- Bài 01: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 02: Kinh Thủ Lăng Nghiêm (giải nghĩa)
- Bài 03: Kinh Thủ Lăng Nghiêm (giải nghĩa)
- Bài 04: Kinh Thủ Lăng Nghiêm (giải nghĩa)
- Bài 05: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 06: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 07: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 08: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 09: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 10: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 11: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 12: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 15: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 16: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 17: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 18. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 19. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 20. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 21: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 22: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 23: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 24: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 25: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 26: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 27: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 28: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 29: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 30: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 31: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 32: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 33: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 34: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 35: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 36: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 37: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 38: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 39: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 41: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 42: Kinh Thủ Lăng Nghiêm (giải nghĩa)
- Bài 43: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 44: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 45: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 46: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 47: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 48: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 49: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 50: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 51: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 52: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 53: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 54: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 55: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 56: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 57: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 58: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 59: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 60: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 61: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 62: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 63. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 64. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 65. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 66. Kinh Thủ Lăng Nghiêm giải nghĩa
- Bài 67. Kinh Thủ Lăng Nghiêm giải nghĩa
- Bài 68. Kinh Thủ Lăng Nghiêm giải nghĩa
- Bài 69: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 70: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 71: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 72: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 73: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 74: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 75: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 76: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 77: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 78: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 79: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 80: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 81: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 82: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 83: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 84: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 85: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 87: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 88: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 89: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 90: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 91: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
KINH THỦ LĂNG NGHIÊM
GIẢI NGHĨA
TOÀN KHÔNG
(Tiếp theo)
C. DO SÁU THỨC ĐẠT VIÊN THÔNG:
12 - DO NHÃN THỨC ĐẠT VIÊN THÔNG:
Xá Lợi Phất liền đứng dậy, đảnh lễ bạch Phật:
- Con từ nhiều kiếp đến nay, Tánh Kiến (1) của bản tâm trong sạch, thọ sanh nhiều đời như hằng sa, đối với các pháp biến hóa của thế gian và xuất thế gian, hễ thấy liền thông suốt, được chẳng ngăn ngại. Con ở giữa đường gặp anh em Ca Diếp Ba thuyết nghĩa nhân duyên, ngộ tâm chẳng bờ bến. Con theo Phật xuất gia, giác ngộ tánh kiến sáng tỏ, được đại vô úy, đắc quả A La Hán, do pháp âm của Như Lai hóa sanh, làm trưởng tử của Phật. Phật hỏi về viên thông, như chỗ chứng của con, thì Tánh Kiến của bản Tâm sáng tỏ, sự sáng tỏ đến chỗ cùng cực, đồng tri kiến Phật là hơn cả.
13 - DO NHĨ THỨC ĐẠT VIÊN THÔNG
Phổ Hiền Bồ Tát liền đứng dậy đảnh lễ bạch Phật:
- Con đã từng làm Pháp Vương Tử cho hằng sa Như Lai, mười phương Như Lai dạy những đệ tử có căn cơ Bồ Tát, tu hạnh Phổ Hiền, hạnh đó theo con mà lập tên. Thế Tôn, con dùng Tánh Văn (2) của bản tâm, phân biệt tất cả tri kiến của chúng sanh. Nếu ở phương khác, ngoài hằng sa thế giới, mỗi thế giới đều có chúng sanh phát tâm theo hạnh Phổ Hiền, thì liền trong lúc đó con cỡi voi sáu ngà, phân thân thành trăm ngàn, đồng thời đến mọi nơi, dẫu cho họ nghiệp chướng còn sâu, chưa thấy được con, con cũng thầm xoa đầu họ, ủng hộ an ủi, khiến cho họ được thành tựu hạnh nguyện. Phật hỏi về viên thông, nơi bản nhân của con thì Tánh Văn của bản Tâm sáng tỏ, phân biệt tự tại là hơn cả.
14 - DO TỴ THỨC ĐẠT VIÊN THÔNG
Tôn Đà La Nan Đà liền đứng dậy, đảnh lễ bạch Phật:
- Lúc con mới theo Phật xuất gia, dù giữ đủ giới luật, nhưng với pháp Tam Ma Địa, tâm thường tán loạn, chưa được vô lậu. Thế Tôn dạy con và Câu Si La quán nơi chót mũi, lúc con mới bắt đầu tu quán này, trải qua 21 ngày, thấy hơi thở ra vào như khói, thân tâm sáng tỏ, chiếu khắp thế giới thành rỗng không, trong sạch như lưu ly; tướng khói dần dần tiêu tan, hơi thở hóa thành màu trắng, tâm được khai ngộ, tập khí dứt sạch, những hơi thở ra vào hóa thành ánh sáng chiếu khắp mười phương thế giới, đắc quả A La Hán. Thế Tôn thọ ký cho con sẽ được Bồ Đề. Phật hỏi về viên thông, con do Quán Sổ Tức, tiêu diệt hơi thở, quán lâu phát minh sáng tỏ, dứt sạch phiền não là hơn cả.
15 - DO THIỆT THỨC ĐẠT VIÊN THÔNG
Phú Lâu Na Di Đa La Ni Tử liền đứng dậy, đảnh lễ bạch Phật:
- Con từ nhiều kiếp đến nay, được biện tài vô ngại, thuyết pháp Khổ Không, thông đạt thật tướng, như thế cho đến pháp môn bí mật của hằng sa Như Lai, đều vi diệu khai thị cho chúng sanh được sức vô úy. Thế Tôn biết con có biện tài lớn, dạy con dùng âm thanh giúp Phật chuyển pháp luân, hoằng dương Chánh Pháp. Con do thuyết pháp, đắc quả A La Hán. Thế Tôn ấn chứng cho con thuyết pháp bậc nhất. Phật hỏi về viên thông, con do Pháp Âm hàng phục tà ma ngoại đạo, tiêu diệt tập khí phiền não là hơn cả.
16 - DO THÂN THỨC ĐẠT VIÊN THÔNG
Ưu Ba Ly liền đứng dậy, đảnh lễ bạch Phật:
- Con theo Phật, vượt thành xuất gia. Như Lai sáu năm khổ hạnh, hàng phục tà ma, chế phục ngoại đạo, giải thoát tham dục phiền não của thế gian, tất cả con đều đích thân được thấy. Phật dạy con trì giới, cho đến ba ngàn oai nghi, tám vạn tế hạnh, các Tánh Nghiệp và Giá Nghiệp (3) thảy đều trong sạch, thân tâm tịch diệt, đắc quả A La Hán. Con là người điều hành kỷ luật trong chúng. Thế Tôn ấn chứng cho con tu thân trì giới bậc nhất. Phật hỏi về viên thông, con do trì Thân thì Thân được tự tại, Lần đến trì Tâm, Tâm được thông suốt, rồi cả Thân Tâm đều thông triệt là hơn cả.
17 - DO Ý THỨC ĐẠT VIÊN THÔNG
Đại Mục Kiền Liên liền đứng dậy, đảnh lễ bạch Phật:
- Trước kia con khất thực giữa đường, gặp ba anh em Ca Diếp Ba là: Ưu Lâu Tần Loa, Già Gia, và Na Đề, giảng về nghĩa nhân duyên thâm sâu của Như Lai, con liền phát tâm, được đại thông đạt. Như Lai ban cho con áo cà sa đắp trên mình, râu tóc tự rụng, con đi khắp mười phương được chẳng ngăn ngại, phát ra thần thông là bậc nhất, đắc quả A La Hán. Chẳng những Thế Tôn, cả mười phương Như Lai đều khen thần lực con sáng tỏ trong sạch, tự tại vô úy. Phật hỏi về viên thông, con do xoay Ý Thức lăng xăng trở về tịch lặng, nên diệu Tâm sáng tỏ, như lắng nước đục lâu thành trong sáng là hơn cả.
GIẢI NGHĨA:
(1) Tánh Kiến: Là tính thấy.
(2) Tánh Văn: Là tính nghe.
(3) Tánh nghiệp và Giá nghiệp: Tánh nghiệp là phạm một trong bốn trọng tội: Giết người (sát), trộm cướp (đạo), tà dâm (dâm) và nói dối (vọng ngữ) gây nghiệp ác; còn phạm các tội nhẹ thì gọi là Giá nghiệp.
Chúng ta biết tính thấy, tính nghe, tính biết v.v… đều là gốc của tâm sáng tỏ; do Đạt Tính Thấy (Tánh Kiến), ngộ bản tâm sáng tỏ, hễ thấy liền thông suốt không trở ngại; do Đắc Tính Nghe (Tánh Văn) sáng tỏ, hễ nghe liền biết tất cả cái thấy biết mê (tri kiến) của chúng sinh. Do Quán Hơi Thở (Sổ tức) lâu phát sinh sáng tỏ, ánh sáng chiếu khắp, tiêu diệt buồn phiền; do Thuyết Pháp (Pháp âm) sẽ tiêu diệt buồn khổ, phá tan tà ma ngoại đạo và dẫn tới tu hành chứng qủa Thánh. Do Thân Giữ Giới Luật (Trì Giới) không tiếp xúc được thân tự tại, Tâm Trì Giới được tâm thông suốt, Trì Thân Tâm Giới đạt thân tâm thông triệt, khiến tất cả nghiệp đều trong suốt, chứng đạt qủa Thánh; do Xoay Ý Thức về tịch lặng như lắng nước đục lâu thành lặng trong chiếu sáng, được tâm sáng tỏ, đạt thần lực tự tại.
Như thế, mỗi thứ khi tu đều thấy được rõ Trần là ảo huyển không thật, rồi lìa dính mắc, dứt tham chấp thật, sẽ đưa đến bản tâm trong sạch sáng tỏ, chiếu khắp mười phương, đạt qủa A La Hán.
Thức là chủ thể nhận diện Trần tương ưng, Thức là dụng của Căn, đó là tính thấy của mắt, tính nghe của tai, tính ngửi của mũi, tính nếm của lưỡi, tính xúc của thân, tính tư duy của ý; gọi chung là Sáu Thức, tức là sáu công dụng của sáu giác quan. Năm căn đầu tiếp xúc với năm trần nên có năm thức, những thức này chỉ có nhiệm vụ ghi nhận trần cảnh mà thôi; chúng không lượng định phân biệt, không có ý niệm hơn thua, phải quấy, đẹp xấu, yêu ghét, lấy bỏ… Cho nên năm thức đầu không tạo nên nghiệp thiện hay ác, chỉ có Ý thức (Thức thứ sáu) và Mạt Na (Thức thứ bảy) suy nghĩ so đo tính toán, chấp ta và cái của ta, phân biệt từ thiện tới ác, đảm đang mọi chuyện.
Theo Duy Thức học, năm thức đầu khi trở thành trong sạch, không còn một tí vẩn đục, gợn nhơ của năm trần: Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc, nghĩa là căn không còn bị dính mắc lôi kéo bởi trần cảnh ở đời. Tâm hành giả như hồ nước trong lặng không gợn sóng, phẳng bằng sáng chiếu như mặt gương, thì Tự Tính hiển lộ, lúc ấy năm thức biến thành “Thành Sở Tác Trí”; nghĩa là năm giác quan của ta trở thành có năng lực thần diệu kỳ bí, chứ không còn là giác quan của kẻ phàm phu chỉ nhận biết một cách hạn hẹp mà thôi.
Do Ý thức góp ý phân biệt cho năm thức đầu có Ý căn cố vấn, Ý thức làm việc suốt ngày đêm không ngưng nghỉ. Ban ngày suy nghĩ tưởng nhớ hết việc này tới chuyện khác, lo lắng giận hờn buồn khổ, hân hoan vui mừng v.v…, ban đêm khi ngủ mộng mơ đủ thứ. Khi tâm viên ý mã (tâm ý lăng xăng loạn động) ấy đã được loại bỏ qua sự tu hành rồi, nghĩa là lià dứt chấp chặt các sự dính mắc so đo phân biệt đúng sai, phải trái, yêu ghét v.v… trở thành thanh tịnh, thì Ý thức chuyển thành “Diệu Quan Sát Trí”, có công năng quan sát thâm diệu cùng khắp.
D. DO BẢY ĐẠI ĐẠT VIÊN THÔNG
(Còn tiếp)