Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Giải Nghĩa: Kinh Tiểu Không, Kinh Đại Không, Bát Nhã Tâm Kinh.

11/10/201815:45(Xem: 6459)
Giải Nghĩa: Kinh Tiểu Không, Kinh Đại Không, Bát Nhã Tâm Kinh.

GIẢI NGHĨA:

KINH TIỂU KHÔNG,

KINH ĐẠI KHÔNG,

BÁT NHÃ T ÂM KINH.

TOÀN KHÔNG ĐỖ ĐĂNG TIẾN

 

 

 

Duc-Phat-111 

NAM MÔ THÍCH CA MÂU NI PHẬT

MỤC LỤC

 

LỜI DẪN . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .  6

I. KINH TIỂU KHÔNG . . . . . . . . . . . . . . . . . .  9

1. Lâm tưởng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 11

2. Địa tưởng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 15

3. Không vô biên xứ tưởng . . . . . . . . . . . . . . . .  18

4. Thức vô biên xứ tưởng . . . . . . . . . . . . . . . . .  19

5. Vô sở hữu tưởng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .   22

6.   Phi tưởng phi phi tưởng . . . . . . . . . . . . . . . .   24

7.   Vô tướng tâm định . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .   29

II. KINH ĐẠI KHÔNG . . . . . . . . . . . . . . . . . . 39

1). Nội Ngoại không . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .  39

     1.  Nhân duyên . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 39

      2.  Lối sống của Tu sĩ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .41

      3.  An trú Nội Không . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .43

      4.  An trú Nội Ngoại Không . . . . . . . . . . . . . . . . . 47

      5. An trú trong các oai nghi . . . . . . . . . . . . . . . . . 50

         1- An trú khi Đi . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 50

         2- An trú lúc Đứng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .  51

         3- An trú lúc Ngồi . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 52

         4- An trú lúc Nằm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 52

         5- An trú khi Nói . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 53

         6- An trú khi suy tầm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .  55

     6. Năm dục trưởng dưỡng . . . . . . . . . . . . . . . . . . 56

        1- Đối với Sáu Thức . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .  56

          2- Đối với Năm Thủ Uẩn . . . . . . . . . . . . . . . . . 59

2). Pháp Hiền Thánh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 62

    1. Đệ tử và Đạo sư . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .  62

          1- Sự phiền lụy cho Đạo sư . . . . . . . . . . . . . .  63

          2- Sự phiền lụy cho đệ tử . . . . . . . . . . . . . . . . 64

          3- Sự phiền lụy của vị tu Phạm hạnh . . . . . . .  65

      2. Đối xử với Đạo sư . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 68

          1- Đối xử với tâm thù nghịch . . . . . . . . . . . . . . 68

          2- Đối xử với tâm thân hữu . . . . . . . . . . . . . . . 69

III. BÁT NHÃ TÂM KINH . . . . . . . . . . . . . . .  71

1.    Giải nghĩa Đề Kinh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 71

2.    Giải nghĩa Kinh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 74

1-    Thứ nhất . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 74

2-    Thứ hai . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 79

3-    Thứ ba . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .  83

4-    Thứ tư . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 85

5-    Thứ năm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 86

6-    Thứ sáu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .  87

7-    Thứ bảy . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .  88

8-    Thứ tám . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .  89

9-    Thứ chín . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 91

10-  Thứ mười . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .  92

11-  Thứ mười một . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .92

PHỤ CHÚ: THỰC HÀNH QUÁN CHIẾU . . . 95

1-    Bậc Tu Đà Hoàn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 95

2-    Bậc A La Hán . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 96

3-    Bậc Bích Chi Phật . . . . . . . . . . . . . . . . . .  98

4-   Bậc Bồ Tát . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .100

Lục Độ Ba La Mật . . . . . . . . . . . .   . . . . . 101

1-    Bố thí Ba La Mật . . . . . . . . . . . . . . . .  102

2-    Trì giới Ba La Mật . . . . . . . . . . . . . . .  103

3-    Nhẫn nhục Ba La Mật . . . . . . . . . . . .  104

4-    Tinh tấn Ba La Mật . . . . . . . . . . . . . .  105

5-    Thiền định Ba La Mật . . . . . . . . . . . .  107

6-    Trí Huệ Ba La Mật . . . . . . . . . . . . . . . 108

5-    Bậc Phật . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 109

 

 

 

 

GIẢI NGHĨA:

KINH TIỂU KHÔNG,

KINH ĐẠI KHÔNG,

BÁT NHÃ T ÂM KINH.

 

 

LỜI DẪN

 

     Nói về chữ “Không” (Sunnata) của Phật Giáo thì đã có biết bao nhiêu nhà văn, nhà thơ, thiền sư, chư Tổ nói đến, nhưng nó là một cái gì khó hiểu đối với người học giáo lý đạo Phật và nhất là áp dụng hành trì. Tại sao? Vì chữ “Không” chứa đựng một khái niệm cao thâm, khó hiểu nhất của đạo Phật, do đó khi đọc kinh sách Phật Giáo gặp những chữ như: Không, không ngơ, trống không, không tính (tánh), tính không v.v… thì mờ mịt, hoang mang, lẫn lộn, nên đưa đến hiểu sai.

 

     Diễn tả chữ “Không”, Phật Giáo Nam truyền có hai Kinh Pàli: Kinh số 121: Kinh Tiểu Không (Cùlasunnatasuttam), trang 252, và Kinh số 122: Kinh Đại Không (Mahàsunnatasuttam), trang 260, thuộc Kinh Trung bộ 3. Có hai kinh Bắc truyền tương đương là: Kinh số 190: Kinh Tiểu Không, và Kinh số 191: Kinh Đại Không, thuộc bTrung A Hàm. Phật Giáo Bắc truyền còn cóBát Nhã Tâm Kinh (Prajnaparamitahridaya Sutra) là một Kinh ngắn chỉ có 260 chữ, nhưng quan trọng nhất trong bộ kinh lớn “Bát Nhã Ba La Mật Đa” (Prajnaparamita Sutra). Bộ Kinh này có 40 bài (có bài hơn 100,000 câu), gồm 600 quyển.

 

     Ba Kinh này nói về chữ “Không” với ý nghĩa quán sát từ thấp lên cao: Từ quán sự vật không có mặt đến tâm không tướng (Kinh Tiểu Không); quán nội không, ngoại không, của thân và tâm đều không (Kinh Đại Không); cho đến quán phá chấp thật tất cả thân tâm cảnh để đạt đến cứu cánh (Bát Nhã Tâm Kinh). Đây là lý do chúng tôi nối kết ba Kinh ngắn này vào một quyển sách mỏng trong việc tìm hiểu phân tích ý nghĩa của chữ “Không” cho được đầy đủ.

 

     Một điểm cần lưu ý là Đức Phật giảng Kinh để các đệ tử của Ngài nghe hiểu nhớ mà hành trì; khi nghe, đọc mà không hiểu thì phải suy gẫm hoặc hỏi. Hiểu rồi thì phải nhớ để hành trì, muốn nhớ phải ôn lại đọc lại nhiều lần, đó là mục đích của tụng Kinh. Nhưng ngày nay nhiều người tụng Kinh hàng ngày mà chẳng hiểu, như thế chẳng khác nào tụng cho Phật nghe, thật là oái oăm, vì Phật giảng Kinh cho chúng sinh nghe, chúng sinh lại đọc lời Kinh ấy cho Phật nghe!

 

     Nhất là nhiều người đọc Kinh bằng chữ Hán Việt thì thật là tai hại, vì đọc Kinh bằng chữ Việt còn chưa hiểu ý nghĩa của Kinh, huống chi đọc bằng chữ Hán Việt khó hiểu hơn gấp bội. Dù tụng niệm thường xuyên và thuộc lòng Bát Nhã Tâm Kinh bằng chữ Hán Việt, mà không hiểu được chữ “Không”, còn bị mắc kẹt ở những câu như "vô quái ngại cố", "viễn ly điên đảo", hay "vô hữu khủng bố”… thì tụng chỉ là vô ích mà thôi.

 

     Một điểm xin lưu ý người đọc nên suy nghĩ và ghi nhớ cho kỹ khi đọc sách này thì sẽ nhận được ý nghĩa của Kinh Phật dạy. Sau chót, mặc dù với sự cố gắng góp nht, nghiên cứu, giải thích ý nghĩa của ba Kinh này, nhưng còn có những khiếm khuyết; xin qúy Thiện tri thức hỉ xả và bổ túc cho, chúng tôi chân thành đa tạ vô cùng.

 

NAM MÔ THÍCH CA MÂU NI PHẬT

Cali, Phật Lịch năm 2562, ngày 08-10-2018

Toàn Không Đỗ Đăng Tiến

 

 pdf-icon
Giai-Nghia-Ba-Kinh


Liên Lạc:

425 Gemma Dr, Milpitas, CA 95035, USA.

Email: tiendangdo@yahoo.com

Tel: 408-946-0405 hoặc 510-634-5014

 

 Toan-Khong-Do-Dang-Tien

SƠ LƯỢC VỀ TÁC GIẢ

Hình chụp ngày 29/8/2010

- Sinh tại Hoàng Thượng, Duy Tiên, Hà Nam, VN năm . . . . . 1935

- Học sinh Trung học Chu Văn An . . . . . . . . . . . . . . . . 1952 - 1959

- Tốt nghiệp Học Viện Quốc Gia Hành Chánh . . . . . . . . . . . . .1963

- Tốt nghiệp Sĩ Quan đặc biệt Nha Trang . . . . . . . . . . . . . . .   1964

- Phó Quận Trưởng Đức Thạnh và Long Điền, PhướcTuy.1964-67

- Chánh Văn Phòng Tỉnh Pước Tuy . . . . . . . . . . . . . . .  1967-1969

- Phó Tỉnh Trưởng Tỉnh Hậu Nghĩa . . . . . . . . . . . . . . . . 1969-1973

- Trưởng ban truy tố báo chí Bộ Nội Vụ . . . . . . . . . . . .  1973-1975

- Vừa đi làm vừa học Đại Học IOWA, Hoa Kỳ . . . . . . . . 1975-1977

- Ch. viên Điện tử Công ty Qume & Varian, Cali, HK . . 1978-84-95

- Kỹ sư Sản phẩm Điện tử Novalus, San Jose, Cali, . .  1995-2000

   Hoạt động Phật Giáo:

- Điều hành phát thanh Phật giáo tại San Jose, Cali, . . 1998-1999

- Viết quyển Nguồn Gốc Loài Người, xuất bản tại Cali, HK . .  2006

- Viết quyển Pháp Môn Đốn Ngộ, xuất bản tại Cali, HK . . . .   2007

- Viết trong một số tuần báo ở San Jose, Cali, HK, từ . . . . .   2008

- Viết trong Mạng thantamanlac@yahoo.com từ . . . . . . . . . .  2008

- Viết cuốn Phật Giáo Căn Bản, xuất bản tại Cali, Hoa Kỳ . .   2009

- Viết trong Mạng viet_nalanda@yahoogroups.com  từ. . . . .  2010

- Viết trong một số tuần báo ở Houston, Texas, từ . . . . . . . .  2010

- Viết cuốn Đức Phật và Cõi Vô Hình, xuất bản tại Cali, HK . .2011

- Viết trong mạng Quảng Đức: www.quangduc,com  từ . . . . . 2012

- Viết cuốn Pháp Môn Tịnh Độ, xuất bản tại Cali, Hoa Kỳ . .    2012

- Viết trong mạng Th V H S: www.thuvienhoasen.org  từ . . .   2012

- Viết cuốn Lối Vào Cửa Phật, xuất bản tại Cali, Hoa Kỳ . . . . 2013

- Viết cuốn Giải Nghĩa Kinh Dược Sư, xuất bản tại Cali, HK . 2015

- Viết cuốn Giải Nghĩa Kinh Địa Tạng, xuất bản tại Cali, HK .  2016

- Viết cuốn Giải Nghĩa Kinh Phổ Môn, xuất bản tại Cali, HK .  2017

- Viết về ĐạoPhật nơi Mạng ChínhNghĩa & ChínhNghĩaViệt từ2017

- Viết cuốn Giải Nghĩa Kinh Thủ Lăng Nghiêm, XB tại HK. . . .   2018

GIẢI NGHĨA:

KINH TIỂU KHÔNG,

KINH ĐẠI KHÔNG,

BÁT NHÃ T ÂM KINH.

 

 

Chu-Tieu
Chung

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com 
KHÁCH VIẾNG THĂM
50,000,000