- Bài 01: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 02: Kinh Thủ Lăng Nghiêm (giải nghĩa)
- Bài 03: Kinh Thủ Lăng Nghiêm (giải nghĩa)
- Bài 04: Kinh Thủ Lăng Nghiêm (giải nghĩa)
- Bài 05: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 06: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 07: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 08: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 09: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 10: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 11: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 12: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 15: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 16: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 17: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 18. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 19. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 20. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 21: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 22: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 23: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 24: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 25: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 26: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 27: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 28: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 29: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 30: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 31: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 32: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 33: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 34: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 35: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 36: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 37: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 38: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 39: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 41: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 42: Kinh Thủ Lăng Nghiêm (giải nghĩa)
- Bài 43: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 44: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 45: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 46: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 47: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 48: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 49: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 50: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 51: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 52: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 53: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 54: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 55: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 56: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 57: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 58: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 59: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 60: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 61: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 62: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 63. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 64. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 65. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 66. Kinh Thủ Lăng Nghiêm giải nghĩa
- Bài 67. Kinh Thủ Lăng Nghiêm giải nghĩa
- Bài 68. Kinh Thủ Lăng Nghiêm giải nghĩa
- Bài 69: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 70: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 71: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 72: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 73: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 74: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 75: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 76: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 77: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 78: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 79: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 80: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 81: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 82: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 83: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 84: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 85: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 87: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 88: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 89: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 90: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 91: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
KINH THỦ LĂNG NGHIÊM
GIẢI NGHĨA
TOÀN KHÔNG
(Tiếp theo)
7 - TÁNH THỨC ĐẠI VỐN VÔ SINH:
- A Nan! Tánh của Thức vốn chẳng có nguồn gốc, duyên theo sáu thứ căn trần hư vọng mà sanh. Nay ông hãy xem khắp thánh chúng trong hội này khi mới dùng con mắt lướt qua, chưa khởi phân biệt thì thấy chúng chỉ như bóng tượng trong gương, rồi tâm thức của ông theo thứ tự phân biệt đây là Văn Thù, đây là Phú Lâu Na, rồi tới Mục Kiền Liên, Tu Bồ Đề, Xá Lợi Phất v.v...Vậy sự biết của thức này từ kiến tinh ra, từ sắc tướng ra, từ hư không ra, hay khi không vô nhân mà ra?
- A Nan! Giả sử thức của ông từ kiến tinh ra, nếu chẳng có sáng tối và sắc không, thì chẳng có kiến tinh, kiến tinh còn chẳng có, vậy thức từ đâu mà ra?
- Nếu thức của ông từ sắc tướng ra, chẳng từ kiến tinh ra, thì chẳng thấy sáng, cũng chẳng thấy tối, sáng tối đã chẳng thấy tức chẳng có sắc không, sắc tướng kia còn chẳng có thì thức do đâu mà ra?
- Nếu từ hư không ra, chẳng phải sắc tướng, cũng chẳng phải kiến tinh. Nếu chẳng phải kiến tinh thì chẳng thể phân biệt, tự nhiên không thể biết được các tướng sáng tối và sắc không. Nếu chẳng phải sắc tướng thì sở duyên diệt mất, vậy kiến, văn, giác, tri chẳng có chỗ an lập. Giữa hai thứ chẳng phải kể trên, nếu "không" thì thức đồng như chẳng có; nếu "có" thì thức đồng như các vật, dẫu cho có thức của ông cũng thành vô dụng.
- Nếu khi không vô nhân mà ra, thì sao chẳng cho mặt trời là mặt trăng?
- Ông hãy suy xét kỹ càng, cái thấy phải nhờ mắt ông, sắc tướng là cảnh của tiền trần; những gì có tướng mới thành có, chẳng tướng ắt thành không, như vậy thức từ đâu mà ra?
- Thức thì linh động, kiến tinh thì trong lặng, chẳng hòa chẳng hợp, kiến, văn, giác, tri đều như thế, chẳng lẽ thức khi không tự ra?
- Nếu thức này vốn chẳng từ chỗ nào ra, sự dụng của kiến, văn, giác, tri trạm nhiên viên mãn, tánh chẳng năng sở. Vậy địa, thủy, hỏa, phong, hư không và bản kiến, bản thức, gọi là Thất Đại, thể tánh chân thật viên dung, ấy đều là Như Lai Tạng, vốn chẳng sanh diệt.
- A Nan! Tâm ông vọng chấp, chẳng ngộ kiến, văn, giác, tri, vốn là Như Lai Tạng, ông hãy xét sáu chỗ tâm thức này là đồng hay dị, là có hay không, là chẳng đồng dị hay chẳng có không?
- Ông còn chẳng biết, trong Như Lai Tạng, tánh thức minh tri, giác minh chơn thức (tánh của bổn thức rõ ràng chơn tri, bổn giác vốn sáng tỏ là giác minh, phân biệt mà chẳng năng sở đối đãi là chân thức), diệu giác trạm nhiên, như như bất động, chẳng thể nghĩ lường được, đầy trùm pháp giới, hiển bày khắp mười phương hư không đâu có xứ sở, tùy theo nghiệp của chúng sanh biến hiện các cảnh giới hiện hữu. Người thế gian chẳng biết, lại mê lầm cho là tánh nhân duyên và tự nhiên, ấy đều là do tâm thức phân biệt suy lường. Phàm là lời nói đều chẳng phải nghĩa thật.
GIẢI NGHĨA
Đức Phật bảo Tôn giả A Nan Đà rằng: “Tánh của Thức vốn chẳng có nguồn gốc, duyên theo sáu thứ căn trần hư vọng mà sanh. Nay ông hãy xem khắp thánh chúng trong hội này khi mới dùng con mắt lướt qua, chưa khởi phân biệt thì thấy chúng chỉ như bóng tượng trong gương, rồi tâm thức của ông theo thứ tự phân biệt đây là Văn Thù, đây là Phú Lâu Na, rồi tới Mục Kiền Liên, Tu Bồ Đề, Xá Lợi Phất v.v...Vậy sự biết của thức này từ kiến tinh ra, từ sắc tướng ra, từ hư không ra, hay khi không vô nhân mà ra?”
Nghĩa là tính của Thức vốn chẳng có nguồn gốc, chỉ do sáu căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý duyên theo sáu trần: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp hư vọng mà sinh ra. Vậy sự biết của thức là từ cái thấy (kiến tinh) ra, từ sắc tướng ra, từ hư không ra, hay vô nhân mà ra?
Đức Phật giảng và nêu câu hỏi: “Giả sử thức của ông từ kiến tinh ra, nếu chẳng có sáng tối và sắc không, thì chẳng có kiến tinh, kiến tinh còn chẳng có, vậy thức từ đâu mà ra?” Nghĩa là thức không phải từ cái thấy (kiến tinh) ra, vì nếu thức từ cái thấy ra, mà nếu chẳng có “sáng tối và sắc không”, thì chẳng có cái thấy, khi cái thấy chẳng có, thì chẳng thể có thức vậy.
Ngài giảng tiếp: “- Nếu thức của ông từ sắc tướng ra, chẳng từ kiến tinh ra, thì chẳng thấy sáng, cũng chẳng thấy tối, sáng tối đã chẳng thấy tức chẳng có sắc không, sắc tướng kia còn chẳng có thì thức do đâu mà ra?” Nghĩa là thức không từ sắc tướng ra, vì nếu thức từ sắc tướng ra, tức là thức không do cái thấy thì chẳng có sáng tối, khi chẳng có sáng tối thì không có sắc không, khi không có sắc không tức là không có cảnh trần thì chẳng có thức vậy.
Đức Phật dạy: “- Nếu từ hư không ra, chẳng phải sắc tướng, cũng chẳng phải kiến tinh. Nếu chẳng phải kiến tinh thì chẳng thể phân biệt, tự nhiên không thể biết được các tướng sáng tối và sắc không. Nếu chẳng phải sắc tướng thì sở duyên diệt mất, vậy kiến, văn, giác, tri chẳng có chỗ an lập. Giữa hai thứ chẳng phải kể trên, nếu "không" thì thức đồng như chẳng có; nếu "có" thì thức đồng như các vật, dẫu cho có thức của ông cũng thành vô dụng”.
Nghĩa là thức không từ hư không ra, vì nếu thức từ hư không ra thì chẳng phải từ cái thấy, nếu chẳng phải từ cái thấy thì không thể phân biệt được sáng tối và sắc không. Lại nữa, nếu thức từ hư không ra thì chẳng phải từ sắc không ra, do đó thấy, nghe, tỉnh, biết (kiến, văn, giác, tri) không có chỗ dựa (an lập) thì thức thành vô dụng; tại sao?
Vì hư không vô hình, vốn chẳng có bản thể, nếu tâm thức từ hư không ra thì cũng giống như hư không, chẳng có bản thể để nương tựa, tức là thức chẳng phải sắc tướng, cũng chẳng phải cái thấy; giữa hai thứ chẳng phải kể trên, nếu cho là "không bản thể" thì thức cũng như không có; nếu cho là "có bản thể" thì thức cũng như các vật; vật thì vô tri, chẳng có tính phân biệt, vậy dù cho có thức cũng thành vô dụng.
Ngài bác bỏ thức từ không có nhân ra bằng câu hỏi: “- Nếu khi không nhân mà ra, thì sao chẳng cho mặt trời là mặt trăng?”
Đức Phật giảng và hỏi: “- Ông hãy suy xét kỹ càng, cái thấy phải nhờ mắt ông, sắc tướng là cảnh của tiền trần; những gì có tướng mới thành có, chẳng tướng ắt thành không, như vậy thức từ đâu mà ra? - Thức thì linh động, kiến tinh thì trong lặng, chẳng hòa chẳng hợp, kiến, văn, giác, tri đều như thế, chẳng lẽ thức khi không tự ra?” Nghĩa là thức không phải từ cái thấy, không phải từ sắc tướng, cũng không phải từ hòa hợp.
Ngài giảng tiếp: “- Nếu thức này vốn chẳng từ chỗ nào ra, sự dụng của kiến, văn, giác, tri trạm nhiên viên mãn, tánh chẳng năng sở. Vậy địa, thủy, hỏa, phong, hư không và bản kiến, bản thức, gọi là Thất Đại, thể tánh chân thật viên dung, ấy đều là Như Lai Tạng, vốn chẳng sanh diệt”. Nghĩa là nếu thức chẳng từ đâu ra thì sự dụng của thấy, nghe, tỉnh biết trong lặng (trạm nhiên) chẳng có thấy, nghe, tỉnh, biết, cũng chẳng có nơi chỗ (chẳng năng sở); do đó thể tính của Bảy Đại hoàn toàn (viên dung) chân thật của tự tính (Như Lai Tạng)
Đức Phật bảo Tôn giả A Nan rằng: “Tâm ông vọng chấp, chẳng ngộ kiến, văn, giác, tri, vốn là Như Lai Tạng, ông hãy xét sáu chỗ tâm thức này là đồng hay dị, là có hay không, là chẳng đồng dị hay chẳng có không?” Nghĩa là vì chấp trước vọng tưởng nên không hiểu (ngộ) rằng thấy, nghe, tỉnh, biết (kiến, văn, giác, tri) vốn là tự tính chân như (Như Lai Tạng) mà sáu thức (nhãn, nhĩ, tỵ, thiệt, thân và ý thức) thực ra chẳng phải nằm trong Tứ Cú (giống khác, chẳng giống chẳng khác, có không, chẳng có chẳng không) vậy.
Ngài dạy: “- Ông còn chẳng biết, trong Như Lai Tạng, tánh thức minh tri, giác minh chân thức, diệu giác trạm nhiên, như như bất động, chẳng thể nghĩ lường được, đầy trùm pháp giới, hiển bày khắp mười phương hư không đâu có xứ sở, tùy theo nghiệp của chúng sanh biến hiện các cảnh giới hiện hữu. Người thế gian chẳng biết, lại mê lầm cho là tánh nhân duyên và tự nhiên, ấy đều là do tâm thức phân biệt suy lường. Phàm là lời nói đều chẳng phải nghĩa thật”.
Nghĩa là mọi người chẳng biết, trong Tự tính (Như Lai Tạng), tính thức biết rõ ràng (tánh thức minh tri), tức là tính gốc của thức là biết thật rõ ràng. Gốc của biết vốn sáng tỏ là thật thức (giác minh chân thức), phân biệt mà chẳng năng sở đối đãi là chân thật thức, biết mầu nhiệm trong lặng, thanh tịnh tịch tĩnh (diệu giác trạm nhiên, như như bất động). Thật thức chẳng thể nghĩ lường được, đầy trùm khắp hư không (pháp giới), hiển bày khắp mười phương hư không chẳng có xứ sở, tùy theo nghiệp của chúng sinh mà biến hiện các cảnh giới hiện hữu. Người thế gian chẳng biết, lại mê lầm cho là tánh nhân duyên và tự nhiên, là do tâm thức phân biệt suy lường mà ra; do đó, Đức Phật nói: “Phàm là lời nói đều chẳng phải nghĩa thật” là vậy.
6). TRÌNH CHỖ NGỘ
VÀ PHÁT NGUYỆN
Bấy giờ, A Nan và đại chúng được sự khai thị vi diệu của Phật, thân tâm phẳng lặng, chẳng còn ngăn ngại, mỗi mỗi tự biết tâm thức cùng khắp mười phương, thấy mười phương hư không như xem các vật trong bàn tay; tất cả vật tượng trên thế gian đều vốn là tánh Bồ Đề sáng suốt của diệu tâm. Tâm tánh tròn đầy, cùng khắp mười phương, xem lại cái thân của cha mẹ sanh ra, như mảy bụi lửng lơ trong mười phương hư không thoạt còn thoạt mất; như một bọt nước trôi trong biển cả, chẳng biết sanh diệt từ đâu. Rõ ràng tự biết được cái bổn lai thường trụ chẳng diệt của diệu tâm, được pháp chưa từng có, nên chắp tay lễ Phật và nói kệ tán thán Phật rằng:
Trong lặng vạn năng chẳng động tịnh (l)
Lăng Nghiêm Đại Định đời hy hữu (2)
Tiêu điên đảo tưởng từ vô thỉ,
Chẳng nhọc nhiều kiếp được Pháp thân.
Nguyện nay đắc quả thành Chánh Giác,
Độ thoát chúng sanh như hằng sa.
Hết lòng phụng sự vô số cõi,
Thế mới gọi là đền ơn Phật,
Cúi xin Thế Tôn chứng minh cho,
Ngũ trược ác thế nguyện vào trước,
Nếu một chúng sanh chưa thành Phật,
Quyết chẳng tự mình chứng Niết Bàn,
Đại hùng đại lực đại từ bi,
Mong dứt trừ tập khí vi tế.
Khiến con mau đến Vô Thượng Giác,
Mười phương thế giới tọa đạo tràng.
Dẫu cho hư không bị tiêu mất,
Bổn tâm kiên cố chẳng lay động.
GIẢI NGHĨA:
(1) Trong lặng vạn năng chẳng động tịnh: Ở câu: “Diệu trạm tổng trì bất động tôn”.
Trạm: Nghĩa là trong lặng chẳng động, nhưng chưa phải là "Diệu Trạm"; nếu chẳng động chẳng tịnh cũng chẳng trụ nơi chẳng động tịnh, mới được gọi là "Diệu Trạm".
Vạn năng: Ở câu: “Tổng nhất thiết pháp, trì nhất thiết nghĩa”, tổng trì tất cả pháp nghĩa, nên nói là "Vạn Năng" vậy.
(2) Lăng Nghiêm Đại Định đời hy hữu:
Tại sao "Thủ Lăng Nghiêm Vương" dịch là "Lăng Nghiêm Đại Định"? Vì Thủ Lăng Nghiêm chỉ là tên của Kinh, Kinh đã phổ biến trên đời thì chẳng phải là hy hữu, cần phải theo đó tu chứng được Đại Định mới là hy hữu. Có nhập định, xuất định, chưa phải là "Đại Định","Đại Định" thì chẳng có xuất nhập, lúc đang náo động vẫn là Định, nên gọi là Đại Định, như vậy mới được làm vua trong tất cả các định (Thủ Lăng Nghiêm Vương).
(Quyển ba hết)
(Còn tiếp)