Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nếp sống của một Thiền sư

08/02/201410:40(Xem: 10994)
Nếp sống của một Thiền sư
Ajaan_Geoff_Almsround
Nếp sống của một Thiền sư

Rich Orloff
Cao Huy Hóa dịch
Lời người dịch:Nhà sư Phật giáo sống như thế nào sau cánh cửa thiền? Đây là điều mà người bình thường cả Đông lẫn Tây đều khó có điều kiện được biết. Thỉnh thoảng, mới có người may mắn được hầu chuyện một nhà tu hành để có một ít nhận thức về thế giới của người tu hành, về chính nhà tu hành đó, qua đó, hiểu thêm về Tam bảo, và cảm nhận đạo của từ bi và trí tuệ, đạo của giác ngộ và giải thoát. Nhà tu hành ở đây là Tỳ-kheo Thanissaro, tên Thái Lan nhưng lại là một người Mỹ, Geoffrey Furguson DeGraff, nên được biết dưới cái tên thân tình: “Than Geoff ”, nguyên là sinh viên Đại học Oberlin thuộc bang Ohio, Hoa Kỳ, say mê nhạc cổ điển, tiếp xúc với Phật giáo khi còn là học sinh trung học. Sau khi tốt nghiệp đại học năm 1971, Than Geoff đến Thái Lan trong một chương trình trao đổi văn hóa với châu Á trong hai năm.

Năm 1976, ông trở lại Thái Lan để xuất gia theo truyền thống Tòng lâm thuộc Phật giáo Nguyên thủy Theravada Thái Lan. Năm 1991, ông trở về Hoa Kỳ gây dựng thiền viện Metta Forest Monastery tại San Diego, bang California. Ông là tác giả của nhiều tác phẩm viết về đạo Phật. Người được may mắn hầu chuyện với nhà sư Than Geoff là nhà viết kịch Rich Orloff, cũng là cựu sinh viên Đại học Oberlin. Nội dung cuộc trò chuyện được Rich Orloff ghi lại dưới tựa đề “Beeing a monk. A conversation with Thanissaro Bikkhuđược đăng trên web-site BuddhaChannel. Dưới đây là phần lược dịch một số ý chính trong cuộc trò chuyện thú vị này.

Thanissaro Bhikkhu

Một ngày tiêu biểu của sư như thế nào? Bắt đầu từ 8 giờ sáng, và đồng hồ reo

Tôi dậy lúc 4 giờ sáng.

Sư để đồng hồ reo lúc 4 giờ sáng?!

Tôi hầu như thức dậy mà không cần báo thức. Nếu tôi đã trải qua một đêm dài trước đó, thì có thể 5 giờ tôi mới dậy. Tôi ngồi thiền khoảng 2 giờ.

Một mình sư hay với cả nhóm?

Một mình.

Có ngày nào sư cảm thấy khó khăn khi phải ra khỏi giường?

Có những lần khi tôi nói, “Tôi nghĩ mình sẽ thực tập thiền nằm”.

Tôi cũng giỏi thiền nằm lắm! Điều đó hợp lệ. Đối với tôi, sáng tinh mơ là thời gian tốt nhất để thiền. Tôi luôn luôn nghĩ rằng nếu không thức dậy và hành thiền lúc đó, tôi mất dịp may. Bên ngoài trời dịu mát. Có một bầu không khí tĩnh lặng tuyệt đối. Tôi hành thiền cho đến bình minh, và rồi tôi trở lại đây (khoảng không gian chung cho thiền viện) và giúp việc quét tước, lau chùi với những vị sư khác.

Có chuông reo không, hay sư biết khi nào thì dừng hành thiền?

Tôi biết. Và tôi có một đồng hồ nhắn tin nhỏ.

Ở Thái Lan, các nhà sư đi khất thực mỗi buổi sáng để nhận thức ăn, rời tu viện ôm theo bình bát để Phật tử cúng thức ăn vào. Việc đó có xảy ra tại San Diego không? Sư có nhảy vào một chiếc xe hơi rồi lái xe qua những vùng ngoại ô?

Chúng tôi ôm bình bát của mình tới nhà khách. Mọi người chuẩn bị thức ăn trong nhà bếp.

Những ai ở đó?

Những người đến thăm tu viện và tập thiền, những người xin xuất gia. Một thanh niên làm việc trong vườn cây ăn quả cũng thỉnh thoảng có mặt. Cũng có những người Thái và Lào đến để cúng dường thức ăn.

Mỗi ngày sư chỉ ăn một bữa. Liệu có đủ chất dinh dưỡng? Có đủ protein?

So với lúc tôi tốt nghiệp Đại học Oberlin thì tôi nặng thêm hơn 15 ký.

Nhưng sư có cảm thấy đói?

Năm đầu tiên ở Thái Lan thật là khó khăn, vì cơ thể tôi phải điều chỉnh với sự thay đổi về chế độ ăn uống và chuyển hóa. Tôi tu theo lối khổ hạnh, vì thế tôi không quan tâm đến việc bị gầy đi. Một phần vì tôi chán chường nước Mỹ. Tôi muốn đến một nơi với lối sống thiên nhiên, tiền hiện đại. Thái Lan được xem như là gần tiền hiện đại nhất. Một buổi sáng, khi tôi đang đi khất thực, bất chợt tôi có cảm tưởng như đang sống cuộc sống thời săn bắt hái lượm. Chúng tôi không được phép tích trữ thức ăn; chúng tôi không trồng trọt mùa màng. Chúng tôi ăn những gì nhận được trong ngày, chỉ có thế. Một giờ mỗi ngày dành cho chuyện ăn, và như thế bạn tự do suốt thời gian còn lại trong ngày.

Sau bữa ăn, sư làm việc gì?

Chúng tôi dọn rửa, và mọi người trở về liêu của mình. Chúng tôi lại gặp nhau vào lúc 5 giờ chiều.

Và suốt cả ngày?

Phần lớn là thiền. Cũng có đọc sách nữa. Tôi tự giới hạn cho mình trong hai giờ để viết.

Trong liêu hhông có giường, chỉ có cái nệm cho sư trải ra ban đêm. Cũng có máy vi tính và máy in. Sư có nhận e-mail?

Không, nhưng một trong những người ủng hộ chúng tôi đã tạo một website.

Sư bảo mọi người ở đây cùng tập hợp lúc 5 giờ chiều. Đó có phải là giờ hạnh phúc?

Đó là giờ để cho khách thăm thiền viện đặt câu hỏi và được trả lời. Mọi người được tự do cho đến 8 giờ; khi đó chúng tôi có một thời tụng kinh, kéo dài khoảng 20 phút. Rồi thì một giờ thiền theo nhóm và thường thường là một bài pháp thoại.

Những loại câu hỏi gì mà khách đặt cho sư?

Ồ, mọi thứ, từ những vấn đề về thiền cho đến những vấn đề về quan hệ. Đối xử với con trẻ thế nào, đối xử với cha mẹ thế nào. Làm thế nào để ra khỏi trạng thái không lành mạnh. Làm thế nào duy trì cam kết trong một tình huống khó khăn. “Tôi nên theo đuổi việc được tăng lương hay tôi nên kiếm thêm thì giờ để tập thiền?”. Tôi thường có khuynh hướng trả lời, “Hãy dành nhiều thời gian để thiền. Quý vị không cần quá nhiều tiền”.

Khi nào sư đi ngủ?

Thường là khoảng 11, 12 giờ.

Sư chỉ ngủ 4 hay 5 giờ?

Vậy là đủ rồi. Thiền làm giảm rất nhiều cái nhu cầu căng thẳng về giấc ngủ.

Sư có chợp mắt không?

Vào lúc xế chiều.

Nhiều người cho rằng đạo Phật là chống khoái lạc: không rượu, không thuốc, không trác táng. Trong đó cũng có những thứ tôi thích. Có bao giờ sư thấy tiếc nhớ những thứ ấy?

Cái mất lớn nhất đối với tôi là nhạc cổ điển. Tôi đã dính mắc vào nhạc cổ điển. Khi tôi say mê nghe đủ thứ nhạc trong những năm qua, tôi nghĩ đó là một thời gian đẹp. Khi bắt đầu hành thiền, tôi khởi sự đắm mình vào những trạng thái ở đó tôi có cùng cái cảm tưởng say mê như khi mình được thưởng thức một cuộc trình diễn xuất sắc về nhạc cổ điển. Tôi nghĩ, “Ôi, kỳ lạ thật, mình có thể đạt được cái cảm giác ấy chỉ bằng cách ngồi ở đây và thở”. Lúc trước, tôi đã phải lo nghĩ về dàn âm thanh nổi và liệu những cái đĩa nhạc của mình có bị xước vẹt hay không. Tôi đã cần mọi thứ đồ đạc xung quanh chỉ để đạt được một liều ma túy khoái cảm.

Có bao giờ sư nghe nhạc cổ điển?

Điều đó trái với giới luật. Khi tôi trở về nhà, cha tôi mở nhạc bất kể lúc nào, vì thế tôi có nghe. Thỉnh thoảng Brahms hay Mahler đi vào trong đầu tôi. Nhưng đó là ở cái hoàn cảnh mà bạn không thể tránh được.

Phim nào mới nhất mà sư đã xem?

Lần đầu tôi thấy phim Lord of the Rings (Chúa tể của những chiếc nhẫn) là trên chuyến bay đến Thái Lan, nhưng tôi đã không lắng nghe. Có một giới điều là không xem trình diễn; ta cần phải hướng vào nội tâm.

Sư có được phép giải trí theo một cách nào đó?

Đối với chúng tôi, giải trí là đi vào nơi hoang dã. Ngồi trên bờ của Kẽm núi lớn (Grand Canyon bên dòng sông Colorado) và thiền, thỉnh thoảng mở bừng mắt ra, ngắm Kẽm núi lớn, rồi lại thiền nữa. Chúng tôi thực hiện nhiều cuộc thiền hành; đây là điều thực sự được nhấn mạnh trong truyền thống. Khi có cơ hội, hoặc khi tôi đã cảm thấy ở trong tu viện lâu quá rồi, tôi ra ngoài và đi dã ngoại một lúc.

Ngoài ra sư có tập thể dục?

Quét dọn rất nhiều. Có một số nhà sư phương Tây và nhà sư Thái hiện đại tập yoga trong phòng.

Nhưng sư không thể nói, “À, tôi đã thiền suốt ngày, bây giờ tôi chơi bóng đá một chút”.

Không.

Sư có được phép đọc sách cho vui không?

Đến một lúc bạn không còn thích tiểu thuyết nữa. Tiểu thuyết duy nhất mà tôi đọc ngày nay là của người bạn Jeanne Larsen (học cùng lớp năm 1971, tác giả của 3 tiểu thuyết về Trung Hoa) và Harry Potter.

Vì sao lại là Harry Potter?

Tôi nghĩ bộ sách đó dạy những bài học hay về lòng trung thành, tính chính trực, và những phẩm chất đại loại như thế.

Nếu Harry Potter là được, tại sao Robert Ludlam thì không?

Tôi phải dùng sự phán đoán của tôi. Những thứ tôi đang đọc có phù hợp với đường lối thiền định của mình không? Nếu tôi nhận ra rằng khi nhắm mắt lại và thấy những ảo tưởng mà không giúp tôi một chút nào, thế thì hiển nhiên cái đó tôi không nên đọc.

Sư có theo dõi tin tức thế giới không?

Chỉ một hay hai năm sau này. Tôi đọc báo The Nation The Guardian Weekly. Tôi thực sự thích những năm ở Thái Lan khi tôi không biết bất kỳ một tin tức nào. Trong tám năm đầu tu tập của mình, những tin tức quốc tế đã đến được với tu viện chỉ là “Elvis Presley đã qua đời” và “tàu vũ trụ Skylab đang rơi”.

Sư có mất nhiều thời gian để thích nghi với đời sống độc thân?

Thử thách đầu tiên mà bạn phải đương đầu là không muốn quan tâm đến nó, sự quyến rũ của dục vọng. Nhưng sau một thời gian tôi bắt đầu cảm thấy đau khổ vì điều đó. Tuy nhiên, nếu tôi chú tâm vào dục vọng, chứ không phải là đối tượng của dục vọng, thì tôi bắt đầu ý thức rằng dục vọng chẳng phải là một điều tốt để được phép có mặt trong tâm thức.

Có bao giờ sư cảm thấy khao khát dục vọng?

Không.

Không bao giờ?

Bạn có thiền để quan tâm đến nó. Hễ khi nào dục vọng len lỏi vào tâm trí, bạn phải quan tâm đến nó.

Nghe có vẻ giáo điều quá.

Đó chính là giáo điều. Đó là một trong những bài học mà tôi tiếp thu từ thầy tôi, Đại sư Fuang: “Hãy khắc phục cảm xúc rồi ngồi xuống và làm việc”. Tôi nhớ lần đầu tiên thầy nói với tôi, “Được rồi, chúng ta sẽ hành thiền suốt đêm”. Tôi bảo,“Ôi trời, tôi không thể làm được việc đó! Tôi đã làm việc khó nhọc suốt cả ngày!” Thầy bảo, “Có phải việc ấy sẽ giết anh?” Không. “Vậy thì anh có thể làm được”.

Thế còn cái thèm muốn bình thường về sự đụng chạm? Một người thường có thể đụng chạm vào sư không?

Phụ nữ thì không được. Với đàn ông, còn tùy thuộc cách thức họ đụng chạm vào tôi. Không có đụng chạm dục vọng.

Một số người cho rằng các nhà sư đã vượt qua được những cảm xúc của con người và không bao giờ có các cảm xúc tiêu cực, như giận dữ và tham lam. Sư có bao giờ tức giận?

Thỉnh thoảng có những chuyện khiến mình phát cáu. Một người phụ nữ học trò của tôi tin chắc rằng tôi có ý riêng với cô ta. Cô ấy nghĩ tôi muốn bỏ tu viện để cưới cô ta. Tôi cố gắng làm rõ là tôi không hề có ý đó, nhưng cô ta cứ khăng khăng rằng tôi có ý riêng với cô ấy. Tôi bảo, “Xem kìa, cô không còn là sinh viên của tôi nữa. Tôi xin lỗi, chuyện đó không đến đâu hết”. Cô ta nghĩ tôi chỉ nói như thế là vì đang có nhiều người xung quanh. Cho nên cô ta bắt đầu cãi lại. Tôi thừa nhận có phát cáu. Nhưng cuối cùng cô ta đã nhận ra.

Vy, những nhược điểm nhỏ hơn thì thế nào? Sư có chút tự phụ nào không? Có khi nào sư thấy mình phải dành quá nhiều thời gian để chỉnh trang y phục hay không?

Áo xống thì có gì đặc biệt đâu. Chẳng có gì khiến tôi phải quan tâm đến chuyện ấy.

Thế còn tính tự hào?

Có chút ít. Khi tôi đang soạn những bài pháp thoại của mình, thỉnh thoảng tôi gặp bất chợt một câu nào đó và nghĩ, “câu ấy khá đấy chứ!

Sư có bao giờ sợ?

Tôi không muốn chết trước khi nơi này được xây xong.

Có đêm nào sư mất ngủ?

Đêm không ngủ cuối cùng mà tôi đã có là khi một trong những thầy tu ở chỗ tôi hoàn tục. Tôi cứ nghĩ, “Tôi đã làm sai điều gì?” Tôi đã nghĩ về câu hỏi này khi nằm xuống một lát, rồi tôi trở dậy và đi quanh một hồi. Rồi tôi ngồi xuống một chút. Tới một lúc, tôi ý thức, “Thật là buồn cười. Ta không thể có câu trả lời nào. Vì vậy tốt hơn là ta đừng hỏi nữa”. Đó là một trong những điều thiện xảo mà bạn học được trong lúc thiền định. Nếu bạn đặt câu hỏi, và không có được câu trả lời, thôi không hỏi nữa. Đấy chưa phải là lúc cho câu trả lời.

Có bao giờ sư cảm thấy tội lỗi?

Không.

Tội lỗi có phải là cảm xúc khó gạt bỏ nhất?

Vâng, đó là một khó khăn lớn. Nhưng ở Thái Lan, không có mặc cảm tội lỗi. Đó là văn hóa biết hổ thẹn (“Đừng làm điều đó; nó làm chúng ta ngượng nghịu trước những người láng giềng”), nhưng không phải là văn hóa tội lỗi (“Đừng làm điều đó, nó làm tôi khổ khi anh làm điều đó”). Những cảm giác tội lỗi đã khởi đầu cảm giác ngớ ngẩn, hết sức ngớ ngẩn. Con người thực hiện tốt vai trò của mình và sống hoàn toàn bình thường mà không cần cảm thấy tội lỗi.

Có phải sư muốn thay tội lỗi bằng hổ thẹn?

Nếu tôi làm điều gì mà tôi thực sự biết lẽ ra tôi không nên làm, khi ấy tôi cảm thấy hổ thẹn.

m thế nào đối phó với hổ thẹn khi ta cảm thấy điều đó?

Đại sư Fuang dạy rằng chúng ta không thể ngồi đó mà xoay quanh mãi một vấn đề. Quan điểm ấy là: bạn đã nhận biết rằng bạn sai lầm, vậy đừng lặp lại điều ấy. Đó là điều tốt nhất có thể đòi hỏi được ở một con người.

Sư cũng tin vào sự chuộc lỗi?

Bạn xin sự khoan dung của người mà bạn đã cư xử xấu. Trong ngôn ngữ Thái, những nhà sư được xem như không phải là người bình thường, mà là “đối tượng thiêng liêng”.
có tự nhận mình như là đối tượng thiêng liêng?

Không.

Sư tự nhận như thế nào?

Như một con người. Mặc dầu trang phục khác thường, nhưng bên trong trang phục, có một con người.

Có những cảnh giới nào của đạo Phật vẫn còn huyền bí đối với sư?

Tôi muốn biết sự giác ngộ toàn vẹn như thế nào.

Có bao giờ sư nghĩ đến việc hoàn tục?

Bea Camp (bạn học năm 1972) có lần đến thăm tôi tại Thái Lan. Bà và chồng là David Summers (bạn học năm 1971) làm việc cho cơ quan ngoại giao Hoa Kỳ tại Bangkok. Hai người cho tôi biết tất cả những tin tức về những người bạn thân thiết một thời của chúng tôi – sự nghiệp không như mong đợi, rồi ly dị, ly thân, và thất vọng. David hỏi tôi, “Có bao giờ tiếc đã trở thành nhà sư?”. Và tôi đáp, “Ý nghĩ đó chẳng bao giờ vấn vương tâm trí tôi, nhất là bây giờ”.

Một câu hỏi cuối. Khi sư ở Thái Lan, phải chăng có một lúc “Eureka!” khi sư đã nghĩ, “tôi đã tìm được điều cần tìm”?

Nhà sư không thể nói về những gì đạt được.

Tôi nói “cám ơn” có được không?

(Nhà sư cười vui).

Nguyên tác: Beeing a monk: A conversation with Thanissaro Bikkhu, Rich Orloff.

Nguồn: Buddhist Channel

Tạp Chí Văn Hóa Phật Giáo số 140


Being A Monk
A Conversation with Thanissaro Bhikkhu

(Geoffrey DeGraff '71)


by Rich Orloff '73 Photos by Jacquie Lowell '69

feat_monk_02

Several years ago, while I was preparing for a trip to South-east Asia–in part to learn about Buddhism–a friend suggested that I first contact Thanissaro Bhikkhu, the abbot of the Metta Forest Monastery in northern San Diego County. Despite his imposing Thai name, this monk was actually raised in rural New York and Virginia under an equally imposing American name: Geoffrey Furguson DeGraff.

As an Oberlin student, Geoff was introduced to meditation during a winter-term seminar in 1969. He graduated in 1971, and then served as a Shansi rep in Thailand for two years. After returning there in 1976, he was ordained a monk and spent the next 15 years immersed in the Forest monastery tradition of Theravada Buddhism (see sidebar). He returned to the United States in 1991 to establish the Metta Forest Monastery, an American equivalent of the Thai Forest retreats.

Known informally as "Than Geoff," Thanissaro Bhikkhu has written several books on Buddhism and Vipassana (Insight) meditation. Fluent in Thai and Pali, the languages of early Buddhist writings, he has translated the writings of two noted Thai abbots and four volumes of the Pali Canon. In short, he knows his Buddhism.

Although I was anxious during our first phone call, Than Geoff was relaxed and friendly. He started me on an exploration into Buddhism that I've both embraced and tried to avoid almost every day since. Over the years, we've had lengthy conversations about almost everything. But I still had countless questions for him–personal questions I suspected other people also would like to ask a monk. When I suggested an interview, Than Geoff replied instantly, "Sounds like fun." A few months later, on a warm September afternoon at his monastery, Than Geoff and I began to talk.

You arrived at Oberlin as a freshman in 1967. I assume you chose Oberlin because you knew it would give you the best undergraduate training possible to become a Buddhist monk.
That was the last thing on my mind. As a junior in high school reading American history, I read how Oberlin was among the first coed and integrated colleges in the country, and that interested me. I also liked that it had classical music. I was a classical music fanatic.

The Thai Forest Tradition, founded in the late 19th century, is known for its strict adherence to monastic discipline and its emphasis on the full-time practice of meditation. The tradition derives from the belief that the Buddha himself gained awakening in a forest, gave his first sermon in a forest, and passed away in a forest. The qualities of mind he developed to survive in the wild–both physically and mentally–were key to his teachings.

Did Oberlin give you your first exposure to Buddhism?
No. In high school, I had been an American Friends Service (AFS) student in the Philippines. On the plane coming back home, I met two guys who had been to Thailand and been ordained as novices (a kind of apprentice monk). They explained the Four Noble Truths, the most fundamental teaching of the Buddha. It made a lot of sense to me. Also, my girlfriend's father was a military man who had been stationed in Thailand. She had lots of stories to tell about Thailand as well. I was intrigued.

Did your interest grow at Oberlin?
During my sophomore year, during Oberlin's very first winter term, Don Swearer, a professor of religion, brought in a monk from Japan and a monk from Thailand to teach meditation. I signed up immediately. I remember thinking, "This is a really cool skill. You sit down and breathe, and you come up an hour later a much better person." That's what I liked about meditation from the beginning: learning how to bring your mind under control and find happiness inside.

Did you consider yourself an unhappy person?
I think everybody in college considers themselves unhappy.

feat_monk_01Did a light bulb go off in your head during that winter term? Did you suddenly decide, "I'm becoming a monk!"
I wanted to go to Thailand with the Peace Corps. Instead, I went with the Shansi program with the idea that I'd find a meditation teacher and learn a few basic skills. At the end of my Shansi term, I met Ajaan Fuang, a member of the Forest tradition, who became my teacher. I was going to extend my time in Thailand, but I caught malaria. So I disrobed and came back.

I planned to get my graduate degree in religion and teach Buddhism. I went to an American Academy of Religion conference in Chicago, where the three big names in Thai Buddhism gave presentations. About 10 people showed up. And there was no dialogue going on at all. I thought, "I can't do this with my life." I kept thinking about Ajaan Fuang on his hillside with not much to his name–yet perfectly happy.

So you returned to Thailand. Did you intend to become a monk?
You really have to be a monk to have a full-time opportunity to meditate. You have whole days to yourself to work on your greed, anger, and delusions. It seemed like an ideal situation.

I stayed with Ajaan Fuang for another 10 years. I became his attendant, the monk who looked after him when he was sick. Before he died in 1986, he made it known that he wanted me to take over the monastery in Thailand. There was no precedent for a Westerner taking over a temple that had been founded by and for Thai monks, so it was pretty controversial.

By the time I was offered the position of abbot there, so many strings were attached that it would have been all responsibility and no authority. It was then that Ajaan Suwat sought me out and asked me to help him here in California.

Ajaan Suwat is a Thai monk who founded a Buddhist Forest monastery in a suburb of Orange County, California.
They tried to maintain the traditions of a Forest monastery. They planted a lot of trees to make it a nice, foresty kind of place. But the city environment had taken over. Ajaan Suwat had begun looking for a new place in a forest and had identified this spot near San Diego. A young man who had just come into an inheritance offered to buy it. Ajaan Suwat asked me, "Are you going to come help me with this? If not, I can't accept the money. Because I can't run two monasteries at once."

I didn't have to think twice. I said, "Yes."

What's a typical day like for you? It's 8 a.m. and the alarm goes off…
I get up at 4.

You set your alarm for 4 a.m?!
I pretty much just wake up now. If I had a long night the night before, maybe 5. Then I get up and meditate for about two hours.

By yourself or with a group?
By myself.

Are there ever days when it's difficult to drag yourself out of bed?
There are times when I say, "I think I'll do some lying-down meditation."

I'd be great at that.
It's legit. For me, the early morning is the best time to meditate. There's always the thought that if I don't get up and meditate now, I'll miss this chance. It's still cool outside. There's an extra-quiet atmosphere.

I meditate until dawn, and then I come here [to the common area by the temple] and help sweep and clean up with the other monks.

Does a gong go off, or do you just know when it's time to stop meditating?
I know. And I have my little beeper watch.

In Thailand, monks go for alms rounds every morning to get food, leaving the monastery and carrying a bowl into which people put food. What happens in San Diego? Do you hop in an SUV and drive through the local suburbs?
We go with our bowls to the guesthouse. People prepare food in the kitchen.

Who's there?
People who are visiting the monastery and meditating, candidates for the monkhood. A young guy who works in the orchard is sometimes there. We also have Thai and Laotian people who come up just to present food.

You get one meal a day. Are you getting enough fiber? Are you getting enough protein?
I weigh 30 pounds more than when I graduated from Oberlin.

But don't you get hungry?
That first year in Thailand was hard, as my body was adjusting to the change in diet and metabolism. I was in a very ascetic mood, so I didn't mind that I got really thin. Part of me was sick and tired of America. I wanted to go to a place with a natural, pre-modern lifestyle. Thailand was about as pre-modern as you could get.

One morning, as I was going on my alms round, it struck me that I was living a hunter-gatherer's lifestyle. We were not allowed to store food; we didn't grow crops. We ate what we got that day, that's it. One hour a day is dedicated to food, and then you're free for the rest of the day.

After breakfast, what happens?
We clean up, and everyone goes back to his hut. We meet again at about 5 p.m.

And during the day?
Mostly it's meditating. Some reading. I limit myself to two hours of writing.

There's no bed in your hut, just a mattress that you roll out every night. There's also a computer and printer. Do you get e-mail?
No, but one of our supporters set up a web site: http://here-and-now.org/watmetta.html.

You said that people here gather together at 5 p.m. Is that for Happy Hour?
It's a question and answer period for visitors. Then people have free time until 8:00, when we have a chanting session, which lasts about 20 minutes. Then there's an hour of group meditation and usually a Dhamma talk [the teaching of the Buddha].

feat_monk_aDo you spend any of your meditation time reflecting on what you'll say?
Very little. The Forest tradition places a lot of emphasis on concentration practice, getting the mind to stay with one object. So that's a lot of my time. And of course, if you're sitting for long periods of time, pain is going to come up. Then the mind creates issues about the pain. Dealing with that is the Buddha's First Noble Truth: There is pain in life. There is suffering in life. I think the reason he focused on that is that if you sit with your pains and suffering, if you have the tools of concentration and mindfulness, you start seeing these issues in your mind.

How is that different from therapy?
The purpose of therapy, Freud said, was to take neurotic individuals and return them to an ordinary level of unhappiness. The purpose of meditation is to take you from that ordinary level of unhappiness to a place where there is no unhappiness and no suffering.

Do the people who come here bring psychological baggage with them?
The monks are a pretty self-reliant group. It's the visitors who come with deeper psychological wounds.

What kinds of questions do visitors ask you?
Oh, everything from meditation questions to relationship questions. How to deal with their kids, how to deal with their parents. How to get out of an unhealthy situation. How to maintain one's commitment in a situation that's difficult. "Should I go for that raise, or should I find more time to meditate?" I tend to say, "Take more time to meditate. You don't need that much money."

Almost 30 years ago, you embarked on a path that took you away from the mainstream. You don't commute, you don't have a 9-to-5 job, you don't have credit cards, and you don't have a family. Does the path you've taken limit your ability to deal with the problems people face?
I focus on what I can offer by being outside the rat race. During all those years in Thailand, it was healthy for me to be around people who didn't have typical American neuroses. You get to see your own neuroses writ large because you're the only one in the area who's got them. Until you say, "This is really dumb."

When do you go to bed?
Usually about 11 or 12.

You only get four or five hours of sleep?!
That's plenty. Meditation takes away a lot of the stressful need for sleep.

Do you nap?
In the late afternoon.

Many people see Buddhism as anti-pleasure: no drinking, no drugs, no debauchery. These are a few of my favorite things. Do you ever miss them?
The biggest loss for me was classical music. I was hooked on classical music. When I got stoned and listened all those years ago, that was my idea of a good time.

When I began to meditate, I'd start getting into these states where I felt the same sense of rapture I got from a really good performance of classical music. I thought, "Oh my gosh, I can get this sensation just by sitting here and breathing." In the past I had to worry about my stereo and if my records would get scratched. I needed all that stuff around just to get a pleasure fix.

Do you ever listen to classical music?
It's against the rules. When I go home, Dad has it on all the time, so I hear it then. Occasionally Brahms or Mahler goes through my head. But it gets so that you don't miss it.

What was the last movie you saw?
I saw the first Lord of the Rings on a flight to Thailand, but I didn't hear it. There's a rule against watching shows; you're supposed to be turning inward.

Are you allowed recreation of any sort?
For us, recreation is going out into the wilderness. Sitting on the edge of the Grand Canyon and meditating, opening our eyes every now and then, looking at the Grand Canyon, and meditating some more. We do a lot of walking meditation; it's really emphasized in this tradition. When I get a chance, or when I've had enough of the monastery, I go out and hike around awhile.

What else do monks do for exercise?
A lot of sweeping up. Some Western monks and modern Thai monks do yoga in their rooms.

But you can't say, "Hey, I've meditated all day, I just want to toss around a football."
No.

Are you allowed to read for pleasure?
You get so that you're not interested in fiction. The only fiction that I read nowadays is by my friend Jeanne Larsen [Class of 1971, the author of three historical novels set in China] and Harry Potter.

Why Harry Potter?
I thought the books taught good lessons about loyalty, integrity, and such things.

So Harry Potter'sokay, Robert Ludlam's not okay?
I have to use my judgment. Is what I'm reading getting in the way of my meditation? If I find myself closing my eyes and seeing visions that are not helping me at all, then it's obviously something I should be not be reading.

Do you keep up with the world?
Only in the last year or two. I get The NationandThe Guardian Weekly. I really liked all those years in Thailand when I didn't get any news. For my first eight years, the only international news that came out to the monastery was "Elvis Presley died" and "Skylab is falling."

Did it take a long time to adjust to a celibate lifestyle?
The first hurdle you face is not wanting to take care of it, the attractiveness of lust itself. But after a while I began to realize that I was suffering because of this. But if I focused on the lust itself, rather than the object of the lust, I began to realize lust was not that good a thing to have in my mind.

Do you ever feel lustful?
No.

Never?
You have meditation to take care of it. As soon as lust comes into the mind, you've got to take care of it.

You sound so pragmatic.
It's very pragmatic. That was one of the lessons I got from Ajaan Fuang: Get over the drama and sit down and do the work. I remember the first time he said to me, "Okay, we're going to meditate all night." I said, "My God, I can't do that! I've been working hard all day!" He said, "Is it going to kill you?" No. "Then you can do it."

What about the simple desire for touch? Can non-monks touch you?
Women can't. With men, it depends on how they're going to touch me. No lustful touching.

Some people assume monks have transcended human feelings and never have "negative" feelings such as anger and greed. Do you ever get pissed off?
Occasionally there are irritations. A woman I taught became convinced I was sending her subliminal messages. She thought I wanted to leave the monastery and marry her. I tried to make it clear I wouldn't, but she kept insisting I was giving her subliminal messages. I said, "Look, you're not my student anymore. I'm sorry, this is not working out." She thought I just said that because there were other people around. So she started coming back. I must admit I was irritated. But she finally got it.

What about the lesser frailties. Do you have any vanity? Do you ever find yourself spending too much time getting your robe to look just right?
The robe is pretty cut-and-dried. There's not much I can do about it.

Pride?
A little bit. I was editing my Dhamma talks, and every now and then I'd come across a phrase and think, "that was pretty cool."

Do you have fears?
I'd hate to die before this place got established.

Do you ever have sleepless nights?
The last sleepless night I had was when one of my monks disrobed. I kept thinking, "What did I do wrong?" I thought about it lying down for a while, and then I'd get up and walk around for a while. Then I sat down for a while.
There was a point in which I realized, "This is ridiculous. I'm not getting any answers. So I might as well stop the questioning for the time being." That's one of the skills you learn during meditation. If you're asking questions, and there are no answers coming, just stop asking. It's not time for the answer yet.

Do you ever feel guilt?
No.

Was that a difficult emotion to get rid of?
Yeah, that was probably a big one. But in Thailand, there is no guilt. It's totally a shame culture ("Don't do that; it embarrasses us in front of the neighbors"), but not a guilt culture ("Don't do that; it hurts me when you do that"). Guilty feelings started feeling really, really dumb. People function well and live perfectly normal lives without it.

Did you pick up shame as a replacement?
If I do something I really know I shouldn't have done, then I feel ashamed.

How do you deal with the shame when you feel it?
Ajaan Fuang taught us that we can't just sit around and stew. The idea is: you've noticed you've made your mistake; don't repeat it. That's the best that can be asked of a human being.

Do you also believe in atoning?
You ask forgiveness of the person you've wronged.

In the Thai language, monks are referred to not as people, but as "sacred objects." Do you view yourself as a sacred object?
No.

How do you view yourself?
As a person. Despite this weird outfit, there's a human being in here.

Are there aspects of Buddhism that are still mysteries to you?
I'd like to know what full enlightenment is like.

Do you ever, ever think about disrobing?
Bea Camp [Class of 1972] came to visit me one time in Thailand. She and her husband David Summers [Class of 1971] were working for the U.S. Foreign Service in Bangkok. They filled me up with all the news of our old mutual friends–
careers that didn't turn out the way people had planned, divorces, separations, disappointments. David asked me, "Have you ever regretted being a monk?"

And I said, "Well, the thought never crossed my mind, and certainly not now."

One final question. When you were in Thailand, was there a "Eureka!" moment when you thought, "I've got it"?
Monks can't talk about their attainments.

What if I say "please"?
(Laughter).

Playwright Rich Orloff lives in New York.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com