Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Học thuyết

15/03/201108:20(Xem: 7062)
Học thuyết

CÁC TÔNG PHÁI ĐẠO PHẬT
Đoàn Trung Còn - Nguyễn Minh Tiến biên soạn

THIÊN THAI TÔNG

HỌC THUYẾT

A. Tất cả chúng sinh đều sẵn có tánh Phật: Thiên Thai tông dựa vào giáo nghĩa của kinh Diệu Pháp Liên Hoa mà phát triển nguyên lý “tất cả chúng sinh đều có tánh Phật”. Vì sẵn có tánh Phật, nên tất cả chúng sinh đều có khả năng giác ngộ thành Phật, cho dù là con sâu, con kiến, cho đến loài người, chư thiên, quỷ thần... đều không khác nhau về bản tánh này.

Khi nhận thức được rằng tất cả chúng sinh đều sẵn có tánh Phật, đều là những vị Phật sẽ thành, người tu tập sẽ có được một nhận thức thật sự bình đẳng đối với hết thảy muôn loài, muôn vật. Và đó chính là cơ sở đầu tiên giúp người tu tập có thể trừ bỏ được hết thảy mọi sự phân biệt trong cách đối nhân tiếp vật, vốn là nguyên nhân quan trọng nhất làm phát triển những sự thương, ghét, oán giận, si mê...

Tuy là sẵn có tánh Phật như nhau, nhưng do vô số những ngoại duyên trần cảnh, nên tất cả chúng sinh đều trôi lăn trong vòng sinh tử, thọ lãnh những nghiệp quả khác nhau, phải thọ sinh vào những cảnh giới khác nhau... Nhưng cho dù có tất cả những sự khác nhau đó, cho dù có chìm đắm vô lượng kiếp trong luân hồi sinh tử, thì tánh Phật sẵn có kia cũng chẳng bao giờ có thể mất đi hay đổi khác. Chỉ cần chúng sinh nhất thời nhận ra được điều đó, quay về hướng đến việc rũ bỏ mọi nghiệp duyên trần cảnh thì ngay lập tức có thể thể hiển lộ được tánh Phật của mình, có thể đạt đến cảnh giới giải thoát rốt ráo không khác gì chư Phật.

B. Ba ngàn pháp giới trong một niệm: Giáo lý Thiên Thai tông chia toàn thể vũ trụ ra làm mười cảnh giới, gọi là Thập giới. Trong Thập giới có 4 cảnh giới thuộc về các bậc thánh là Phật giới, Bồ Tát giới, Duyên giác giới và Thanh văn giới; 6 cảnh giới thuộc về phàm phu là thiên giới, nhân giới, a-tu-la giới, địa ngục giới, ngạ quỷ giới và súc sinh giới. Mười cảnh giới này lại biểu hiện thành ba dạng thế gian là ngũ ấm thế gian, chúng sinh thế gian và y báo quốc độ thế gian. Cả ba dạng thế gian này đồng thời hiện hữu và hỗ tương chi phối lẫn nhau.

Mỗi một tâm niệm của chúng sinh đều có đủ mười cảnh giới, mỗi cảnh giới lại hợp với những cảnh giới khác thành ra trăm pháp giới, và đều có đủ ba dạng thế gian, nên biến hiện thành cả thảy là ba ngàn pháp giới. Ba ngàn pháp giới có đủ trong một tâm niệm, nên việc tu chứng cũng không ra ngoài tâm niệm ấy. Một niệm chân chánh thì chân như, tánh Phật tự nhiên hiển lộ, hiển bày toàn thể ba ngàn pháp giới. Một niệm mê lầm thì tánh Phật bị che lấp, dẫu có đủ ba ngàn pháp giới mà không hề nhận biết, chỉ trôi lăn theo nghiệp duyên trần cảnh, chịu muôn ngàn sự khổ não trong chốn luân hồi.

Thế nên, dù là Phật hay chúng sinh cũng đều từ một niệm mà thành. Khi mê tức là chúng sinh, khi ngộ tức là Phật. Phật và chúng sinh vốn không hai, không khác, chỉ do một niệm mê ngộ khác nhau mà thành. Cũng như mặt nước lúc yên tĩnh hay lúc nổi sóng vốn không thay đổi tánh nước, chỉ khác nhau ở lúc trời nổi gió mạnh hay yên tĩnh mà thôi. Nhưng ngay cả khi gió mạnh làm nổi sóng, thì sóng kia cũng không lìa khỏi nước. Chỉ cần khi trời yên gió lặng thì sóng kia tự mất, tánh nước hiển bày. Cho nên chúng sinh dẫu mê lầm cũng không mất đi tánh Phật. Chỉ cần biết thức tỉnh tu tập, rũ bỏ nghiệp duyên trần cảnh thì tánh Phật tự nhiên hiển lộ, phá sạch mê lầm.

Do đó, Phật và chúng sinh vốn không lìa nhau, chỉ như hai mặt của một tờ giấy. Nếu chê bỏ chúng sinh mà cầu được thành Phật thì đó là sự mong cầu điên đảo, chẳng bao giờ có được. Chỉ cần quay về nơi một niệm của tự tâm, giữ cho chân chánh thì có thể thấy được cả ba ngàn pháp giới.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com