Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Khúc đàn Thủy Tiên

28/10/201010:51(Xem: 838)
Khúc đàn Thủy Tiên

Đất Kim Lăng bên Trung Quốc là nơi phồn hoa đô hội, thường dùng làm kinh đô cho các triều đại lâu đời. Ở đây có nhiều nơi danh thắng, khiến cho mặc khách tao nhân không ai là không muốn lưu liên thưởng ngoạn. Nhất là trên sông Tần Hoài, bên hồ Mặc Sầu, vào khoảng mùa xuân mát mẻ, những cành cây xanh, nước biếc, núi lam cũng đủ cung ngoạn cho các mặt tài tử giai nhân.
Có một chàng tên Giang Thu San, quê ở An Huy, vốn người phong nhã, tính ưu ngao du sơn thủy. Gặp buổi ngày xuân, chàng liền rủ bạn sang Kim Lăng thưởng xuân. Đến nơi nghe đồn trong vùng có một tuyệt thế giai nhân tên Thủy Tiên Tử, nổi tiếng danh cầm, gần xa ai cũng bái phục. Động lòng hâm mộ, họ Giang cùng bạn cố tình tìm hỏi cho được đến nơi.
Buổi đầu gặp gỡ, để xin nghe tiếng đàn, Thu San hết sức van nài, mới được nàng chấp thuận. Đoạn, nàng ung dung vặn trục dạo tiếng cho nghe.
Thoạt khi tay tiên đặt đến tơ đồng, chỉ nghe khoan khoan nhè nhẹ, vẳng xa như có như không. Dần dần thi thấy vẻ người trầm lặng, hai tay thoăn thoắt nhanh nhanh. Rồi tiếng đàn chuyển sang giọng dồn dập sôi nổi như gió gào gió thét, như chen với tiếng muôn quân nghìn ngựa xình xịch đổ tới. Kế đó, lại nổi giọng nỉ non réo rắt như oán, như than, khiến người ngồi nghe mê mẩn tâm thần như phiêu diêu chốn non Bồng, nước Nhược.
Thật là:
Trong như tiếng hạc bay qua,
Đục như tiếng suối mới sa nửa vời.
Tiếng khoan như gió thoảng ngoài,
Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa.

"Đoạn trường tân thanh" của Nguyễn Du)
Một lúc đàn im, Thu San từ từ định tỉnh và hỏi khúc đàn gì? Thủy Tiên Tử đáp:
- Đây là khúc "Thủy Tiên", tiện thiếp phỏng theo khúc "Thủy Tiên Tháo" của tay danh cầm ngày xưa là Bá Nha mà sáng tạo nên.
Thu San hỏi nguồn gốc, nàng ung dung kể lại rằng: "Ngày xưa, Bá Nha học đàn của ông Thành Liên. Được ba năm thì đàn đã hay như chưa nhập điệu. Thành Liên bảo: "Thầy ta là Tử Xuân ở ngoài biển cả, có thể dùng đàn làm thay đổi lòng người. Vậy ta cho ngươi ra đó để học thêm."
Đoạn dẫn Bá Nha xuống thuyền ra một hòn đảo giữa biển khơi, bảo Bá Nha ở đợi, ông sẽ đón thầy đến. Rồi dong thuyền đi thẳng, không thấy trở lại. Bá Nha một mình ở giữa đảo, chỉ thấy núi rừng mờ mịt, tiếng nước biển vỗ dồn dập, réo rắt chung quanh, chim chóc kêu rên bi thiết. Bá Nha cảm thấy buồn lạnh cả người, bất giác thở dài than: "Thầy ta muốn làm thay đổi tính tình ta đây ..."
Đoạn cầm đàn trổi lên một khúc. Vừa dứt khúc, đã thấy Thành Liên quày thuyền trở lại đón. Từ đấy, Bá Nha nổi tiếng là bực danh cầm; và khúc đàn ấy đặt tên là "Thủy Tiên Tháo". Tiện thiếp rất say mê khúc đàn đó nên mới mượn để đặt làm tên".
Thu San nghe xong, thán phục. Đoạn thở dài, nói với nàng:
- Trong "Tỳ Bà Hành" của Bạch Cư Dị có câu:
Đại huyền tao tao như cấp vũ,
Tiểu huyền thiết thiết như tư ngữ.
Tao tao thiết thiết thác tạp đàn,
Đại châu tiểu châu lạc ngọc bàn" ...

Xưa nay, tôi vẫn cho lời thơ ấy diễn tả quá đáng. Nhưng hôm nay, diễm phúc nghe được điệu đàn của quý nương mới nhận thấy lời cổ nhân thật bức thiết chân tình.
Thủy Tiên Tử khiêm tốn từ tạ, đoạn sai thị nữ pha trà thủy tiên ra thết khách.
Bọn Thu San nâng chén nước uống, nghe thoang thoảng mùi thơm thanh nhã, khác hẳn với các vị hương trà quý thường dùng hằng ngày. Bất giác, ai cũng cảm thấy khoan khoái tinh thần như hiện thân như tiên cảnh.
Từ tạ ra về nhưng lòng khách vẫn quyến luyến, nao nao tưởng nhớ. Nơi quê hương, không lúc nào không nhắc nhở đến Thủy Tiên.
Mùa xuân năm sau, Thu San chạnh lòng nhớ người năm cũ, lần mò tìm đến Kim Lăng, mong lại được nghe tiếng đàn tuyệt diệu của con người ngọc. Nhưng đến nơi thì khách giai nhân ngày xưa vắng bặt, chỉ thấy cây xanh nước biếc một màu!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/09/2013(Xem: 7376)
Kinh A Di Đà là một bản Kinh rất phổ biến được truyền tụng hàng ngày trong đời sống đạo của Phật tử ở các nước Viễn Đông châu Á, nhất là ở Việt Nam. Vị trí của Kinh luôn luôn được xây dựng trên căn bản của niềm tin; và trong lòng người hành trì, Kinh chính là con đường dẫn đến thế giới Tịnh độ - một thế giới không có khổ đau, không có sinh lão bệnh tử, thế giới của niềm phúc lạc vô biên.
22/04/2013(Xem: 608)
Đức phật A Di Đà là một ngôi giáo chủ trên cõi Lạc Bang, oai đức không cùng, thệ nguyện rất lớn, mở môn phương tiện, độ kẻ chúng sanh ra khỏi Ta bà đem về Tịnh độ.
22/04/2013(Xem: 629)
Đức Chuẩn Đề vốn là Thất Cu Chi Phật Mẫu. Ngài thường thuyết Kinh Đà La Ni, nguyện cầu cho tất cả trong Thế gian và Xuất thế gian đều thành tựu những sự nghiệp tu tập. Vì tấm lòng từ bi vô hạn của Ngài với quần sanh như mẹ thương yêu đám con khờ, nên kêu là "Phật mẫu". Ngài thường diễn nói rằng : Chơn như thiệt tướng và tánh chơn thường của tất cả chúng sanh xưa nay đều sẳn có trong bản giác chư Phật vậy, nên trong đó gồm đủ các đức dụng khắp cõi Hà sa.
22/04/2013(Xem: 491)
Đức Di Lặc là một vị Phật thứ năm trong Hiền kiếp (Bốn vị Phật trong Hiền kiếp đã ra đời, kể ra sau đây: 1. Đức Cấu Lưu Tôn, 2. Đức Câu Na Hàm, 3. Đức Ca Diếp, 4. Đức Thích Ca Mâu Ni) để nối ngôi Phật Thích Ca, ra đời mà giáo hóa chúng sanh. Nhưng số kiếp chưa đến, Ngài còn ở trên cung Trời Đâu Suất, thường hay hóa thân trong mười phương thế giới mà thuyết pháp độ sanh.
22/04/2013(Xem: 569)
Khi Đức Phổ Hiền Bồ Tát chưa xuất gia học đạo, còn làm con thứ tư của vua vô Tránh Niệm, tên là Năng Đà Nô. Nhờ Phụ Vương khuyên bảo, nên Thái Tử mới phát tâm cúng dường Phật Bảo Tạng và chúng sanh trong ba tháng. Lúc ấy có quan Đại thần Bảo Hải thấy vậy, khuyên rằng: "Nay Điện hạ có lòng làm đặng món công đức rất tốt như thế, xin hãy hồi hướng về Đạo Vô Thượng Bồ Đề, mà cầu đặng thành Phật, hơn là cầu sự phước báu hữu lậu nơi cõi nhơn Thiên, vì cõi ấy còn ở trong vòng sinh tử".
22/04/2013(Xem: 514)
Đức Đại Thế Chí khi chưa xuất gia học đạo, thì Ngài chính là con thứ hai của vua Vô Tránh Niệm tên là Ni Ma Thái Tử. Ngài vâng lời phụ vương khuyên bảo, phát tâm cúng dường Phật Bảo Tạng và đại chúng trọn trong ba tháng. Quan Đại thần là Bảo Hải thấy vậy, bèn khuyến thỉnh rằng: "Thưa Điện hạ! Trong sự tu phước có hai thứ: một là tu phước hữu lậu hai là tu phước vô lậu. Song phước hữu lậu dầu có to tát thế nào, thì chỗ cảm báo cũng chỉ ở trong cõi Nhơn Thiên hưởng phần khoái lạc mà thôi: chớ không thoát khỏi luân hồi sanh tử.
22/04/2013(Xem: 507)
Đức Địa Tạng là một vị đã chứng bực Đẳng Giác trải đến vô lượng A Tăng Kỳ kiếp rồi. Ngài có lời đại nguyện rằng: Nếu Ngài chưa độ hết chúng sanh, thì Ngài không chứng quả Bồ Đề, và nếu sự thọ khổ trong địa ngục hãy còn, thì Ngài thề không chịu thành Phật.
22/04/2013(Xem: 508)
Đức Quan Thế âm Bồ Tát, khi chưa xuất gia tu hành, có một kiếp Ngài làm con đầu lòng của vua Vô Tránh Niệm, tên là Bất Huyến Thái Tử. Trong thời kỳ vua ấy thống trị thiên hạ, thì có Phật Bảo Tạng ra đời. Vua thấy nhơn tâm xu hướng theo lời giáo hóa của Phật càng ngày càng đông, bèn suy nghĩ rằng: "Nếu Đạo Phật không phải chơn chánh, thì đâu có lẻ người ta sùng bái khắp xứ như vậy!"
22/04/2013(Xem: 557)
Đức Văn Thù Sư Lợi, khi chưa thành đạo thì Ngài là con thứ ba của vua Vô Tránh Niệm, tên là Vương Chúng Thái Tử. Nhờ phụ vương khuyên bảo, nên Ngài phát tâm cúng dường Phật Bảo Tạng và Tăng chúng trọn ba tháng. Lúc ấy, có quan Đại Thần là Bảo Hải thấy vậy thì khuyên rằng: " Nay Điện hạ đã có lòng làm sự phước đức, tạo nghiệp thanh tịnh, nên vì hết thảy chúng sanh mà cầu đặng các món trí huệ, và đem công đức ấy hồi hướng về đạo Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, thì tốt hơn là mong cầu mọi sự phước báu nhỏ nhen".
22/04/2013(Xem: 7370)
Cuốn “Di Đà Huyền Chỉ” ra đời đồng thời với bản dịch Việt ngữ “Thế Giới Nhất Hoa” vào cuối năm 2001. Cuốn “Thế Giới Nhất Hoa” đến nay vẫn còn ở các quày sách. Điều đó cho chúng ta thấy rằng Thiền Công án rất khó nuốt.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567