đều bị khổ biệt ly,
đến nỗi phải mất mạng.
(31) Biến quái và sao sa,
nóng như hai mặt trời,
giặc thù đến từ ngoài,
quốc dân phải tan hoang.
(32) Đại thần cả nước trọng
thì chết oan chết uổng,
đến voi ngựa vân vân
cũng tản mát sạch không.
(33) Giặc giã khắp mọi nơi,
dân chết vì phi pháp,
ác quỉ thì xâm nhập,
bịnh dịch thì hoành hành.
(34) Tối đại thần trong nước,
cùng các vị phụ tướng,
lòng đầy những dua nịnh,
cùng nhau làm phi pháp.
(35) Thấy kẻ làm phi pháp
mà yêu mến kính nể,
thấy người làm thiện pháp
lại hành hạ khổ sở.
(36) Do yêu nể kẻ ác
mà hành hạ người lành,
nên tinh tú, phong, vũ,
không còn thuận thời tiết.
(37) Ba điều xấu ấy sinh
thì chánh pháp ẩn mất,
con người hết tươi sáng,
màu mở đất cũng mất.
(38) Vì nể ác khinh lành,
có ba điều xấu nữa:
sương, mưa đá trái mùa,
đói, dịch, cùng lưu hành.
(39) Lúa má với trái hạt
phẩm chất đều tổn giảm,
thế nên trong quốc gia
dân đa số bịnh tật.
(40) Những loại cây thổ sản
trước đây là ngon ngọt,
nay vì thế tổn giảm
đắng chát không ra gì.
(41) Trước đây lâm viên đẹp,
toàn chỗ du ngoạn tốt,
nay bỗng nhiên khô cằn,
ai thấy cũng lo rầu.
(42) Lúa, nếp, thứ chắc hạt,
phẩm chất tiêu mất dần,
ăn không còn thấy thích,
làm sao tăng thể lực?
(43) Dân chúng mất tươi sáng,
đẹp và khỏe suy tàn,
ăn với uống tuy nhiều,
vẫn không làm sung sức.
(64) Trong cả quốc gia ấy
mọi tầng lớp quốc dân
ít sức, không khoẻ mạnh,
làm việc không kham năng.
(65) Quốc dân nhiều bịnh hoạn
cơ thể nhiều đau đớn,
quỉ mị tràn khắp nơi
tùy theo sinh la sát.
(66) Vua mà làm phi pháp
thân gần với kẻ ác,
thì cả ba thế giới (89)
do vậy suy tổn cả.
(67) Vô số hiện tượng xấu
xuất hiện trong quốc gia,
toàn do thấy kẻ ác
bỏ qua, không trị, đuổi.
(68) Do chư thiên da hộ
được làm vị quốc vương,
mà không đem chánh pháp
bảo vệ lấy quốc gia.
(69) Nhưng người làm điều lành
thì sẽ sinh chư thiên,
còn kẻ làm điều ác
chết đọa ba đường dữ.
(70) Quốc vương mà buông thả
để quốc dân làm ác,
thì chư thiên Đao lợi
nóng bức cả tâm trí.
(71) Chư thiên dạy không nghe
cha mẹ nói không cứ
thì là người phi pháp
phi vua phi hiếu tử.
(72) Nếu trong quốc gia mình
thấy ai làm phi pháp,
phải trị phạt đúng phép
không nên bỏ cho qua.
(73) Thế nên hàng chư thiên
cùng hộ trì vua ấy,
vì vua diệt ác pháp
và theo được thiện pháp.
(74) Vua ấy trong đời này
đón nhận quả báo tốt,
vì đối với thiện, ác
biết khuyên dân làm, bỏ.
(75) Huấn thị thiện ác báo,
nên làm vị quốc vương,
chư thiên cùng hộ trì,
chư thiên cùng tùy hỷ.
(76) Do tự lợi lợi tha
trị nước bằng chánh pháp,
nên thấy kẻ dua nịnh
thì phải trị đúng phép.
(77) Giả sử mất ngôi vua,
gặp cảnh ngộ mất mạng,
cũng quyết không làm ác,
không thấy ác bỏ qua.
(78) Tai hại nặng nề nhất
cho sự mất ngôi vua
là toàn vì dua nịnh,
do đó phải trị phạt.
(79) Dua nịnh là dối trá
làm tan nát quốc gia,
làm thương tổn vương pháp,
như voi vào vườn hoa.
(80) Thiên chủ tức giận cả,
a tô la cũng vậy,
ấy là làm quốc vương
không trị nước bằng Pháp.
(81) Thế nên phải đúng phép
trị phạt những kẻ ác,
cải hóa bằng điều thiện,
chứ không theo phi pháp.
(82) Thà là mất thân mạng
không theo bạn phi pháp,
với thân với không thân
bình đẳng nhìn tất cả.
(83) Làm vị vua chánh pháp
không thiên vị phe cánh,
thì tiếng khen"vua pháp"
vang cả trong ba cõi.
(84) Chư thiên ở Đao lợi
hoan hỷ mà nói rằng
vị vua nhân loại này
chính là con của ta.
(85) Biết thiện hóa quốc dân,
biết chánh pháp trị nước,
khuyến hóa thực hành Pháp,
sẽ sinh cung điện ta.
(86) Chư thiên, chư thiên tử,
cùng bộ chúng tô la,
do vua hành hóa Pháp
mà tâm họ hoan hỷ.
(87) Chư thiên cùng hoan hỷ
hộ trì cho vua ấy,
tinh tú đi đúng ngôi,
nhật nguyệt không sai độ.
(88) Gió hòa đúng thời tiết,
mưa ngọt thuận thời vụ,
thóc trái khéo sinh, lớn,
quốc dân không đói khát.
(89) Tất cả hàng chư thiên
hay ẩn mình cung vua
cầu chúc cho nhà vua
quên mình quảng bá Pháp.
(90) Hãy tôn trọng Pháp bảo
mà yên vui quốc dân,
hãy thân thiết Pháp bảo,
phước báo tự trang hoàng.
(91) Thân quyến thường hoan hỷ
thường lánh xa ác pháp:
đem Pháp giáo dục người
thì an lạc thường xuyên.
(92) Làm cho cả quốc dân
tu hành mười thiện nghiệp,
thì cả nước sung túc,
thì quốc gia thanh bình.
(93) Vua mà hành hóa Pháp
thuần hóa kẻ làm ác,
thì được danh vọng tốt
vì lợi lạc quốc dân.

Bấy giờ đại hội, trong đó có các vị quốc vương, nghe đức Thế tôn nói về chánh pháp quản trị quốc gia của quốc vương xưa, ai cũng được sự tâm đắc hiếm có, cùng đại hoan hỷ mà tin tưởng, tiếp nhận và phụng hành.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/08/2017(Xem: 6877)
Thưa đại chúng, hôm nay là ngày 01 tháng bảy năm 2017, tại tu viện Thiện Hòa, thành phố Moenchenladbach , Đức quốc. Tôi có duyên với quý vị trong giờ phút này, và tôi xin chia sẻ pháp thoại “Đức Phật A Di Đà trong đời sống của tất cả chúng ta”.
10/05/2017(Xem: 6894)
Cụm từ "Di Đà Tự tánh" hay "Duy tâm Tịnh độ" thường được dùng để chỉ đỉnh cao của pháp môn Tịnh độ, nhưng rất dễ gây hiều lầm. Về phương diện Lí tánh thì Phật A-di đà Vô Lượng Quang Vô Lượng Thọ là Tự tánh thường chiếu và vĩnh hằng của chúng ta. Khi ta niệm danh hiệu A-di-đà là trở về với Tự tánh, bản tâm. Chúng ta hãy xem đoạn văn sau đây của những người dùng lí thuyết "cao siêu" để bài bác pháp môn Tịnh độ: "Niệm danh hiệu Phật để cầu sanh Tịnh độ là còn chấp Tướng, tìm pháp ngoài Tâm - không hiểu rằng tất cả các pháp đều là tâm".
16/04/2017(Xem: 6508)
Phương pháp Thập Niệm do một vị Đại sư nổi tiếng giảng dạy dựa trên sự vãng sanh Hạ phẩm được diễn tả trong Quán Kinh. Phương pháp nầy đặc biệt dành cho những người quá bận bịu với cuộc sống nên hằng ngày không thể niệm Phật (nhiều lần) để cầu vãng sanh như người tu Tịnh độ bình thường. Do đó, cách nầy dạy niệm danh hiệu Phật A-di-đà khoảng mười lần mỗi khi hít vào và thở ra. Chủ đích của phương pháp nầy là dùng hơi thở để tập trung tâm ý. Tùy theo hơi thở dài hay ngắn mà hành giả có thể niệm được nhiều hơn hay ít hơn 10 danh hiệu. Sau mười lần hít vô--thở ra (tức là niệm được tổng cộng khoảng từ 50 đến 100 câu Phật hiệu), hành giả có thể bắt đầu tụng bài thơ hồi hướng công đức sau đây:
02/04/2017(Xem: 8307)
Theo âm Hán Viêt, A Di Đà Phật có nghĩa là Vô Lượng Thọ Phật, Vô Lượng Quang Phật, Tây Phương Phật. Trong kinh A Di Đà, Đức Phật Thích Ca giảng là Phật A Di Đà, Giáo Chủ cõi Cực Lạc (Soukhavati (Scr.), ở phương Tây, cách cõi Ta Bà của chúng ta mười vạn ức cõi Phật. Đó là một cõi đầy đủ các công đức trang nghiêm. Lầu các, cây cối, đất đai toàn là châu báu. Nào là các loài chim bạch hạt, khổng tước, anh võ, xá lợi, ca lăng tầng già v.v… ngày đêm sáu thời ca hát ra những lời pháp: năm căn, năm lực, bảy món bồ đề, bát chánh đạo…
27/03/2017(Xem: 4058)
Tịnh độ tông là tên gọi chung của tất cả những giáo lí dạy rằng chúng sanh có thể thành Phật nếu được vãng sanh về cõi Tịnh độ của đức Phật A-di-đà. Ở Ấn độ. giáo lí nầy được các ngài Mã Minh, Long Thọ và Thế Thân giảng dạy trên cơ sở nhiều kinh điển khác nhau, như hai bộ kinh A-di-đà. Lịch sử của Tịnh độ tông bắt đầu từ Ấn độ thời cổ đại, nhưng thời đó truyền thống đức tin chưa được nhấn mạnh. Mặc dầu Ấn-độ lúc đó đã có một môn phái thờ đức A-di-đà, sự kính ngưỡng Ngài chỉ là một trong các cách thực hành của Phật giáo Đại thừa lúc ban sơ.
07/09/2016(Xem: 5535)
Theo lời giới thiệu của nhà xuất bản Seuil, Paris, thì Jean Eracle nguyên là Quản Đốc Viện Bảo Tàng Dân Tộc Học Á Châu, đặt trụ sở tại Geneva, Thụy Sỹ. Do một nhân duyên vô cùng kỳ lạ, ông được sang Nhật-bản lưu trú suốt mấy mươi năm để học hỏi cùng thực hành Niệm Phật theo giáo pháp của “Đạo Phật Chân Chánh trong Pháp môn Tịnh-độ” tức Tịnh-độ Chân-tông do Ngài Thân Loan Thánh Nhân khai sáng cách đây gần 8 thế kỷ.
28/04/2016(Xem: 16482)
Thiền, Tịnh, Mật được xem là ba pháp môn tu truyền thống của Phật giáo Việt Nam xưa nay. Thiền giáo xuất hiện từ thời Khương Tăng Hội, Tỳ Ni Đa Lưu Chi và Vô Ngôn Thông. Các thế kỷ sau, kinh điển Đại thừa được truyền bá, theo đó tư tưởng Thiền, Tịnh và Mật được phổ biến tại nước ta. Từ lịch sử phát triển Phật giáo Việt Nam cho thấy, ba pháp môn tu đó có sự đóng góp tích cực cho con người và xã hội qua nhiều thời đại.
15/02/2016(Xem: 11404)
Trong bổn hội các liên hữu đồng tu, đều tuân theo tu học Tịnh Độ Ngũ Kinh và Tịnh Độ Thập Yếu, đặc biệt là Kinh Vô Lương Thọ, bản hội tập của Hạ Liên Cư Đại Sĩ, Di Đà Yếu Giải, Phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện, nhất định phải y cứ ba bộ kinh này tu học, dốc hết toàn lực, nghiên cứu học tập kinh luận Đại Thừa mới có thể tương ứng với Tịnh Tông. Bổn hội đặc biệt chú trọng hành giải tương ứng, tâm khẩu nhất như, cho nên hành môn là mọi người phải phát nguyện, cho đến mức cùng đời vị lai. Tuân theo Quán Kinh tu Tam Phước, Lục Hòa, Tam Học, Lục Độ, Thập Đại Nguyện Vương.
23/12/2015(Xem: 9737)
Hễ phát tiểu nguyện thì không hợp nhân quả, chẳng được vãng sanh. Tại sao ? Vì tiểu nguyện chỉ phát nguyện cho một mình được vãng sanh, nếu không trở lại đầu thai thì làm sao có quả báo ? Bây giờ chẳng nói về kiếp trước, chỉ nói kiếp này : Từ nhỏ tới lớn có sát sanh không? Có giết chết con muỗi con kiến không ? Có ăn thịt chúng sanh không ? Theo nhân quả là một mạng phải đền một mạng, ăn một cục thịt trả một cục thịt, thế thì làm sao trả nợ mạng, nợ thịt? Nên phải phát đại nguyện.
24/07/2015(Xem: 14180)
Tập sách này không phải là một tiểu luận về tâm lý học nên không thể bao quát hết mọi vấn đề nhân sinh, mục đích của nó nói lên sự tương quan của Ý, Tình, Thân và tiến trình phiền não...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567