Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ghi chú

14/05/201316:17(Xem: 14349)
Ghi chú

Kim Quang Minh Tối Thắng Vương Kinh (Kinh Ánh Sáng Hoàng Kim)

Ghi chú

HT. Thích Trí Quang dịch giải

Nguồn: Bản Hoa dịch của ngài Nghĩa Tịnh

Ghi Chú (1)
Tên kinh này gọi đủ là Kim Quang Minh tối thắngvương. Kim Quang Minh: Ánh Sáng Hoàng Kim. Tối thắng vương: chúa tể tối thượng.

Ghi Chú (2)
Chính văn là độc, tụng, thọ, trì, thư tả.

Ghi Chú (3)
Diệu Tràng, Phạn: Ruciraketu. Bản ngài Đàm mô sấm dịch là Tín tướng.

Ghi Chú (4)
Chính văn là kiếp.

Ghi Chú (5)
Chính văn là ngã kiến, nhân kiến, chúng sinh, thọ giả, dưỡng dục, tà kiến, ngã ngã sở kiến, đoạn thường kiến.

Ghi Chú (6)
Hiến cúng (cúng dường = cung dưỡng) có 3: một là lợi hiến cúng: hiến dâng cúng phẩm; hai là kính hiến cúng: kính trọng đủ cách; ba là tu hiến cúng: thực hành thiện căn (luận Đại trang nghiêm, Chính 39/198).

Ghi Chú (7)
Chính văn là căn tánh ý lạc và thắng giải.

Ghi Chú (8)
Chính văn là thị giáo lợi hỷ.

Ghi Chú (9)
Chính văn là thập nhị phần giáo.

Ghi Chú (10)
Chính văn ở đây là khí lượng: dung lượng của đồ chứa. Trình độ của chúng sinh là như khí lượng: tùy khả năng mà tiếp nhận Phật pháp khác nhau.

Ghi Chú (11)
Cảnh trí: tâm trí như gương. Không phải chỉ là đại viên cảnh trí, mà ở đây chỉ cho vô phân biệt trí.

Ghi Chú (12)
Như như: như nhau như nhau. Chính nghĩa là vô phân biệt.

Ghi Chú (13)
Chính văn là tự tha, chính xác thì nên dịch là chủ thể khách thể.

Ghi Chú (14)
Những định không còn tư tưởng và cảm giác, như vô tưởng định, diệt tận định.

Ghi Chú (15)
Không ảnh là hình ảnh có ra là có trong không gian, nhờ không gian; nếu không có khoảng trống thì chẳng hình ảnh nào có được.

Ghi Chú (16)
Cũng nên nói bất trụ sinh tử nữa (Chính 39/217).

Ghi Chú (17)
Chính văn là hành pháp: cái pháp có tính cách chuyển biến (tức hữu vi).

Ghi Chú (18)
Thật ra nên nói cả 10 địa nữa, vì đây là tha thọ dụng thân.

Ghi Chú (19)
Chính văn là tướng cập tướng xứ, Chính 39/222 nói là nhân ngã pháp ngã. Tôi nghĩ hơi khác; tướng là ngã pháp, tướng xứ là y tha phần nhiễm. Do vậy, đáng lẽ tướng cập tướng xứ nên dịch là ảo giác và căn cứ của ảo giác.

Ghi Chú (20)
Niết bàn và đường đến niết bàn.

Ghi Chú (21)
Thân này là thân này đây, thân chúng ta đây, mà nói chính xác là cái "thắng thân" (thân hơn bình thường), cái thân "đạo khí" (đồ chứa đựng Phật pháp) mà ghi chú 22 nói. Coi thêm ghi chú ấy.

Ghi Chú (22)
Chính văn là thị thân nhân duyên cảnh giới xứ sở quả y ư bản. Theo Chính 39/223, thân (bản thân) là quả báo được cái thắng thân làm đồ chứa đựng chánh pháp, và đó là dị thục quả. Nhân duyên (yếu tố) là thắng thiện đã tu trong đời trước, và đó là tăng thượng quả. Cảnh giới (đối cảnh) là bồ đề và niết bàn, sở duyên của đẳng lưu quả. Xứ sở (đối tượng) là đại bồ đề mà sĩ dụng quả nguyện cầu. Quả y ư bản (kết quả; nhưng 4 chữ liền lại thành 1 từ ngữ thì phải dịch là căn bản) là ly hệ quả không rời như như lý. Nhưng cách chấm câu như vậy tôi không đồng ý, nên đã chấm câu và dịch như đã dịch.

Ghi Chú (23)
Chính văn là đại thừa, Như lai tánh, Như lai tạng.

Ghi Chú (24)
Tự tại là ngã. Ngã trong 4 đức niết bàn của Phật không phải là nghĩa chủ tể (khái niệm về ngã của ngã chấp).

Ghi Chú (25)
Là 32 tướng tốt, 80 tướng phụ, 18 bất cọng, 10 lực, 4 vô úy, đai bi, 3 niệm, 32 độc đắc. Tham chiếu Chính 39/224-226.

Ghi Chú (26)
Chính văn ở đây là tướng.

Ghi Chú (27)
Ở đây nghĩa là phi nhị biên.

Ghi Chú (28)
Là pháp thân, đại định, đại trí.

Ghi Chú (29)
Chính văn là thế thiện, nói đủ là thế gian thiện căn, đối lại với xuất thế thiện căn.

Ghi Chú (30)
Có 5 sự: sợ không đủ sống, sợ chết, sợ đường dữ, sợ tiếng dữ, sợ công chúng.

Ghi Chú (31)
Là trung tính, không thiện, không ác, tản mạn, không kiểm soát.

Ghi Chú (32)
Dịch đủ là mộng thấy trống vàng ròng phát ra âm thanh diễn đạt diệu pháp sám hối.

Ghi Chú (33)
Tám nơi là địa ngục, ngạ quỉ, súc sinh (khổ quá) bắc câu lô (vui quá) cõi trời trường thọ (yên ổn quá) điếc mù câm ngọng, thế trí biện thông (thông minh rất đời) sinh trước hay sau Phật (mà không còn Phật pháp). Đây là 8 nơi gọi là nạn (khó cho sự thấy Phật nghe Pháp) là không rảnh (không có sự tu tập xen vào).

Ghi Chú (34)
Chính văn là hữu hải, chỉ cho 3 cõi mà tổng kê có 25. Có, hữu, là hiện hữu sinh tử, không phải niết bàn (như ngoại chấp không dưới 3 trong số 25 hữu ấy).

Ghi Chú (35)
Nói ở phẩm 7 cuốn 5.

Ghi Chú (36)
Coi ghi chú 38.

Ghi Chú (37)
Chính văn là nhân duyên.

Ghi Chú (38)
Từ ghi chú số 36 đến đây dịch theo sự sớ giải của Chính 39/245-246.

Ghi Chú (39)
Đối chiếu văn chỉnh cú (coi ghi chú 40 ) thì câu này có nghĩa coi các vị Bồ tát mới tu cũng như bậc Nhất thế trí (để thân gần, phụng sự, tu học).

Ghi Chú (40)
Nghĩ, chính văn là tưởng. Phải đổi, vì tưởng đặt ở đây, ngữ khí sẽ có nghĩa ngỡ là, không đúng ý ở đây.

Ghi Chú (41)
Tướng là người cho, người nhận, vật cho, là mục đích và quả báo. Trú tướng thì chấp có, xả tướng thì chấp không, hồi hướng bố thí mà như vậy thì không chính xác đối với tâm lý và mục đích của sự hồi hướng bố thí.

Ghi Chú (42)
Chính 39/250 nói, không thể sánh bằng là vì kinh này năng lực làm cho những thắng hạnh ấy được thực hành, nên nói không thể sánh bằng. Không phải những thắng hạnh ấy không thể sánh bằng. Xin thêm rằng đây chỉ là cách đề cao kinh này. Có 11 thắng hạnh không thể sánh bằng. Nhưng câu kết, dịch "thì không thể sánh bằng" khác hẳn nếu dịch "cũng không thể sánh bằng".
Chữ của chính văn, nhưng không chắc hoàn toàn có nghĩa như ngày nay hiểu.

Ghi Chú (43)
Tu hành: pháp được tu, không phải tu hành: pháp phải diệt; ở đây 2 thứ này là của tâm bồ đề (Chính 39/253).

Ghi Chú (44)
Đúng ra nên nói là phục tạng: Kho tàng ngầm dưới mặt đất mặt nước.

Ghi Chú (45)
Các hành ở đây là 12 duyên khởi.

Ghi Chú (46)
Năm chướng nạn là ác thú, ác quỉ, giặc thù, tai họa nước lửa, ba loại khổ não. Mười địa giống nhau.

Ghi Chú (47)
Ghi chú này có 2 điều Một, văn trước minh chú đổi thứ tự một chút cho thích hợp hơn. Hai, minh chú không chép phiên âm của Hoa văn, vì nhiều chữ tra không ra cách đọc, tra có ra cũng đọc rất khó. Nên ở đây dịch âm từ Phạn tự, và sao lục cả Phạn tự ấy. Phạn tự sao lục từ ghi chú của Chính 16/420-450, còn dịch âm là do Hòa thượng Thích Minh Châu (lưu ý: chữ có R ở giữa thì đọc như chữ Pháp, thí dụ: tra là tr-a, sri là sr-i, v/v) Kinh này có 35 bài minh chú tất cả, và đều làm như vậy.

Ghi Chú (48)
Dịch đủ là sự ca tụng Phật là công đức ví như hoa sen.

Ghi Chú (49)
Dịch đúng chính văn là phòng tối (ám thất).

Ghi Chú (50)
Thức ăn tịnh hắc là thế nào thì không biết, chỉ biết Chính 39/272 nói nhuộm cho đen cũng được. Nhưng tại sao phải là thức ăn màu đen, và tại sao phải ăn lúc mặt trời chưa mọc, thì không thấy xuất xứ trên giải thích.

Ghi Chú (51)
Thiện phương tiện: phương cách khéo léo. Thắng nhân duyên: yếu tố ưu việt.

Ghi Chú (52)
Tri giả: chủ thể tri thức. Tác giả: chủ thể hành động.

Ghi Chú (53)
Tức là điểu táng.

Ghi Chú (54)
Tật dịch là bịnh dịch, bịnh thời khí, nói chung là bịnh truyền nhiễm.

Ghi Chú (55)
Đoạn nhỏ này có lược mấy câu.

Ghi Chú (56)
Chúng sinh có liên hệ với mình, chính văn là hữu duyên chúng sinh.

Ghi Chú (57)
Tức như nói mất chủ quyền, độc lập.

Ghi Chú (58)
Tức như nói nhiệt độ gấp đôi.

Ghi Chú (59)
Chính văn là tịnh thất.

Ghi Chú (60)
Tịnh thất: cái phòng sạch sẽ.

Ghi Chú (61)
Cù ma (gomaya) là ngưu phấn. Coi ghi chú 69 .

Ghi Chú (62)
Ngài Nghĩa tịnh tự ghi: Ca li sa ba na (karsapana) đúng ra chỉ là bối xỉ (bối xỉ là vỏ sò, xưa lấy làm tiền tiêu). Nhưng tùy xứ mà chữ ấy có nơi là bối xỉ, có nơi là tiền kim loại. Xứ Ma kiệt đà thì 1 karsapana ăn 1600 bối xỉ (1 bối xỉ ăn 16 hay 19 tiền cổ). Nhưng có Phạn bản chép mỗi ngày cho 100 trần na ra (tiền vàng). Trì chú này thì suốt đời ngày nào cũng được cho như vậy. Ấn độ cầu nguyện đa số linh nghiệm, trừ ra không dốc lòng. (Chính 16/431).

Ghi Chú (63)
Dịch đủ là như vành bánh xe có cả ngàn cái díp.

Ghi Chú (64)
Năng lực là đạt được kết quả, đường chính là phi nhị biên, lý thể là chân như, sức mạnh là diệt ác sinh thiện.

Ghi Chú (65)
Phạn tự của tên 4 vị này như sau: Agate, Satadru, Cyutaprabha, Sutamani.

Ghi Chú (66)
Dịch Quan thế âm là từ một thuyết khác, và danh hiệu này không đủ, không phải chính phiên (Chính 39/300).

Ghi Chú (67)
Đây là Phạn văn của 32 vị. Tham chiếu Chính 16/434-435.
1. xương bồ (vaca)
2. ngưu hoàng (gorocana)
3. mục túc hương (sephalika)
4. xạ hương (mahabhaga)
5. hùng hoàng (manassila)
6. hợp hôn thụ (sirisa)
7. bạch cập (indrahasta)
8. khung cùng (syamaka)
9. câu kỷ căn (sami)
10. tùng chi (sri - vibhitaka)
11. quế bì (tvaca)
12. hương phụ tử (musta)
13. trầm hương (agaru)
14. chiên đàn (candana)
15. linh lăng hương (tagara)
16. đinh tử (?)
17. uất kim (knnkuma)
18. bà luật cao (galava)
19. vi hương (naradamsa)
20. trúc hoàng (gorocana)
21. tế đậu khấu (sukumara)
22. cam tùng (misganta)
23. hoắc hương (patna)
24. mao căn hương (usira)
25. sất chi (sallaki)
26. ngải nạp (saileya)
27. an tức hương (guggula)
28. giới tử (sarsapa)
29. mã cân (sophaghni or sosani)
30. long hoa tu (nagakesala)
31. bạch giao (sarjarasa)
32. thanh mộc (kustha)

Ghi Chú (68)
Phạm văn: Pusya. Kinh cũ gọi là quỉ tinh (Chính 39/302)

Ghi Chú (69)
Tráng lát nền nhà hay tường vách, đều dùng vật liệu hiện đại, mới sạch sẽ trang trọng.

Ghi Chú (70)
Đồng tử: giữa tuổi thiếu nhi với thiếu niên.

Ghi Chú (71)
Ấn với Tàu phân tích tất cả âm điệu có 5 cung bậc, gọi là ngũ âm.

Ghi Chú (72)
Là mỗi tháng âm lịch mà là nửa sau, tức 16-30. Ngày 9 là 24, ngày 11 là 26.

Ghi Chú (73)
Là như thủy triều ứng theo mặt trăng.

Ghi Chú (74)
Là làm cù lao, làm bãi nổi, cho người khỏi bị trôi cuốn.

Ghi Chú (75)
Chú tán là tán dương bằng minh chú, và minh chú ở đây là hiển ngữ (lời chữ không bí mật).

Ghi Chú (76)
Là 3 loại thế gian. Thông thường là 1. ngũ uẩn thế gian: thế giới tổng thể, tức 5 uẩn; 2. chúng sinh thế gian: thế giới chủ thể, tức thọ tưởng hành thức và phần nội sắc; 3. quốc độ thế gian: thế giới khách thể, tức phần ngoại sắc.

Ghi Chú (77)
Ngài Nghĩa tịnh ghi chú: Trên đây là minh chú để trì tụng, cũng là minh chú để tán dương. Khi tụng chú thì phải tụng chú tán này trước. (Chính 16/437).

Ghi Chú (78)
Ngài Nghĩa tịnh ghi chú: Minh chú phẩm này có lược có rộng, có mở có hợp, trước sau bất đồng. Phạn bản có nhiều. Tôi y theo 1 bản mà dịch. Sau này ai tìm hiểu thì phải biết như vậy (Chính 16/437)

Ghi Chú (79)
1. Tất cả chỉnh cú đoạn này có thể dịch khác hơn, thí dụ "Kính lạy chư Như lai, bậc hùng biện nhiệm mầu" ... Nhưng xét ra không bằng dịch như đã dịch.
2. Sau đây là một số Phạn văn trong đoạn này: Ô ma: Uma, Tắc kiến đà: Skanda, Ma na tư: Manasi, Thông minh dạ thiên: Ratridevata, Phệ sốt nộ thiên: Visnu, Tì ma thiên nữ: Bhima, Thị số thiên thần: Samkhyayama (?), Thất lị thiện nữ: Sisumata, Hê lị: Heli, Ha ri để: Hariti.

Ghi Chú (80)
Triền: những sự ràng buộc tâm thức, cái: những sự che đậy tâm trí.

Ghi Chú (81)
Trần tập: tập khí của phiền não.

Ghi Chú (82)
Mãn tài: Purna - bhadra. Ngũ đỉnh: Pancasikhi.

Ghi Chú (83)
Thì gian thích hợp lẽ ra là sau lúc bình minh.

Ghi Chú (84)
Đúng chính văn là tâm chú - Tâm chú cũng như tâm kinh. Bài minh chú tinh túy, cốt lõi, thì gọi là tâm chú.

Ghi Chú (85)
Là mỗi tháng âm lịch mà là nửa trước. Đối lại, nửa sau gọi là tháng trăng tối.

Ghi Chú (86)
Coi lại ghi chú 68 .

Ghi Chú (87)
Các pháp có gì là hiện tượng, các pháp là gì là bản thể. Tùy hiện tượng mà biết thì gọi là như lượng trí (cái trí biết hết cái lượng của các pháp). Như bản thể mà biết thì gọi là như lý trí (cái trí biết đúng cái thể của các pháp).

Ghi Chú (88)
Tra không ra. Đọc mâu thử cũng chỉ đọc theo bán âm. Và theo bán âm này mà suy thì mâu thử có thể là một loại mâu.

Ghi Chú (89)
Coi lại ghi chú 76 .

Ghi Chú (90)
Đề này, đúng chính văn là chư thiên và dược xoa hộ trì. Nhưng nội dung phẩm này nói tám bộ hộ trì, nhất là bộ chúng dược xoa. Nên Phạn văn chỉ đề Yaksa.

Ghi Chú (91)
Hành xứ: chỗ đi. Là chỗ Phật biết và Phật làm, gọi là hành xứ của Phật.

Ghi Chú (92)
Sau đây là Phạn văn những tên trong các bài chỉnh cú 25-41. Hồ vô nhiệt: Anayatapta, Sa yết ra: Sagara, Tô la kim sí chủ: Asura (metri causa), Phệ sốt nộ: Visnu, Diêm la: Yama, Na la diên: Narayama, Tự tại: Mahesvara, Chánh liễu tri: Sanjaya, Kim cương dược xoa: Vajrapani, Bảo vương dược xoa chủ: Manibhadra, Mãn hiền vương: Purnabhadra, Khoáng dã: Atavaka, Kim tì la: Kumbira, Tân độ la: Pingala, Hoàng sắc: Kapila

Ghi Chú (93)
Đây là Phạn văn những tên trong các chỉnh cú 43-46. Thái quân: Citrasena, Vi vương: Jinaraja, Thường chiến thắng: Jinarsabha, Châu cảnh: Manikanta, Thanh cảnh: Nilakanta, Bột lý sa vương: Varsadhipati, Đại tối thắng: Mahagrasa, Đại hắc: Mahakala, Tô bạt noa kê xá: Suvarnakesin, Bán chi ca: Pancika, Dương túc: Chagarapada, Đại bà dà: Mahabhaga, Tiểu cừ: Pranali, Hộ pháp: Dharmapala, Di hầu vương: Markada, Châm mao: Suciloma, Nhật chi: Suryamitra, Bảo phát: Ratnakesa, Đại cừ: Mahapranali, Nặc câu la: Nakula, Chiên đàn: Candana, Dục trung thắng: Kamasresta, Xá la: Nagayasas, Tuyết sơn: Hemavanta, Sa đa sơn: Satagiri.

Ghi Chú (94)
Đây là Phạn văn của các tên trong chỉnh cú 48. A na bà đáp đa: Anavatapta, Sa yết ra: Sagara, Mục chân: Mucilinda, EÁ la diệp: Erapata, Nan đà: Nanda, Nan đà nhỏ: Upananda.

Ghi Chú (95)
Phạn văn các tên trong chỉnh cú 50. Bà trĩ: Vali, La hầu la: Rahula, Tì ma chất đa la: Vemacitra, Mẫu chỉ chiêm bạt ra: Samavara, Đại kiên: Khuraskanda,

Ghi Chú (96)
Phạn văn các tên trong chỉnh cú 52 và 53. Ha lị để: Haliti, Chiên trà: Canda, Chiên trà lị: Candalika, Chiên trĩ nữ: Candika, Côn đế: Danti, Câu tra xỉ: Kutadanti, Hút tinh chất chúng sinh: Sarvasattojaharini.

Ghi Chú (97)
Thực phẩm vào dạ dầy thì một mặt thành đại tiểu thải ra, một mặt thành tự vị nuôi thân. Vị là tư vị ấy.

Ghi Chú (98)
Ngang đây rõ ràng là thiếu. Mà có thể thiếu không dưới vài ba câu. Đáng lẽ nói thêm và kết thúc về tướng chết, mới nói về thuốc. Ở đây nói liền về thuốc thì không thích đáng. Bản dịch Đàm mô sấm càng không hơn gì.


Ghi Chú (99)
3 trái là ha lê lặc ca, ca ma lặc ca, tỉ tỉ đắc ca. 3 cay là can cương, hồ tiêu, tất bát. (Chính 39/326).

Ghi Chú (100)
Chính văn là câu vật đầu. Có người nói là sen trắng, có người nói là sen hồng, có người nói chưa nở thì trắng, nở rồi hồng đậm. Ở đây ý kiến sen trắng thích hợp hơn.

Ghi Chú (101)
Đại thế chúa (Mahaprajabati) (?)

Ghi Chú (102)
Là 5 vị tỷ kheo đầu tiên của Phật.

Ghi Chú (103)
Có 3 kinh nói đến, tôi chọn 1: kinh Phạn ma dụ. Kinh ấy nói 8 đặc tính của tiếng Phật là tuyệt diệu, dễ hiểu, sâu xa, dịu ngọt, không dối, không lầm, tuệ giác, điều hòa (Chính 39/337).

Ghi Chú (104)
Lẽ ra nên nói trái lại.

Ghi Chú (105)
Đẳng trì: dị danh của định.

Ghi Chú (106)
Lược bớt 1 ví dụ là sóng nắng (chỉ để cho chỉnh chữ). Ảo tượng, sóng nắng, trăng dưới nước, là biến thể muôn vàn.

Ghi Chú (107)
Chỗ Phật ở chỗ Phật đi là chân như và tuệ giác chân như.

Ghi Chú (108)
Từ là lời tiếng (gồm cả ngữ văn). Biện là hùng biện.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/08/2017(Xem: 6828)
Thưa đại chúng, hôm nay là ngày 01 tháng bảy năm 2017, tại tu viện Thiện Hòa, thành phố Moenchenladbach , Đức quốc. Tôi có duyên với quý vị trong giờ phút này, và tôi xin chia sẻ pháp thoại “Đức Phật A Di Đà trong đời sống của tất cả chúng ta”.
10/05/2017(Xem: 6859)
Cụm từ "Di Đà Tự tánh" hay "Duy tâm Tịnh độ" thường được dùng để chỉ đỉnh cao của pháp môn Tịnh độ, nhưng rất dễ gây hiều lầm. Về phương diện Lí tánh thì Phật A-di đà Vô Lượng Quang Vô Lượng Thọ là Tự tánh thường chiếu và vĩnh hằng của chúng ta. Khi ta niệm danh hiệu A-di-đà là trở về với Tự tánh, bản tâm. Chúng ta hãy xem đoạn văn sau đây của những người dùng lí thuyết "cao siêu" để bài bác pháp môn Tịnh độ: "Niệm danh hiệu Phật để cầu sanh Tịnh độ là còn chấp Tướng, tìm pháp ngoài Tâm - không hiểu rằng tất cả các pháp đều là tâm".
16/04/2017(Xem: 6480)
Phương pháp Thập Niệm do một vị Đại sư nổi tiếng giảng dạy dựa trên sự vãng sanh Hạ phẩm được diễn tả trong Quán Kinh. Phương pháp nầy đặc biệt dành cho những người quá bận bịu với cuộc sống nên hằng ngày không thể niệm Phật (nhiều lần) để cầu vãng sanh như người tu Tịnh độ bình thường. Do đó, cách nầy dạy niệm danh hiệu Phật A-di-đà khoảng mười lần mỗi khi hít vào và thở ra. Chủ đích của phương pháp nầy là dùng hơi thở để tập trung tâm ý. Tùy theo hơi thở dài hay ngắn mà hành giả có thể niệm được nhiều hơn hay ít hơn 10 danh hiệu. Sau mười lần hít vô--thở ra (tức là niệm được tổng cộng khoảng từ 50 đến 100 câu Phật hiệu), hành giả có thể bắt đầu tụng bài thơ hồi hướng công đức sau đây:
02/04/2017(Xem: 8243)
Theo âm Hán Viêt, A Di Đà Phật có nghĩa là Vô Lượng Thọ Phật, Vô Lượng Quang Phật, Tây Phương Phật. Trong kinh A Di Đà, Đức Phật Thích Ca giảng là Phật A Di Đà, Giáo Chủ cõi Cực Lạc (Soukhavati (Scr.), ở phương Tây, cách cõi Ta Bà của chúng ta mười vạn ức cõi Phật. Đó là một cõi đầy đủ các công đức trang nghiêm. Lầu các, cây cối, đất đai toàn là châu báu. Nào là các loài chim bạch hạt, khổng tước, anh võ, xá lợi, ca lăng tầng già v.v… ngày đêm sáu thời ca hát ra những lời pháp: năm căn, năm lực, bảy món bồ đề, bát chánh đạo…
27/03/2017(Xem: 4033)
Tịnh độ tông là tên gọi chung của tất cả những giáo lí dạy rằng chúng sanh có thể thành Phật nếu được vãng sanh về cõi Tịnh độ của đức Phật A-di-đà. Ở Ấn độ. giáo lí nầy được các ngài Mã Minh, Long Thọ và Thế Thân giảng dạy trên cơ sở nhiều kinh điển khác nhau, như hai bộ kinh A-di-đà. Lịch sử của Tịnh độ tông bắt đầu từ Ấn độ thời cổ đại, nhưng thời đó truyền thống đức tin chưa được nhấn mạnh. Mặc dầu Ấn-độ lúc đó đã có một môn phái thờ đức A-di-đà, sự kính ngưỡng Ngài chỉ là một trong các cách thực hành của Phật giáo Đại thừa lúc ban sơ.
07/09/2016(Xem: 5462)
Theo lời giới thiệu của nhà xuất bản Seuil, Paris, thì Jean Eracle nguyên là Quản Đốc Viện Bảo Tàng Dân Tộc Học Á Châu, đặt trụ sở tại Geneva, Thụy Sỹ. Do một nhân duyên vô cùng kỳ lạ, ông được sang Nhật-bản lưu trú suốt mấy mươi năm để học hỏi cùng thực hành Niệm Phật theo giáo pháp của “Đạo Phật Chân Chánh trong Pháp môn Tịnh-độ” tức Tịnh-độ Chân-tông do Ngài Thân Loan Thánh Nhân khai sáng cách đây gần 8 thế kỷ.
28/04/2016(Xem: 16358)
Thiền, Tịnh, Mật được xem là ba pháp môn tu truyền thống của Phật giáo Việt Nam xưa nay. Thiền giáo xuất hiện từ thời Khương Tăng Hội, Tỳ Ni Đa Lưu Chi và Vô Ngôn Thông. Các thế kỷ sau, kinh điển Đại thừa được truyền bá, theo đó tư tưởng Thiền, Tịnh và Mật được phổ biến tại nước ta. Từ lịch sử phát triển Phật giáo Việt Nam cho thấy, ba pháp môn tu đó có sự đóng góp tích cực cho con người và xã hội qua nhiều thời đại.
15/02/2016(Xem: 11372)
Trong bổn hội các liên hữu đồng tu, đều tuân theo tu học Tịnh Độ Ngũ Kinh và Tịnh Độ Thập Yếu, đặc biệt là Kinh Vô Lương Thọ, bản hội tập của Hạ Liên Cư Đại Sĩ, Di Đà Yếu Giải, Phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện, nhất định phải y cứ ba bộ kinh này tu học, dốc hết toàn lực, nghiên cứu học tập kinh luận Đại Thừa mới có thể tương ứng với Tịnh Tông. Bổn hội đặc biệt chú trọng hành giải tương ứng, tâm khẩu nhất như, cho nên hành môn là mọi người phải phát nguyện, cho đến mức cùng đời vị lai. Tuân theo Quán Kinh tu Tam Phước, Lục Hòa, Tam Học, Lục Độ, Thập Đại Nguyện Vương.
23/12/2015(Xem: 9687)
Hễ phát tiểu nguyện thì không hợp nhân quả, chẳng được vãng sanh. Tại sao ? Vì tiểu nguyện chỉ phát nguyện cho một mình được vãng sanh, nếu không trở lại đầu thai thì làm sao có quả báo ? Bây giờ chẳng nói về kiếp trước, chỉ nói kiếp này : Từ nhỏ tới lớn có sát sanh không? Có giết chết con muỗi con kiến không ? Có ăn thịt chúng sanh không ? Theo nhân quả là một mạng phải đền một mạng, ăn một cục thịt trả một cục thịt, thế thì làm sao trả nợ mạng, nợ thịt? Nên phải phát đại nguyện.
24/07/2015(Xem: 14035)
Tập sách này không phải là một tiểu luận về tâm lý học nên không thể bao quát hết mọi vấn đề nhân sinh, mục đích của nó nói lên sự tương quan của Ý, Tình, Thân và tiến trình phiền não...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567