Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Khúc đàn Thủy Tiên

28/10/201010:51(Xem: 868)
Khúc đàn Thủy Tiên

Đất Kim Lăng bên Trung Quốc là nơi phồn hoa đô hội, thường dùng làm kinh đô cho các triều đại lâu đời. Ở đây có nhiều nơi danh thắng, khiến cho mặc khách tao nhân không ai là không muốn lưu liên thưởng ngoạn. Nhất là trên sông Tần Hoài, bên hồ Mặc Sầu, vào khoảng mùa xuân mát mẻ, những cành cây xanh, nước biếc, núi lam cũng đủ cung ngoạn cho các mặt tài tử giai nhân.
Có một chàng tên Giang Thu San, quê ở An Huy, vốn người phong nhã, tính ưu ngao du sơn thủy. Gặp buổi ngày xuân, chàng liền rủ bạn sang Kim Lăng thưởng xuân. Đến nơi nghe đồn trong vùng có một tuyệt thế giai nhân tên Thủy Tiên Tử, nổi tiếng danh cầm, gần xa ai cũng bái phục. Động lòng hâm mộ, họ Giang cùng bạn cố tình tìm hỏi cho được đến nơi.
Buổi đầu gặp gỡ, để xin nghe tiếng đàn, Thu San hết sức van nài, mới được nàng chấp thuận. Đoạn, nàng ung dung vặn trục dạo tiếng cho nghe.
Thoạt khi tay tiên đặt đến tơ đồng, chỉ nghe khoan khoan nhè nhẹ, vẳng xa như có như không. Dần dần thi thấy vẻ người trầm lặng, hai tay thoăn thoắt nhanh nhanh. Rồi tiếng đàn chuyển sang giọng dồn dập sôi nổi như gió gào gió thét, như chen với tiếng muôn quân nghìn ngựa xình xịch đổ tới. Kế đó, lại nổi giọng nỉ non réo rắt như oán, như than, khiến người ngồi nghe mê mẩn tâm thần như phiêu diêu chốn non Bồng, nước Nhược.
Thật là:
Trong như tiếng hạc bay qua,
Đục như tiếng suối mới sa nửa vời.
Tiếng khoan như gió thoảng ngoài,
Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa.

"Đoạn trường tân thanh" của Nguyễn Du)
Một lúc đàn im, Thu San từ từ định tỉnh và hỏi khúc đàn gì? Thủy Tiên Tử đáp:
- Đây là khúc "Thủy Tiên", tiện thiếp phỏng theo khúc "Thủy Tiên Tháo" của tay danh cầm ngày xưa là Bá Nha mà sáng tạo nên.
Thu San hỏi nguồn gốc, nàng ung dung kể lại rằng: "Ngày xưa, Bá Nha học đàn của ông Thành Liên. Được ba năm thì đàn đã hay như chưa nhập điệu. Thành Liên bảo: "Thầy ta là Tử Xuân ở ngoài biển cả, có thể dùng đàn làm thay đổi lòng người. Vậy ta cho ngươi ra đó để học thêm."
Đoạn dẫn Bá Nha xuống thuyền ra một hòn đảo giữa biển khơi, bảo Bá Nha ở đợi, ông sẽ đón thầy đến. Rồi dong thuyền đi thẳng, không thấy trở lại. Bá Nha một mình ở giữa đảo, chỉ thấy núi rừng mờ mịt, tiếng nước biển vỗ dồn dập, réo rắt chung quanh, chim chóc kêu rên bi thiết. Bá Nha cảm thấy buồn lạnh cả người, bất giác thở dài than: "Thầy ta muốn làm thay đổi tính tình ta đây ..."
Đoạn cầm đàn trổi lên một khúc. Vừa dứt khúc, đã thấy Thành Liên quày thuyền trở lại đón. Từ đấy, Bá Nha nổi tiếng là bực danh cầm; và khúc đàn ấy đặt tên là "Thủy Tiên Tháo". Tiện thiếp rất say mê khúc đàn đó nên mới mượn để đặt làm tên".
Thu San nghe xong, thán phục. Đoạn thở dài, nói với nàng:
- Trong "Tỳ Bà Hành" của Bạch Cư Dị có câu:
Đại huyền tao tao như cấp vũ,
Tiểu huyền thiết thiết như tư ngữ.
Tao tao thiết thiết thác tạp đàn,
Đại châu tiểu châu lạc ngọc bàn" ...

Xưa nay, tôi vẫn cho lời thơ ấy diễn tả quá đáng. Nhưng hôm nay, diễm phúc nghe được điệu đàn của quý nương mới nhận thấy lời cổ nhân thật bức thiết chân tình.
Thủy Tiên Tử khiêm tốn từ tạ, đoạn sai thị nữ pha trà thủy tiên ra thết khách.
Bọn Thu San nâng chén nước uống, nghe thoang thoảng mùi thơm thanh nhã, khác hẳn với các vị hương trà quý thường dùng hằng ngày. Bất giác, ai cũng cảm thấy khoan khoái tinh thần như hiện thân như tiên cảnh.
Từ tạ ra về nhưng lòng khách vẫn quyến luyến, nao nao tưởng nhớ. Nơi quê hương, không lúc nào không nhắc nhở đến Thủy Tiên.
Mùa xuân năm sau, Thu San chạnh lòng nhớ người năm cũ, lần mò tìm đến Kim Lăng, mong lại được nghe tiếng đàn tuyệt diệu của con người ngọc. Nhưng đến nơi thì khách giai nhân ngày xưa vắng bặt, chỉ thấy cây xanh nước biếc một màu!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/09/2018(Xem: 5820)
Phản Văn Trì Danh: Phương pháp nầy, miệng vừa niệm, tai vừa nghe vào trong,kiểm soát từng chữ từng câu cho rành rẽ rõ ràng, hết câu nầy đến câu khác. Nghe có hai cách, hoặc dùng tai nghe, hoặc dùng tâm nghe. Tuy nghe vào trong nhưng không trụ nơi đâu, lần lần quên hết trong ngoài, cho đến quên cả thân tâm cảnh giới, thời gian không gian, chỉ còn một câu Phật hiệu. Cách thức phản văn khiến cho hành giả dễ gạn trừ vọng tưởng, mau được nhứt tâm. Kinh Lăng Nghiêm nói: “Chân giáo thể của phương pháp nầy là Thanh tịnh do nghe tiếng. Nếu muốn chứng vào tam muội, nên như thế mà tu hành” chính là ý trên đây.
28/04/2018(Xem: 7464)
Sự hiện hữu của nhân sinh bao giờ cũng mang theo những ước mong về một đời sống tốt đẹp. Nhưng có lẽ sự tốt đẹp cho cả cuộc đời này là khát khao lớn nhất và có giá trị cao cả nhất cho những ai luôn nuôi dưỡng những tâm nguyện của tình thương bao la cho cả vũ trụ này. Có những mơ ước về một đời sống lí tưởng cho riêng mình, nhưng cũng có nhữngước mong xây dựng cho cả cuộc đời này thành một cảnh giới thật sự chỉ có mặt của niềm hạnh phúc. Những tâm tư như thế được thể hiện từ rấtxưa ở Trung Quốc với lí tưởng “thế giới đại đồng” của Nho Giáo,
05/03/2018(Xem: 5763)
Hành trình về Tây Phương Tịnh độ "Tịnh độ" là thế giới hoàn toàn trong sạch, thường để chỉ cõi Tây phương Cực lạc của Đức Phật A-di-đà.
12/11/2017(Xem: 18301)
Có tu có học có hành Đêm ngày tự có phước lành phát sanh Không tu không học không thành Dù trăm tài sản cũng đành bỏ đi .
10/08/2017(Xem: 6915)
Thưa đại chúng, hôm nay là ngày 01 tháng bảy năm 2017, tại tu viện Thiện Hòa, thành phố Moenchenladbach , Đức quốc. Tôi có duyên với quý vị trong giờ phút này, và tôi xin chia sẻ pháp thoại “Đức Phật A Di Đà trong đời sống của tất cả chúng ta”.
02/04/2017(Xem: 8344)
Theo âm Hán Viêt, A Di Đà Phật có nghĩa là Vô Lượng Thọ Phật, Vô Lượng Quang Phật, Tây Phương Phật. Trong kinh A Di Đà, Đức Phật Thích Ca giảng là Phật A Di Đà, Giáo Chủ cõi Cực Lạc (Soukhavati (Scr.), ở phương Tây, cách cõi Ta Bà của chúng ta mười vạn ức cõi Phật. Đó là một cõi đầy đủ các công đức trang nghiêm. Lầu các, cây cối, đất đai toàn là châu báu. Nào là các loài chim bạch hạt, khổng tước, anh võ, xá lợi, ca lăng tầng già v.v… ngày đêm sáu thời ca hát ra những lời pháp: năm căn, năm lực, bảy món bồ đề, bát chánh đạo…
07/09/2016(Xem: 5593)
Theo lời giới thiệu của nhà xuất bản Seuil, Paris, thì Jean Eracle nguyên là Quản Đốc Viện Bảo Tàng Dân Tộc Học Á Châu, đặt trụ sở tại Geneva, Thụy Sỹ. Do một nhân duyên vô cùng kỳ lạ, ông được sang Nhật-bản lưu trú suốt mấy mươi năm để học hỏi cùng thực hành Niệm Phật theo giáo pháp của “Đạo Phật Chân Chánh trong Pháp môn Tịnh-độ” tức Tịnh-độ Chân-tông do Ngài Thân Loan Thánh Nhân khai sáng cách đây gần 8 thế kỷ.
28/04/2016(Xem: 16582)
Thiền, Tịnh, Mật được xem là ba pháp môn tu truyền thống của Phật giáo Việt Nam xưa nay. Thiền giáo xuất hiện từ thời Khương Tăng Hội, Tỳ Ni Đa Lưu Chi và Vô Ngôn Thông. Các thế kỷ sau, kinh điển Đại thừa được truyền bá, theo đó tư tưởng Thiền, Tịnh và Mật được phổ biến tại nước ta. Từ lịch sử phát triển Phật giáo Việt Nam cho thấy, ba pháp môn tu đó có sự đóng góp tích cực cho con người và xã hội qua nhiều thời đại.
23/12/2015(Xem: 9800)
Hễ phát tiểu nguyện thì không hợp nhân quả, chẳng được vãng sanh. Tại sao ? Vì tiểu nguyện chỉ phát nguyện cho một mình được vãng sanh, nếu không trở lại đầu thai thì làm sao có quả báo ? Bây giờ chẳng nói về kiếp trước, chỉ nói kiếp này : Từ nhỏ tới lớn có sát sanh không? Có giết chết con muỗi con kiến không ? Có ăn thịt chúng sanh không ? Theo nhân quả là một mạng phải đền một mạng, ăn một cục thịt trả một cục thịt, thế thì làm sao trả nợ mạng, nợ thịt? Nên phải phát đại nguyện.
10/07/2015(Xem: 5887)
Hầu hết các kinh luận Đại thừa đa số đều thuyết minh tổng quát về pháp môn niệm Phật. Trên thực tế hình thành pháp môn Tịnh Độ phổ biến từ tư tưởng các bộ kinh căn bản như Kinh Bát Chu Tam Muội (Ban Châu Tam Muội), Kinh A Di Đà, Kinh Quán Vô Lượng Thọ, Kinh Vô Lượng Thọ, Kinh Hoa Nghiêm và Kinh Thủ Lăng Nghiêm và nhiều bộ kinh khác. Pháp niệm Phật đến với quần chúng ước tính khoảng mười tám thế kỷ qua (Tính từ khi Kinh Ban Châu Tam Muội được dịch tại Trung quốc năm 179 s.dl.), và pháp môn Tịnh Độ được hình thành và phát triển thời tổ sư Huệ Viễn (334-416 TL) cho đến ngày nay. Thực tế lịch sử đã chứng minh pháp môn niệm Phật đã đóng một vai trò quan trọng trong lĩnh vực truyền bá Phật giáo Đại thừa. Y cứ từ kinh điển liên quan Pháp môn niệm Phật, trên căn bản thì thiền sư Tông Mật (784-841), tổ thứ năm của tông Hoa Nghiêm đã phân thành bốn phương pháp niệm Phật. Đó là trì danh niệm Phật, quán tượng niệm Phật, quán tưởng niệm Phật và thật tướng niệm Phật. Từ thời đại Tổ Liên Trì về sau
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567