Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Suối vàng hay chín suối

16/10/201017:07(Xem: 733)
Suối vàng hay chín suối

Trong tác phẩm "Đoạn trường tân thanh" của cụ Nguyễn Du, lúc Thúy Kiều cùng hai em đi dự hội đạp thanh và lễ thanh minh thấy mộ của Đạm Tiên vắng lạnh hoang tàn, Kiều động lòng thương xót hỏi thăm. Được Vương Quan kể lại cuộc đời bi thảm của nàng ca nhi nằm dưới mộ, Kiều ngậm ngùi khóc, có câu:
Đã không kẻ đoái, người hoài,
Sẵn đây ta thắp một vài nén hương.
Gọi là gặp gỡ giữa đường,
Họa là người dưới suối vàng biết cho.
"Suối vàng" do chữ "Huỳnh tuyền" tức là suối nước màu vàng. Người Tàu ngày xưa tin rằng ở dưới âm phủ có chín cái suối nước vàng, nên có chữ "Cửu tuyền" tức là "Chín suối". Huỳnh tuyền hay Cửu tuyền, Suối vàng hay Chín suối đều chỉ chỗ ở của người chết.
Đời Xuân Thu (722-479 trước D.L.), chúa nước Trịnh là Trịnh Trang công tên Ngộ Sinh rất có hiếu với mẹ. Vì mẹ bất chính nên Trang công có lời thề rằng: "Chẳng phải chốn suối vàng thì chẳng nhìn nhau" (Bất cập huỳnh tuyền vô tương kiến dã).
Nguyên vợ của Trịnh Vũ công là Khương thị sinh được hai con. Con trưởng là Ngộ Sinh, con thứ tên là Đoạn. Cái tên Ngộ Sinh là do sự đẻ thình lình làm cho Khương thị chịu nhiều đau đớn. Vì đó mà Khương thị đâm ra ghét Ngộ Sinh, thương Đoạn. Lại Đoạn người khôi ngô, thông minh, mặt trắng như dồi phấn, môi đỏ như son, sức khỏe lạ thường, thêm tài kỵ xạ. Khương thị rất mực thương yêu, muốn sau này được nối ngôi nên thường khoe Đoạn là người hiền trước mặt chồng và tỏ ý muốn Đoạn được nối ngôi thế tử. Trịnh Vũ công bảo:
- Anh em có thứ bực, không nên xáo trộn đạo lý. Hơn nữa Ngộ Sinh không có tội lỗi gì, sao lại bỏ trưởng mà lập thứ được.
Trịnh Vũ công lập Ngộ Sinh làm thế tử. Còn Đoạn thì đem đất Cung phong cho. Khương thị càng bất bình.
Vũ công mất, Ngộ Sinh lên kế vị tức là Trịnh Trang công. Khương thị rất buồn bả, bảo Trịnh Trang công:
- Con nối ngôi cha làm chủ nước Trịnh, đất rộng ngoài mấy trăm dặm mà chỉ để cho người em ruột thịt một chỗ đất nhỏ bé không đủ dung thân, sao yên lòng được?
- Vậy xin mẫu thân dạy cho biết ý muốn?
- Sao con không lấy đất Chế Ấp mà phong cho em con.
- Chế Ấp là một nơi hiểm yếu, tiên vương ngày xưa có di mạng cấm phong cho bất cứ ai. Vậy trừ đất ấy, mẫu thân muốn chỗ nào, con sẽ vâng lời.
- Nếu vậy phong cho Đoạn ở Kinh Thành.
Trịnh Trang công im lặng, không nói gì. Khương thị thấy thế nổi giận, nói:
- Nếu con không nhận như vậy thì cứ đuổi Đoạn đi sang nước khác, để nó kiếm cách gì làm ăn được thì nó làm!
Trịnh Trang công thở dài:
- Con đâu lại làm thế được!
Hôm sau, Trang công vời Đoạn vào phong cho đất Kinh Thành.
Đại phu là Sái Túc can rằng:
- Kinh Thành là một ấp lớn, đất rộng, người đông. Nếu đem phong cho Đoạn thì mai hậu người tất cậy thế chuyên quyền.
Trang công nói:
- Mẫu thân ta muốn như vậy thì ta phải làm theo vậy.
Đoạn được phong đất Kinh Thành, vào cáo biệt mẹ. Khương thị đuổi kẻ hầu cận rồi bảo Đoạn:
- Anh mày không nghĩ đến tình ruột thịt, đãi mày lắm điều bạc. Nhờ ta ba lần khẩn khoản, nó mới phong đất Kinh Thành cho mày, ấy là vị nể chưa chắc thành thật. Con về Kinh Thanh nên lo luyện tập binh mã, phòng bị sẵn sàng, nếu có cơ hội thì đem quân lại đánh, ta sẽ nội ứng cho mà chiếm lấy nước Trịnh. Nếu con đoạt được ngôi của Ngộ Sinh thì ta có chết cũng được hả dạ.
Đoạn lãnh lịnh mẹ rồi ra đóng ở đất Kinh Thành.
Từ đấy, Đoạn giả cách đi săn bắn mà luyện tập binh mã, tìm kiếm mưu mô chiếm lấy nước Trịnh. Đoạn lại chiếm luôn cả hai ấp gần đó. Quan ấp tể trốn vào Trịnh kêu cứu. Trịnh Trang công không nói gì chỉ cười lạt mà thôi.
Đại phu Sái Túc và quan thượng khanh là công tử Lữ nằng nằng tâu xin Trang công cho đem quân đi dẹp. Trang công nói:
- Đoạn dẫu vô đạo nhưng chưa rõ tội lỗi. Nếu ta đem quân đánh thì quốc mẫu ắt tìm cách ngăn cản. Người ngoài không biết lại bảo ta bất hữu, bất hiếu. Chi bằng cứ để thế, Đoạn tất làm càn, không hề kiêng nể, lúc ấy ta sẽ kể tội trạng đem quân đi đánh thì người trong nước chẳng ai giúp Đoạn, mà đến mẫu thân ta cũng không trách oán gì được.
Công tử Lữ nói:
- Mặc dù vậy nhưng tôi sợ thế lực Đoạn ngày một to, lan ra như cỏ mọc, cắt không hết được thì mới làm sao? Chúa công nên mưu cách gì cho Đoạn phản nghịch, nổi loạn sớm thì đánh hắn mới chắc được.
Trang công cho là phải. Bấy giờ cả hai mới tính kế nhau.
Sáng hôm sau, Trang công ra lịnh giao việc quốc chính cho Sái Túc để vào triều nhà Chu. Khương thị nghe biết mừng lắm, cho là có dịp cướp được nước, vội vã viết thư sai người tâm phúc đem đến Kinh Thành, hẹn với Đoạn chiếm lấy nước Trịnh. Nhưng công tử Lữ đã cho người đón đường, giết tên đưa thư và đoạt lấy thư. Trang công xem xong niêm lại, rồi sai kẻ tâm phúc giả làm người của Khương thị đem thư sang đưa cho Đoạn và lấy thư trả lời về. Thư của Đoạn hẹn đến ngày mùng 5 tháng 5 thì khởi sự.
Trang công tiếp được thư, mừng nói:
- Tờ cung chiêu của Đoạn sẵn có đây rồi. Mẫu thân hẳn không còn binh vực thế nào được.
Đoạn từ khi tiếp được thư mẹ liền sai con là Hoạt sang nước Vệ mượn binh; rồi phao tin rằng mình về Trịnh phụng mạng coi việc quốc chính và mở cửa thành tiến quân. Công tử Lữ sai quân giả dạng lái buôn vào thành, đợi khi Đoạn cất quân thì đốt lửa làm hiệu cho Lữ biết mà đem quân đến, trong thành sẽ mở cửa đón.
Lữ vào được thành liền kể tội trạng của Đoạn và đem những đức tính của Trang công yết cho nhân dâng biết. Đoạn biết cớ sự không thành, rút quân về Cung Thanh. Trịnh Trang công đem quân tiến đánh. Đoạn tự tử.
Trang công vào thành, ôm thây Đoạn than khóc, lại đem tất cả thư từ của mẹ gởi cho Đoạn và thư của Đoạn gởi cho mẹ gói làm một gói, truyền Sái Túc trao lại cho Khương thị. Trong lúc buồn tức, Trang công truyền an trí mẹ ở Đỉnh Ấp và thề rằng: "Chỉ đến khi xuống suối vàng, mẹ con mới gặp mặt được".
Khương thị trông thấy cả hai bức thu, lấy làm hổ thẹn, tự nghĩ không còn mặt mũi nào nhìn thấy Trang công nữa nên theo lịnh an trí ở Đỉnh Ấp.
Trang công về cung, thấy vắng mẹ, lòng chua xót than thở: "Ta buộc lòng mà để em chết, nay nỡ tình nào lìa mẹ nữa. Ta thật có tội với luân lý." Nhà vua rất lấy làm hối nhưng đã lỡ thề rồi. Quan trấn Đỉnh Ấp là Đĩnh Khảo Thúc biết ý Trang công nên mới bày cách giải lời thề là cho người đào đất đến tận mạch nước, rồi làm một cái nhà dưới hầm bên cạnh suối đem Khương thị xuống ở, đặt thang dài để Trang công xuống gặp mẹ. Trang công sụp lạy mẹ, nói:
- Ngộ Sinh này bất hiếu, lâu nay thiếu sự phụng thờ mẹ, xin mẹ tha tội cho.
Khương thị nói:
- Đó là lỗi của mẹ, con không có tội gì.
Đoạn đỡ Trang công dậy, mẹ con khóc lên não ruột. Trang công liền dắt mẹ lên thang rồi ngồi xe, và tự tay cầm cương đưa mẹ về cung.
Hình thức đào đất tận mạch nước suối để xuống tận nơi gặp mẹ cho đúng lời thề "gặp nhau ở suối vàng".
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/09/2024(Xem: 1420)
Đại sư Thiếu Khang họ Chu quê ở huyện Tấn Vân tỉnh Chiết Giang. Một hôm, mẹ ngài mơ thấy mình đi trên đỉnh Định Hồ, có Ngọc nữ trao cho bà một cành hoa sen xanh và nói: “Hoa sen xanh này biểu tượng cho Đại cát tường xin tặng cho bà. Bà sẽ sanh được quý tử, mong bà yêu thương giữ gìn nó”. Nghĩa là cành hoa sen này biểu tượng cho điều tốt lành lớn, nay trao tặng cho bà. Bà sẽ sanh được con trai tôn quý. Hy vọng bà chăm sóc con trai thật tốt.
30/08/2024(Xem: 614)
Hệ thống giáo nghĩa Chân tông được kiến lập qua tác phẩm chủ yếu của Ngài Thân Loan (1173-1262) là Giáo Hành Tín Chứng (Đại Chánh Tạng tập 83). Các trứ tác sau này của Ngài chỉ là bổ sung và phát triển quan điểm này từ các phương diện khác. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu kết cấu toàn thể hệ thống giáo nghĩa Chân tông và các đặc điểm của nó.
30/08/2024(Xem: 851)
Tại Diễn đàn Nghệ thuật Châu Á - Thái Bình Dương (Forum of Asian and Pacific Performing Art) năm 1996 ở Hyogo, Nhật Bản, những nhạc công Nhã nhạc Huế đã có các buổi giao lưu, cùng biểu diễn với Nhã nhạc Nhật Bản; đồng thời một số nhà nghiên cứu Nhã nhạc của hai nước cũng đã có dịp trao đổi về mối quan hệ giữa Nhã nhạc Á Đông (Gagakư Nhật Bản, Ahak Hàn Quốc, Yayue Trung Hoa và Nhã nhạc Việt Nam).
28/08/2024(Xem: 1670)
Đạo Phật giáo là nơi cứu khổ Độ chúng-sanh không bỏ một ai Lòng thương yêu khắp nhân-loài Không hề muốn thấy một ai khổ trần Đường chơn-chánh trên hơn tất cả Nẻo nhiệm-mầu chẳng có chi bì Muốn người rõ tánh từ-bi Cho nên Phật bảo con đi khuyên đời
06/05/2024(Xem: 1085)
Kinh A Di Đà cùng với kinh Vô Lượng Thọ và Quán Vô Lượng Thọ là ba kinh căn bản làm tông của tông Tịnh Độ. So với hai kinh kia thì kinh A Di Đà ngắn, ngôn ngữ dễ hiểu, nội dung không quá thâm sâu hay mật nghĩa như những kinh Đại Thừa khác. Phật tử bắc tông phần nhiều ai cũng đọc tụng và khá nhiều người thuộc nằm lòng.
16/03/2024(Xem: 3309)
Nam Mô có nghĩa là Trở về A, nghĩa là: vô Di Đà, nghĩa là: Lượng Phật, nghĩa là Giác, tánh biết Niệm danh hiệu: Nam Mô A Di Đà Phật, có nghĩa là “ trở về với tánh giác vô lượng của bản thân mình, đó là A Di Đà tánh, là ông Phật của chính mình” Cứu cánh của Pháp môn Tịnh Độ là đạt tới điểm chung của Thiền cũng là khám phá ra ông chủ của mình . Tịnh Độ là ông Phật của chính mình chứ không phải ở ông Phật Tây Phương Cực Lạc. 🏵️🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️
20/01/2024(Xem: 1704)
Quyển này bút giả tuyển dịch từ nguyên bản Tịnh Độ Thánh Hiền Lục của Phật giáo Trung Hoa. Bộ Tịnh Độ Thánh Hiền Lục do cư sĩ Bành Tế Thanh cùng cháu là Hy Tốc, người đời Càn Long nhà Thanh sưu tập những truyện niệm Phật được vãng sanh soạn thành. Đến cuối đời Đạo Quang, Thanh triều, Liên Quy cư sĩ Hồ Đỉnh góp nhặt các chuyện vãng sanh tục biên thêm. Sang đời Trung Hoa Dân Quốc, Đức Sum Pháp sư lại sưu tập những sự tích tu Tịnh độ có ứng nghiệm bổ túc vào. Trước sau có tất cả được gần một ngàn truyện.
18/11/2023(Xem: 5440)
Cách đây chừng 30 năm, Tổ Đình Viên Giác tại Hannover Đức Quốc chúng tôi có nhận được bộ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh (Taisho Shinshu Daizokyou) bằng Hán Văn gồm 100 tập do cố Hòa Thượng Thích Tịnh Hạnh từ Đài Loan giới thiệu để được tặng. Bộ Đại Tạng Kinh giá trị này do Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội xuất bản và gửi tặng đến các nơi có duyên. Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội dưới sự chứng minh và lãnh đạo tinh thần của cố Hòa Thượng Thích Tịnh Không đã làm được không biết bao nhiêu công đức truyền tải giáo lý Phật Đà qua việc xuất bản kinh điển và sách vở về Phật Giáo, với hình thức ấn tống bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau như: Hoa Ngữ, Anh Ngữ, Pháp Ngữ, Đức Ngữ, Việt Ngữ. Nhờ đó tôi có cơ hội để tham cứu Kinh điển rất thuận tiện.
18/04/2023(Xem: 5235)
Lời Giới Thiệu Sách “Nhân Hạnh Vãng Sanh” của Trí Khiêm
09/04/2023(Xem: 3308)
Trong quá trình chiến tranh Hoa Nhựt, một mặt Vương triều Nhật Bản muốn thiết lập một nền cai trị Đại Đông Á thống trị vùng Bắc Á và Đông Nam Á để khống chế về thu nhập tài nguyên kinh tế cho bản địa: Một mặt không phải người Nhật nào cũng muốn gây chiến tranh với các nước láng giềng, mà cần có sự giao lưu về văn hóa, văn học, tôn giáo, nên một số đông người Nhật đến Trung Hoa nghiên cứu học hỏi văn hóa lâu đời vào hàng thứ nhứt trên thế giới, văn hóa Khổng, văn hóa Lão Trang, văn hóa Phật Giáo, trong đó có giao lưu văn hóa Phật Giáo. do đó trong lĩnh vực hiệp hội Phật Giáo Trung Hoa do Đại sư Thái Hư sáng lập có những thành viên là người Nhựt, nên vấn đề ảnh hưởng các tông, phái Thiền Tịnh dành cho những người tu Phật của Phật
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]