- Thư Thỉnh An Cư kỳ 18 (2017)
- Lời Khai Mạc
- Ban Chức Sự Trường Hạ Pháp Hoa kỳ 18 (2017)
- Lịch giảng dạy tại Khóa An Cư kỳ 18
- Ban Duy Na Duyệt Chúng
- Thời Khóa Biểu & Hiệu Lệnh
- Nội Quy Trường Hạ Pháp Hoa Kỳ 18 (2017)
- Danh Sách Chư Tôn Đức tham dự Khóa An Cư kỳ 18
- Danh Sách Phật tử tại gia tùng hạ tu học - Khóa An Cư kỳ 18
- Phương Danh Phật tử Cúng Dường Trường Hạ Pháp Hoa kỳ 18
- Kỷ Yếu Khóa An Cư kỳ 18 (2017) tại Tổ Đình Pháp Hoa, Nam Úc
- Nghe Pháp tại Trường Hạ Pháp Hoa Nam Úc 2017
- Chân dung Chư Tôn Đức Tăng Ni tham dự Khóa An Cư kỳ 18 tại Tổ Đình Pháp Hoa Nam Úc
- Chân dung Phật tử Tùng Hạ kỳ 18 tại Tổ Đình Pháp Hoa, Nam Úc
- Hình ngày 1 Khóa An Cư Kiết Hạ kỳ 18 tại Chùa Pháp Hoa, Adelaide, Nam Úc
- Hình ngày 2 Khóa An Cư kỳ 18 tại Chùa Pháp Hoa, Nam Úc
- Hình ngày 3 Khóa An Cư kỳ 18 tại Chùa Pháp Hoa Nam Úc
- Hình ngày 4 Khóa An Cư kỳ 18 tại Chùa Pháp Hoa, Nam Úc
- Hình ngày 5 Khóa An Cư kỳ 18 tại Tổ Đình Pháp Hoa, Nam Úc
- Hình ngày 6 Khóa An Cư kỳ 18 tại Tổ Đình Pháp Hoa
- Hình ngày 7 Khóa An Cư Pháp Hoa 2017
- Hình ngày 8 Khóa An Cư kỳ 18 tại Tổ Đình Pháp Hoa
- Hình ngày 9 Khóa An Cư kỳ 18 tại Chùa Pháp Hoa, Nam Úc
- Hình ngày 10 Khóa An Cư Pháp Hoa kỳ 18
- Hình ngày 10 Đêm Thiền Trà Đạo Tình
- Hình Lễ Bế Mạc Khóa An Cư kỳ 18 tại Tổ Đình Pháp Hoa, Nam Úc
- Tường Thuật Khóa An Cư Kỳ 18 tại Tổ Đình Pháp Hoa, Nam Úc
- Download hình chân dung
- Video: Pháp Thoại 1: TT Thích Nguyên Tạng - TT Thích Viên Trí
- Video: Pháp Thoại 2: TT Thích Hạnh Hiếu - TT Thích Đạo Hiển
- Video: Pháp Thoại 3: HT Trường Sanh- HT Bổn Điền
- Video: Pháp Thoại 4: Ni Sư Tâm Lạc - Ni Sư Viên Thông
- Video: Pháp Thoại 5: TT Nhuận Chơn - TT Phổ Huân
- Video: Pháp Thoại 7: TT Phổ Hương - TT Đạo Thông
- Video: Pháp Thoại 6: TT Thích Đạo Nguyên - TT Thích Viên Tịnh
- Video: Pháp Thoại 8: TT Hạnh Tri - ĐĐ Hạnh Phẩm
- Video: Pháp Thoại 9: TT Thiện Hiền - TT Giác Tín
- Video: Lễ Chẩn Tế Bạt Độ Âm Linh Cô Hồn
Quá khứ hiện tại vị lai, nhóm từ ngữ thường nghe trong nhà Phật, và đó cũng chính là ba thời tu Phật của một Phật tử cần cầu giải thoát. Nếu nói theo lịch sử truyền bá Phật giáo, gọi là Chánh Pháp, Tượng Pháp và Mạt Pháp. Như vậy mặc nhiên việc tu hành của hai giới Phật tử xuất gia tại gia không thể nào không tư duy suy niệm ba thời tu Phật. Ở đây chúng ta không luận bàn về ba thời Chánh, Tượng, Mạt Pháp như đã có nhiều vị thiện tri thức nói qua. Chúng ta chỉ nhìn và quán sát hoàn cảnh tu học của chính mình. Trước hết phải là quá. Thử lạm bàn xem quá khứ thế nào của một hành giả đang tu Phật.
Quá khứ tích lủy nghiệp tu:
Không dám vọng ngữ, chắc chắn nhiều đời quá khứ chúng ta phải tu Phật, nếu không, đời này không thể nào biết, học và hành được Phật giáo. Tu thế nào trong quá khứ, ta không rõ, nhưng ta phải có tu, hay ít ra cũng là một học giả, nghĩa là chỉ có nghiên cứu tìm tòi, hoặc thích thú mến mộ lời dạy của Phật. Theo lý nhân quả dễ nói hơn, vì một chúng sanh hiện hữu đời này, mang thân phận thấp hèn hay giàu sang danh vọng đều là phản ảnh của đời trước. Đời trước là nghiệp lực cho đời này, và tùy vào đời này nó sẽ tiếp tục là nghiệp lực cho đời sau nữa. Dù chúng ta có tin hay không tin, thì ta không thể khác hơn đời trước. Thử lấy ví dụ quá khứ gần của một em bé khi trưởng thành một anh thanh niên. Nếu ngay hiện tại không biết không tìm hiểu khi nhìn anh thanh niên lực lưỡng, tráng kiện, lão luyện việc đồng áng ruộng vườn trong khi đang sống ở thành phố. Thì ra trong quá khứ cả tuổi thơ anh thanh niên này đều sống làm việc ở miền quê; và chỉ mới di dân sống ở thành phố có ít năm. Quá khứ đó chính quả nghiệp hiện ra trong hình dáng của anh ta ngày hôm nay. Đó là theo ví dụ gần, ví dụ xa là một thế hệ mới của gia đình, theo đuổi nghề nghiệp gì, nó sẽ làm lực tác động cho những nhân nghiệp tương ưng với đời tương lai của nó. Và xa hơn nữa nghiệp quá khứ này sẽ liên kết thành một cộng nghiệp, để tạo thành nhiều người, nhiều nhóm khác biệt nhau. Xã hội cũng là do nghiệp lực từng cá nhân có chung một động lực ý hướng, và đất nước truyền thống văn hóa đều không ra ngoài một cộng nghiệp hành động chung trong quá khứ.
Người Phật tử dù xuất gia hay tại gia đều chung một ý hướng đã tích lũy nghiệp tu. Việc tu chậm hay tu mau, khó khăn, dễ dàng, thuận duyên hoặc nghịch cảnh tất cả hoàn toàn do nghiệp tu trong quá khứ. Nhìn lại hành trạng của chư Thánh Tăng¸ các bậc tổ sư trong quá khứ các Ngài liễu đạo ra sao, cũng không ngoài việc đã làm, đã tu trong vô số đời trước; và do tu vô số đời trước nên bất cứ hoàn cảnh khó khăn nào, các Ngài cũng thành tựu. Không hiểu điều này chúng ta tự trách mình sao không tu được như chư Tổ! Nếu có trách nên trách quá khứ, chứ không phải lỗi hiện tại. Nhưng quá khứ đã an bày, thành ra bây giờ mới chịu quả, nhưng quả khổ này làm cho mỗi hành giả thức tỉnh rằng, nghiệp tu quá khứ của chúng ta quá hời hợt quá vụng về, thế thì sự ý thức hiểu được lực nghiệp trong quá khứ không phải là nhân duyên thiện báo cho chúng ta sao!
Hiện tại trau dồi nghiệp lực.
Càng không dám vọng ngữ, để nói rằng dù hiện tại chúng ta đều biết đã có tích lũy chủng tử tu Phật nhưng niềm tin vẫn còn rất ngây ngô vụng dại… nói cho đúng chữ, còn vô minh nhiều lắm. Chúng tôi xin sám hối không dám nói nhiều người chỉ thấy ở bản thân mình vô minh nhất. Vì cụ thể việc tu hành vẫn còn chưa dứt khoát khẳng định, đương nhiên trên mặt tình cảm lý trí rất tha thiết với Phật giáo, nhưng tình cảm và lý trí theo vọng thức dính mắc trần cảnh lại đâu khác gì tình cảm truyền thống của nhân loại xưa nay!. Chính hành động cư xử theo tình cảm tu Phật như vậy mà vô tình chúng ta lại tạo một nghiệp lực chỉ vừa phải, là gieo duyên giải thoát chứ không thể chứng đạo giải thoát! Và cứ thế nghiệp lực đó sẽ theo ta đi hoài không biết bao nhiêu kiếp. Nghĩa là ta sẽ trở thành Phật tử mãi mãi trong nhiều kiếp, chỉ vì duyên Phật bấy nhiêu đó. Đối với chư vị Bồ Tát từ bi nguyện lực sâu dày, các Ngài hay thường nguyện như vậy; luôn luôn làm một chúng sanh gần gũi với nhiều chúng sanh đau khổ, nên không chịu làm Phật! Không chịu làm Phật đó là cách nói của chúng ta, chứ Phật là giải thoát hoàn toàn, chứ không phải là cái gì để thành để được.
Thế thì nghiệp lực tu Phật hiện tại của mình thiết nghĩ nên suy nghĩ lại, việc cũng chẳng bí mật khó khăn gì, chỉ là không phải tha thiết bằng sự nặng nề tình cảm bên ngoài, mà quên rằng bên trong phải tha thiết hơn bên ngoài mới đúng. Dù bên ngoài là tha lực tác động cho bên trong tạo lực. Như trong những ngày hôm nay đạo tràng An Cư tại Tổ Đình Pháp Hoa Nam Úc, đã tạo nên hiện tại duyên cảnh tha lực, tạo thành cộng nghiệp tha lực cho nhiều Phật tử xuất gia và tại gia. Đây là một nhân duyên thù thắng. Và trong nhân duyên này nếu cá nhân hành giả nào ý thức việc tha thiết tu Phật tự lực bên trong, thì tương lai hiện tại sẽ và đang tạo quả tương lai giải thoát.
Tương lai thành quả giải thoát:
Đến đây chúng ta đã hiểu, khi ý thức quá khứ là do nghiệp lực, thì hiện tại sẽ thành nghiệp quả, và cũng từ nghiệp quả, ý thức sẽ tác nghiệp mới, nghiệp thiện thuần hơn nữa, cuối cùng tương lai sẽ không lo không sợ, vì tất cả chỉ là một dòng nghiệp ý thức trong ba thời quá khứ, hiện tại và tương lai.
Cuối cùng sự giải thoát sự dính mắc sự luân hồi hay niết bàn tự tại đều do chúng ta quyết định mà ra.
Kính chúc đạo tràng an cư Kiết Hạ năm nay 2017 thuận duyên tạo thành nghiệp lực giải thoát hiện tại và tương lai.
Kỷ niệm ngày thứ năm Trường Hạ 2017
TK Thích Phổ Huân.