Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vương quốc Bỉ - Quốc gia EU thứ hai Công nhận Đạo Phật là Tôn giáo Chính thức

18/03/202305:13(Xem: 1138)
Vương quốc Bỉ - Quốc gia EU thứ hai Công nhận Đạo Phật là Tôn giáo Chính thức

PG-Vương-quốc-Bỉ-2

Vương quốc Bỉ - Quốc gia EU

thứ hai Công nhận Đạo Phật là Tôn giáo Chính thức

(Belgium to become second EU country to recognize Buddhism)

 

Sau khi Chính quyền Liên bang thông qua dự luật vào hôm thứ Sáu, ngày 17 tháng 3 năm 2023, Vương quốc Bỉ sẽ chính thức công nhận đạo Phật là tôn giáo, khai thông lộ trình cho đoàn thể tăng già Phật giáo thanh tịnh hòa hợp, Phật giáo đồ tiếp cận nguồn ngân sách Liên bang, kiến tạo trường học. . .

 

Từ tháng 3 năm 2006, Liên minh Phật giáo Vương quốc Bỉ đã đề xuất chính quyền thủ đô Brussels về việc công nhận hoạt động tại Vương quốc có chủ quyền tại Tây Âu. Ước tính có khoảng 150.000 Phật tử tại Vương quốc này là thủ đô Chính trị của Liên minh châu Âu (EU).

 

Trước Vương quốc Bỉ, Áo là thành viên EU đầu tiên công nhận đạo Phật giáo là tôn giáo chính thức.

 

Hiện Vương quốc Bỉ tổng cộng 6 Hiệp hội Tôn giáo được công nhận, trong đó Công giáo La Mã, Chính thống giáo, Do Thái giáo, Anh giáo, đạo Tin Lành, Hồi giáo.

 

Được công nhận từ năm 2002, đạo Phật đã được công nhận là “một tổ chức triết học phi giáo phái” (a non-denominational philosophical organization). Vào thời điểm được chính thức công nhận, Hiệp hội Phật giáo Vương quốc Bỉ sẽ được phân bổ khoản ngân sách lên đến 1, 2 triệu euro.

 

Khi được Quốc hội bỏ phiếu thông qua dự luật, các đoàn thể tăng già Phật giáo sẽ có thể kiến tạo trường Phật học, tuyên dương Diệu pháp Như Lai, triết lý từ bi, trí tuệ, hùng lực, tự do, bình đẳng, tiến cử các đoàn tăng thân đến các địa điểm như cảng biển, sân bay, các nhà tù, trại lính, bệnh viện.

 

Toàn bộ các tỉnh thành khắp Vương quốc Bỉ, và vùng thủ đô Brussels đều sẽ cấp tài chính cho một trung tâm Phật giáo tại địa phương.

 

Đạo Phật là một tôn giáo thiểu số tại Vương quốc Bỉ, mặc dù thiếu sự công nhận chính thức của Chính phủ Vương quốc Bỉ, nhưng Phật giáo đã phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây. Cuối thế kỷ 20, theo ước tính năm 1997, có đến 29.497 công dân Bỉ đã xác định tôn giáo của họ là Đạo Phật (khoảng 0,2% tổng dân số).

 

Phật giáo tại Vương quốc Bỉ trước khi được công nhận chính thức, Vương quốc Bỉ hấp thụ tinh hoa Phật giáo tương đối chậm so với các quốc gia khác ở châu Âu bởi không có quốc gia Phật giáo nào trong số các lãnh thổ thuộc Bỉ. Trưởng lão nữ cư sĩ Alexandra David-Néel (Louise Eugénie Alexandrine Marie David; 24/10/1868-8/9/1969) đã giới thiệu đến Hội Maha Bodhi (Maha Bodhi Society) cho Đại hội những người tư duy tự  do ở Vương quốc Bỉ vào đầu năm 1910. Một nhóm những người quan tâm đến Phật giáo đã gặp tại Bỉ trong thời kỳ giữa các cuộc chiến.

 

 Ánh sáng từ bi trí tuệ, đạo nhiệm mầu và hạnh đức Như Lai đã thu hút sự chú ý của công dân Vương quốc Bỉ, về mặt học thuật, thông qua các tác phẩm và bản dịch của hai nhà Ấn Độ học nổi tiếng Louis Étienne Joseph Marie de La Vallée-Muffsin (1/1/1869-18/2/1938) tại Đại học Gent, Vương quốc Bỉ và học trò là Étienne Paul Marie Lamotte (21/11/1903/5/5/1983) tại Đại học Công giáo Louvain, tên tiếng Pháp là Université Catholique de Louvain (UCL), những vị tiền bối sáng lập trường quốc tế được gọi là Trường Nghiên cứu Phật học Vương quốc Bỉ, hiện vẫn hoạt động tại Ghent, thủ phủ và là thành phố lớn nhất ở tỉnh Oost-Vlaanderen (với The Ghent Centre for Buddhist Studies,  GCBS) và Louvain-la-Neuve, một thành phố quy hoạch trong vùng Ottignies-Louvain-la-Neuve, Bỉ, cách khoảng 30 km về phía đông nam Brussels, nằm trong vùng nói tiếng Pháp của Bỉ. Thành phố được xây dựng để phục vụ cho trường Đại học Công giáo Louvain (Université Catholique de Louvain). Cũng có một thời gian thủ đô của Vương quốc Bỉ, Brussels, một Học viện Belge des Hautes Etudes Bouddhiques, nơi một số học giả người Bỉ (Jean Dantinne, José Van den Broeck, Charles Willemen) đã xuất bản các bản dịch văn bản Phật giáo từ năm 1969 đến 1980.

belgium

PG-Vương-quốc-Bỉ-1


 

Vương quốc Bỉ là một quốc gia luôn cảnh giác với các tôn giáo mới (mặc dù trong nhiều trường hợp họ có lịch sử lâu đời hơn Kitô giáo) và thái độ chung đã được minh họa bằng ấn phẩm của Chính phủ về một danh sách đên gồm189 tổ chức (bao gồm cả hai tổ chức Phật giáo) trong ‘Săn phù thủ’ (witch-hunt) giáo phái năm 1997 và trong thái độ đang diễn ra, đặc biệt là trong cộng đồng nói tiếng Pháp của Bỉ.

 

Tuy nhiên, vào năm 1999 có khoảng 30 tổ chức và trung tâm Phật giáo đang hoạt động tại Vương quốc Bỉ, dại diện cho tất cả các truyền thống Phật giáo. Một Liên minh Phật giáo Vương quốc Bỉ (Buddhist Union of Belgium, BUB-UBB), là Thành viên Liên minh Quốc gia của EBU (National Union Member of the EBU) được thành lập năm 1997, tập hợp các trung tâm Phật giáo khác nhau ở Bỉ đã được thành lập thông qua các tổ chức từ thiện xã hội và tư nhân. Cuộc điều tra dân số năm 2011 ước tính rằng có 10.000 Phật tử có quốc tịch Bỉ, nhưng số lượng Phật tử trong dân số nhập cư đã vượt quá 20.000.

 

Việt dịch Thích Vân Phong

Nguồn Reuters

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/03/2023(Xem: 1272)
Đế quốc Maurya là một thế lực hùng mạnh trên một diện tích rộng lớn vào thời Ấn Độ cổ đại, do vương triều Maurya cai trị từ năm 321 đến 185 trước TL, triều đại đầu tiên thống nhất miền bắc Ấn Độ, có liên hệ mật thiết với lịch sử Phật giáo. Đặc biệt, Đại đế Asoka thuộc thế hệ thứ ba vương triều Maurya do ông nội ông, Chandragupta, sáng lập. Hoàng đế Maurya Ashoka (trị vì từ năm 273 đến 232 trước TL), một trong những hoàng đế Ấn Độ kiệt xuất, Hoàng đế Maurya Ashoka toàn thắng trong một loạt các cuộc chinh phạt và đã cai trị phần lớn vùng Nam Á, từ Afghanistan cho đến Bengal hiện nay và đi sâu đến miền Nam tận Mysore.
23/03/2023(Xem: 1396)
Tiến sĩ Jeffery A. Martin, người sáng lập và Giám đốc Công nghệ số cộng đồng trong chuyển đổi số, một doanh nhân và nhà khoa học xã hội. Gần đây, ông đã tiếp cận với phóng viên báo Buddhadoor Global. Thảo luận của ông về cách thức như thế nào để chuyển đổi “tính ích kỷ” (selfish) trở nên hạnh phúc hơn đã trở thành một cuộc điều tra trên toàn thế giới về việc nâng cao hạnh phúc con người.
22/03/2023(Xem: 5597)
Năm 2011, chuyên mục này đã đưa ra một số chủ đề lớn, từ những phương pháp hay nhất, dành cho tăng đoàn Phật giáo với khoa học công nghệ best practices with technology for sanghas, đến việc khám phá các mối quan hệ giữa sự thật khoa học thần kinh và Phật pháp relationship between truth, neuroscience, and the Dharma. Sau đó, chúng tôi đề cập đến tính hai mặt dưới góc nhìn khoa học thần kinh duality in light of neuroscience, và bắt đầu chỉ ra những lợi ích của việc xây dựng một lý thuyết khoa học về sự văn minh a scientific theory of enlightenment. Bởi thắc mắc này đang đưa ra những chủ đề mới dịp đầu xuân này, có lẽ tôi nên nhấn mạnh điều gì đó.
20/03/2023(Xem: 1415)
Với đôi mắt có hồn tỏa ra thần thái thu hút, rạng ngời và chau mày với vẻ mặt trầm ngâm của vị Trưởng lão Hòa thượng Karmayōgī Kṛpāśaraṇa Mahāthērō (22, 6, 1865-30,4, 1927), ngay lập tức có thể nhận ra với bất kỳ người Bengali hoặc Bangladesh nào gần một thế kỷ sau khi Ngài thu thần viên tịch. Trưởng lão Hòa thượng Karmayōgī Kṛpāśaraṇa Mahāthērō, nhà từ thiện Phật giáo Nguyên thủy, nhà cải cách quan trọng của Phật giáo Ấn Độ vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20.
17/03/2023(Xem: 3104)
Phật tử Tích Lan cung nghinh HT Thông Hải với nghi thức trang trọng
05/03/2023(Xem: 1726)
Vào lúc 9 giờ sáng ngày 3 tháng 3 năm 2023 (11/2/Quý Mão) sẽ diễn ra buổi lễ Khai trương Văn phòng Phật giáo Won (Viên) tại Hà Nội, sự kiện được tổ chức tại địa chỉ Lô 101-TT4. KĐT Mỹ Đình Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Tp. Hà Nội.
11/02/2023(Xem: 4170)
Đại Hội Huynh Trưởng GĐPTVN – UĐL lần thứ 11 đã được diễn ra từ ngày 25-27 tháng 12 năm 2022, nhằm mục đích củng cố nhân sự và phát triễn tổ chức giữa thời đại công nghệ mới. Qua 9 buổi Khoáng Đại, Đại Hội đã thành công viên mãn với kết quả là có 2 cơ chế song hành tại quản hạt Úc Đại Lợi:
10/12/2022(Xem: 1861)
Roberto Baggio sinh ngày 18/02/1967 tại Caldogno, Ý. Anh có biệt danh là “đuôi ngựa thần thánh” và được xem là một trong những tiền đạo vĩ đại nhất trong lịch sử bóng đá Ý. Danh thủ người Ý giành được cả 2 danh hiệu cao quý nhất của bóng đá thế giới khi còn thi đấu là Quả bóng vàng châu Âu (1993) và Cầu thủ xuất sắc nhất năm của FIFA (1993). Anh còn nổi tiếng khắp thế giới vì thực hiện không thành công loạt đá luân lưu của mình khiến đội tuyển Ý thất bại trước Brazil trong trận chung kết World Cup 1994. Đạo Phật đã thay đổi nhận thức của Baggio về cuộc đời và giúp anh vượt qua những chấn thương, thất bại, tìm được cuộc sống hạnh phúc như hiện tại
19/10/2022(Xem: 3815)
Thời gian thấm thoát trôi qua nhanh, đã bốn năm kể từ khi Sư bà Diệu Từ viên tịch. Hôm nay, ngày 08 tháng 10 năm 2022, quý Ni sư và Phật tử Chùa Diệu Quang, Sacramento, thủ phủ California, thành kính thiết lễ húy nhật lần thứ 2, lễ cắt băng khánh thành Đại Bảo Tháp Ân Sư, Lễ Nhập Cốt và An vị Tôn tượng Sư bà ân sư.
19/10/2022(Xem: 4090)
Sáng ngày 08/10/2022, tại Tu viện Huyền Không - số 14335 Story Road, thành phố San Jose (Hoa Kỳ), Trường Cao đẳng Phật giáo Thực dụng đã long trọng tổ chức Lễ khai giảng học kỳ I, niên khóa 2022-2023. Quang lâm dự lễ khai giảng có: Hòa thượng Thích Viên Lý, viện chủ chùa Điều Ngự, thành phố Westminster; Hòa thượng Thích Từ Lực, viện chủ chùa Phổ Từ, thành phố Hayward; TT. Tâm Trung Giác, trú trì đạo tràng Linh Hòa, thành phố San Jose; TT. Thích Hạnh Thông, trú xứ niệm Phật đường Fremont; Ni sư Thích Nữ Nguyên Thiện, trú trì tu viện Huyền Không; Ni sư Tiến Liên, trú trì tịnh xá Ngọc Hòa, thành phố San Jose; chư Ni trú xứ tu viện Huyền Không và tịnh xá Ngọc Hòa; GSTS. Như Ninh Nguyễn Hồng Dũng, hiệu trưởng, GSTS. Tâm Thường Định Bạch Xuân Phẻ, phó hiệu trưởng; cùng đông đảo chư vị giáo sư thỉnh giảng, giáo thọ sư; chư vị trong ban tu thư, chư vị thiện tri thức; huynh trưởng gia đình Phật tử; phóng viên nhiều báo đài ở San Jose; các cơ sở bảo trợ; cùng đông đảo Phật tử, học viên đến
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]