Biết làm sao Khi đợt sóng sau đã cao hơn trước Sóng giận hờn hay sóng bình yên Dù biết rằng, hậu sinh khả úy Vẫn ngại lo sóng gió cửa thiền...
Biết làm sao được, Bao nhiêu điều bất chợt Là ngẫu nhiên hay qui luật định rồi Ý của người hay ý của trời Thôi kệ hãy buông trôi tất cả.
Biết sao được. Kiếp sống có dài thêm mấy lượt Nghĩ làm chi, mệt óc nặng đầu Cuộc sống mình được có bao lâu Mà mơ ước để sầu lưu vạn cổ.
Biết được không ? Dòng sông định mệnh Của mọi người đã định lúc sinh ra Tu là cải đổi số mệnh Ta bà Để dẹp bỏ xấu xa từng gieo tạo.
Biết gì không ? Phật ở trong vườn thôi, chung quanh tôi Tôi cứ đi tìm trong tôi, bên người, ngoài cảnh Phật như bóng gương, dưới nắng trưa, đèn đêm tối Nhưng bóng không thuộc về tôi.
Biết nói gì, Phật trong tôi mà sao không thấy Phật là đây mà mình ở trên mây Chỉ vì cái biết, cái tôi lớn quá ! Lấn át tánh thiêng, che mờ tánh giác Chưa thể lau chùi cho hết vô minh Làm gì để quên cái tôi đi ?
Biết sao không ? Biết có Phật là được rồi Tìm làm chi, hãy sống như Phật Tâm như Phật, trí tuệ như Phật Thì Phật ở ngay đó thôi !
Biết Phật rồi, Gắng tu thôi, tụng kinh chú, Tọa thiền ngồi, lần chuỗi đứng, Mai sẽ chứng, Phật nơi tôi...
Đi gom hết lá Từ bi Về đây đốt cháy tâm Si của mình !
Chút hoan hỷ khi phát hiện về pháp số
Tinh thần Phật học của con số 23
Áp dụng chương các pháp từ kinh Tăng Chi ra
Ôi, bao vi diệu ngầm chứa thật khó tả !
Chín bốn xuân xanh chửa thấy già
Vẫn vui vẫn khỏe vẫn ngâm nga
Cơm ngày hai bữa luôn ngon miệng
Kinh tụng một thời trí sáng ra
Ngủ dậy ăn rồi trưa lại ngủ
Đà huân tập sẵn niệm Di Đà
Xế chiều hóng mát chờ con cháu
Buổi tối đông vui họp một nhà
Nguyên Xuân đang về ….
…….khắp đó đây trong trời đất !
Thở hơi Xuân thưởng thức nửa thật, nửa hư
Ngắm hoa Xuân …bao ý vị chợt nhất như
Phải chăng là Huyền là Diệu …
……..như lời Đức Lão Tử (1)
Ông Nhâm Dần cởi vương bào về núi
Bà Quý Mão hớn hở bước đăng quang
Thềm năm mới chẳng thấy gì trong sáng
Gió Bấc về gây xáo trộn nước Nam !
Con hỏi Ba, bao giờ có Xuân đẹp?
Nếu có chăng chỉ đẹp ở tấm lòng
Lấy chân thật cảm hóa nhân quần ấy
Là người người còn hy vọng ước mong
Thủy khởi khải song phi
Bất tri Xuân dĩ quy
Nhất song bạch hồ điệp
Phách phách sấn hoa phi.
TGN phỏng dịch:
Xuân Mai
Sáng dậy nhìn song cửa,
Chẳng hay Xuân đến rồi.
Một đôi bướm trắng lượn
Phơ phất cánh hoa rơi.
Nhìn Mẹ bên thầy Tâm Phương
Lòng con cảm thấy thương thương mẹ hiền
Chín mươi Mẹ vẫn là tiên
Cho con sớm tối bình yên bên Người
Bên Mẹ con khỏe Mẹ ơi
Mẹ là thuốc bổ con thời khỏe ngay.
Thời gian vỗ cánh bay xa
Vô thường chợt đến ai mà tránh đâu
Cuộc đời là bắc nhịp cầu
Tìm về chốn cũ niệm câu Di Đà
Nguyện người ở cõi Ta Bà
Cùng nhau tiến bước về nhà Lạc Bang
Hồng trần đã quá gian nan
Quê Hương Đức Phật muôn vàn thảnh thơi.
Thiệu Trị là vị hoàng đế thứ ba của triều đình phong kiến nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam. Ông lên ngôi khi tình hình đất đất nước đã đi vào ổn định, được thừa hưởng một di sản rất lớn, nền chính trị ổn định, vững chãi do vua Gia Long và Minh Mạng đã dày công vun đắp, cải cách và phát tiển. Vì vậy, trong thời gian 7 năm trị vì ngắn ngủi của mình, ông cũng không có cải cách gì mang tính đột phá mà chỉ là người tiếp nối đường lối trị nước của hai vị tiên vương như đúng tên của ông. Ngoài thành tựu về mặt văn học nghệ thuật, trong thời gian trị vì của vua Thiệu Trị còn nổi bậc lên với thành tựu về mặt kiến trúc nghệ thuật. Đặc biệt là nghệ thuật chạm khắc trên đá đã đạt đến trình độ đỉnh cao so với các đời vua trước.
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường, nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.
May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland, Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below, may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma, the Land of Ultimate Bliss.
Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600 Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old) Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ: quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.