Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Danh tăng Karmayōgī Kṛpāśaraṇa Mahāthērō bị Lãng quên của Công cuộc Chấn hưng Phật giáo tại Ấn Độ và Bangladesh Hiện đại

20/03/202304:49(Xem: 1400)
Danh tăng Karmayōgī Kṛpāśaraṇa Mahāthērō bị Lãng quên của Công cuộc Chấn hưng Phật giáo tại Ấn Độ và Bangladesh Hiện đại

Danh tăng Karmayōgī Kṛpāśaraṇa Mahāthērō bị Lãng quên

của Công cuộc Chấn hưng Phật giáo tại Ấn Độ và Bangladesh Hiện đại

(Karmayōgī Kṛpāśaraṇa Mahāthērō (1865–1927):

The Forgotten Monk Who Built Buddhism in Modern India and Bangladesh)

 

Với đôi mắt có hồn tỏa ra thần thái thu hút, rạng ngời và chau mày với vẻ mặt trầm ngâm của vị Trưởng lão Hòa thượng Karmayōgī Kṛpāśaraṇa Mahāthērō (22, 6, 1865-30,4, 1927), ngay lập tức có thể nhận ra với bất kỳ người Bengali hoặc Bangladesh nào gần một thế kỷ sau khi Ngài thu thần viên tịch. Trưởng lão Hòa thượng Karmayōgī Kṛpāśaraṇa Mahāthērō, nhà từ thiện Phật giáo Nguyên thủy, nhà cải cách quan trọng của Phật giáo Ấn Độ vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Ngài đã đi  tiên phong trong các lĩnh vực giáo dục và nhân đạo ở Ấn Độ và Bengal trước khi độc lập (Bangladesh ngày nay và Tây Bengal ở Ấn Độ). Theo quan sát của Raj người Anh, và giữa một môi trường sôi động của những ý tưởng trí thức và chủ nghĩa dân tộc mới, Ngài đã thành lập một số lượng lớn các cơ sở tự viện Phật giáo, tổ chức và cơ sở giáo dục, nổi bật nhất là Bengal Buddhist Association (Bengali: বৌদ্ধ ধর্মাঙ্কুর সভা, Bôuddhô Dhôrmāṅkurô Sôbhā; Hiệp hội Phật giáo Bengal, BBA). Để ghi công đức Ngài đã cống hiến cho hoạt động nhân đạo và không biết mệt mõi để lo việc chấn hưng Phật ở đồng bằng sông Bengal, người dân Bengal đã truy tặng Ngài danh hiệu “Karmayōgī”, ngày nay gọi Ngài là “Karmayōgī Kṛpāśaraṇa Mahāthērō” (gọi vắn tắt là Kṛpāśaraṇa).

 

Hình 1 Pho tượng của Trưởng lão Hòa thượng Karmayōgī Kṛpāśaraṇa Mahāthērō

Hình 1: Pho tượng của Trưởng lão Hòa thượng Karmayōgī Kṛpāśaraṇa Mahāthērō, được tạc bằng đá cẩm thạch, tôn trí tại Baud’dha Dharmāṅkūra Bihāra, Kolkata. Ảnh của Bodhipala Mahāthērō (1968–2020)

 

Thời thơ ấu và xuất gia thụ giới Phật giáo

 

Trưởng lão Hòa thượng Karmayōgī Kṛpāśaraṇa Mahāthērō sinh ngày 22, tháng 6, năm 1865-30,4, 1927) tại Unainpūrā, một ngôi làng Phật giáo ở Phân khu Patiya, quận Chattogram thuộc Bangladesh ngày nay. Ngài là người con thứ sáu trong gia đình, thân phụ của Ngài là cụ ông Ānandamōhan Barua và hiền mẫu của Ngài là cụ bà Ārādhanā Barua. Bởi sinh trưởng trong một gia đình đông con gặp phải khó khăn về kinh tế, vì thế Ngài không đủ điều kiện để cắp sách đến trường học. Theo nghiên cứu của học giả Sīlānanda Brahmacārī cho biết rằng, mặc dù thuở ấu thơ Ngài phải chịu cảnh suy nhược cơ thể vì đói nghèo và thiếu thốn, nhưng Ngài không bao giờ bày tỏ nỗi buồn với đấng sinh thành.

 

Năm lên 10 tuổi, Ngài phải chịu cảnh mồ côi cha bởi cụ ông Ānandamōhan Barua đột ngột từ trần. Hiền mẫu của Ngài, cụ bà Ārādhanā Barua trở thành góa phụ và không đủ khả năng chăm sóc các con. Thế là số phận hẩm hiu của bản thân, tuổi ấu thơ mà Ngài phải vất vả làm thuê cho một người họ hàng để giúp mẹ bớt khó khăn trong cuộc sống. Ngài kiếm được 2 taka (đơn vị tiền tệ của người Bengal ở Ấn Độ thuộc địa Anh) và dâng hết số tiền ấy cho mẹ để chi tiêu trong gia đình. Người mẹ hiền (cụ bà Ārādhanā Barua) vô cùng sửng sốt và cảm động trước nghĩa cử cao đẹp, lòng hiếu thảo của con trẻ. Trải năm tháng trôi qua, cụ bà đã nhận ra rằng, Ngài có xu hướng hỗ trợ và giúp đỡ người khác, và rằng Ngài có thể được thế phát xuất gia tu học Phật pháp với tư cách là một nhà Sư.

 

Hình 2 Tiểu sử của học giả Phật giáo Sīlānanda Brahmacārī Karmayōgī Kṛpāśaraṇa

Hình 2: Tiểu sử của học giả Phật giáo Sīlānanda Brahmacārī Karmayōgī Kṛpāśaraṇa, xuất bản lần đầu năm 1950. Ảnh của tác giả bài viết

 

Dưới sự chỉ dạy của Hòa thượng bản sư (upajjhāya) Sūdhancandra Mahāsthabīra, Ngài được đăng đàn thụ giới Sa di (sāmaṇera hay pabbajjā) vào ngày 14 tháng 4 năm 1881. Sau khi thụ giới Sa di, Ngài đã thuận duyên được học tập và nghiên cứu kỹ giới luật và quy củ chốn thiền môn. Nhờ chăm chỉ học hỏi và tu hành, Ngài trở nên là một tăng sinh xuất sắc và nhanh chóng tiến lên thụ giới cao hơn, khi trưởng thành đủ tuổi 20, Ngài được Hòa thượng Bản sư cho phép đăng đàn thụ đại giới tỳ kheo, đàn giới này do Đại lão Hòa thượng Ācārya Pūrṇācāra Candramōhana Mahāsthabīra (1834–1907), vị đệ nhị Tăng thống (Saṅgharāja) Phật giáo Bangladesh làm Hòa thượng đàn đầu. Ngài được Hòa thượng bản sư truyền đăng pháp mạch với Phật danh là tỳ kheo  Candrajyōti (Candrajyōti Bhikkhu). Bất chấp đạo hiệu chính thức này, Phật danh riêng của Ngài dường như đã được định danh, và hầu như không ai sử dụng chính danh của Ngài với bất kỳ sự nhất quán hoặc thực sự nghiêm túc. Cái danh xưng thân mật “Kṛpāśaraṇa Mahāthērō” trở nên phổ biến nhất của Ngài, và là cái danh xưng được Ngài công nhận nhiều nhất.

 

Hình 3 Các tác phẩm điêu khắc tưởng niệm ba vị danh tăng Phật giáo tại Unainpūrā Laṅkārāma

Hình 3: Các tác phẩm điêu khắc tưởng niệm ba vị danh tăng Phật giáo tại Unainpūrā Laṅkārāma (tiểu khu Patiya ở Chattogram) Theravāda: Đại lão Hòa thượng Ācārya Pūrṇācāra Candramōhana Mahāsthabīra (19/6/1834 – 4/2/1907), Gyaniswer Mahāthērō (20/12/1887–28/10/1974) và Kṛpāśaraṇa. Ảnh của tác giả bài viết.

 

Đại lão Hòa thượng Ācārya Pūrṇācāra Candramōhana Mahāsthabīra, vị đệ nhị Tăng thống (Saṅgharāja) Phật giáo Bangladesh đã để lại một tác động to lớn đối với Ngài. Sau khi Ngài thụ đại giới tỳ kheo, Ngài đến tại Bồ đề Đạo tràng (Bodh Gaya) đảnh lễ  Đức đệ nhị Tăng thống (Saṅgharāja) Phật giáo Bangladesh, Đại lão Hòa thượng Ācārya Pūrṇācāra Candramōhana Mahāsthabīra. Trong tiểu sử của Ngài, Học giả Phật giáo Sīlānanda Brahmacārī lưu ý rằng khi ở Bồ đề Đạo tràng (Bodh Gaya), Ngài đã trải nghiệm và hiểu biết sâu sắc nào đó khi suy ngẫm về sự suy tàn của Phật giáo ở tiểu lục địa Ấn Độ. Tại chốn linh thiêng nhất Bồ đề Đạo tràng (Bodh Gaya) nhưng Phật giáo suy tàn đổ nát nhất, Ngài quyết định cống hiến đời mình để góp phần phục hưng Phật giáo Ấn Độ. (Brahmacārī 1950, 14–15)

 

Bên cạnh mối quan tâm của bản thân về sự suy tàn của Phật giáo như một niềm tự tin đức tự chủ sống động, Ngài được truyền cảm hứng từ Đức Phật rằng, các vị tăng sĩ phạm hạnh từng bước chân an lạc, hành khất khắp các nẻo đường phố, kết duyên Bồ đề quyến thuộc Phật pháp, vì lợi ích của quần chúng và vì hạnh phúc của nhiều chúng sinh (bahujana-hitāya bahujana-sukhāya). Cuộc hành hương đầu tiên này chắc chắn đã đặt Ngài trên con đường mà nhiều nhà cải cách sẽ nối gót noi theo.

 
Hình 4 Đài tưởng niệm do Bodhipala Mahāthērō dựng lên tại nơi sinh của Ngài

Hình 4: Đài tưởng niệm do Bodhipala Mahāthērō dựng lên tại nơi sinh của Ngài, làng Unainpūrā. Một pho tượng bằng đó cẩm thạch của Ngài được đặt bên trong để đân địa phương và nhưng người hành hương có thể bày tỏ lòng thành kính. Hình ảnh của tác giả bài viết

 

Kolkata, thủ phủ của bang Tây Bengal, Ấn Độ và Hiệp hội Phật giáo Bengal: Di sản vĩ đại nhất của Trưởng lão Hòa thượng Karmayōgī Kpāśaraa Mahāthērō

 

Sau bước chân hoằng dương chính pháp Phật đà tại Bồ đề Đạo tràng Ấn Độ, Ngài trở lại định cư tại làng Bākkhālī, Chattogram, thành phố cảng phía Đông Nam của Bangladesh, bên sông Karnaphuli, gần Vịnh Bengal. Ngài tiếp tục tư duy về cách cống hiến cho cộng đồng Phật giáo bằng cách xây dựng lại tổ chức tăng đoàn và lan tỏa ánh quang minh Phật pháp từ bi, trí tuệ, hùng lực, tự do, bình đẳng khắp Bengal và Ấn Độ. Vào ngày 15 tháng 6 năm 1886, đáp lời thỉnh cầu học Phật pháp, Ngài đến Kolkata (địa danh thời thuộc địa Anh là Calcutta), thủ phủ của bang Tây Bengal, Ấn Độ, và cư trú tại Tu viện Nabīna Bihār, 72/73 Phố Maṅgalā lē'ina.

 

Tại trú xứ tại Tu viện Nabīna Bihār, Ngài cảm thấy kinh hoàng trước sự lỏng lẻo và vô tổ chức của các cộng đồng Phật giáo ở Kolkata. Thiên hạ dị nghị rằng các tổ chức cộng đồng Phật giáo địa phương này thật vô hồn, họ chẳng quan tâm gì đến những kim ngôn khẩu ngọc lời giáo huấn quý báu của chư Phật, chư Tổ, chỉ biết hưởng thụ thỏa mãn dục lạc trần tục, cũng chẳng quan tâm gì đến giềng mối đạo Phật. Ngài ngẫm nghĩ rằng, là giải pháp duy nhất là một xã hội Benggali cần được tái tạo năng lượng và hồi sinh, phải thúc đẩy bởi lời hiệu triệu khẩn cấp, nhằm bảo vệ các cộng đồng Phật giáo dân tộc ở Boṅgabhūmi. Bước đầu tiên của Ngài là thành lập Mahānagara Bihāra, bằng cách thuê một địa điểm tại 21/26 Phố Bho. Bất chấp tình trạng khiêm tốn của cơ sở tự viện Phật giáo đầu tiên, tổ chức cơ sở Phật giáo thứ hai và lâu dài nhất của Ngài cũng đã được thành lập tại Kolkata. Nhận thức được chủ nghĩa dân tộc bản địa đang phát triển dưới thời  thời Raj (Ấn Độ) thuộc Anh, và hy vọng muốn gắn bản sắc tôn giáo đồng hành cùng quốc gia dân tộc, Ngài quyết định thành lập một tổ chức Phật giáo ở trung tâm của Ấn Độ thuộc Anh.

 

Tổ chức Phật giáo mới nổi này, không giống các nhóm Phật giáo trước đây đã biến chất chỉ có xác không hồn, Ngài đã tích cực tìm kiếm những người thực sự sùng đạo, chánh tín, chánh kiến và tập hợp họ lại với nhau, nuôi dưỡng hạt giống Bồ đề, ươm mầm Bát nhã cho họ, vun đắp trong họ một bản sắc gắn kết với là những Phật tử đáng tự hào và là những người thực sự kính tin Tam bảo, gìn giữ phát huy giá trị tinh hoa đạo Phật. Tổ chức này được thành lập vào đêm cát tường Prabāranā Pūrṇimā (Āśbinī Pūrṇimā) ngày 5 tháng 10 năm 1892:Baud'dha Dharmāṅkūra Sabhā (Hiệp hội Phật giáo Bengal). Nhà từ thiện đương thời và học  giả Phật giáo, Tỳ kheo Bodhipala khẳng định rằng Hiệp hội Phật giáo Bengal là một trong những cộng đồng Phật giáo tiên phong ở Ân Độ thuộc Anh, và là di sản đáng tự hào này kể từ thời thuộc địa Anh, đã tồn tại cho đến ngày nay với tư cách là Hiệp hội Phật giáo đại diện của Bengal. Và đã nhân rộng hơn nhiều.

 

Hình 5  Tu viện Baud'dha Dharmāṅkūra Sabhā

Hình 5: Tu viện Baud'dha Dharmāṅkūra Sabhā, Kolkata, Ấn Độ. Ảnh của cố Hòa thượng Bodhipala Mahāthērō

 

Các cơ sở tự viện của Trưởng lão Hòa thượng Karmayōgī Kpāśaraa Mahāthērō lan rộng khắp Ấn Độ và Bengal

 

Sau khi xây dựng thành công Hiệp hội Phật giáo và trụ sở chính của nó – một tu viện tên là Baud’dha Dharmāṅkūra Bihāra ở Kolkata, thủ phủ của bang Tây Bengal, Ấn Độ - hương đức hạnh của Ngài ngược gió khắp tung bay lan xa. Sự ngưỡng mộ tôn kính đối với công chúng ngày càng tăng này đã thúc đẩy một làn sống hoạt động của một vị cao tăng thạc đức, chủ yếu bao gồm việc thành lập các tổ chức tình huynh đệ (bihāra) ở Boṅgabhūmi và xa hơn nữa. Ở tất cả những nơi độc đáo và đa dạng này, Ngài luôn nghĩ đến nhu cầu của những người sùng kính đạo Phật ở những vùng đó, lưu ý rằng họ không thể tu tập và hành động nếu không có sự hỗ trợ của thể chế chính trị đương đại.

 

Năm 1907, Ngài mua một khu đất ở Lucknow rộng 669 mét vuông để xây dựng một Học viện Phật giáo Baud'dha Dharmāṅkūra Bihāra, tên gọi vắt tắt là Lucknow Bodhi Bihāra. Cùng năm, Ngài thành lập trung tâm Phật giáo Shimla Baud'dha Samiti, một chi nhánh khác ở Shimla, thủ phủ và thành phố lớn nhất của bang miền bắc Ấn Độ Himachal Pradesh.

 

Năm 1910, Ngài đến Darjeeling, một thành phố thuộc bang Tây Bengal của Ấn Độ để thành lập một Học viện Phật giáo Baud’dha Dharmāṅkūra Bihāra. Vua Bijaẏa Cām̐da Mahatāba, người trị vì Hoàng cung ở Bardhaman, đã ủy quyền cho Ngài thành lập một tu viện Phật giáo, việc xây dựng mãi đến năm 1919 mới hoàn thành. Sau Darjeeling, Kṛpāśaraṇa đến Ranchi, thủ phủ của bang Jharkhand.

 

Năm 1915, Ngài thành lập một chi nhánh mới khác Học viện Phật giáo Baud’dha Dharmāṅkūra Bihāra ở Ranchi, một thành phố và là nơi đặt hội đồng thành phố (municipal corporation) của quận Ranchi thuộc bang Jharkhand, Ấn Độ với sự hỗ trợ từ Raj.

 

Năm 1918, Ngài thành lập một chi nhánh thuộc Baud’dha Dharmāṅkūra Bihāra tọa lạc tại Shillong, một thành phố, một trạm đồi, và là thủ phủ của bang Meghalaya.

 

Ngoài các hoạt động Phật sự, tuyên dương Diệu pháp Như Lai ở miền bắc Ấn Độ và Tây Bengal, Ngài đã có những cống hiến đáng kể cho Unainpūrā, ngôi làng nơi Ngài sinh ra. Năm 1921, Ngài đã trùng tu ngôi già lam cổ tự Unainpūrā Laṅkārāma. Đáng ứng sự yêu cầu của cư dân trong làng, Ngài thành lập một chi nhánh của Dharmāṅkūra Baud’dha Sabhā. Trong năm này, Ngài đã mở một chi nhánh mới Dharmāṅkūra Baud'dha Sabhā tọa lạc tại khu vực Chattogram Hill Tract (CHT) của Rangamati, Bangladesh.

 

Năm 1922, Ngài trở lại Kolkata, thủ phủ của bang Tây Bengal, Ấn Độ, thành lập một Học viện Phật giáo Baud’dha Dharmāṅkūra Sabhā tọa lạc tại Jamsehdpur, một thành phố ở bang Jharkand ở Ấn Độ. Việc thành lập Học viện Phật giáo này được tài trợ bởi một công ty gia đình Tata ở Jamshedpur, có trụ sở tại Tatanagar, công ty này đã cúng dường cho Ngài một khu đất rộng 5.620 mét vuông để kiến tạo một cơ sở tự viện Phật giáo và Trung tâm Thiền định. Cuối cùng, hai năm trước khi viên tịch vào năm 1925, Ngài đã kiến tạo một một tu viện ở Shillong.

 

Trường học, Thư viện và Tạp chí: Giáo dục là niềm đam mê

 

Ngài vô cùng thất vọng trước sự thiếu hiểu biết của các Phật tử người Bengal, Ngài hiểu và thương, cảm thông việc họ không được giáo dục chính quy. Giáo sư Shimul Barua đã viết trong tác phẩm Mānaba Cintanē Bud’dha Cintā-Jāgaraṇē (2021) rằng, bản thân Trưởng lão Hòa thượng Karmayōgī Kṛpāśaraṇa Mahāthērō tự học là chính và mong muốn các Phật tử dưới sự chăm sóc của Ngài, sống và học hỏi khác với Ngài, để tận hưởng những cơ hội mà Ngài không may mắn không có được học chính quy như họ. Là một người chưa bao giờ có cơ hội được hưởng một nền giáo dục chính thức, Ngày coi đó là chìa khóa để đảm bảo những vị trí đáng kính cho những người đang đi làm và giúp vượt khó vươn lên trên địa vị kinh tế trước đây của họ.

 

Do đó, Ngài bắt đầu thành lập các trường học và cao đẳng ở Boṅgabhūmi. Năm 1913, Ngài thành lập Học viện Kṛpāśaraṇa Free Institution, một ngôi trường học phi lợi nhuận. Mặc dù nằm trong khuôn viên của Học viện Phật giáo Baud'dha Dharmāṅkūra Bihāra, ngôi trường này nhận học sinh thuộc mọi thành phần tôn giáo và cung cấp giáo dục miễn phí bằng cả tiếng Bengal và tiếng Anh. Với sự hỗ trợ của học giả Phật giáo rạng danh,  Tiến sĩ Benimadhab Barua (1888–1948), Ngài đã giám sát tổ chức này và nó nhanh chóng trở nên phổ biến.

 

Năm 1916, Ngài bắt đầu khai giảng một trường học buổi tối, nhằm mang lại lợi ích cho những người lao động có liên kết với Hiệp hội Phật giáo Bengal. Với sự tận tình trợ giúp của học giả, nhà báo W. C. Wordsworth (1878–1950), người từng là Giám đốc Bộ Giáo dục Bengal, Hiệp hội Phật giáo Bengal đã nhận được tài trợ để điều hành cả Học viện Kṛpāśaraṇa Free Institution và trường học buổi tối dành cho người lao động.

 
Hình 6 Chân dung Trưởng lão Hòa thượng Karmayōgī Kṛpāśaraṇa Mahāthērō

Hình 6: Chân dung Trưởng lão Hòa thượng Karmayōgī Kṛpāśaraṇa Mahāthērō. Ảnh của cố Hòa thượng Bodhipala Mahāthērō

 

Ngài kết duyên pháp lữ tình huynh đệ với Giáo sư Ashutosh Mookerjee (1864–1924), Hiệu trưởng Đại học Calcutta. Tiến sĩ Dharmasen Mahāsthabīra (1928–2020), được công nhận ở Ngài và mối quan hệ của Giáo sư Ashutosh Mookerjee, là một tấm gương sáng về tình pháp hữu cao thượng hay kalyāṇa-mittatā. (Dharmasen 2021, 436-37) Mối tâm giao keo sơn này cũng đã ảnh hưởng đến nền giáo dục thế tục ở Boṅgabhūmi. Ngài đã thuyết phục Giáo sư Ashutosh Mookerjee rằng vì uy tín giáo dục, dù tốt hay xấu, dựa trên sự liên kết của trường Đại học, các trường học và cao đẳng ở nông thôn cần phải liên kết với Đại học Calcutta danh tiếng. Sự liên kết thể chế này sẽ khuyến khích học sinh từ các trường và cao đẳng có hoàn cảnh khó khăn, cạnh tranh việc làm với những sinh viên tốt nghiệp từ các đối tác nổi tiếng hơn. Do đó, Giáo sư Ashutosh Mookerjee đã thiết lập mối quan hệ học thuật giữa Đại học Calcutta và các tổ chức nông thôn của Caṭṭagrāma.*

 

Hình 7  Ảnh đen trắng hiếm hoi của Trưởng lão Hòa thượng Kṛpāśaraṇa Mahāthērō và người bạn cao quý, Giáo sư Ashutosh Moo

Hình 7: Ảnh đen trắng hiếm hoi của Trưởng lão Hòa thượng Kṛpāśaraṇa Mahāthērō và người bạn cao quý, Giáo sư Ashutosh Mookerjee. Ảnh của Bodhipala Mahāthērō

 

Ngài rất quan tâm đến đời sống và chú trọng việc giáo dục phụ nữ. Năm 1919, Ngài thành lập tổ chức Baud’dha Mahilā Sam’milanī (Hiệp hội Nữ giới Phật giáo) để nâng cao phúc lợi cho phụ nữ. Mục tiêu của tổ chức Baud’dha Mahilā Sam’milanī là khuyến khích phụ nữ theo đuổi con đường học vấn và sẽ giúp đỡ bằng cách cung cấp học bổng và trợ cấp cho các ứng viên. Mặc dù thông tin về chuyên gia giáo dục phụ nữ vẫn còn hiếm hoi, chỉ được biết có nữ Cư sĩ  L.L. Jennie, nhưng hồ sơ cho thấy nữ cư sĩ này đã hỗ trợ cho Ngài khởi động chương trình học bổng dành cho phụ nữ.

Năm 1913, trong cuộc họp nữ giới Phật giáo tại Học viện Phật giáo Baud’dha Dharmāṅkūra Bihāra, Ngài tuyên bố rằng, tất cả phụ nữ đều xứng đáng có đặt quyền như nam giới và phụ nữ có thể làm việc ngoài trời giống như nam giới. Cho đến ngày nay, học bổng này vẫn còn hoạt động, cung cấp hỗ trợ tài chính cho những phụ nữ đang học tại các trường phổ thông, cao đẳng và đại học, cũng như các lớp đào tạo nghề.

 

Hình 8 Tạp chí Phật giáo uy tín Jagaṯjyōti, xuất bản nhân kỷ niệm 150 ngày sinh của Trưởng lão Hòa thượng Kṛpāśaraṇa Mah

Hình 8: Tạp chí Phật giáo uy tín Jagaṯjyōti, xuất bản nhân kỷ niệm 150 ngày sinh của Trưởng lão Hòa thượng Kṛpāśaraṇa Mahāthērō. Ảnh của Bodhipala Mahāthērō

 

Ngài nhận ra tầm quan trọng của việc thành lập các Thư viện và Tạp chí. Giáo sư Shimul Barua lưu ý rằng, Trưởng lão Hòa thượng Kṛpāśaraṇa Mahāthērō được truyền cảm hứng từ ký ức lừng lẫy của Đại học Phật giáo Nalanda là một Trung tâm giáo dục toàn diện, tiêu biểu nhất thế giới, nơi học tập bậc cao thời cổ đại ở bang Bihar, Ấn Độ, tồn tại từ thế kỷ thứ 5 đến thế 12 (1197).

 

Năm 1909, Ngài thành lập Thư viện Guṇālaṅkāra trong khuôn viên Học viện Phật giáo Baud’dha Dharmāṅkūra Bihāra, Kolkata. Với sự hỗ trợ của Hiệp hội Phật giáo Bengal (BBA), Ngài đã thu thập một số lượng sách lớn, bản thảo và kinh điển cho Thư viện. Ngài rất mong muốn có một nền tảng để các học giả địa phương xuất bản nghiên cứu của họ. Một năm trước đó, 1908, Ngài đã thành lập Jagaṯjyōti, một Tạp chí tạp chí nguyệt san Phật giáo. Ngài đã tuyển chọn nhị vị học giả nổi tiếng, Guṇālaṅkāra Mahāsthabīra và Sāmaṇera Pūrṇānanda Sāmī, để biên tập Tạp chí tạp chí nguyệt san Phật giáo Jagaṯjyōti. Tạp chí này vẫn liên tục lưu hành cho đến ngày nay, làm sáng tỏ các phong trào và xu hướng thức tỉnh xã hội và văn hóa ở Bangladesh và Ấn Độ.

 

Sự tham gia vào giáo dục của Trưởng lão Hòa thượng Kṛpāśaraṇa Mahāthērō, cùng hòa nhịp với xu hướng một xã hội ngày càng biết chữ ở Boṅgabhūmi và Ấn Độ thuộc Anh, được thúc đẩy bởi một mạng lưới người dân địa phương đa dạng và đôi khi không liên quan (một số trong họ thuộc tầng lớp ưu tú và có học thức ở Châu Âu hoặc Châu Mỹ) chịu sự hạn chế của những cách thức cũ cũng như sự thống trị của các nền văn hóa ngoại bang. Hiểu được giá trị của giáo dục cả nam giới và phụ nữ, Ngài đã dành cả cuộc đời để thành lập các trường học và Tạp chí Nghiên cứu Phật học cũng như hỗ trợ các học giả và các nhà giáo dục địa phương. Những tư duy của Ngài về phúc lợi giáo dục đã đi trước thời đại.

 

Sinh và tử thuận theo tự nhiên, Ngài là cây cao bóng cả trùm khắp thiên hạ

 

Nhân duyên Ta bà quả mãn, hóa duyên ký tất, thuận thế vô thường, Ngài thanh thản trút hơi thở, an nhiên viên tịch vào ngày 30 tháng 4 năm 1927. Theo di nguyện cuối đời của Ngài, một năm sau, nhục thân của Ngài được đưa về nơi sinh quán, làng Unainpūrā. Ngôi làng quê hương thân yêu là nơi tổ chức đại tang lễ, do chư tôn đức hội đồng giáo phẩm đồng chủ trì và tổ chức bởi một số lượng lớn Phật tử và công chúng tham dự.

 

Mặc dù chiếc thân tứ đại của Ngài thuận theo quy luật tự nhiên, đã từ giã trần gian từ rất lâu, trước khi Ấn Độ giành độc lập và Phân vùng Bengal vào năm 1947, chứ chẳng nói đến việc thành lập Bangladesh vào năm 1971, không thể tách rời ý thức hưng thịnh về bản sắc tôn giáo và sắc tộc đã xác định các giai đoạn đó của người Bengal hiện đại – và Nam Á – từ lâu lịch sử từ những nền tảng mà Ngài đã xây dựng vào đầu thế kỷ 20.

 

Thật vậy, thậm chí có thể công bằng khi tôn vinh Ngài là một trong những nhân vật thúc đẩy các làn sóng chủ nghĩa dân tộc khác nhau trong suốt quý đầu tiên của thế kỷ 20. Vào thời điểm Ngài viên tịch, Ấn Độ đang run sợ trước những ý thức độc lập và chế độ nhà nước đang phát triển – hậu quả trực tiếp từ hoạt động của những nhân vật có ảnh hưởng như Ngài. Điều phi thường hơn nữa là, không giống như nhiều nhà cải cách xuất thân từ tầng lớp thượng lưu hoặc các gia đình thượng lưu địa phương có quan hệ với phương Tây, trong suốt cuộc đời, Ngài luôn khiêm tốn và trung thực về nguồn gốc xuất thân từ gia đình nghèo khó của mình.

 
Hình 9 Bảo tháp kỷ niệm nơi trà tỳ hỏa táng nhục thân Trưởng lão Hòa thượng Kṛpāśaraṇa Mahāthērō năm 1927

Hình 9: Bảo tháp kỷ niệm nơi trà tỳ hỏa táng nhục thân Trưởng lão Hòa thượng Kṛpāśaraṇa Mahāthērō năm 1927. Ảnh của tác giả bài viết

 

Di sản của Trưởng lão Hòa thượng Kṛpāśaraṇa Mahāthērō tiếp tục làm phong phú và truyền cảm hứng cho xã hội Bengal, nhưng nó có phần phức tạp hơn khi khu vực mà Ngài vô cùng trân trọng và yêu quý lại bị chia cắt giữa Ấn Độ và Bangladesh, hai thực thể mà Ngài đã phải vật lộn để công nhận và hòa giải. Cho đến nay, Hiệp hội Phật giáo Bengal (BBA) vẫn còn trụ sở ở Kolkata, nhưng phần lớn những gì Ngài đại diện và ủng hộ có thể được tìm thấy trong các cộng đồng Phật giáo sôi động của Bangladesh.

 

Ngài đã dành thời gian cho cả hai nơi. Có lẽ đây là một trò chơi giải trí đấu trí tuệ không được như ý, khi nghĩ về những gì Ngài đã tâm quyết làm ngày hôm nay. Với hạnh nguyện Bồ tát,  Sứ giả Như Lai, Ngài là cây cao bóng cả trùm khắp thiên hạ, Ngài như áng Từ vân phủ khắp Bengal, bất kể quốc tịch, chủng tộc, màu da, giới tính. Các cộng đồng người Bengal ở Boṅgabhūmi nhìn nhận đúng đắn rằng, Ngài đã đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình sự hiểu biết của người Bengal, về di sản bản địa trong thời kỳ chuyển đổi chính trị, xã hội và kinh tế đầy biến động, đã trực tiếp dẫn đến sự suy tàn và cuối  cùng đi đến sự sụp đổ của Raj thuộc Anh, mở ra một kỷ nguyên mới và đầy biến động của nền chính trị quốc gia tiểu lục địa Ấn Độ.

 

Do đó, nếu so sánh Ngài trực tiếp với những nhân vật hàng đầu khác của chủ nghĩa cải cách Phật giáo, chẳng hạn như Trưởng lão Hòa thượng Anagārika Dharmapāla là vị cha đẻ của chủ nghĩa dân tộc Phật giáo Sinhalese hiện đại, người đã tạo tiền đề cần thiết vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, để chống lại sự cai trị của đế quốc thực dân Anh, người sinh và tử cùng thời với nhau. Mục tiêu của các Ngài không nhất thiết phải trùng lặp và các tổ chức Phật giáo mà các Ngài thành lập có những bản sắc đa văn hóa khác nhau. Quan trọng nhất, các quốc gia Sri Lanka, Ấn Độ, Pakistan và Bangladesh được kiến tạo những thành tựu của họ và sự kết thúc chính thức của chủ nghĩa thực dân châu Âu ở Nam Á với tư cách là những thực thể độc nhất riêng của họ.

 

* Chúng bao gồm: Học viện Mahamuni Anglo-Pali; Trường tiểu học Silak Dowing; Trường trung học tiếng Anh Kartala-Belkaine; Trường trung học tiếng Anh Noapara; Trường trung học Andharmanik; Trường Pali Naikaine Purnachar; Trường trung học Dhamakhali; Trường trung học tiếng Anh Pancharia; Trường nữ sinh và thư viện Satbaria; Trường tiểu học Unainpura; Trường THCS Unainpura; Trường Trung học Anh ngữ Rangunia; Trường trung học M.A. Rahat Ali; Trường Anh ngữ Sakhpura; Trường học và thư viện Rangamati.

 

Tác giả Sanjoy Barua Chowdhury

Việt dịch Thích Vân Phong

Nguồn Buddhistdoor Global


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/03/2023(Xem: 1263)
Đế quốc Maurya là một thế lực hùng mạnh trên một diện tích rộng lớn vào thời Ấn Độ cổ đại, do vương triều Maurya cai trị từ năm 321 đến 185 trước TL, triều đại đầu tiên thống nhất miền bắc Ấn Độ, có liên hệ mật thiết với lịch sử Phật giáo. Đặc biệt, Đại đế Asoka thuộc thế hệ thứ ba vương triều Maurya do ông nội ông, Chandragupta, sáng lập. Hoàng đế Maurya Ashoka (trị vì từ năm 273 đến 232 trước TL), một trong những hoàng đế Ấn Độ kiệt xuất, Hoàng đế Maurya Ashoka toàn thắng trong một loạt các cuộc chinh phạt và đã cai trị phần lớn vùng Nam Á, từ Afghanistan cho đến Bengal hiện nay và đi sâu đến miền Nam tận Mysore.
23/03/2023(Xem: 1373)
Tiến sĩ Jeffery A. Martin, người sáng lập và Giám đốc Công nghệ số cộng đồng trong chuyển đổi số, một doanh nhân và nhà khoa học xã hội. Gần đây, ông đã tiếp cận với phóng viên báo Buddhadoor Global. Thảo luận của ông về cách thức như thế nào để chuyển đổi “tính ích kỷ” (selfish) trở nên hạnh phúc hơn đã trở thành một cuộc điều tra trên toàn thế giới về việc nâng cao hạnh phúc con người.
22/03/2023(Xem: 5454)
Năm 2011, chuyên mục này đã đưa ra một số chủ đề lớn, từ những phương pháp hay nhất, dành cho tăng đoàn Phật giáo với khoa học công nghệ best practices with technology for sanghas, đến việc khám phá các mối quan hệ giữa sự thật khoa học thần kinh và Phật pháp relationship between truth, neuroscience, and the Dharma. Sau đó, chúng tôi đề cập đến tính hai mặt dưới góc nhìn khoa học thần kinh duality in light of neuroscience, và bắt đầu chỉ ra những lợi ích của việc xây dựng một lý thuyết khoa học về sự văn minh a scientific theory of enlightenment. Bởi thắc mắc này đang đưa ra những chủ đề mới dịp đầu xuân này, có lẽ tôi nên nhấn mạnh điều gì đó.
18/03/2023(Xem: 1126)
Sau khi Chính quyền Liên bang thông qua dự luật vào hôm thứ Sáu, ngày 17 tháng 3 năm 2023, Vương quốc Bỉ sẽ chính thức công nhận đạo Phật là tôn giáo, khai thông lộ trình cho đoàn thể tăng già Phật giáo thanh tịnh hòa hợp, Phật giáo đồ tiếp cận nguồn ngân sách Liên bang, kiến tạo trường học. . .
17/03/2023(Xem: 3066)
Phật tử Tích Lan cung nghinh HT Thông Hải với nghi thức trang trọng
05/03/2023(Xem: 1706)
Vào lúc 9 giờ sáng ngày 3 tháng 3 năm 2023 (11/2/Quý Mão) sẽ diễn ra buổi lễ Khai trương Văn phòng Phật giáo Won (Viên) tại Hà Nội, sự kiện được tổ chức tại địa chỉ Lô 101-TT4. KĐT Mỹ Đình Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Tp. Hà Nội.
11/02/2023(Xem: 4089)
Đại Hội Huynh Trưởng GĐPTVN – UĐL lần thứ 11 đã được diễn ra từ ngày 25-27 tháng 12 năm 2022, nhằm mục đích củng cố nhân sự và phát triễn tổ chức giữa thời đại công nghệ mới. Qua 9 buổi Khoáng Đại, Đại Hội đã thành công viên mãn với kết quả là có 2 cơ chế song hành tại quản hạt Úc Đại Lợi:
10/12/2022(Xem: 1835)
Roberto Baggio sinh ngày 18/02/1967 tại Caldogno, Ý. Anh có biệt danh là “đuôi ngựa thần thánh” và được xem là một trong những tiền đạo vĩ đại nhất trong lịch sử bóng đá Ý. Danh thủ người Ý giành được cả 2 danh hiệu cao quý nhất của bóng đá thế giới khi còn thi đấu là Quả bóng vàng châu Âu (1993) và Cầu thủ xuất sắc nhất năm của FIFA (1993). Anh còn nổi tiếng khắp thế giới vì thực hiện không thành công loạt đá luân lưu của mình khiến đội tuyển Ý thất bại trước Brazil trong trận chung kết World Cup 1994. Đạo Phật đã thay đổi nhận thức của Baggio về cuộc đời và giúp anh vượt qua những chấn thương, thất bại, tìm được cuộc sống hạnh phúc như hiện tại
19/10/2022(Xem: 3667)
Thời gian thấm thoát trôi qua nhanh, đã bốn năm kể từ khi Sư bà Diệu Từ viên tịch. Hôm nay, ngày 08 tháng 10 năm 2022, quý Ni sư và Phật tử Chùa Diệu Quang, Sacramento, thủ phủ California, thành kính thiết lễ húy nhật lần thứ 2, lễ cắt băng khánh thành Đại Bảo Tháp Ân Sư, Lễ Nhập Cốt và An vị Tôn tượng Sư bà ân sư.
19/10/2022(Xem: 4005)
Sáng ngày 08/10/2022, tại Tu viện Huyền Không - số 14335 Story Road, thành phố San Jose (Hoa Kỳ), Trường Cao đẳng Phật giáo Thực dụng đã long trọng tổ chức Lễ khai giảng học kỳ I, niên khóa 2022-2023. Quang lâm dự lễ khai giảng có: Hòa thượng Thích Viên Lý, viện chủ chùa Điều Ngự, thành phố Westminster; Hòa thượng Thích Từ Lực, viện chủ chùa Phổ Từ, thành phố Hayward; TT. Tâm Trung Giác, trú trì đạo tràng Linh Hòa, thành phố San Jose; TT. Thích Hạnh Thông, trú xứ niệm Phật đường Fremont; Ni sư Thích Nữ Nguyên Thiện, trú trì tu viện Huyền Không; Ni sư Tiến Liên, trú trì tịnh xá Ngọc Hòa, thành phố San Jose; chư Ni trú xứ tu viện Huyền Không và tịnh xá Ngọc Hòa; GSTS. Như Ninh Nguyễn Hồng Dũng, hiệu trưởng, GSTS. Tâm Thường Định Bạch Xuân Phẻ, phó hiệu trưởng; cùng đông đảo chư vị giáo sư thỉnh giảng, giáo thọ sư; chư vị trong ban tu thư, chư vị thiện tri thức; huynh trưởng gia đình Phật tử; phóng viên nhiều báo đài ở San Jose; các cơ sở bảo trợ; cùng đông đảo Phật tử, học viên đến
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]