- Bài 01: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 02: Kinh Thủ Lăng Nghiêm (giải nghĩa)
- Bài 03: Kinh Thủ Lăng Nghiêm (giải nghĩa)
- Bài 04: Kinh Thủ Lăng Nghiêm (giải nghĩa)
- Bài 05: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 06: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 07: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 08: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 09: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 10: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 11: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 12: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 15: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 16: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 17: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 18. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 19. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 20. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 21: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 22: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 23: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 24: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 25: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 26: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 27: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 28: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 29: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 30: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 31: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 32: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 33: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 34: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 35: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 36: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 37: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 38: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 39: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 41: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 42: Kinh Thủ Lăng Nghiêm (giải nghĩa)
- Bài 43: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 44: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 45: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 46: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 47: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 48: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 49: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 50: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 51: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 52: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 53: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 54: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 55: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 56: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 57: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 58: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 59: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 60: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 61: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 62: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 63. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 64. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 65. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 66. Kinh Thủ Lăng Nghiêm giải nghĩa
- Bài 67. Kinh Thủ Lăng Nghiêm giải nghĩa
- Bài 68. Kinh Thủ Lăng Nghiêm giải nghĩa
- Bài 69: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 70: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 71: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 72: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 73: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 74: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 75: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 76: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 77: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 78: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 79: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 80: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 81: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 82: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 83: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 84: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 85: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 87: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 88: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 89: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 90: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 91: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
KINH THỦ LĂNG NGHIÊM
GIẢI NGHĨA
TOÀN KHÔNG
(Tiếp theo)
KINH VĂN 12:
BỒ TÁT VĂN THÙ
CHỌN CĂN ƯU VIỆT NHẤT
Bấy giờ, Thế Tôn nơi tòa Sư Tử, từ ngũ thể (1) cùng phóng hào quang, chiếu soi đỉnh đầu của mười phương vô số Như Lai, với các Pháp Vương Tử và chư Bồ Tát; các Như Lai ấy cũng trong ngũ thể cùng phóng hào quang, từ mọi nơi chiếu đến đỉnh đầu của Phật, với chư Đại Bồ Tát và A La Hán trong hội. Rừng cây, ao hồ đều diễn pháp âm, hào quang giao xen như lưới báu, đại chúng được pháp chưa từng có, tất cả đều được Kim Cang Tam Muội (2). Tức thời, trời mưa bách bửu liên hoa, xanh, vàng, đỏ, trắng, xen lộn lẫn nhau; mười phương hư không hóa thành màu sắc thất bửu, núi sông, đất đai nơi cõi Ta Bà này đều ẩn mất, chỉ thấy mười phương vô số quốc độ hợp thành một cõi, ca nhạc vang lừng, tự nhiên hòa tấu.
Lúc đó, Như Lai bảo Văn Thù Sư Lợi Pháp Vương Tử rằng:
- Ông hãy xem 25 vị vô học Đại Bồ Tát và A La Hán này, mỗi mỗi trình bày phương tiện thành đạo lúc ban đầu, đều nói tu tập viên thông chân thật, lối tu của họ thật chẳng hơn kém và chẳng trước sau sai biệt. Nay ta muốn khiến A Nan khai ngộ, trong 25 lối tu, lối nào thích hợp, và sau khi ta diệt độ, chúng sanh trong cõi này muốn vào Bồ Tát thừa, cầu đạo Vô Thượng, từ cửa phương tiện nào để được thành tựu?
1). NHƯỢC ĐIỂM CỦA SÁU TRẦN,
NĂM CĂN, SÁU THỨC VÀ BẢY ĐẠI:
Văn Thù Sư Lợi Pháp Vương Tử vâng theo ý chỉ của Phật, liền đứng dậy đảnh lễ chân Phật, thừa oai thần của Phật, nói kệ đáp rằng:
1. TÍNH GIÁC MINH TRONG
SÁNG NHIỆM MẦU:
1- Biển giác tánh trong lặng,
Vốn đầy đủ vi diệu,
Chấp sáng sinh sở chiếu,
Sở lập tánh chiếu mất.
2- Mê vọng có hư không.
Do Không lập thế giới (3),
Tưởng lặng thành Quốc Độ,
Tri giác là chúng sanh.
3- Không sinh nơi Đại Giác
Như biển nổi một bọt.
Vô số nước hữu lậu (4),
Đều từ Không sinh khởi,
4- Bọt bể Không đã diệt,
Đâu thể còn tam giới,
Về cội tánh chẳng hai,
Phương tiện có nhiều lối,
5- Bậc Thánh chẳng ngăn ngại,
Thuận nghịch đều tùy nghi.
Sơ cơ vào chánh định,
Nhanh chậm chẳng đồng nhau.
GIẢI NGHĨA:
(1) Ngũ thể cùng phóng hào quang: Là năm phần gồm: đầu, mình, hai chân và hai tay, cùng phóng ra ánh sáng chiếu soi.
(2) Kim cang tam muội: Kim cang là kim cương, một kim loại rất cứng, thường để chỉ cho phép tu cứng chắc vững bền không phá hoại được. Tam muội là định, khi ở trong định đến thanh tịnh tuyệt đối sẽ thông suốt các pháp. Kim cang tam muội là loại tam muội cao nhất mà người tu Phật có thể đạt được, nhờ vậy mà có thể đoạn diệt phiền não nhỏ nhiệm (vi tế) nhất.
(3) Thế giới: Thế là dời đổi, là thời gian, gồm: Qúa khứ, hiện tại, tương lai; Giới là giới hạn, phương vị, là không gian, gồm 10 phương. Thế giới là không gian và thời gian cùng sự dời đổi trong thân của tất cả chúng sinh giao lộn lẫn nhau thành thế giới
(4) Hữu lậu: Là các dính mắc của dục giới, sắc giới và vô sắc giới.
Đoạn kệ thứ nhất diễn tả Tính Biết trong sáng nhiệm màu như sau:
1- Biển giác tánh trong lặng,
Vốn đầy đủ vi diệu,
Chấp sáng sinh sở chiếu,
Sở lập tánh chiếu mất.
Bốn câu kệ đầu nói: Chúng sinh vốn có cái biết rộng lớn (Biển giác) tính của cái biết trong lặng vi diệu nhiệm mầu; khi chấp tính biết sáng suốt sẽ sinh ra nơi chiếu (sở chiếu), khi có nơi chiếu thì tính trong lặng biến mất.
2- Mê vọng có hư không.
Do Không lập thế giới,
Tưởng lặng thành Quốc Độ,
Tri giác là chúng sanh.
Bốn câu kệ thứ hai nói: Khi mê vọng nên thấy có hư không, nghĩa là Sáu Căn vì nhận lầm cái vọng tâm (mê vọng) cho là tâm tánh, bèn bị mê, mất diệu tâm sáng tỏ, trở thành vô minh, nên thấy có hư không. Từ có hư không thành lập ra thế giới, tại sao? Vì không gian và thời gian cùng sự dời đổi trong thân của tất cả chúng sinh giao lộn lẫn nhau thành thế giới; từ tư tưởng kết hợp lắng đọng thành đất nước (quốc độ), và từ có cái biết (tri giác) mà thành chúng sinh, do chấp thấy (kiến chấp) chỗ trong sáng (sở minh) nên sinh khởi hình sắc (sắc tướng), do sức trong sáng (năng minh) của chấp thấy (kiến chấp) thì thành ý kiến tư tưởng. (Xin đọc lại Kinh Văn 8 nơi Mục 2 “Gốc vọng tưởng về tâm lý” và Mục 3 “Gốc vọng tưởng về vật chất”).
3- Không sinh nơi Đại Giác
Như biển nổi một bọt.
Vô số nước hữu lậu,
Đều từ Không sinh khởi,
Bốn câu kệ thứ ba nói: Cái Không từ nơi biết nhiều (đại giác) sinh ra, tại sao? Vì do cái Có mà có cái Không, ví như một bọt nhỏ nổi giữa đại dương, có vô số ô nhiễm (hữu lậu), đều từ Không mà sinh ra.
4. Bọt bể Không đã diệt
Đâu thể còn tam giới.
Về cội tánh chẳng hai,
Phương tiện có nhiều lối,
Bốn câu kệ thứ tư nói: Nếu tiêu diệt hết mọi dính mắc (bọt biển Không đã diệt), thì ba giới Dục, Sắc và Vô Sắc (tam giới) chẳng còn; sẽ trở về gốc của tự tính (tánh chẳng hai), chỉ vì do phương tiện nên phân ra nhiều cách.
5- Bậc Thánh chẳng ngăn ngại,
Thuận nghịch đều tùy nghi.
Sơ cơ vào chánh định,
Nhanh chậm chẳng đồng nhau.
Bốn câu kệ thứ năm nói: Đối với bậc Thánh chẳng có trở ngại gì vì dù thuận hay nghịch đều tùy nghi được cả; còn đối với kẻ bắt đầu tu hành vào chính định thì sự mau chậm chẳng giống nhau.
2. NHƯỢC ĐIỂM CỦA SÁU TRẦN:
6. Quán Sắc thành nội trần,
Tinh vi chẳng thấu triệt.
Nếu đã chẳng thấu triệt,
Làm sao được viên thông?
7 - Âm thanh lộn ngữ ngôn,
Chỉ nương tựa lời Phật.
Một chẳng gồm tất cả,
Làm sao được viên thông?
8- Hương do hợp mới biết,
Ly thì chẳng có mùi.
Hợp ly tánh chẳng thường,
Làm sao được viên thông?
9- Mùi vị chẳng tự sanh,
Đợi khi nếm mới có,
Vị giác chẳng thường còn,
Làm sao được viên thông?
10- Xúc phải có sở xúc,
Chẳng sở thì chẳng xúc,
Hợp ly tánh chẳng định.
Làm sao được viên thông?
11- Pháp gọi là nội trần,
Nương trần ắt có sở.
Năng sở chẳng cùng khắp,
Làm sao được viên thông?
GIẢI NGHĨA:
Đoạn thứ hai, kệ diễn tả nhược điểm của Sáu Trần như sau:
6- Quán Sắc thành nội trần,
Tinh vi chẳng thấu triệt.
Nếu đã chẳng thấu triệt,
Làm sao được viên thông?
Quán sát hình dạng màu sắc trong thân (nội trần) tương tự như ngoại trần, mà hình sắc do cái thấy biết trần cảnh chẳng thấu đáo, nên làm mất đi tính chân thật của sự vật, nên khó chứng viên thông.
7- Âm thanh lộn ngữ ngôn,
Chỉ nương tựa lời Phật.
Một chẳng gồm tất cả,
Làm sao được viên thông?
Thanh âm kết hợp bởi ngôn ngữ, ngôn ngữ dựa trên danh ngôn lời Phật, ngôn ngữ biểu tượng bởi tiếng nói mà chẳng thể bao gồm được tất cả, nên tác dụng của Thanh Trần còn chưa đầy đủ, khó cho việc chứng viên thông.
8- Hương do hợp mới biết,
Ly thì chẳng có mùi.
Hợp ly tánh chẳng thường,
Làm sao được viên thông?
Hương hòa hợp với mũi thì mới biết mùi, nếu chia cách hương với mũi thì dù có hương cũng không thể biết mùi; do đó tánh Hương Trần không tương tục nên khó có thể chứng viên thông.
9- Mùi vị chẳng tự sanh,
Đợi khi nếm mới có,
Vị giác chẳng thường còn,
Làm sao được viên thông?
Vị không phải tự có mà cần phải nếm mới biết có vị, vị biết (giác) lại không liên tục, vì khi không nếm thì không có vị, do đó Vị Trần không tương tục nên khó chứng viên thông.
10- Xúc phải có sở xúc,
Chẳng sở thì chẳng xúc,
Hợp ly tánh chẳng định.
Làm sao được viên thông?
Xúc có chạm mới biết, nếu không chạm thì không biết, do đó Xúc không tương tục nên khó chứng viên thông.
11- Pháp gọi là nội trần,
Nương trần ắt có sở.
Năng sở chẳng cùng khắp,
Làm sao được viên thông?
Pháp là pháp trần, còn gọi là nội trần, nội trần là đối tượng của chỗ biết; do đó biết và chỗ biết (năng sở) của Pháp Trần chẳng cùng khắp nên khó có thể chứng viên thông.
3. NHƯỢC ĐIỂM CỦA NĂM CĂN:
(Còn tiếp)