thứ hai Công nhận Đạo Phật là Tôn giáo Chính thức
(Belgium to become second EU country to recognize Buddhism)
Sau khi Chính quyền Liên bang thông qua dự luật vào hôm thứ Sáu, ngày 17 tháng 3 năm 2023, Vương quốc Bỉ sẽ chính thức công nhận đạo Phật là tôn giáo, khai thông lộ trình cho đoàn thể tăng già Phật giáo thanh tịnh hòa hợp, Phật giáo đồ tiếp cận nguồn ngân sách Liên bang, kiến tạo trường học. . .
Từ tháng 3 năm 2006, Liên minh Phật giáo Vương quốc Bỉ đã đề xuất chính quyền thủ đô Brussels về việc công nhận hoạt động tại Vương quốc có chủ quyền tại Tây Âu. Ước tính có khoảng 150.000 Phật tử tại Vương quốc này là thủ đô Chính trị của Liên minh châu Âu (EU).
Trước Vương quốc Bỉ, Áo là thành viên EU đầu tiên công nhận đạo Phật giáo là tôn giáo chính thức.
Hiện Vương quốc Bỉ tổng cộng 6 Hiệp hội Tôn giáo được công nhận, trong đó Công giáo La Mã, Chính thống giáo, Do Thái giáo, Anh giáo, đạo Tin Lành, Hồi giáo.
Được công nhận từ năm 2002, đạo Phật đã được công nhận là “một tổ chức triết học phi giáo phái” (a non-denominational philosophical organization). Vào thời điểm được chính thức công nhận, Hiệp hội Phật giáo Vương quốc Bỉ sẽ được phân bổ khoản ngân sách lên đến 1, 2 triệu euro.
Khi được Quốc hội bỏ phiếu thông qua dự luật, các đoàn thể tăng già Phật giáo sẽ có thể kiến tạo trường Phật học, tuyên dương Diệu pháp Như Lai, triết lý từ bi, trí tuệ, hùng lực, tự do, bình đẳng, tiến cử các đoàn tăng thân đến các địa điểm như cảng biển, sân bay, các nhà tù, trại lính, bệnh viện.
Toàn bộ các tỉnh thành khắp Vương quốc Bỉ, và vùng thủ đô Brussels đều sẽ cấp tài chính cho một trung tâm Phật giáo tại địa phương.
Đạo Phật là một tôn giáo thiểu số tại Vương quốc Bỉ, mặc dù thiếu sự công nhận chính thức của Chính phủ Vương quốc Bỉ, nhưng Phật giáo đã phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây. Cuối thế kỷ 20, theo ước tính năm 1997, có đến 29.497 công dân Bỉ đã xác định tôn giáo của họ là Đạo Phật (khoảng 0,2% tổng dân số).
Phật giáo tại Vương quốc Bỉ trước khi được công nhận chính thức, Vương quốc Bỉ hấp thụ tinh hoa Phật giáo tương đối chậm so với các quốc gia khác ở châu Âu bởi không có quốc gia Phật giáo nào trong số các lãnh thổ thuộc Bỉ. Trưởng lão nữ cư sĩ Alexandra David-Néel (Louise Eugénie Alexandrine Marie David; 24/10/1868-8/9/1969) đã giới thiệu đến Hội Maha Bodhi (Maha Bodhi Society) cho Đại hội những người tư duy tự do ở Vương quốc Bỉ vào đầu năm 1910. Một nhóm những người quan tâm đến Phật giáo đã gặp tại Bỉ trong thời kỳ giữa các cuộc chiến.
Ánh sáng từ bi trí tuệ, đạo nhiệm mầu và hạnh đức Như Lai đã thu hút sự chú ý của công dân Vương quốc Bỉ, về mặt học thuật, thông qua các tác phẩm và bản dịch của hai nhà Ấn Độ học nổi tiếng Louis Étienne Joseph Marie de La Vallée-Muffsin (1/1/1869-18/2/1938) tại Đại học Gent, Vương quốc Bỉ và học trò là Étienne Paul Marie Lamotte (21/11/1903/5/5/1983) tại Đại học Công giáo Louvain, tên tiếng Pháp là Université Catholique de Louvain (UCL), những vị tiền bối sáng lập trường quốc tế được gọi là Trường Nghiên cứu Phật học Vương quốc Bỉ, hiện vẫn hoạt động tại Ghent, thủ phủ và là thành phố lớn nhất ở tỉnh Oost-Vlaanderen (với The Ghent Centre for Buddhist Studies, GCBS) và Louvain-la-Neuve, một thành phố quy hoạch trong vùng Ottignies-Louvain-la-Neuve, Bỉ, cách khoảng 30 km về phía đông nam Brussels, nằm trong vùng nói tiếng Pháp của Bỉ. Thành phố được xây dựng để phục vụ cho trường Đại học Công giáo Louvain (Université Catholique de Louvain). Cũng có một thời gian thủ đô của Vương quốc Bỉ, Brussels, một Học viện Belge des Hautes Etudes Bouddhiques, nơi một số học giả người Bỉ (Jean Dantinne, José Van den Broeck, Charles Willemen) đã xuất bản các bản dịch văn bản Phật giáo từ năm 1969 đến 1980.
Vương quốc Bỉ là một quốc gia luôn cảnh giác với các tôn giáo mới (mặc dù trong nhiều trường hợp họ có lịch sử lâu đời hơn Kitô giáo) và thái độ chung đã được minh họa bằng ấn phẩm của Chính phủ về một danh sách đên gồm189 tổ chức (bao gồm cả hai tổ chức Phật giáo) trong ‘Săn phù thủ’ (witch-hunt) giáo phái năm 1997 và trong thái độ đang diễn ra, đặc biệt là trong cộng đồng nói tiếng Pháp của Bỉ.
Tuy nhiên, vào năm 1999 có khoảng 30 tổ chức và trung tâm Phật giáo đang hoạt động tại Vương quốc Bỉ, dại diện cho tất cả các truyền thống Phật giáo. Một Liên minh Phật giáo Vương quốc Bỉ (Buddhist Union of Belgium, BUB-UBB), là Thành viên Liên minh Quốc gia của EBU (National Union Member of the EBU) được thành lập năm 1997, tập hợp các trung tâm Phật giáo khác nhau ở Bỉ đã được thành lập thông qua các tổ chức từ thiện xã hội và tư nhân. Cuộc điều tra dân số năm 2011 ước tính rằng có 10.000 Phật tử có quốc tịch Bỉ, nhưng số lượng Phật tử trong dân số nhập cư đã vượt quá 20.000.
Việt dịch Thích Vân Phong
Nguồn Reuters