- Bài 01: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 02: Kinh Thủ Lăng Nghiêm (giải nghĩa)
- Bài 03: Kinh Thủ Lăng Nghiêm (giải nghĩa)
- Bài 04: Kinh Thủ Lăng Nghiêm (giải nghĩa)
- Bài 05: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 06: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 07: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 08: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 09: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 10: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 11: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 12: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 15: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 16: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 17: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 18. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 19. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 20. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 21: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 22: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 23: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 24: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 25: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 26: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 27: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 28: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 29: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 30: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 31: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 32: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 33: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 34: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 35: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 36: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 37: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 38: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 39: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 41: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 42: Kinh Thủ Lăng Nghiêm (giải nghĩa)
- Bài 43: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 44: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 45: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 46: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 47: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 48: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 49: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 50: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 51: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 52: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 53: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 54: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 55: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 56: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 57: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 58: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 59: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 60: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 61: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 62: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 63. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 64. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 65. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 66. Kinh Thủ Lăng Nghiêm giải nghĩa
- Bài 67. Kinh Thủ Lăng Nghiêm giải nghĩa
- Bài 68. Kinh Thủ Lăng Nghiêm giải nghĩa
- Bài 69: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 70: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 71: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 72: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 73: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 74: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 75: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 76: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 77: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 78: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 79: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 80: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 81: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 82: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 83: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 84: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 85: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 87: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 88: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 89: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 90: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 91: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
KINH THỦ LĂNG NGHIÊM
GIẢI NGHĨA
TOÀN KHÔNG
(Tiếp theo)
QUYỂN 8
KINH VĂN 14:
ĐỨC PHẬT DẠY CÁCH TU
1). PHÂT DẠY BA
MÓN TIỆM THỨ:
- A Nan! Như vậy chúng sanh trong mỗi loài đều gồm đủ 12 thứ điên đảo, cũng như dụi mắt thấy hoa đốm lăng xăng, thảy đều từ diệu tâm sáng tỏ vọng sanh điên đảo, nên có đủ thứ tư tưởng hư vọng tán loạn như thế. Nay ông muốn tu chứng Tam Ma Địa, đối với bản nhân của tư tưởng tán loạn ấy, phải lập ba tiệm thứ mới có thế diệt trừ, cũng như muốn trừ mật độc trong bình để đựng cam lồ, thì phải dùng nước sôi và tro rửa sạch cái bình, rồi mới đựng cam lồ.
- Thế nào gọi là ba tiệm thứ? Một là tu tập trừ các trợ nhân; hai là chân tu, nạo sạch chánh tánh dứt tánh dâm dục; ba là tinh tấn, xoay ngược hiện nghiệp.
1. TU TẬP TRỪ TRỢ NHÂN:
Sao gọi là trợ nhân?
- A Nan! 12 loại chúng sanh trong thế giới, chẳng thể tự sống, phải nhờ bốn cách ăn để nuôi dưỡng, ấy là: ăn bằng cách nhai xé như con người; ăn bằng ngửi mùi hơi như quỷ thần; ăn bằng niệm tưởng như cõi Tứ Thiền và ăn bằng ý thức như cõi Tứ không, cho nên tất cả chúng sanh đều nhờ sự ăn mà tồn tại.
- A Nan! tất cả chúng sanh, ăn ngọt thì sống, ăn độc thì chết. Vậy chúng sanh cầu Tam Ma Địa, nên dứt bỏ ngũ vị tân (1) của thế gian, ngũ vị tân này hễ ăn chín thì phát lòng dâm, ăn sống thì thêm sân hận. Những người ăn ngũ vị tân, dù biết giảng giải mười hai bộ kinh, nhưng mười phương thiên tiên đều chê mùi hôi ấy mà tránh xa; các loài ma quỷ, thừa lúc đang ăn ngũ vị tân, liếm môi của họ, người ấy thường ở chung với quỷ, phước đức ngày càng tiêu mòn, chẳng được lợi ích.
- Người ăn ngũ vị tân mà tu Tam Ma Địa, thì Bồ Tát, Thiên Tiên, mười phương thiện thần chẳng đến hộ vệ. Đại lực ma vương có cơ hội hiện ra thân Phật, thuyết pháp cho họ, chê bai giới cấm, tán thán dâm dục và sân si. Người ấy chết thành quyến thuộc ma, khi hết phước báo của ma, liền đọa ngục A Tỳ.
- A Nan! Người tu đạo Bồ Đề phải dứt hẳn ngũ vị tân, ấy gọi là tiệm thứ tu hành tinh tấn thứ nhất.
2. CHÂN TU:
Sao gọi là nạo sạch Chánh Tánh?
- A Nan! Chúng sanh muốn vào Tam Ma Địa, trước tiên phải giữ giới trong sạch, dứt hẳn lòng dâm, chẳng dùng rượu thịt, chỉ ăn đồ nấu chín, chẳng ăn đồ sống.
- A Nan! Người tu hành nếu chẳng dứt dâm dục và sát sanh, mà muốn ra khỏi ba cõi thì chẳng có chỗ đúng. Nên phải xem sự dâm dục như rắn độc, như kẻ thù.
- Trước tiên phải giữ Tứ khí (2), Bát khí (3) của giới Thanh Văn, trì thân chẳng động, sau hành theo luật nghi trong sạch của Bồ Tát, trì tâm chẳng khởi. Giới cấm đã thành tựu, đối với thế gian, trọn chẳng còn những nghiệp tương sanh tương sát; đã chẳng trộm cắp thì chẳng mắc nợ nhau, và khỏi phải trả nợ của thế gian.
- Người trong sạch ấy tu Tam Ma Địa, với cái thân của cha mẹ sanh, chẳng cần thiên nhãn, tự nhiên thấy được mười phương thế giới, gặp Phật nghe pháp, vâng lãnh thánh chỉ, được đại thần thông, dạo khắp cõi mười phương, túc mạng trong sạch, chẳng còn những điều khó khăn nguy hiểm, ấy gọi là tiệm thứ tu hành tinh tấn thứ hai.
3. TINH TẤN:
Sao gọi là Xoay ngược Hiện Nghiệp?
- A Nan! Người giữ giới trong sạch như thế, tâm chẳng tham dâm thì chẳng dong ruổi theo lục trần bên ngoài, do sự chẳng dong ruổi tự xoay về bản tánh, đã chẳng duyên theo cảnh trần thì lục căn chẳng chỗ nương tựa, ngược dòng về Nhất, lục dụng chẳng thành, mười phương quốc độ sáng suốt trong sạch, ví như lưu ly, bên trong có trăng sáng (tự chiếu vô năng sở), thân tâm an lạc, diệu viên bình đẳng, được đại yên ổn, tất cả mật viên tịnh diệu của Như Lai đều hiện trong đó, người ấy liền được vô sanh pháp nhẫn. Từ đó dần dần tùy theo cấp bậc tu chứng an lập thánh vị, ấy gọi là tiệm thứ tu hành tinh tấn thứ ba.
GIẢI NGHĨA:
(1) Ngũ vị tân: Là năm thứ khi ăn vào sẽ kích thích dục vọng là hành, hẹ, tỏi, nén, cừ.
(2) Tứ khí: Là bốn tội Ba la di (trọng tội) của Tỳ Khưu (Tăng) là: Dâm dục, Sát sinh, Trộm cướp, Nói dối.
(3) Bát khí: Là tám tội Ba la di của Tỳ Khưu Ni, đó là:
1. Dâm dục,
2. Trộm cắp,
3. Giết hại người và vật,
4. Nói dối mình đã chứng được Thánh quả, mình là Thánh nhân,
5. Đụng chạm, xoa vuốt thân thể con trai,
6. Động lòng dâm như cầm tay đàn ông, nắm lấy áo, đến chỗ vắng vẻ, đứng chung, nói chuyện với nhau, cùng đi với nhau, dựa mình vào nhau, hẹn hò làm dâm,
7. Biết rõ một Tỳ Khưu Ni khác phạm tội nặng mà không nói cho các Tỳ Khưu Ni khác biết,
8. Một Tỳ Khưu Tăng đã bị lên án vì phạm tội, mà lại hùa theo, hoặc cung cấp các thứ cần dùng, hoặc cùng trò chuyện, mặc dù các Tỳ Khưu Ni khác đã can gián đến ba lần mà vẫn không nghe.
Về Ba món tiệm thứ, Đức Phật giảng đã rõ ràng, đại ý rằng: Chúng sinh trong mỗi loài đều gồm đủ 12 thứ điên đảo, cũng như dụi mắt thấy hoa đốm lăng xăng. Tất cả đều từ diệu tâm sáng tỏ vọng sinh điên đảo, nên có đủ thứ tư tưởng hư vọng tán loạn; muốn tu chứng Tam Ma Địa, đối với tư tưởng tán loạn ấy, phải lập ba tiệm thứ mới có thế diệt trừ như sau:
1. TU TRỪ CÁC TRỢ NHÂN:
Nghĩa là người tu Thiền quán để thấy các pháp như ảo huyển (Tam Ma Địa), phải dứt bỏ ăn năm thứ kích thích tính tham, sân, dâm là hành, hẹ, tỏi, nén, cừ.
2. CHÂN TU:
Nghĩa là người muốn tu hành chân chính phải nạo sạch diệt tuyệt tính dâm dục, trừ hẳn tính sát hại và ăn thịt, phải giữ giới luật đầy đủ.
3. TINH TẤN:
Nghĩa là Sáu Căn phải chấm dứt dính mắc Sáu Trần, gọi là xoay ngược hiện nghiệp, giữ tâm yên ổn thanh tịnh trong sạch sáng suốt, thì chân tâm sẽ hiển hiện vậy.
Tiệm và đốn là hai thuật ngữ của Thiền Tông trong việc tu hành tiến bộ chậm mau hoàn toàn tùy thuộc căn cơ và chủng tính của mỗi người; Đức Phật dạy ba môn tiệm thứ nhằm đón nhận hết mọi chủng tính, thích hợp mọi căn cơ của chúng sinh.
2). CÁC ĐỊA VỊ TRONG
TIẾN TRÌNH TU CHỨNG:
(Còn tiếp)