Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Điểu Tận Cung Tàng

21/10/201015:20(Xem: 698)
Điểu Tận Cung Tàng

 

Ý của câu thành ngữ này là chỉ chim chóc bị săn bắn hết rồi thì cất cung nỏ vào kho. Câu thành ngữ này có xuất xứ từ "Sử ký - Việt thế gia".

Cuối thời Xuân Thu, trong cuộc giành giật giữa nước Việt và nước Ngô, nước Việt bị đánh bại. Nhưng vua nước Việt là Câu Tiễn không do đó mà bị đè bẹp, ông được sự phò trợ của hai vị đại thần là Văn Chủng và Phạm Lãi giúp xử lý công việc nhà nước, cuối cùng đã đánh thắng nước Ngô.

Vua nước Ngô là Phu Sai đã liên tiếp bảy lần xin cầu hòa với nước Việt, nhưng Văn Chủng và Phạm Lãi kiên quyết không chấp nhận. Phu Sai thấy vậy đành viết một lá thư rồi dùng tên bắn vào doanh trại của Phạm Lãi, trong thư nói, nếu ông không biết điều thì sẽ chẳng có kết cục tốt đẹp gì. Phạm lãi cũng biết rất rõ điều này, nên sau khi diệt xong nước Ngô, ông bèn lặng lẽ ra đi.

Ông đặt quần áo của mình ngay bên bờ hồ, khiến mọi người đều hiểu lầm ông đã nhảy xuống hồ tự sát. Một thời gian sau đó, ông mới viết một lá thư gửi cho Văn chủng, trong thư đại ý nói sau khi chim muông bị bắn hết rồi thì cung nỏ bị cất hết vào kho; Sau khi thỏ hoang bị săn bắt hết rồi thì chó săn bị mổ ăn thịt. Hiện nay kẻ thù của nước Việt đã bị tiêu diệt, các đại thần có công người thì bị ruồng bỏ, kẻ bị bức hại. Việt vương Câu Tiễn là một con người bạc tình bạc nghĩa, chúng ta chỉ có thể cùng ông ta hoạn nạn, chứ không thể cùng hưởng giàu sang phú quý. Nếu không sớm lo liệu thì ắt bị sát hại.

Lúc này Văn Chủng mới vỡ lẽ tại sao Phạm Lãi lại lặng lẽ ra đi. Từ đó, ông thường cáo bệnh không vào triều, thời gian lâu rồi Câu Tiễn cũng nảy sinh lòng nghi ngờ. Một hôm, khi vua tới thăm Văn Chủng đã cố ý để lại môt thanh kiếm, Văn Chủng biết rất rõ ngày tận số của mình đã đến, ông hối hận thì đã quá muộn, chỉ đành nuốt hận tự sát.

Hiện nay, người ta vẫn thường dùng câu thành ngữ này để chỉ hiện tượng sau khi làm xong sự việc thì ruồng bỏ hoặc bức hại những người có công.

Điểu tận cung tàng2

"Điểu tận cung tàng" nghĩa là: khi chim đã chết thì người ta vác cung đi một nơi mà không dùng đến nữa. Nguyên câu Hán văn: "Giảo thố tử, tẩu cẩu phanh; cao điểu tận, lương cung tàn; địch quốc phá, mưu thần vong". Nghĩa là: "Thỏ khôn chết, chó săn bị mổ làm thịt; chim bay cao hết, cung tốt vất bỏ; nước địch phá xong mưu thần bị giết".
Nguyên đời Xuân Thu (722-479 trước D.L.), nước Việt và nước Ngô giao tranh. Vua Ngô là Phù Sai thất bại. Thế cùng lực tận và bị bao vây bức bách quá, định xin hàng. Phù Sai biết có hai bề tôi có uy quyền của Việt Vương Câu Tiễn là Tướng Quốc Phạm Lãi và Đại Phu Văn Chủng, nên viết một bức thư, buộc vào mũi tên, bắn vào thành Việt, mong hai người tâu giúp vua Việt cho hàng. Quân Việt lượm được đệ trình lên Phạm Lãi và Văn Chủng. Thư ấy nói:
"Tôi nghe giảo thỏ chết thì chó săn tất bị mổ, địch quốc đã diệt thì mưu thần cũng chẳng còn. Sao quan Đại Phu không lưu cho nước Ngô tôi còn lại một chút để làm cái dư địa sau này".
Nhưng Phạm Lãi và Văn Chủng không cho hàng. Cuối cùng Phù Sai tự tử.
Việt Vương Câu Tiễn chiếm được nước Ngô, bày tiệc rượu trên Văn Đài nước Ngô. Các quan vui say đánh chén nhưng Câu Tiễn lại có vẻ không vui. Phạm Lãi biết ý nhà vua không muốn nói đến công của kẻ hầu hạ đã diệt được Ngô mà lòng vua lại mang mối nghi kỵ, nên xin từ quan trí sĩ.
Nhưng trước khi bỏ nước đi du Ngũ Hồ, Phạm Lãi có viết thư gởi cho bạn là Văn Chủng. Thư nói: "Vua Ngô có nói: "Giảo thỏ đã chết thì chó săn tất bị mổ, địch quốc đã diệt thì mưu thần cũng chẳng còn". Ngài không nhớ hay sao! Vua Việt môi dài mỏ quạ là người nhẫn nhục mà ghét kẻ có công. Cùng ở lúc hoạn nạn thì được, chớ cùng ở lúc an lạc thì không toàn, nay ngài không đi ắt có tai vạ".
Văn Chủng xem thư phàn nàn Phạm Lãi, cho họ Phạm xử như thế là khí quá!
Quả thực như lời Phạm Lãi nói. Câu Tiễn không chia cho các quan một thước đất nào, lại có ý khinh dể công thần. Văn Chủng buồn bã, cáo ốm không vào triều. Câu Tiễn vốn biết tài của Văn Chủng, nghĩ thầm: Ngô đã diệt, còn dùng hắn chi nữa, một khi hắn làm loạn thì sao trị nổi, nên muốn trừ đi.
Một hôm, Câu Tiễn đến thăm bịnh Văn Chủng, bảo:
- Ta nghe người chí sĩ không lo cái thân mình chết mà lo cái đạo mình không được thực hành. Nhà ngươi có 7 thuật, ta mới thi hành có 3 mà Ngô đã diệt, còn thừa 4 thuật, nhà ngươi định dùng làm gì?
Văn Chủng đáp:
- Tôi cũng không biết dùng làm gì cho được!
Câu Tiễn nói:
- Xin nhà ngươi đem 4 thuật ấy mà mưu hộ cho tiền nhân nước Ngô ở dưới âm phủ, phỏng có nên chăng?
Nói xong, lên xe đi về, bỏ thanh kiếm đeo tại chỗ ngồi. Văn Chủng cầm lấy xem thấy vỏ kiếm có đề chữ Chúc Lâu, là thanh kiếm của Phù Sai đưa cho Ngũ Viên tự tử khi trước. Văn Chủng ngửa mặt lên trời than: "Cổ nhân có nói "Ơn to thì không báo nữa", ta không nghe lời Thiếu Bá đến nỗi bị giết, chẳng cũng ngu lắm ru!"
Văn Chủng nói xong, cầm kiếm tự tử.
Lời nói: "Giảo thố tử, tẩu cẩu phanh; cao điểu tận, lương cung tàn; địch quốc phá, mưu thần vong" được nhiều người về sau nhắc lại.
Đời Tây Hán (206 trước 23 sau D.L.), Hàn Tín,người đất Hoài Âm phò Hán Lưu Bang, có tài cầm quân nên diệt Triệu, phá Ngụy, thắng Sở, làm cho Sở Bá Vương Hạng Võ phải bức tử ở Ô Giang. Hán Lưu Bang thấy tài của Hàn Tín quán thế thiên hạ và Tín có ý cậy công nên nghi Tín làm phản, lòng toan mưu mẹo chờ dịp giết Tín.
Khoái Triệt là tướng tâm phúc của Hàn Tín có khuyên: "Tôi lo thầm cho túc hạ, vì thấy túc hạ chắc rằng Hán Vương chẳng hại thì là lầm lắm: Hễ thú rừng hết thì ắt làm thịt chó săn, túc hạ phải lo cho xa mới được. Vả lại, dõng lược mà rúng chúa, thì mình khốn, công trùm thiên hạ lại chẳng được thưởng. Nay túc hạ mang cái oai rúng chúa, cầm cái công chẳng thưởng mà muốn cho được an thân sao?"
Hàn Tín cho là phải nhưng không nghe theo để đề phòng. Sau Hàn Tín bị vua lừa bắt tại Vân Mộng, kết án mưu phản, toan đem xử tử. Hàn Tín thở dài, than:
- Chim rừng hết thì cung ná quăng, chồn thỏ hết thì chó săn chết, nước giặc phá thì mưu thần mất, nay thiên hạ định thì tôi phải chết.
May nhờ trung thần là Đại Phu Điền Khẳn can gián nhà vua nên Tín được tha, nhưng bị tước hết binh quyền. Tuy vậy, cuối cùng, Tín bị vợ của Hán Vương là Lữ Hậu tên Lữ Trỉ âm mưu dụ bắt Hàn Tín và xử tử tại Vị Ương Cung.
Người đời sau có làm hai bài thơ tứ tuyệt tiếc Hàn Tín. Trong đó có những câu:
Mươi năm chinh chiến công lao nặng,
Một phút phủi rồi uổng xiết chi.
Và:
Chim hết ná quăng đà chẳng biết,
Hoài âm sao chẳng sớm lo âu.
Ở nước Việt Nam đời nhà Nguyễn (1802-1945), vua Gia Long Nguyễn Ánh sau khi thống nhất đất nước lại có ý nghi kỵ các công thần có tài cán lật đổ ngai vàng của mình, nên tìm dịp để giết hại. Nguyễn Văn Thành có tài thao lược đã theo phò Gia Long từ lúc còn nhỏ, lận đận lao đao với nhà vua, cũng như Đặng Trần Thường có tài văn học, trốn Tây Sơn vào Gia Định giúp vua, thế mà cả hai ông đều bị xử tử vì những lỗi tầm thường.
Tương truyền Đặng Trần Thường khi còn bị giam trong ngục, có làm bài "Hàn Vương tôn phú" bằng quốc âm để ví mình như Hàn Tín đời Hán.
Sử gia Việt Nam, Trần Trọng Kim, soạn giả quyển "Việt Nam sử lược", chép về đoạn này có viết: "...chỉ hiềm có một điều là khi công việc xong rồi, ngài không bảo toàn cho những công thần, mà lại những chuyện nhỏ nhặt đem giết hại những người có công với ngài, khiến cho hậu thế ai xem đến những chuyện ấy cũng nhớ đến vua Hán Cao, và lại thở dài mà thương tiếc cho những người ham mê hai chữ công danh về đời áp chế ngày xưa".
Ngày xưa, phần đông nhà vua nào cũng thế, chớ riêng gì vua Gia Long. Ngày nay cũng vậy thôi, mới có câu thành ngữ: "Được chim bẻ ná, được cá quăng nơm" để chỉ sự phản bội của nhà vua mà cũng là sự phản bội của những người đối với kẻ giúp mình được lập nên thân thế, địa vị.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/09/2013(Xem: 7212)
Kinh A Di Đà là một bản Kinh rất phổ biến được truyền tụng hàng ngày trong đời sống đạo của Phật tử ở các nước Viễn Đông châu Á, nhất là ở Việt Nam. Vị trí của Kinh luôn luôn được xây dựng trên căn bản của niềm tin; và trong lòng người hành trì, Kinh chính là con đường dẫn đến thế giới Tịnh độ - một thế giới không có khổ đau, không có sinh lão bệnh tử, thế giới của niềm phúc lạc vô biên.
22/04/2013(Xem: 587)
Đức phật A Di Đà là một ngôi giáo chủ trên cõi Lạc Bang, oai đức không cùng, thệ nguyện rất lớn, mở môn phương tiện, độ kẻ chúng sanh ra khỏi Ta bà đem về Tịnh độ.
22/04/2013(Xem: 612)
Đức Chuẩn Đề vốn là Thất Cu Chi Phật Mẫu. Ngài thường thuyết Kinh Đà La Ni, nguyện cầu cho tất cả trong Thế gian và Xuất thế gian đều thành tựu những sự nghiệp tu tập. Vì tấm lòng từ bi vô hạn của Ngài với quần sanh như mẹ thương yêu đám con khờ, nên kêu là "Phật mẫu". Ngài thường diễn nói rằng : Chơn như thiệt tướng và tánh chơn thường của tất cả chúng sanh xưa nay đều sẳn có trong bản giác chư Phật vậy, nên trong đó gồm đủ các đức dụng khắp cõi Hà sa.
22/04/2013(Xem: 474)
Đức Di Lặc là một vị Phật thứ năm trong Hiền kiếp (Bốn vị Phật trong Hiền kiếp đã ra đời, kể ra sau đây: 1. Đức Cấu Lưu Tôn, 2. Đức Câu Na Hàm, 3. Đức Ca Diếp, 4. Đức Thích Ca Mâu Ni) để nối ngôi Phật Thích Ca, ra đời mà giáo hóa chúng sanh. Nhưng số kiếp chưa đến, Ngài còn ở trên cung Trời Đâu Suất, thường hay hóa thân trong mười phương thế giới mà thuyết pháp độ sanh.
22/04/2013(Xem: 547)
Khi Đức Phổ Hiền Bồ Tát chưa xuất gia học đạo, còn làm con thứ tư của vua vô Tránh Niệm, tên là Năng Đà Nô. Nhờ Phụ Vương khuyên bảo, nên Thái Tử mới phát tâm cúng dường Phật Bảo Tạng và chúng sanh trong ba tháng. Lúc ấy có quan Đại thần Bảo Hải thấy vậy, khuyên rằng: "Nay Điện hạ có lòng làm đặng món công đức rất tốt như thế, xin hãy hồi hướng về Đạo Vô Thượng Bồ Đề, mà cầu đặng thành Phật, hơn là cầu sự phước báu hữu lậu nơi cõi nhơn Thiên, vì cõi ấy còn ở trong vòng sinh tử".
22/04/2013(Xem: 497)
Đức Đại Thế Chí khi chưa xuất gia học đạo, thì Ngài chính là con thứ hai của vua Vô Tránh Niệm tên là Ni Ma Thái Tử. Ngài vâng lời phụ vương khuyên bảo, phát tâm cúng dường Phật Bảo Tạng và đại chúng trọn trong ba tháng. Quan Đại thần là Bảo Hải thấy vậy, bèn khuyến thỉnh rằng: "Thưa Điện hạ! Trong sự tu phước có hai thứ: một là tu phước hữu lậu hai là tu phước vô lậu. Song phước hữu lậu dầu có to tát thế nào, thì chỗ cảm báo cũng chỉ ở trong cõi Nhơn Thiên hưởng phần khoái lạc mà thôi: chớ không thoát khỏi luân hồi sanh tử.
22/04/2013(Xem: 488)
Đức Địa Tạng là một vị đã chứng bực Đẳng Giác trải đến vô lượng A Tăng Kỳ kiếp rồi. Ngài có lời đại nguyện rằng: Nếu Ngài chưa độ hết chúng sanh, thì Ngài không chứng quả Bồ Đề, và nếu sự thọ khổ trong địa ngục hãy còn, thì Ngài thề không chịu thành Phật.
22/04/2013(Xem: 491)
Đức Quan Thế âm Bồ Tát, khi chưa xuất gia tu hành, có một kiếp Ngài làm con đầu lòng của vua Vô Tránh Niệm, tên là Bất Huyến Thái Tử. Trong thời kỳ vua ấy thống trị thiên hạ, thì có Phật Bảo Tạng ra đời. Vua thấy nhơn tâm xu hướng theo lời giáo hóa của Phật càng ngày càng đông, bèn suy nghĩ rằng: "Nếu Đạo Phật không phải chơn chánh, thì đâu có lẻ người ta sùng bái khắp xứ như vậy!"
22/04/2013(Xem: 539)
Đức Văn Thù Sư Lợi, khi chưa thành đạo thì Ngài là con thứ ba của vua Vô Tránh Niệm, tên là Vương Chúng Thái Tử. Nhờ phụ vương khuyên bảo, nên Ngài phát tâm cúng dường Phật Bảo Tạng và Tăng chúng trọn ba tháng. Lúc ấy, có quan Đại Thần là Bảo Hải thấy vậy thì khuyên rằng: " Nay Điện hạ đã có lòng làm sự phước đức, tạo nghiệp thanh tịnh, nên vì hết thảy chúng sanh mà cầu đặng các món trí huệ, và đem công đức ấy hồi hướng về đạo Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, thì tốt hơn là mong cầu mọi sự phước báu nhỏ nhen".
22/04/2013(Xem: 7317)
Cuốn “Di Đà Huyền Chỉ” ra đời đồng thời với bản dịch Việt ngữ “Thế Giới Nhất Hoa” vào cuối năm 2001. Cuốn “Thế Giới Nhất Hoa” đến nay vẫn còn ở các quày sách. Điều đó cho chúng ta thấy rằng Thiền Công án rất khó nuốt.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567