- Bài 01: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 02: Kinh Thủ Lăng Nghiêm (giải nghĩa)
- Bài 03: Kinh Thủ Lăng Nghiêm (giải nghĩa)
- Bài 04: Kinh Thủ Lăng Nghiêm (giải nghĩa)
- Bài 05: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 06: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 07: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 08: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 09: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 10: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 11: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 12: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 15: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 16: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 17: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 18. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 19. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 20. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 21: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 22: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 23: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 24: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 25: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 26: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 27: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 28: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 29: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 30: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 31: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 32: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 33: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 34: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 35: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 36: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 37: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 38: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 39: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 41: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 42: Kinh Thủ Lăng Nghiêm (giải nghĩa)
- Bài 43: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 44: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 45: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 46: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 47: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 48: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 49: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 50: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 51: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 52: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 53: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 54: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 55: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 56: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 57: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 58: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 59: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 60: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 61: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 62: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 63. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 64. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 65. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 66. Kinh Thủ Lăng Nghiêm giải nghĩa
- Bài 67. Kinh Thủ Lăng Nghiêm giải nghĩa
- Bài 68. Kinh Thủ Lăng Nghiêm giải nghĩa
- Bài 69: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 70: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 71: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 72: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 73: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 74: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 75: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 76: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 77: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 78: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 79: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 80: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 81: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 82: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 83: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 84: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 85: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 87: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 88: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 89: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 90: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 91: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
KINH THỦ LĂNG NGHIÊM
GIẢI NGHĨA
TOÀN KHÔNG
(Tiếp theo)
KINH VĂN 6:
NHƯ LAI TẠNG VÀ CHÂN NHƯ
Phật bảo A Nan:
- A Nan! Ông còn chưa rõ tất cả tướng huyễn hóa nơi tiền trần, tùy nơi nhân duyên sanh ra, theo nơi nhân duyên diệt mất, thể tánh của tướng huyễn hóa hư vọng này vốn là diệu giác sáng tỏ, như vậy cho đến ngũ ấm, lục nhập, thập nhị xứ, thập bát giới, vì nhân duyên hòa hợp, hư vọng cho là có sanh, nhân duyên tan rã, hư vọng cho là có diệt, mà chẳng biết sanh diệt khứ lai vốn là Như Lai Tạng, cũng gọi là diệu minh thường trụ, bất động chu viên, diệu tánh chân như, nơi tánh chân thường tìm sự khứ lai, mê ngộ, sanh diệt đều bất khả đắc.
GIẢI NGHĨA:
Mở đầu Kinh Văn 6, Đức Phật bảo Tôn giả A Nan Đà đại ý rằng: Ông còn chưa rõ tất cả hình tướng cảnh vật huyển hóa nơi “sắc, thinh, hương, vị, xúc” (tiền trần); chúng tùy nơi nhân duyên mà sinh ra, theo nơi nhân duyên mà diệt mất, thể tánh của tướng huyễn hóa hư vọng này vốn là cái biết kỳ diệu (diệu giác) sáng tỏ. Như vậy cho đến “sắc, thụ, tưởng, hành, thức” (ngũ ấm), cho đến “sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp” (lục nhập), sáu căn duyên sáu trần (thập nhị xứ), sáu căn ở trong sáu trần ở ngoài sáu thức ở giữa (thập bát giới). Do nhân duyên hòa hợp hư vọng cho là có sinh, nhân duyên tan rã hư vọng cho là có diệt, mà chẳng biết sinh diệt, vốn là tự tánh thanh tịnh bản lai ẩn tàng trong cái thân phiền não nhưng không bị phiền não làm ô nhiễm, nên gọi là Pháp Thân (Như Lai Tạng). Cũng gọi là chiếu sáng thường hằng (diệu minh thường trụ), thanh tịnh tròn đầy cùng khắp (bất động chu viên), tính chiếu soi chân thật (diệu tánh chân như), tính chân thật thường hằng (nơi tánh chân thường); muốn tìm qúa khứ và tương lai (khứ lai), tìm sự mê ngộ và sự sinh diệt đều không thể được (bất khả đắc).
1). NĂM ẤM VỐN VÔ SINH
Sao nói Ngũ Ấm vốn là Như Lai Tạng, cũng là Diệu tánh chân như?
l - SẮC ẤM VỐN VÔ SINH
- A Nan! Ví như có người dùng con mắt trong sạch, nhìn hư không sáng sủa chỉ có trống rỗng, hẳn không thấy gì, người ấy khi không ngó hẳn một chỗ chẳng nháy mắt, ngó lâu mắt mỏi thì thấy hoa đốm hiện nơi hư không (hoa đốm dụ cho sắc ấm), hoặc thấy những tướng lăng xăng giả dối. Nên biết sắc ấm cũng vậy.
- A Nan! Những hoa đốm này chẳng từ hư không ra, cũng chẳng từ mắt ra. Nếu từ hư không ra, ắt phải trở vào hư không, nếu có ra vào thì chẳng phải hư không. Nếu hư không chẳng phải hư không thì tự nhiên chẳng thể dung nạp tướng hoa đốm sanh diệt trong đó, cũng như thân thể A Nan chẳng dung nạp được một A Nan nữa.
- Nếu hoa đốm từ con mắt ra thì phải trở vào con mắt; nếu từ mắt ra, ắt phải có tánh thấy, nếu có tánh thấy thì khi xoay về, lẽ ra phải thấy mắt. Nếu chẳng có tánh thấy, khi ra đã che mờ hư không, thì khi về phải che mờ con mắt. Lại, khi thấy hoa đốm, lẽ ra mắt phải không mờ, vậy sao nói thấy hư không sáng sủa mới gọi là con mắt trong sạch? Nên biết sắc ấm hư vọng, vốn chẳng phải tánh nhân duyên, cũng chẳng phải tánh tự nhiên.
GIẢI NGHĨA
Đức Phật bảo Tôn giả A Nan Đà: “- A Nan! Ví như có người dùng con mắt trong sạch, nhìn hư không sáng sủa chỉ có trống rỗng, hẳn không thấy gì, người ấy khi không ngó hẳn một chỗ chẳng nháy mắt, ngó lâu mắt mỏi thì thấy hoa đốm hiện nơi hư không, hoặc thấy những tướng lăng xăng giả dối. Nên biết sắc ấm cũng vậy”.
Đây là Ngài lấy một thí dụ về người có con mắt tinh tường trong sạch, nhìn hư không trong sáng chỉ thấy trống rỗng chẳng thấy gì. Nhưng người ấy nhìn lâu một chỗ chẳng nháy mắt, khi mắt mỏi thì thấy hoa đốm hiện nơi hư không và thấy những hình tướng lăng xăng giả dối; hoa đốm và những tướng lăng xăng biểu trưng của hình sắc, vì vậy cho nên biết Sắc Ấm cũng tương tự như vậy. Đức Phật bảo: “Những hoa đốm này chẳng từ hư không ra, cũng chẳng từ mắt ra”, tại sao?
Ngài giải thích: “Nếu từ hư không ra, ắt phải trở vào hư không, nếu có ra vào thì chẳng phải hư không. Nếu hư không chẳng phải hư không thì tự nhiên chẳng thể dung nạp tướng hoa đốm sanh diệt trong đó, cũng như thân thể A Nan chẳng dung nạp được một A Nan nữa”.
Nghĩa là hoa đốm này nếu từ hư không ra, ắt phải trở vào hư không, mà nếu có ra có vào tất có hư không thứ hai, thì chẳng phải hư không; nếu hư không chẳng phải hư không thì dĩ nhiên chẳng thể chứa (dung nạp) cảnh hoa đốm và các hình bóng lăng xăng sinh diệt trong đó, cũng như thân thể Tôn giả A Nan chẳng chứa được một ông A Nan nữa vậy.
Đức Phật giảng tiếp: “- Nếu hoa đốm từ con mắt ra thì phải trở vào con mắt; nếu từ mắt ra, ắt phải có tánh thấy, nếu có tánh thấy thì khi xoay về, lẽ ra phải thấy mắt. Nếu chẳng có tánh thấy, khi ra đã che mờ hư không, thì khi về phải che mờ con mắt. Lại, khi thấy hoa đốm, lẽ ra mắt phải không mờ, vậy sao nói thấy hư không sáng sủa mới gọi là con mắt trong sạch?”
Nghĩa là những hoa đốm này nếu từ con mắt ra, thì phải trở vào con mắt, (nhưng không thấy hoa đốm trở vào); nếu hoa đốm từ mắt ra, ắt phải có tính thấy, nếu có tính thấy thì khi xoay về, lẽ ra phải thấy mắt (nhưng không hề thấy mắt). Nếu chẳng có tính thấy, khi hoa đốm từ con mắt ra đã che mờ hư không và khi về phải che mờ con mắt (nhưng không phải vậy); lại nữa, khi thấy hoa đốm, lẽ ra mắt phải không mờ, (nhưng sự thật thì khi ấy mắt bị mờ đi), vậy sao nói thấy hư không sáng sủa mới gọi là con mắt trong sạch? (vì thấy hư không không sáng sủa nữa). Đây là Sắc Ấm hư vọng huyển ảo không thật, do đó Đức Phật nói: “Nên biết Sắc ấm hư vọng, vốn chẳng phải tính nhân duyên, cũng chẳng phải tính tự nhiên” là vậy.
2 - THỤ ẤM VỐN VÔ SINH
Phật bảo An Nan:
- A Nan! Ví như có người tay chân khỏe mạnh, thân thể điều hòa, cuộc sống yên ổn, quên hẳn sự thuận nghịch, người ấy vô cớ hai bàn tay xoa nhau, vọng sanh các tướng trơn, rít, lạnh, nóng nơi hai bàn tay. Nên biết thọ ấm cũng vậy”.
- A Nan! Những xúc giác huyễn hóa này (xúc giác dụ cho thọ ấm), chẳng từ hư không ra, cũng chẳng từ bàn tay ra. A Nan, nếu từ hư không ra, đã tiếp xúc với bàn tay, sao chẳng tiếp xúc với thân thể? Chẳng lẽ hư không lại biết lựa chỗ để tiếp xúc ư?
- Nếu từ bàn tay ra thì chẳng cần đợi hai bàn tay hợp lại mới có xúc giác; lại, đã từ bàn tay ra, lúc hai tay hợp lại biết có xúc giác, lúc hai tay rời ra thì xúc giác phải chạy vào, vậy xương tủy, cánh tay cũng phải biết được cái dấu tích của xúc giác khi vào. Nếu có tâm biết ra biết vào, thì phải có một vật đi lại trong thân, đâu cần đợi hai tay hợp rồi mới gọi là tiếp xúc!
- Nên biết thọ ấm hư vọng, vốn chẳng phải tánh nhân duyên, cũng chẳng phải tánh tự nhiên.
GIẢI NGHĨA
Đức Phật bảo Tôn giả A Nan Đà: “- A Nan! Ví như có người tay chân khỏe mạnh, thân thể điều hòa, cuộc sống yên ổn, quên hẳn sự thuận nghịch, người ấy vô cớ hai bàn tay xoa nhau, vọng sanh các tướng trơn, rít, lạnh, nóng nơi hai bàn tay. Nên biết thọ ấm cũng vậy”. Ở đây, Đức Phật cho thí dụ người dùng hai bàn tay xoa vào nhau, sinh ra cảm giác sai lầm các tướng trơn, rít, lạnh, nóng nơi hai bàn tay. Trơn rít lạnh nóng biểu trưng của cảm giác tức là thụ, do đó biết Thọ Ấm là hư huyển ảo hóa chẳng thật, nên Ngài bảo: “Những xúc giác huyễn hóa này chẳng từ hư không ra, cũng chẳng từ bàn tay ra”, tại sao?
Ngài lý luận và giảng: “Nếu từ hư không ra, đã tiếp xúc với bàn tay, sao chẳng tiếp xúc với thân thể? Chẳng lẽ hư không lại biết lựa chỗ để tiếp xúc ư? Nếu từ bàn tay ra thì chẳng cần đợi hai bàn tay hợp lại mới có xúc giác; lại, đã từ bàn tay ra, lúc hai tay hợp lại biết có xúc giác, lúc hai tay rời ra thì xúc giác phải chạy vào, vậy xương tủy, cánh tay cũng phải biết được cái dấu tích của xúc giác khi vào. Nếu có tâm biết ra biết vào, thì phải có một vật đi lại trong thân, đâu cần đợi hai tay hợp rồi mới gọi là tiếp xúc!” Ở đây Ngài biện luận cho Thọ Ấm của xúc giác là hư huyển không thật, cảm giác chẳng từ bàn tay ra, mà cũng chẳng từ hư không vào, do đó Ngài nói: “- Nên biết thọ ấm hư vọng, vốn chẳng phải tánh nhân duyên, cũng chẳng phải tánh tự nhiên” là vậy.
3 - TƯỞNG ẤM VỐN VÔ SINH
(Còn tiếp)