- Bài 01: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 02: Kinh Thủ Lăng Nghiêm (giải nghĩa)
- Bài 03: Kinh Thủ Lăng Nghiêm (giải nghĩa)
- Bài 04: Kinh Thủ Lăng Nghiêm (giải nghĩa)
- Bài 05: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 06: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 07: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 08: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 09: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 10: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 11: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 12: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 15: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 16: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 17: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 18. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 19. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 20. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 21: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 22: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 23: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 24: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 25: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 26: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 27: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 28: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 29: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 30: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 31: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 32: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 33: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 34: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 35: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 36: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 37: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 38: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 39: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 41: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 42: Kinh Thủ Lăng Nghiêm (giải nghĩa)
- Bài 43: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 44: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 45: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 46: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 47: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 48: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 49: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 50: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 51: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 52: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 53: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 54: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 55: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 56: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 57: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 58: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 59: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 60: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 61: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 62: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 63. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 64. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 65. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 66. Kinh Thủ Lăng Nghiêm giải nghĩa
- Bài 67. Kinh Thủ Lăng Nghiêm giải nghĩa
- Bài 68. Kinh Thủ Lăng Nghiêm giải nghĩa
- Bài 69: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 70: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 71: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 72: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 73: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 74: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 75: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 76: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 77: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 78: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 79: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 80: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 81: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 82: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 83: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 84: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 85: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 87: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 88: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 89: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 90: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 91: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
KINH THỦ LĂNG NGHIÊM
GIẢI NGHĨA
TOÀN KHÔNG
(Tiếp theo)
D. DO BẢY ĐẠI ĐẠT VIÊN THÔNG
18 - DO HỎA ĐẠI ĐẠT VIÊN THÔNG
Ô Xô Sắt Ma chắp tay đảnh lễ bạch Phật:
- Con thường nhớ những kiếp xưa, tánh hay tham dục. Lúc ấy có Phật Không Vương ra đời, nói người đa dâm như đống lửa hồng, dạy con quán khắp hơi lạnh và nóng trong cơ thể, ánh sáng tự tánh lặng đứng nơi trong, hóa tâm đa dâm thành lửa trí huệ, từ đó chư Phật đều gọi con là Hỏa Đầu. Con nhờ sức "Hỏa Quang Tam Muội" (1), đắc quả A La Hán; trong tâm phát đại nguyện, Chư Phật thành đạo, con sẽ làm lực sĩ, uốn dẹp bọn tà ma. Phật hỏi về viên thông, con do Quán Hơi Ấm nơi Thân Tâm lưu thông chẳng ngại, phiền não dứt sạch, sanh Lửa Trí Huệ, Chứng Vô Thượng Giác là hơn cả.
19 - DO ĐỊA ĐẠI ĐẠT VIÊN THÔNG
Trì Địa Bồ Tát liền đứng dậy, đảnh lễ bạch Phật:
- Con nhớ kiếp xưa, khi Phật Phổ Quang ra đời, con làm Tỳ Kheo, thường hay sửa sang những đoạn đường, bến nước, nơi gập ghềnh, lồi lõm làm cản trở xe cộ, hoặc làm cầu cống, hoặc gánh đất cát, siêng năng chịu cực, trải qua nhiều đời Phật. Hoặc có chúng sanh ở nơi chợ búa cần người mang đồ, con liền mang giúp đến nơi đến chốn mà chẳng lấy tiền.
- Khi Phật Tỳ Xá Phù ra đời, nhằm lúc đói kém, con cõng giúp người, chẳng kể xa gần, chỉ lấy một xu; hoặc có xe trâu bị sa xuống bùn lầy, con dùng thần lực xô kéo, khiến ra khỏi khổ não. Thuở đó, vua thiết trai cúng dường Phật, con bèn sửa đường, chờ Phật đi qua, Tỳ Xá Như Lai xoa đỉnh đầu con và bảo rằng: "Nên bình tâm địa, thì tất cả địa trên thế giới đều bình". Con liền khai ngộ, thấu vi trần của thân thể với tất cả vi trần tạo thành thế giới đều chẳng sai biệt; vi trần tự tánh không, nên mỗi mỗi chẳng đụng chạm nhau, cho đến binh lính giao chiến cũng chẳng đụng chạm. Con do pháp tánh ngộ Vô Sanh Nhẫn (2), đắc quả A La Hán, hồi tâm hướng Đại Thừa, vào ngôi vị Bồ Tát, nghe chư Phật khai diễn Diệu Pháp Liên Hoa (3), nhập Tri Kiến Phật (4), con được chứng minh là bậc thượng thủ. Phật hỏi về viên thông, con do quán Thân Thể và Thế Giới hai thứ Vi Trần chẳng sai biệt, vốn là Như Lai Tạng (5), do hư vọng phát ra cảnh Trần; Trần tiêu thì Trí hiện, thành Vô Thượng Đạo là hơn cả.
20 - DO THỦY ĐẠI ĐẠT VIÊN THÔNG
Nguyệt Quang Đồng Tử liền đứng dậy, đảnh lễ bạch Phật:
- Con nhớ hằng sa kiếp trước, có Phật Thủy Thiên ra đời, dạy chư Bồ Tát tu tập Thủy Quán, vào Tam Ma Địa. Con quán tánh thủy trong thân từ nước mũi, nước bọt, cho đến các thứ dịch vị, tinh huyết, đại tiểu tiện, lưu chuyển trong thân, đều đồng một tánh thủy, thấy nước trong thân cùng nước các bể Hương Thủy của Liên Hoa Tạng Thế Giới (6) đều chẳng khác.
- Khi con mới tu thành quán này, tuy được thấy nước, chưa được quên thân. Lúc ấy, con là Tỳ Kheo tọa thiền trong phòng, đệ tử con từ cửa sổ nhìn vào, thấy nước trong đầy khắp phòng, nó nhỏ dại không biết, liền lấy một miểng ngói ném vào nước phát ra tiếng, thích thú bỏ đi, khi con xuất định, liền thấy đau tim như Xá Lợi Phất bị quỷ Vi Hại đập. Con tự nghĩ: Nay con đã đắc quả A La Hán, lìa khỏi bệnh duyên đã lâu, sao bỗng bị đau tim, chẳng lẽ đã bị lui sụt chăng? Lúc bấy giờ, đệ tử đến kể lại việc trên, con mới bảo nó sau này nếu lại thấy nước thì nên mở cửa, vào lấy miểng ngói ra. Đệ tử vâng lời, khi con nhập định, nó lại thấy nước với miểng ngói rõ ràng, liền mở cửa lấy ra, sau đó con xuất định thì thân thể lại được như cũ.
- Con trải qua nhiều đời, gặp vô số Phật, đến đời Sơn Hải Tự Tại Thông Vương Như Lai, thì con mới được quên thân. Từ đó, cả thân đều hóa thành nước, cùng với nước các bể Hương Thủy nơi mười phương thế giới đồng một tánh Chân Không, chẳng hai chẳng khác; nay ở nơi Như Lai, được danh hiệu là Đồng Chân, dự hội Bồ Tát. Phật hỏi về viên thông, con do quán Tánh Nước một mực lưu thông, được Vô Sanh Nhẫn, Bồ Đề viên mãn là hơn cả.
21 - DO PHONG ĐẠI ĐẠT VIÊN THÔNG
Lưu Ly Quang Pháp Vương Tử liền đứng dậy đảnh lễ bạch Phật:
- Con nhớ hằng sa kiếp trước, có Phật Vô Lượng Thanh ra đời, khai thị bản giác diệu minh cho hàng Bồ Tát, dạy quán thế giới và thân chúng sanh đều theo sức gió của vọng duyên xoay chuyển.
- Bấy giờ, con quán sự an lập của không gian, sự động chuyển của thời gian, hành động của thân thể, sự động tịnh của tâm niệm, những cái động ấy đều chẳng hai chẳng khác. Lúc đó, con liền giác ngộ tánh của những thứ động ấy, chẳng từ đâu đến, chẳng đi về đâu, mười phương vô số điên đảo chúng sanh đều đồng một hư vọng, như vậy cho đến tất cả chúng sanh trong một tam thiên đại thiên thế giới, giống như hàng trăm con muỗi đựng trong bình, vo ve kêu ầm, ở nơi nhỏ hẹp phát ra náo loạn. Con gặp Phật chưa bao lâu, được Vô Sanh Nhẫn, lúc bấy giờ khai ngộ, thấy cõi Phật Đông Phương Bất Động, làm Pháp Vương Tử, phụng sự mười phương Phật, thân tâm phát ra ánh sáng, thấu triệt chẳng ngại. Phật hỏi về viên thông, con do quán Sức Gió chẳng nơi nương tựa, ngộ Tâm Bồ Đề, vào Tam Ma Địa, khế hợp với Diệu Tâm của mười phương Phật là hơn cả.
22 - DO KHÔNG ĐẠI ĐẠT VIÊN THÔNG
Hư Không Tạng Bồ Tát liền đứng dậy, đảnh lễ bạch Phật:
- Con cùng Như Lai chứng vô biên thân nơi Phật Định Quang. Lúc ấy, tay con cầm bốn hạt châu lớn, chiếu sáng mười phương vô số Phật Sát đều hóa thành hư không, lại ở nơi tự tâm hiện Đại Viên Cảnh (7), hào quang vi diệu, soi khắp Liên Hoa Tạng Thế Giới và tận mười phương hư không, đều vào trong Viên Cảnh, xen nhập thân con, như xen vào hư không, chẳng ngăn ngại nhau. Thân con hay vào vô số quốc độ, tùy thuận đại thần lực, rộng làm Phật sự. Con quán tứ đại chẳng nơi nương tựa, vọng tưởng, sanh diệt, với hư không và cõi Phật vốn đồng, do phát minh tánh đồng, đắc Vô Sanh Nhẫn. Phật hỏi về viên thông, con do quán Hư Không vô biên, vào Tam Ma Địa, Diệu Lực sáng tỏ là hơn cả.
23 - DO THỨC ĐẠI ĐẠT VIÊN THÔNG
Di Lặc Bồ Tát liền đứng dậy, đảnh lễ bạch Phật:
- Con nhớ vô số kiếp trước, có Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh ra đời, con dù theo Phật xuất gia, còn ham danh dự thế gian, ưa giao du với các quý tộc. Lúc ấy, Thế Tôn dạy con tu tập Duy Tâm Thức Định, vào Tam Ma Địa. Từ nhiều kiếp đến nay, dùng Tam Muội này phụng sự hằng sa chư Phật, sự ham cầu danh dự đã dứt sạch. Đến đời Phật Nhiên Đăng, con mới được thành "Vô Thượng Diệu Viên Thức Tâm Tam Muội", ngộ các pháp dơ, sạch, có, không, nơi tất cả cõi Phật, đều do tâm thức biến hiện.
- Thế Tôn! Vì con ngộ Duy Tâm thức như thế, nên từ tánh thức hiện ra vô số Như Lai, nay được thọ ký sẽ thừa kế ngôi Phật ở cõi này. Phật hỏi về viên thông, con do quán mười phương Duy Thức, Tâm Thức sáng tỏ, chứng nhập Viên-Thành-Thật, xa lìa Tánh Y-Tha-Khởi Và Biến-Kế-Chấp, Đắc Vô Sanh Nhẫn là hơn cả.
CHÚ GIẢI:
Bồ Tát Di Lặc thưa Phật: “- Con nhớ vô số kiếp trước, có Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh ra đời, con dù theo Phật xuất gia, còn Ham danh dự thế gian, thích giao du với quý tộc”, nghĩa là còn cái tâm vọng, là còn cái tướng Vọng Tưởng Tự Tánh (Biến-Kế-Chấp), và còn cái phân biệt, chấp thật, tức là còn cái tướng Nhân Duyên Tự Tính (Chấp-Y-Tha-Khởi) hoành hành như mọi phàm phu.
Bồ Tát thưa tiếp: “Đến đời Phật Nhiên Đăng, con mới được thành "Vô Thượng Diệu Viên Thức Tâm Tam Muội", ngộ các pháp dơ, sạch, có, không, nơi tất cả cõi Phật, đều do tâm thức biến hiện. - Thế Tôn! Vì con ngộ Duy Tâm thức như thế, nên từ tánh thức hiện ra vô số Như Lai”. Nghĩa là đến khi liễu ngộ tất cả tâm thức, nên thức tính hiện ra vô số Như Lai, đây là do tu lià chấp trước hai bên, dứt các dính mắc trần cảnh, dẹp trừ được thua, phải trái, vinh nhục, vui buồn, đến nhu nhuyễn thì chân như tự tính hiển lộ, tức là hiện ra bản thể của tâm khắp không gian suốt thời gian qúa khứ hiện tại vị lai, gọi là đạt tướng Thành Tựu Tự Tính (Viên-Thành-Thật) vậy.
Bồ Tát kết luận: “Do quán mười phương Duy Thức, Tâm Thức sáng tỏ, chứng nhập Viên-Thành-Thật, xa lìa Tánh Y-Tha-Khởi Và Biến-Kế-Chấp, Đắc Vô Sanh Nhẫn”. Nghĩa là từ bắt đầu tu tập về cái tâm định (Duy Tâm Thức Định), đến khi thành đại định (Vô Thượng Diệu Viên Thức Tâm Tam Muội), tức là đã chuyển thức thành trí, nên nói vào Thành Tựu Tự Tính (Viên-Thành-Thật). Khi chưa chuyển thức, còn bị cảnh buộc, gọi là Vọng Tưởng Tự Tính (Biến-Kế-Chấp); phá được Vọng Tưởng Tự Tính, còn bị pháp buộc, gọi là chấp Nhân Duyên Tự Tính (Y-Tha-Khởi). Khi dẹp trừ được cả hai thứ vọng tưởng và nhân duyên thì chứng pháp không sinh không diệt (đắc Vô Sinh Nhẫn) vậy.
24 - DO KIẾN ĐẠI ĐẠT VIÊN THÔNG
(Còn tiếp)