BÁT NHÃ
TÂM KINH
(Prajnaparamitahridaya Sutra)
Hòa Thượng Thích Duy Lực dịch Việt
GI ẢI NGH ĨA
Toàn Không
(Tiếp theo)
PHỤ CHÚ:
THỰC HÀNH QUÁN CHIẾU:
Hiểu rõ Kinh rồi, điều quan trọng và khó nhất là thực hành quán sát chiếu soi, Bát-nhã Tâm Kinh nói "Y theo Bát-Nhã Ba La Mật Đa, được đạo qủa Bồ Đề” như sau:
1. BẬC TU ĐÀ HOÀN:
Người nào muốn thành bậc Tu Đà Hoàn, là đạt qủa Sơ Thiền, phải phá hết chấp thật của Sắc và Không. Cách tu là: Phá hết sạch chấp thật của Sáu Căn: Mắt Tai Mũi Lưỡi Thân ý; phá hết sạch chấp thật Sáu Trần: Sắc Thanh Hương Vị Xúc Pháp, và phá hết sạch chấp thật Sáu Thức: Nhãn Nhĩ Tỵ Thiệt Thân Ý Thức.
Phá như thế nào? Quán để thấy rõ Sáu Căn, Sáu Trần và Sáu Thức đều thay đổi không cố định, là giả có không thật, không có chủ tể, nên tất cả đều chẳng khác không, đều là Không; trong này bao gồm tất cả các pháp liên quan tới nhiễm ô, tham dục, sân hận và bất thiện.
Như: Mắt-Sắc-Nhãn Thức chẳng khác Không, Mắt-Sắc-Nhãn Thức là Không; Tai-Thanh-Nhĩ Thức chẳng khác Không, Tai-Thanh-Nhĩ Thức là Không; Mũi-Hương-Tỵ Thức chẳng khác Không, Mũi-Hương-Tỵ Thức là Không. Lưỡi-Vị-Thiệt Thức chẳng khác Không, Lưỡi-Vị-Thiệt Thức là Không; Thân-Xúc-Thân Thức chẳng khác Không, Thân-Xúc-Thân Thức là Không; cho đến Ý-Pháp-Ý Thức chẳng khác Không, Ý-Pháp-Ý Thức là Không.
Tất cả 18 giới ở trên đều chẳng khác Không, đều là Không, hành trì đến nhu nhuyễn triệt để rồi thì tâm được không động, tâm không động là tâm thanh tịnh, tâm được thanh tịnh thì cái Dụng của Bát Nhã tự hiển lộ theo kết qủa tu hành của mình mà sẽ đắc quả Tu Đà Hoàn là bậc Dự lưu, tức là đã bước vào bậc khởi đầu của dòng Thánh.
2. BẬC A LA HÁN:
Muốn thành A-la-hán là đạt qủa Tứ Thiền, phải phá hết sạch chấp thật các pháp dành cho người tu đạt bậc Tu Đà Hoàn đã nêu ở trên cho được nhu nhuyễn; sau đó phá chấp thật Ngũ Uẩn: Sắc, Thụ, Tưởng, Hành, Thức và phá chấp thật Khổ, Tập, Diệt, Đạo.
Nghĩa là hành giả tu Thiền quán thấy dung m ạo (Sắc) dù đẹp dù xấu, dù to dù nhỏ, dù cứng dù mềm v.v…, đều biến đổi không cố định, đều là giả không thật, không có chủ tể, nên chẳng khác Không, đều là Không. Thấy cảm giác (Thọ) vui buồn, cảm giác khổ sướng đều biến đổi không cố định, đều là giả không thật, không có chủ tể, nên chẳng khác không, đều là không. Thấy nghĩ nhớ (Tưởng) hình ảnh, danh vọng địa vị, cảm giác sướng khổ đều biến đổi không cố định, là giả không thật, không có chủ tể, nên chẳng khác không, đều là không.
Thấy suy nghĩ mong muốn làm (Hành) cái này, tính toán làm cái kia đều biến đổi không cố định, là giả không thật, không có chủ tể, nên chẳng khác Không, đều là Không. Thấy nhận biết phân biệt (Thức) khi Sáu Căn tiếp xúc Sáu Trần sinh ra hình ảnh dung mạo, tiếng nói âm thanh, mùi vị cảm giác, đều biến đổi không cố định, là giả không thật, không có chủ tể, nên chẳng khác Không, đều là Không.
Hành giả còn phải tu quán thấy Khổ là biến đổi vô thường, là tạm có, ảo huyển, không có chủ tể, nên Khổ chẳng khác Không, Khổ là Không; quán thấy nguyên nhân sinh ra Khổ (Tập) biến đổi vô thường, là giả có, ảo huyển, không có chủ tể, nên nguyên nhân sinh ra khổ chẳng khác Không, nguyên nhân sinh ra Khổ là Không.
Quán thấy Diệt Khổ là biến đổi vô thường, là tạm có, ảo huyển, không có chủ tể, nên Diệt Khổ chẳng khác Không, Diệt Khổ là Không; quán thấy Đạo qủa của Khổ là biến đổi vô thường, là tạm có, ảo huyển, không có chủ tể, nên Đạo qủa của Khổ chẳng khác Không, Đạo qủa của Khổ là Không.
Khi đã phá sạch hết chấp thật của Năm Uẩn và khi quán thấy hết sạch tất cả chấp thật Khổ Tập Diệt Đạo, nghĩa là khi quán chiếu những sự việc trên đến nhu nhuyễn rồi thì tâm được không động, tâm không động là tâm thanh tịnh, tâm được thanh tịnh thì cái Dụng của Bát Nhã tự hiển lộ theo kết qủa tu hành của mình mà đắc quả A-la-Hán, hết phiền não ô nhiễm, đoạn diệt sinh tử, đạt bậc vô học.
3. BẬC BÍCH CHI PHẬT:
Muốn thành Bích Chi Phật phải phá chấp thật 12 Nhân duyên gồm: Vô Minh, Hành, Thức, Danh Sắc, Lục Nhập, Xúc, Thụ, Ái, Thủ, Hữu, Sinh, Già Chết. Mười hai nhân duyên làm nhân cho nhau và tạo thành dây chuyền sinh tử tiếp nối không ngừng, chia ra như sau:
1. Nhân quá khứ gồm: Vô Minh, Hành.
2. Quả hiện tại gồm: Thức, Danh Sắc, Lục Nhập, Xúc, Thụ.
3. Nhân hiện tại gồm: Ái, Thủ, Hữu.
4. Quả vị lai gồm: Sinh, Lão Tử.
Cách tu là quán mỗi thứ trong Mười hai Nhân Duyên đều biến đổi, không cố định, là giả, ảo huyển, không có tự thể, nên chẳng khác Không, là Không. Nghĩa là tu quán thấy Vô minh ngu si chẳng khác không, Vô minh si mê là không; quán Hành từ suy nghĩ ý muốn nói năng hành động chẳng khác Không, suy nghĩ ý muốn nói năng hành động tạo tác là Không.
Nghĩa là tu quán các Nhãn Thức khi Mắt thấy Sắc, Nhĩ Thức khi tai nghe Thanh, Tỵ Thức khi Mũi ngửi Mùi, Thiệt Thức khi Lưỡi nếm Vị, Thân Thức khi Thân tiếp xúc, Ý Thức khi Ý nghĩ nhớ Pháp, Mạt Na Thức khi chấp cái ta và cái của ta, A Lại Đa Thức kho tàng chứa, tất cả đều là giả có, ảo huyển, không thật, không có chủ tể, nên chẳng khác Không, là Không,
Tu quán Danh Sắc, Lục nhập, Xúc, Thụ, Ái, Thủ, Hữu, Sinh, cho đến Già chết, đều là giả có, ảo huyển, không thật, không có chủ tể, nên đều chẳng khác Không, đều là Không. Khi quán chiếu đến nhu nhuyễn được thấy hết sạch tất cả chấp thật về 12 Nhân Duyên như thế rồi thì tâm được không động, tâm không động là tâm thanh tịnh, tâm được thanh tịnh thì cái Dụng của Bát Nhã tự hiển lộ theo kết qủa tu hành của mình mà thành Bích Chi Phật.
4. BẬC BỒ TÁT:
Muốn thành Bồ-tát bậc cao phải phá hết chấp thật Sáu Căn, Sáu Trần, Sáu Thức của hàng Tu Đà Hoàn, phá chấp thật Năm Uẩn của hàng A La Hán. Dĩ nhiên là phải tu cùng lúc Lục Độ Ba La Mật và còn phải phá chấp thật Trí Huệ, và phá chấp thật có Chứng đắc thì mới là trọn vẹn của một vị Bồ Tát bậc cao.
Nghĩa là quán thấy Sáu Căn: Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi, Thân, Ý, đều biến đổi không cố định, là giả có, không thật, không có chủ tể, nên chẳng khác Không, là Không. Quán Sáu Trần: Sắc, Thanh, Hương, Vi, Xúc, Pháp đều biến đổi không cố định, là giả có, không thật, không có chủ tể, nên chẳng khác Không, là Không. Quán thấy Sáu Thức: Nhãn, Nhĩ, Tỵ, Thiệt, Thân, Ý Thức, đều biến đổi không cố định, là giả có, không thật, không có chủ tể, nên chẳng khác Không, là Không.
Tu Thiền quán phá chấp thật Năm Uẩn, như thấy dung mạo (Sắc) dù đẹp dù xấu, dù to dù nhỏ, dù cứng dù mềm v.v…, đều biến đổi không cố định, đều là giả không thật, không có chủ tể, nên chẳng khác Không, đều là Không. Thấy cảm giác (Thụ) vui buồn, cảm giác khổ sướng đều biến đổi không cố định, đều là giả không thật, không có chủ tể, nên chẳng khác Không, đều là Không. Thấy nghĩ nhớ (Tưởng) hình ảnh, danh vọng địa vị, cảm giác sướng khổ đều biến đổi không cố định, là giả không thật, không có chủ tể, nên đều chẳng khác Không, đều là Không.
Thấy suy nghĩ mong muốn làm (Hành) cái này, tính toán làm cái kia đều biến đổi không cố định, là giả không thật, không có chủ tể, nên chẳng khác Không, đều là Không. Thấy nhận biết phân biệt (Thức) khi Sáu Căn tiếp xúc Sáu Trần sinh ra hình ảnh dung mạo, tiếng nói âm thanh, mùi vị cảm giác, đều biến đổi không cố định, là giả không thật, không có chủ tể, nên chẳng khác Không, đều là Không.
LỤC ĐỘ BA LA MẬT:
Gọi là Lục Độ Vô Cực, Lục Đáo Bỉ Ngạn. Ba La Mật (s, p: pāramitā) dịch là Độ, nghĩa là đến bờ bên kia (đáo bỉ ngạn), đây là 6 pháp tu hành để thành Phật đạo của vị Bồ Tát, gồm: