Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Suối vàng hay chín suối

16/10/201017:07(Xem: 754)
Suối vàng hay chín suối

Trong tác phẩm "Đoạn trường tân thanh" của cụ Nguyễn Du, lúc Thúy Kiều cùng hai em đi dự hội đạp thanh và lễ thanh minh thấy mộ của Đạm Tiên vắng lạnh hoang tàn, Kiều động lòng thương xót hỏi thăm. Được Vương Quan kể lại cuộc đời bi thảm của nàng ca nhi nằm dưới mộ, Kiều ngậm ngùi khóc, có câu:
Đã không kẻ đoái, người hoài,
Sẵn đây ta thắp một vài nén hương.
Gọi là gặp gỡ giữa đường,
Họa là người dưới suối vàng biết cho.
"Suối vàng" do chữ "Huỳnh tuyền" tức là suối nước màu vàng. Người Tàu ngày xưa tin rằng ở dưới âm phủ có chín cái suối nước vàng, nên có chữ "Cửu tuyền" tức là "Chín suối". Huỳnh tuyền hay Cửu tuyền, Suối vàng hay Chín suối đều chỉ chỗ ở của người chết.
Đời Xuân Thu (722-479 trước D.L.), chúa nước Trịnh là Trịnh Trang công tên Ngộ Sinh rất có hiếu với mẹ. Vì mẹ bất chính nên Trang công có lời thề rằng: "Chẳng phải chốn suối vàng thì chẳng nhìn nhau" (Bất cập huỳnh tuyền vô tương kiến dã).
Nguyên vợ của Trịnh Vũ công là Khương thị sinh được hai con. Con trưởng là Ngộ Sinh, con thứ tên là Đoạn. Cái tên Ngộ Sinh là do sự đẻ thình lình làm cho Khương thị chịu nhiều đau đớn. Vì đó mà Khương thị đâm ra ghét Ngộ Sinh, thương Đoạn. Lại Đoạn người khôi ngô, thông minh, mặt trắng như dồi phấn, môi đỏ như son, sức khỏe lạ thường, thêm tài kỵ xạ. Khương thị rất mực thương yêu, muốn sau này được nối ngôi nên thường khoe Đoạn là người hiền trước mặt chồng và tỏ ý muốn Đoạn được nối ngôi thế tử. Trịnh Vũ công bảo:
- Anh em có thứ bực, không nên xáo trộn đạo lý. Hơn nữa Ngộ Sinh không có tội lỗi gì, sao lại bỏ trưởng mà lập thứ được.
Trịnh Vũ công lập Ngộ Sinh làm thế tử. Còn Đoạn thì đem đất Cung phong cho. Khương thị càng bất bình.
Vũ công mất, Ngộ Sinh lên kế vị tức là Trịnh Trang công. Khương thị rất buồn bả, bảo Trịnh Trang công:
- Con nối ngôi cha làm chủ nước Trịnh, đất rộng ngoài mấy trăm dặm mà chỉ để cho người em ruột thịt một chỗ đất nhỏ bé không đủ dung thân, sao yên lòng được?
- Vậy xin mẫu thân dạy cho biết ý muốn?
- Sao con không lấy đất Chế Ấp mà phong cho em con.
- Chế Ấp là một nơi hiểm yếu, tiên vương ngày xưa có di mạng cấm phong cho bất cứ ai. Vậy trừ đất ấy, mẫu thân muốn chỗ nào, con sẽ vâng lời.
- Nếu vậy phong cho Đoạn ở Kinh Thành.
Trịnh Trang công im lặng, không nói gì. Khương thị thấy thế nổi giận, nói:
- Nếu con không nhận như vậy thì cứ đuổi Đoạn đi sang nước khác, để nó kiếm cách gì làm ăn được thì nó làm!
Trịnh Trang công thở dài:
- Con đâu lại làm thế được!
Hôm sau, Trang công vời Đoạn vào phong cho đất Kinh Thành.
Đại phu là Sái Túc can rằng:
- Kinh Thành là một ấp lớn, đất rộng, người đông. Nếu đem phong cho Đoạn thì mai hậu người tất cậy thế chuyên quyền.
Trang công nói:
- Mẫu thân ta muốn như vậy thì ta phải làm theo vậy.
Đoạn được phong đất Kinh Thành, vào cáo biệt mẹ. Khương thị đuổi kẻ hầu cận rồi bảo Đoạn:
- Anh mày không nghĩ đến tình ruột thịt, đãi mày lắm điều bạc. Nhờ ta ba lần khẩn khoản, nó mới phong đất Kinh Thành cho mày, ấy là vị nể chưa chắc thành thật. Con về Kinh Thanh nên lo luyện tập binh mã, phòng bị sẵn sàng, nếu có cơ hội thì đem quân lại đánh, ta sẽ nội ứng cho mà chiếm lấy nước Trịnh. Nếu con đoạt được ngôi của Ngộ Sinh thì ta có chết cũng được hả dạ.
Đoạn lãnh lịnh mẹ rồi ra đóng ở đất Kinh Thành.
Từ đấy, Đoạn giả cách đi săn bắn mà luyện tập binh mã, tìm kiếm mưu mô chiếm lấy nước Trịnh. Đoạn lại chiếm luôn cả hai ấp gần đó. Quan ấp tể trốn vào Trịnh kêu cứu. Trịnh Trang công không nói gì chỉ cười lạt mà thôi.
Đại phu Sái Túc và quan thượng khanh là công tử Lữ nằng nằng tâu xin Trang công cho đem quân đi dẹp. Trang công nói:
- Đoạn dẫu vô đạo nhưng chưa rõ tội lỗi. Nếu ta đem quân đánh thì quốc mẫu ắt tìm cách ngăn cản. Người ngoài không biết lại bảo ta bất hữu, bất hiếu. Chi bằng cứ để thế, Đoạn tất làm càn, không hề kiêng nể, lúc ấy ta sẽ kể tội trạng đem quân đi đánh thì người trong nước chẳng ai giúp Đoạn, mà đến mẫu thân ta cũng không trách oán gì được.
Công tử Lữ nói:
- Mặc dù vậy nhưng tôi sợ thế lực Đoạn ngày một to, lan ra như cỏ mọc, cắt không hết được thì mới làm sao? Chúa công nên mưu cách gì cho Đoạn phản nghịch, nổi loạn sớm thì đánh hắn mới chắc được.
Trang công cho là phải. Bấy giờ cả hai mới tính kế nhau.
Sáng hôm sau, Trang công ra lịnh giao việc quốc chính cho Sái Túc để vào triều nhà Chu. Khương thị nghe biết mừng lắm, cho là có dịp cướp được nước, vội vã viết thư sai người tâm phúc đem đến Kinh Thành, hẹn với Đoạn chiếm lấy nước Trịnh. Nhưng công tử Lữ đã cho người đón đường, giết tên đưa thư và đoạt lấy thư. Trang công xem xong niêm lại, rồi sai kẻ tâm phúc giả làm người của Khương thị đem thư sang đưa cho Đoạn và lấy thư trả lời về. Thư của Đoạn hẹn đến ngày mùng 5 tháng 5 thì khởi sự.
Trang công tiếp được thư, mừng nói:
- Tờ cung chiêu của Đoạn sẵn có đây rồi. Mẫu thân hẳn không còn binh vực thế nào được.
Đoạn từ khi tiếp được thư mẹ liền sai con là Hoạt sang nước Vệ mượn binh; rồi phao tin rằng mình về Trịnh phụng mạng coi việc quốc chính và mở cửa thành tiến quân. Công tử Lữ sai quân giả dạng lái buôn vào thành, đợi khi Đoạn cất quân thì đốt lửa làm hiệu cho Lữ biết mà đem quân đến, trong thành sẽ mở cửa đón.
Lữ vào được thành liền kể tội trạng của Đoạn và đem những đức tính của Trang công yết cho nhân dâng biết. Đoạn biết cớ sự không thành, rút quân về Cung Thanh. Trịnh Trang công đem quân tiến đánh. Đoạn tự tử.
Trang công vào thành, ôm thây Đoạn than khóc, lại đem tất cả thư từ của mẹ gởi cho Đoạn và thư của Đoạn gởi cho mẹ gói làm một gói, truyền Sái Túc trao lại cho Khương thị. Trong lúc buồn tức, Trang công truyền an trí mẹ ở Đỉnh Ấp và thề rằng: "Chỉ đến khi xuống suối vàng, mẹ con mới gặp mặt được".
Khương thị trông thấy cả hai bức thu, lấy làm hổ thẹn, tự nghĩ không còn mặt mũi nào nhìn thấy Trang công nữa nên theo lịnh an trí ở Đỉnh Ấp.
Trang công về cung, thấy vắng mẹ, lòng chua xót than thở: "Ta buộc lòng mà để em chết, nay nỡ tình nào lìa mẹ nữa. Ta thật có tội với luân lý." Nhà vua rất lấy làm hối nhưng đã lỡ thề rồi. Quan trấn Đỉnh Ấp là Đĩnh Khảo Thúc biết ý Trang công nên mới bày cách giải lời thề là cho người đào đất đến tận mạch nước, rồi làm một cái nhà dưới hầm bên cạnh suối đem Khương thị xuống ở, đặt thang dài để Trang công xuống gặp mẹ. Trang công sụp lạy mẹ, nói:
- Ngộ Sinh này bất hiếu, lâu nay thiếu sự phụng thờ mẹ, xin mẹ tha tội cho.
Khương thị nói:
- Đó là lỗi của mẹ, con không có tội gì.
Đoạn đỡ Trang công dậy, mẹ con khóc lên não ruột. Trang công liền dắt mẹ lên thang rồi ngồi xe, và tự tay cầm cương đưa mẹ về cung.
Hình thức đào đất tận mạch nước suối để xuống tận nơi gặp mẹ cho đúng lời thề "gặp nhau ở suối vàng".
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/06/2020(Xem: 9940)
Do một thiện niệm vừa phát sinh sau khi TT Thích Nguyên Tạng chấm dứt 48 bài pháp thoại liên tục được livestream trên Facebook của trangnhaquangduc trong mùa cách giản xã hội vì đại dịch Corona vào mỗi sáng sau thời công phu khuya ( với kinh Lăng Nghiêm, Đại Bi và thập chú ) mà người viết mới có dịp ôn lại những gì trong “ PHÁP NGỮ CỦA HT TỊNH KHÔNG” đã được TT Thích Nguyên Tạng Việt dịch và được xuất bản từ 2004. Thời gian trôi qua nhanh quá , thấm thoát đã 16 năm mà đến bây giờ đây là lần thứ ba tôi mới đọc lại , phải nói là rất ân hận cho sự vô minh của mình trong nhiều năm và đã uổng phí thời gian để có thể tu tập đúng hơn nữa .
05/05/2020(Xem: 6969)
Chiều nay ngày 19 tháng 7 năm Mậu tuất (2018), tôi đến Phương trượng Tổ đình Từ Đàm, đảnh lễ Trí Quang Thượng Nhân, sau khi xuất hạ, Thượng Nhân đã dạy cho tôi những điều hữu ích gồm: 1- Pháp học: Pháp giới tạng thân A-di-đà-Phật là chỉ cho Thân thể của Phật A-di-đà bao trùm khắp cả không gian và thời gian về mặt không gian là cả mười phương. Về mặt thời gian là bao trùm cả ba đời.
24/08/2019(Xem: 10788)
Niết bàn là khái niệm thể hiện triết lý độc đáo về giải thoát của Phật giáo. Đây là một trạng thái tâm linh hoàn toàn thanh thản, giải thoát khỏi mọi đau khổ của cuộc đời. Trạng thái này có thể đạt được khi còn đang sống (Hữu dư Niết bàn) hoặc khi đã chết (Vô dư Niết bàn). Phật giáo Tiểu thừa hướng tới Vô dư Niết bàn - một Niết bàn tịch diệt, cô đơn, từ bỏ mọi thú vui trần thế. Phật giáo Đại thừa lại hướng tới Hữu dư Niết bàn - một Niết bàn nhân bản, nhập thế và hoạt động cùng những buồn vui nhân thế. Quan niệm này đã mang lại một sức hấp dẫn, sức sống mới cho Phật giáo, đặc biệt là trong xã hội hiện đại.
05/08/2019(Xem: 5924)
Hành giả tùy niệm Như Lai khi tâm không bị tham chi phối, tâm không bị sân chi phối, tâm không bị si chi phối, được nghĩa tín thọ, pháp thọ, tâm hân hoan đến pháp do dựa vào Như Lai. Đây là cách niệm Phật mà Đức Thích Tôn đã chỉ dạy cho cư sỹ Mahànàma trong chương Sáu Pháp, Tăng Chi Bộ (Pali). Khi tâm không bị tham sân si chi phối do dựa vào Đức Phật, tức là hành giả xả bỏ tâm tự ngã (không tham, không sân, không si) khi Niệm Phật, Niệm ân đức Như Lai.
14/04/2019(Xem: 9664)
Theo âm Hán Viêt, A Di Đà Phật có nghĩa là Vô Lượng Thọ Phật, Vô Lượng Quang Phật, Tây Phương Phật. Trong kinh A Di Đà, Đức Phật Thích Ca giảng là Phật A Di Đà, Giáo Chủ cõi Cực Lạc (Soukhavati (Scr.), ở phương Tây, cách cõi Ta Bà của chúng ta mười vạn ức cõi Phật. Đó là một cõi đầy đủ các công đức trang nghiêm. Lầu các, cây cối, đất đai toàn là châu báu. Nào là các loài chim bạch hạt, khổng tước, anh võ, xá lợi, ca lăng tầng già v.v… ngày đêm sáu thời ca hát ra những lời pháp: năm căn, năm lực, bảy món bồ đề, bát chánh đạo… Đức Phật A Di Đà tự thân có ánh sáng vô lượng, chiếu khắp cả mười phương mà không có vật gì có thể ngăn che. Vì vậy nên Phật A Di Đà có nghĩa là Vô Lượng Quang Phật. Ngài có đời sống dài vô hạn lượng nên còn có nghĩa là Vô Lượng Thọ Phật.
01/09/2018(Xem: 6619)
Phản Văn Trì Danh: Phương pháp nầy, miệng vừa niệm, tai vừa nghe vào trong,kiểm soát từng chữ từng câu cho rành rẽ rõ ràng, hết câu nầy đến câu khác. Nghe có hai cách, hoặc dùng tai nghe, hoặc dùng tâm nghe. Tuy nghe vào trong nhưng không trụ nơi đâu, lần lần quên hết trong ngoài, cho đến quên cả thân tâm cảnh giới, thời gian không gian, chỉ còn một câu Phật hiệu. Cách thức phản văn khiến cho hành giả dễ gạn trừ vọng tưởng, mau được nhứt tâm. Kinh Lăng Nghiêm nói: “Chân giáo thể của phương pháp nầy là Thanh tịnh do nghe tiếng. Nếu muốn chứng vào tam muội, nên như thế mà tu hành” chính là ý trên đây.
28/04/2018(Xem: 9244)
Sự hiện hữu của nhân sinh bao giờ cũng mang theo những ước mong về một đời sống tốt đẹp. Nhưng có lẽ sự tốt đẹp cho cả cuộc đời này là khát khao lớn nhất và có giá trị cao cả nhất cho những ai luôn nuôi dưỡng những tâm nguyện của tình thương bao la cho cả vũ trụ này. Có những mơ ước về một đời sống lí tưởng cho riêng mình, nhưng cũng có nhữngước mong xây dựng cho cả cuộc đời này thành một cảnh giới thật sự chỉ có mặt của niềm hạnh phúc. Những tâm tư như thế được thể hiện từ rấtxưa ở Trung Quốc với lí tưởng “thế giới đại đồng” của Nho Giáo,
05/03/2018(Xem: 6569)
Hành trình về Tây Phương Tịnh độ "Tịnh độ" là thế giới hoàn toàn trong sạch, thường để chỉ cõi Tây phương Cực lạc của Đức Phật A-di-đà.
12/11/2017(Xem: 23343)
Có tu có học có hành Đêm ngày tự có phước lành phát sanh Không tu không học không thành Dù trăm tài sản cũng đành bỏ đi .
10/08/2017(Xem: 7818)
Thưa đại chúng, hôm nay là ngày 01 tháng bảy năm 2017, tại tu viện Thiện Hòa, thành phố Moenchenladbach , Đức quốc. Tôi có duyên với quý vị trong giờ phút này, và tôi xin chia sẻ pháp thoại “Đức Phật A Di Đà trong đời sống của tất cả chúng ta”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]