Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương hai mươi bốn

10/07/201103:30(Xem: 8937)
Chương hai mươi bốn

KINH KIM CANG CHƯ GIA

KIM CANG NGŨ THẬP TAM GIA

CHƯƠNG HAI MƯƠI BỐN

136.ÂM:

Tu Bồ Đề! Nhược tam thiên đại thiên thế giới trung, sở hữu chư Tu Di sơn vương, như thị đẳng thất bảo tụ, hữu nhơn trì dụng bố thí.

NGHĨA:

Này Tu Bồ Đề! Như trong tam thiên đại thiên thế giới. Có những núi chúa Tu Di có người góp cả bảy báu lại bằng như thế, dùng mà bố thí.

Giải : Sớ Saogiải: Trong đại thiên thế giới có những núi chúa Tu Di trên cõi trời Đao Lợi, dưới đến triền núi Côn Lôn, bằng cả bảy báu như núi ấy dùng đem mà bố thí thì đặng phước rất nhiều, không thể biết số đặng.

Hỏi : Lại còn có phước nào hơn phước ấy chăng?

Bài sau đáp lại.

Tăng Vi Sư giải: Phật bảo ông Tu Bồ Đề: Một cõi bốn châu thiên hạ thì có một núi Tu Di, cứ theo lời ấy thì ba ngàn đại thiên thế giới phải có đến cả trăm ức núi Tu Di.

Núi Tu Di là cao và đẹp hơn các núi, cho nên nói: Núi chúa cũng kêu là núi Diệu Cao.

137.ÂM:

Nhược nhơn dĩ thử Bát Nhã Ba la mật kinh nãi chí tứ cú kệ đẳng, thọ trì đọc tụng, vị tha nhơn thuyết, ư tiền phước đức bá phần bất cập nhứt, bá thiên vạn ức phần nãi chí toán số thí dụ, sở bất năng cập.

NGHĨA:

Bằng có người dùng kinh Bát nhã ba la mật này, nhẫn đến những tứ cú kệ, mà thọ trì đọc tụng và vì ông mà diễn thuyết, thì phước đức trước kia, chẳng bằng một phần trăm ngàn, muôn, ức cho đến cũng không bằng một phần thiệt nhỏ tột số không thế mà đếm tính ví dụ đặng.

Giải : Sớ Sao giải: Bằng dùng tánh Bát Nhã không trụ mà thọ trì Tứ cụ kệ của chơn kinh và biên tả tụng niệm, rồi vì người mà diễn thuyết, hạng người như thế, đặng cái công đức không thế tính kể. Bởi cớ sao? Bởi tánh giác ngộ viên mãn, chẳng đoạn cái hữu vi mà chứng đặng lývô vi, chẳng trừ vọng tưởng mà thấu lý chơn thường. Tỏ cái nghĩa thứ nhứt; thì trong một niệm sẽ đặng phước vô vi. Phước vô vi ấy sánh tày hư không, không thể bàn nghĩ đặng. Cho nên trong kinh có nói: "Phước đức bố thí đồ trân báu bằng núi Tu Di trước kia, sánh với phước vô vi thì trăm ngàn muôn ức phần chẳng đặng một".

Vương Nhựt Hưu giải: Nói bố thí bảy báu bằng những núi chúa Tu Di mà không sánh đặng cái công thọ trì diễn thuyết, là phước của thế gian có khi phải hết, còn xuất thế gian càng tăng trưởng khôn cùng.

Trần Hùng giải: Phật nói phước đức trong tánh là tối thượng, bảy báu trong thân là ít có. Nếu dùng bảy báu nhiều bằng tam thiên thế giới, lớn bằng núi chúa Tu Di, đem ra mà bố thí thì phước đức tưởng chẳng ít hơn núi Tu Di. Còn có người trì tụng chơn kinhTứ cú kệ, rồi giảng giải lại cho người khác, ấy là tu cái công đức của tự tánh, tu bảy báu trong thân mình, sánh lại với cái phước bố thí nhiều báu đó thì xa nhau cả muôn triệu phần.

Ngũ Tổcó nói: Tự tánh nếu mê phước nào cứu đặng.

Lục Tổcó nói: Cỡi thuyền đi tìm báu trọn cả đời, mà chẳng biết bảy báu của tự mình.

Lời của hai Phật nói đều vì những người chẳng lo tu thân tu tánh, chỉ lo thí báu đặng để cầu phước mà nói.

Nhan Bínhgiải: Trong phần này là chỉ so sánh về việc phước đức khinh trọng.

Bằng có người bố thí bảy báu bằng núi chúa Tu Di đặng phước đức tuy nhiều, nhưng sánh với người trì kinh trăm phần không đặng một. Huống chi là người trì kinh lại tỏ đặng Tứ cú kệ mà thọ trì đọc tụng, rồi vì người khác mà giảng giải?

Chẳng những là tự lợi mà lại lợi tha, phước đức vô lượng như thế, có cả trăm ngàn muôn ức cho đến đếm tính hay là ví dụ cũng không đặng.

Cũng như ông Hàn Sơn nói:

Vật chi dám sánh tày,

Mà biểu làm sao thuyết.

Lý Văn Hội giải: Đem bảy báu bằng những núi chúa Tu Di trong tam thiên thế giới mà bố thí, tuy đặng phước đức vô lượng vô biên, nhưng cũng là bố thí trụ tướng, thì quyết không có ngày nào màgiải thoát đặng. Còn thọ trì đọc tụng kinh này nhẫn đến những Tứ cú kệ, thì đặng cái công đứctịnh diệu không trụ tướng, hơn công đức trước kia trăm ngàn muôn bội.

Phó Đại Sĩgiải:

Tụng:

Thí báu dầu vô số,

Chỉ gây cái nghiệp nhân.

Chi bằng đừng chấp trước,

Đặng trở lại không châu.

Muốn chứng Vô sanh nhẫn,

Phải trì giới khẩu, thân.

Không nhơn không pháp cả,

Thong thả khỏi căn trần.

Xuyên Thiền sư giải: Cả ngàn dùi nhọn xới đất, không bằng xới một lưỡi cuốc trành.

Tụng:

Kỳ lân loan phụng chẳng chung bầy,

Chim "Trục phong" còn nhượng sức bay.

Châu báu bao nhiêu khôn xứng giá,

Ý thiên trường kiếm có ai tày,

Kiền khôn khôn đựng chứa,

Lửa kiếp nào trèm trụa.

Lẫm lẫm oai quang chói Thái hư.

Trên trời dưới thế còn ai nữa.

Ôi! Cha chả!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/08/2019(Xem: 8923)
Niết bàn là khái niệm thể hiện triết lý độc đáo về giải thoát của Phật giáo. Đây là một trạng thái tâm linh hoàn toàn thanh thản, giải thoát khỏi mọi đau khổ của cuộc đời. Trạng thái này có thể đạt được khi còn đang sống (Hữu dư Niết bàn) hoặc khi đã chết (Vô dư Niết bàn). Phật giáo Tiểu thừa hướng tới Vô dư Niết bàn - một Niết bàn tịch diệt, cô đơn, từ bỏ mọi thú vui trần thế. Phật giáo Đại thừa lại hướng tới Hữu dư Niết bàn - một Niết bàn nhân bản, nhập thế và hoạt động cùng những buồn vui nhân thế. Quan niệm này đã mang lại một sức hấp dẫn, sức sống mới cho Phật giáo, đặc biệt là trong xã hội hiện đại.
14/04/2019(Xem: 7968)
Theo âm Hán Viêt, A Di Đà Phật có nghĩa là Vô Lượng Thọ Phật, Vô Lượng Quang Phật, Tây Phương Phật. Trong kinh A Di Đà, Đức Phật Thích Ca giảng là Phật A Di Đà, Giáo Chủ cõi Cực Lạc (Soukhavati (Scr.), ở phương Tây, cách cõi Ta Bà của chúng ta mười vạn ức cõi Phật. Đó là một cõi đầy đủ các công đức trang nghiêm. Lầu các, cây cối, đất đai toàn là châu báu. Nào là các loài chim bạch hạt, khổng tước, anh võ, xá lợi, ca lăng tầng già v.v… ngày đêm sáu thời ca hát ra những lời pháp: năm căn, năm lực, bảy món bồ đề, bát chánh đạo… Đức Phật A Di Đà tự thân có ánh sáng vô lượng, chiếu khắp cả mười phương mà không có vật gì có thể ngăn che. Vì vậy nên Phật A Di Đà có nghĩa là Vô Lượng Quang Phật. Ngài có đời sống dài vô hạn lượng nên còn có nghĩa là Vô Lượng Thọ Phật.
20/09/2018(Xem: 4555)
Trung Bộ Kinh Nikaya (Majjhima Nikaya) có bốn bài kinh: 1) Nhất Dạ Hiền Giả (Bhaddekaratta Sutta), 2) Ananda và kinh Nhất Dạ Hiền (Anandabhaddekaratta Sutta); 3) Đại-Ca Chiên-Diên và kinh Nhất Dạ Hiền (Mahakaccanabhaddekaratta Sutta); 4) Lomasakangiya và kinh Nhất Dạ Hiền (Lomasakangiyabhaddekaratta Sutta). Cả bốn bài kinh này đều xoáy trọng tâm vào một bài kệ do Đức Phật tổng thuyết và biệt thuyết nhằm khuyến tấn các đệ tử của Ngài hãy nỗ lực tu tập để phát huy tuệ quán nhận ra "cái đang là" của các pháp hiện tại và an trú trong bây giờ và ở đây.
28/04/2018(Xem: 7445)
Sự hiện hữu của nhân sinh bao giờ cũng mang theo những ước mong về một đời sống tốt đẹp. Nhưng có lẽ sự tốt đẹp cho cả cuộc đời này là khát khao lớn nhất và có giá trị cao cả nhất cho những ai luôn nuôi dưỡng những tâm nguyện của tình thương bao la cho cả vũ trụ này. Có những mơ ước về một đời sống lí tưởng cho riêng mình, nhưng cũng có nhữngước mong xây dựng cho cả cuộc đời này thành một cảnh giới thật sự chỉ có mặt của niềm hạnh phúc. Những tâm tư như thế được thể hiện từ rấtxưa ở Trung Quốc với lí tưởng “thế giới đại đồng” của Nho Giáo,
12/11/2017(Xem: 18214)
Có tu có học có hành Đêm ngày tự có phước lành phát sanh Không tu không học không thành Dù trăm tài sản cũng đành bỏ đi .
02/04/2017(Xem: 8325)
Theo âm Hán Viêt, A Di Đà Phật có nghĩa là Vô Lượng Thọ Phật, Vô Lượng Quang Phật, Tây Phương Phật. Trong kinh A Di Đà, Đức Phật Thích Ca giảng là Phật A Di Đà, Giáo Chủ cõi Cực Lạc (Soukhavati (Scr.), ở phương Tây, cách cõi Ta Bà của chúng ta mười vạn ức cõi Phật. Đó là một cõi đầy đủ các công đức trang nghiêm. Lầu các, cây cối, đất đai toàn là châu báu. Nào là các loài chim bạch hạt, khổng tước, anh võ, xá lợi, ca lăng tầng già v.v… ngày đêm sáu thời ca hát ra những lời pháp: năm căn, năm lực, bảy món bồ đề, bát chánh đạo…
28/04/2016(Xem: 16510)
Thiền, Tịnh, Mật được xem là ba pháp môn tu truyền thống của Phật giáo Việt Nam xưa nay. Thiền giáo xuất hiện từ thời Khương Tăng Hội, Tỳ Ni Đa Lưu Chi và Vô Ngôn Thông. Các thế kỷ sau, kinh điển Đại thừa được truyền bá, theo đó tư tưởng Thiền, Tịnh và Mật được phổ biến tại nước ta. Từ lịch sử phát triển Phật giáo Việt Nam cho thấy, ba pháp môn tu đó có sự đóng góp tích cực cho con người và xã hội qua nhiều thời đại.
07/01/2015(Xem: 8618)
Trong mối liên hệ với thế giới của ta thì Cõi Tịnh Độ của Đức Phật A Di Đà ở phương tây và ở phía trên thế giới của ta. Ta phải chấp nhận một vũ trụ quan và nhận ra rằng có nhiều hệ thống thế giới khắp không gian. Tôi đang nói tới một hệ thống hết sức bao la. Chúng ta hãy xác định vị trí của ta.
19/12/2013(Xem: 20199)
48 Lời Nguyện của Phật A Di Đà Hán dịch: Tào Nguỵ, Pháp Sư Khương Tăng Khải Việt dịch: Việt Nam, Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh Anh dịch: http://www.purifymind.com/FortyEight.html Sưu tập: Tuệ Uyển, Wednesday, December 18, 2013 48 Lời Nguyện của Phật A Di Đà 48 Vows of Amitabha Buddha 1. Giả sử khi tôi thành Phật, nước tôi còn có địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác. 1."Provided I become a Buddha, if in my Buddha-land there should be either hell, or the animal state of existence, or the realm of hungry ghosts, then may I not attain enlightenment.
14/09/2013(Xem: 7448)
Kinh A Di Đà là một bản Kinh rất phổ biến được truyền tụng hàng ngày trong đời sống đạo của Phật tử ở các nước Viễn Đông châu Á, nhất là ở Việt Nam. Vị trí của Kinh luôn luôn được xây dựng trên căn bản của niềm tin; và trong lòng người hành trì, Kinh chính là con đường dẫn đến thế giới Tịnh độ - một thế giới không có khổ đau, không có sinh lão bệnh tử, thế giới của niềm phúc lạc vô biên.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567