- Bài 01: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 02: Kinh Thủ Lăng Nghiêm (giải nghĩa)
- Bài 03: Kinh Thủ Lăng Nghiêm (giải nghĩa)
- Bài 04: Kinh Thủ Lăng Nghiêm (giải nghĩa)
- Bài 05: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 06: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 07: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 08: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 09: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 10: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 11: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 12: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 15: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 16: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 17: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 18. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 19. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 20. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 21: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 22: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 23: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 24: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 25: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 26: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 27: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 28: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 29: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 30: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 31: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 32: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 33: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 34: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 35: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 36: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 37: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 38: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 39: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 41: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 42: Kinh Thủ Lăng Nghiêm (giải nghĩa)
- Bài 43: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 44: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 45: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 46: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 47: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 48: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 49: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 50: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 51: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 52: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 53: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 54: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 55: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 56: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 57: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 58: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 59: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 60: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 61: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 62: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 63. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 64. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 65. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 66. Kinh Thủ Lăng Nghiêm giải nghĩa
- Bài 67. Kinh Thủ Lăng Nghiêm giải nghĩa
- Bài 68. Kinh Thủ Lăng Nghiêm giải nghĩa
- Bài 69: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 70: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 71: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 72: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 73: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 74: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 75: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 76: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 77: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 78: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 79: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 80: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 81: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 82: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 83: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 84: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 85: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 87: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 88: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 89: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 90: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 91: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
KINH THỦ LĂNG NGHIÊM
GIẢI NGHĨA
TOÀN KHÔNG
(Tiếp theo)
2). CĂN TRẦN THỨC ĐẠI
ĐỀU ĐẠT VIÊN THÔNG
Lúc bấy giờ, Thế Tôn bảo khắp chư Đại Bồ Tát và hàng vô lậu Đại A La Hán trong chúng rằng:
- Các ông là hàng Bồ Tát và A La Hán trong pháp ta, đã chứng quả vô học, nay ta hỏi các ông: trong lúc mới phát tâm, nơi thập bát giới (18 giới: 6 căn, 6 trần, 6 thức), ở giới nào mà ngộ được viên thông, và do phương tiện gì được vào Tam Ma Địa?
A. DO SÁU TRẦN ĐẠT VIÊN THÔNG
1 – DO THANH TRẦN ĐẠT VIÊN THÔNG
Kiều Trần Na trong nhóm năm vị Tỳ Kheo, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ chân Phật mà bạch rằng:
- Con ở Lộc Uyển và Kê Viên được lời dạy của Phật khi mới thành đạo, do âm thanh Phật ngộ Tứ Thánh Đế. Khi đó, Phật hỏi các Tỳ Kheo, con là người ngộ giải trước tiên, Như Lai ấn chứng cho con tên là A Nhã Đa (ngộ giải), được diệu âm mật viên. Con do âm thanh mà đắc quả A La Hán, Phật hỏi về viên thông, như chỗ chứng của con, thì Âm Thanh là hơn cả.
2 – DO SẮC TRẦN ĐẠT VIÊN THÔNG
Ưu Ba Ni Sa Đà liền đứng dậy, đảnh lễ bạch Phật:
- Con cũng được lời dạy của Phật khi mới thành đạo, con quán tướng bất tịnh, sanh lòng nhàm chán, ngộ các tánh sắc đều là bất tịnh như xác chết, xương cốt thúi mục hóa ra vi trần, rồi cuối cùng trở thành hư không. Sắc và Không cả hai vốn chẳng có nên thành đạo vô học. Như Lai ấn chứng cho con tên là Ni Sa Đà (tánh không), tướng trần đã sạch, thì diệu sắc mật viên. Con do sắc tướng mà đắc quả A La Hán, Phật hỏi về viên thông, như chỗ chứng của con thì Sắc Tướng là hơn cả.
3 – DO HƯƠNG TRẦN ĐẠT VIÊN THÔNG
Hương Nghiêm Đồng Tử liền đứng dậy đảnh lễ bạch Phật:
- Con nghe Như Lai dạy quán các tướng hữu vi, khi về trai đường tĩnh tọa, đang lúc thiền quán, thấy các Tỳ Kheo đốt hương trầm thủy, mùi hương lặng lẽ bay vào lỗ mũi. Con quán mùi hương này phi gỗ phi không, phi khói phi lửa, chẳng từ đâu đến, chẳng đi về đâu, do đó, ý căn tiêu diệt, phát minh vô lậu, Như Lai ấn chứng cho con hiệu là Hương Nghiêm, hương trần đã diệt thì diệu hương mật viên. Con do hương nghiêm đắc quả A La Hán, Phật hỏi về viên thông, như chỗ chứng của con, thì Hương Trần là hơn cả.
4 – DO VỊ TRẦN ĐẠT VIÊN THÔNG
Hi vị Pháp Vương Tử Dược Vương và Dược Thượng, cùng với năm trăm Phạn Thiên trong hội, liền đứng dậy đảnh lễ bạch Phật:
- Chúng con làm lương y nơi thế gian nhiều kiếp từ vô thỉ, trong miệng từng nếm những cỏ cây, kim thạch trong cõi Ta Bà này, đến mười vạn tám ngàn thứ, nên biết hết các vị đắng, chua, mặn, lạt, ngọt, cay v.v... và sự biến đổi của các vật hòa hợp hay tự sanh, là tánh thuốc nóng hay mát, có độc hay chẳng độc, thảy đều biết cả.
- Từ khi phụng sự Như Lai, rõ biết tánh vị phi không phi hữu, phi tức thân tâm, phi lìa thân tâm, do phân biệt bản nhân của vị trần mà khai ngộ, được Phật ấn chứng cho anh em chúng con cái danh hiệu Dược Vương và Dược Thượng Bồ Tát; nay ở trong hội này, làm Pháp Vương Tử. Chúng con do vị trần mà giác ngộ, lên bậc Bồ Tát, Phật hỏi về viên thông, như chỗ chứng của chúng con, thì Vị Trần là hơn cả.
5 – DO XÚC TRẦN ĐẠT VIÊN THÔNG
Bạt Đà Bà La cùng các bạn mười sáu Đại Sĩ liền đứng dậy đảnh lễ bạch Phật:
- Chúng con trước kia ở nơi Phật Oai Âm Vương nghe pháp rồi xuất gia, đến giờ tắm, chúng con theo lệ vào phòng tắm, bỗng ngộ tánh nước đã chẳng rửa bụi, cũng chẳng rửa thân, khoảng giữa an nhiên, vốn vô sở đắc. Cho đến hôm nay theo Phật xuất gia, vì sự huân tập từ xưa chẳng quên, khiến đắc quả vô học, Như Lai đặt tên con là Bạt Đà Bà La (hiền hộ: người có tài đức) do phát minh diệu xúc, thành Pháp Vương Tử, Phật hỏi về viên thông, như chỗ chứng của con thì Xúc Trần là hơn cả.
6 - DO PHÁP TRẦN ĐẠT VIÊN THÔNG
Ma Ha Ca Diếp và Tử Kim Quang Tỳ Kheo Ni liền đứng dậy đảnh lễ bạch Phật:
- Kiếp xưa, trong cõi này có Phật Nhật Nguyệt Đăng ra đời, con được thân cận nghe pháp tu học, sau khi Phật diệt độ, con thắp đèn liên tục cúng dường Xá Lợi, lại lấy vàng Tử Kim Quang tô thếp hình tượng Phật. Từ đó đến nay, đời đời kiếp kiếp, thân thể thường viên mãn sáng ngời như vàng Tử Kim Quang. Tử Kim Quang Tỳ Kheo Ni này, tức quyến thuộc cùng phát tâm khi xưa của con.
- Con quán thế gian, lục trần đều biến hoại, chỉ y theo Pháp Không Tịch, tu Diệt Tận Định, thì thân tâm mới có thể trải qua trăm ngàn kiếp như búng ngón tay. Con do quán Pháp Không, đắc quả A La Hán. Thế Tôn khen con tu hạnh đầu đà bậc nhất, diệu pháp sáng tỏ, tiêu diệt phiền não, Phật hỏi về viên thông, như chỗ chứng của con, thì Pháp Trần là hơn cả.
GIẢI NGHĨA
(1) Viên thông: Viên là tròn đầy, là thể tính biến mãn cùng khắp; thông là đi suốt qua, là diệu dụng dung thông không ngăn ngại; Viên thông là hòa hợp đầy đủ, chứng được diệu trí ngộ được chân như.
Chúng ta thấy 6 vị đệ tử Phật là Kiều Trần Na, Ưu Ba Ni Sa Đà, Hương Nghiêm Đồng Tử, Pháp Vương Tử Dược Vương và Dược Thượng, Bạt Đà Bà La, Ma Ha Ca Diếp, mỗi vị tu theo một đối tượng Trần khác nhau là: Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc, Pháp, tất cả đều đạt qủa A La Hán. Điều này nói lên mọi pháp môn tu về trần cảnh đều dẫn đến vi diệu, nhưng sự tu vi diệu đối với người này không phải chắc chắn thích hợp đối với người khác, vì căn cơ của mỗi người khác nhau; cũng như tùy bệnh mà uống thuốc thích hợp với bệnh của mình thì mới khỏi bệnh vậy.
Do đó, nếu ta để căn bị trần dính mắc lôi kéo, thì trần là nhiễm ô, còn khi chúng ta tự làm chủ được, căn không chạy theo trần cảnh, thì trần lại là thanh tịnh trong diệu tâm. Trần có nghĩa là nhiễm ô, nhưng nó chỉ nhiễm ô khi nó tác động vào Sáu Căn của con người chưa tự chủ. Đối với người đạt đạo thì trần nào cũng là dữ kiện cho các Thánh chứng "viên thông". Viên thông có nghĩa là trong sạch điều hòa thông suốt tròn đầy cùng khắp, nói viên thông là nói nhận thức chân lý, nói đến trình độ chứng đạo, chứng được diệu trí ngộ được chân như; người đạt được điều hòa thông suốt trong sạch viên mãn, vượt qua tri kiến chấp mắc được gọi là chứng viên thông.
B. DO SÁU CĂN ĐẠT VIÊN THÔNG
7 - DO NHÃN CĂN ĐẠT VIÊN THÔNG
A Na Luật Đà liền đứng dậy đảnh lễ bạch Phật:
- Lúc con mới xuất gia, thường ham nằm ngủ. Như Lai quở con là loài súc sinh, nghe lời Phật quở, con khóc lóc tự trách, suốt bảy ngày không ngủ, hư cả hai con mắt. Thế Tôn dạy con tu pháp "Lạc Kiến Chiếu Minh Kim Cang Tam Muội" chẳng nhờ con mắt, xem thấy mười phương rỗng suốt như trái cây trong bàn tay; Như Lai ấn chứng cho con đắc quả A La Hán. Phật hỏi về viên thông như chỗ chứng của con, thì Xoay cái Thấy trở về bản Tánh là hơn cả.
8 - DO TỴ CĂN ĐẠT VIÊN THÔNG
Châu Lợi Bàn Đặc Ca liền đứng dậy đảnh lễ bạch Phật:
- Con kém trí nhớ, chẳng thể tụng trì, khi mới gặp Phật, nghe Pháp rồi xuất gia, con cố nhớ một câu kệ của Như Lai, trong một trăm ngày mà chẳng thuộc lòng, hễ nhớ trước thì quên sau, nhớ sau thì quên trước, Phật thương xót con ngu muội, dạy con an cư, tu Sổ Tức Quán. Con quán hơi thở đến chỗ cùng tột, thấy các hành tướng vi tế dời đổi từng sát na nơi sanh, trụ, dị, diệt, tâm con bỗng ngộ, được đại vô ngại, cho đến phiền não dứt sạch, đắc quả A La Hán, trước pháp tọa của Phật, được ấn chứng thành bậc vô học. Phật hỏi về viên thông như chỗ chứng của con, thì Xoay Hơi Thở trở về Tánh Không là hơn cả.
9 - DO THIỆT CĂN ĐẠT VIÊN THÔNG
Kiều Phạm Bạt Đề liền đứng dậy đảnh lễ bạch Phật:
- Con có khẩu nghiệp khinh rẻ Sa Môn trong kiếp quá khứ, nên đời đời mắc bệnh nhai như trâu, Như Lai dạy con pháp môn: "Nhất Vị Thanh Tịnh Tâm Địa". Con quán tánh biết vị chẳng phải thân thể, chẳng phải ngoại vật, ngay đó được siêu thoát những tập khí thế gian, bên trong giải thoát thân tâm, bên ngoài lìa bỏ thế giới, xa lìa tam giới như chim sổ lồng, lìa cấu tiêu trần, pháp nhãn thanh tịnh, đắc quả A La Hán. Như Lai ấn chứng cho con lên bậc vô học. Phật hỏi về viên thông, như chỗ chứng của con, thì Xoay cái Biết Vị trở về Tự Tánh là hơn cả.
10 - DO THÂN CĂN ĐẠT VIÊN THÔNG
Tất Lăng Già Bà Ta liền đứng dậy, đảnh lễ bạch Phật:
- Khi con mới phát tâm theo Phật, thường nghe Như Lai dạy về những việc chẳng vui trong thế gian. Lúc đi khất thực trong thành, đang suy nghĩ pháp môn, bất giác bị gai góc đâm vào chân, cả thân đau đớn con nghĩ: Có cái năng biết mới biết sự đau đớn này; dù biết đau đớn, nhưng bản giác trong sạch, vốn chẳng có năng đau và sở đau. Con lại suy nghĩ: Một thân đâu thể có hai giác? (1). Nhiếp niệm chưa bao lâu, thân tâm bỗng thành không tịch, trong 21 ngày, các tập khí phiền não đều dứt sạch, đắc quả A La Hán. Như Lai ấn chứng cho con lên bậc vô học. Phật hỏi về viên thông, như chỗ chứng của con, thì Quên Thân Thuần Giác là hơn cả.
11 - DO Ý CĂN ĐẠT VIÊN THÔNG
Tu Bồ Đề liền đứng dậy đảnh lễ bạch Phật:
- Con từ nhiều kiếp đến nay, tâm được vô ngại, tự nhớ thọ sanh nhiều đời như hằng sa; lúc còn trong thai đã biết tánh Không Tịch, cũng khiến chúng sanh chứng được tánh Không, như thế cho đến mười phương đều thành tánh Không. Nhờ Như Lai phát minh Giác Tánh Chân Không, nên tánh Không được sáng tỏ, đắc quả A La Hán, đốn nhập Tánh Không sáng tỏ của Biển Giác, đồng Tri Kiến Phật, được ấn chứng thành bậc vô học, về giải thoát tánh Không, con là bậc nhất, Phật hỏi về viên thông như chỗ chứng của con thì chư tướng phi tướng, cả năng phi và sở phi đều sạch, xoay Pháp về Tánh Không là hơn cả.
GIẢI NGHĨA
(1) Hai giác: Là sức biết và chỗ biết (năng giác sở giác)
Cũng như Sáu Trần ở trên, Sáu Căn: Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi, Thân và Ý Căn là sáu gốc rễ dính mắc, để rồi từ đó sinh ra thân nhánh chồi cành lá vô minh lậu hoặc, gây ra khổ đau cho cuộc sống của con người. Nếu nhìn dưới góc cạnh nhân duyên, chúng ta thấy Căn là vật chất do tứ đại đất, nước, gió lửa duyên sinh như mọi hiện tượng nhân duyên khác; nhưng Sáu Căn cũng lại đều là nơi để thành tựu viên thông.
Nếu chúng ta quán xét một trong Sáu Căn, như xoay cái thấy về gốc thấy, xoay cái nghe về gốc nghe, xoay hơi thở về tính không, xoay cái biết vị về tự tính, quán thân thể là vô ngã, quán pháp trần về tính không. Như vậy, sẽ thấy trần cảnh chỉ là giả là không, thân tâm chẳng có, thế giới toàn không, các tướng chẳng phải tướng, thân chẳng năng sở, tính biết (giác) không tịch, thì việc chứng viên thông sẽ đạt được vậy.
C. DO SÁU THỨC ĐẠT VIÊN THÔNG
(Còn tiếp)