CÁC TÔNG PHÁI ĐẠO PHẬT
Đoàn Trung Còn - Nguyễn Minh Tiến biên soạn
Tuy là cùng một thể tánh, nhưng do những nhân duyên trần cảnh khác nhau mà biểu hiện ra thành muôn hình vạn trạng khác nhau. Ví như nước biển thì ở đâu cũng giống nhau, nhưng ta thấy có vùng biển êm sóng lặng, lại có vùng biển động sóng xô. Tuy là rất khác biệt nhau nhưng kỳ thật vẫn là cùng chung một thể tánh. Tánh Phật hay chân như cũng ví như cái tánh chung của nước biển, đâu đâu cũng đều giống nhau, nhưng tùy theo điều kiện thời tiết, gió bão, vị trí vùng biển... mà chúng ta thấy có sự yên tĩnh hay xao động, thậm chí có khi cuồng nộ như sóng thần...
Học thuyết của Hoa nghiêm tông rất sâu xa, huyền diệu, không thể tóm lại một cách khái quát cho hết được. Tuy nhiên, nếu phải nêu lên những điểm cốt yếu nhất thì đó chính là nguyên lý tương sinh tương khởi, dựa trên khái niệm về thể tánh nhất như của vạn pháp như vừa nói trên.
Nguyên lý tương sinh tương khởi chỉ ra rằng hết thảy vạn vật trong vũ trụ đều có quan hệ mật thiết với nhau, không có bất cứ một vật thể, một hiện tượng tinh thần hay thể chất nào lại có thể tự nó sinh khởi và tồn tại, cho đến một hạt bụi rất nhỏ cũng không thoát ra ngoài nguyên lý này. Vì thế, sự sinh khởi của một sự vật có liên quan đến mọi sự vật khác, và ngược lại, nó cũng chịu sự chi phối của tất cả. Nguyên lý này thường được phát biểu một cách khái quát như sau: “Cái này sinh thì cái kia sinh, cái này diệt thì cái kia diệt.”
Sự tương sinh tương khởi như vậy thường được gọi là “y tha khởi”, nghĩa là mọi sự sinh khởi đều phải dựa vào “cái khác”. Một cách hình tượng hơn, các nhà nghiên cứu kinh Hoa nghiêm thường gọi tên nguyên lý này là “trùng trùng duyên khởi”.
Đối với những ai chưa từng tiếp xúc với giáo lý này, có thể sẽ thấy rằng nó hơi mơ hồ và khó hiểu. Tuy nhiên, sự thật là nó nêu lên một chân lý bao trùm cả vũ trụ này, cho nên cũng luôn diễn ra quanh ta trong cuộc sống hằng ngày chứ không hề xa lạ hay mơ hồ.
Nếu để tâm suy xét kỹ, ta sẽ thấy quanh ta luôn có những mối tương quan mật thiết gắn liền với tất cả. Khi ta nhả ra một hơi khói thuốc, và ta có thể cho là chẳng có gì đáng nói. Nhưng ta có biết đâu sự ô nhiễm của khói thuốc là có thật, và chừng nào ta chưa ngưng việc hút thuốc lá thì môi trường quanh ta vẫn còn bị ô nhiễm hơn ở một mức độ nhất định mà ta không thể phủ nhận. Nếu chúng ta hình dung có hàng triệu, hay thậm chí là hàng tỷ người đang cùng lúc nhả khói thuốc như ta, và ta biết chắc rằng bầu khí quyển của chúng ta là một môi trường khép kín, thì ta sẽ dễ dàng biết được ngay là vấn đề không đơn giản chút nào! Tương tự như vậy, sự sinh khởi hay diệt mất của bất cứ sự vật nào trong vũ trụ này cũng đều có mối liên quan nhất định với tất cả những sự vật khác.
Và vì có mối quan hệ như thế, nên sự giác ngộ của mỗi một vị Phật trong vũ trụ này tất yếu cũng là có liên quan đến tất cả chúng sinh; và ngược lại, sự mê lầm của mỗi chúng sinh cũng đều có liên quan đến tất cả chư Phật. Tánh giác của chư Phật hiện hữu trong toàn vũ trụ, cho đến hiện hữu ngay trong một hạt bụi rất nhỏ. Vì thế, trong mỗi một hạt bụi đều có đủ cả hằng hà sa số thế giới Phật.
Không những thế, mối tương quan này không chỉ là về mặt không gian, mà còn là cả về mặt thời gian nữa. Mỗi một sự vật đang hiện hữu đều bao hàm trong nó cả quá khứ và tương lai. Chúng ta không thể hình dung có một cây xoài đứng trước mặt ta nếu trong quá khứ chưa từng có hạt xoài, cây xoài con... Cho nên, trong cây xoài hiện tại cũng hàm chứa cả quá khứ của nó. Và tương tự như vậy, nó cũng sẵn có trong đó một cây xoài già cỗi của tương lai. Hết thảy vạn vật trong vũ trụ đều là như thế. Chư Phật quá khứ cũng có mặt trong chư Phật hiện tại, và cũng sẵn có chư Phật vị lai. Nói tóm lại, nếu nhìn bằng đôi mắt quán xét theo giáo lý Hoa nghiêm, chúng ta sẽ có thể nhận thấy được toàn thể vũ trụ từ vô thủy đến vô chung đều hiển hiện trong một hạt bụi nhỏ; cũng như trong toàn thể vũ trụ đều có ảnh hiện hạt bụi ấy.
Khi vị tổ thứ ba của Hoa nghiêm tông là Hiền Thủ Đại sư giảng về giáo lý Hoa nghiêm, có lần ngài nhận thấy đại chúng còn hoang mang không hiểu. Ngài liền sai mang đến một số gương soi và xếp dọc theo hai bên tường, sao cho tấm gương ở vị trí cuối cùng cũng phản chiếu được tất cả những tấm khác trong đó. Như vậy, khi nhìn vào bất cứ tấm gương nào, người ta cũng thấy được hết thảy những tấm gương khác. Khi ấy, các vị đệ tử liền nhận ra được thế nào là tính chất tương quan của vạn vật trong toàn thể pháp giới.
Nguyên lý tương sinh tương khởi giúp người tu tập có một tầm nhìn bao quát và đúng thật về thực tại. Nó cũng mở rộng mục đích giải thoát theo đúng hướng của giáo nghĩa Đại thừa. Bởi vì không thể có sự giải thoát rốt ráo khi chúng sinh còn mê lầm, cho nên các vị Bồ Tát mới phát tâm độ tận chúng sinh trước khi thành chánh giác, hoàn toàn khác hẳn với tinh thần của Tiểu thừa luôn hướng đến sự giải thoát cho tự thân.
Về mặt khái quát, tổng thể là như vậy, còn về cấu trúc chi tiết thì phần giáo lý hoàn chỉnh của Hoa nghiêm tông được chia ra là năm phần giáo, phù hợp với các mức độ tu tập từ thấp lên cao của tất cả chúng sinh.
B. Hoa nghiêm ngũ phần giáo: Từ bậc khởi đầu cho đến phần giáo lý rốt ráo sau cùng của Hoa nghiêm tông được các vị Tổ sư phân chia thành năm bậc, gọi là Hoa nghiêm ngũ phần giáo.
Bậc thấp nhất là Tiểu thừa giáo được dùng để tiếp nhận những người sơ cơ, căn trí thấp kém, vì thế chỉ dạy những điều dễ hiểu, dễ tiếp nhận, có ý nghĩa giúp người ta xa dần các tư tưởng ác và hướng nhiều hơn đến các điều lành. Tiểu thừa giáo có thể nói là phần giáo lý mà chỉ cần có đức tin là ai cũng theo học và thực hiện được.
Bậc thứ hai là Đại thừa Thủy giáo, dạy về tánh không của các pháp, giúp người tu lìa bỏ những kiến chấp hạn hẹp của Tiểu thừa mà mở rộng dần sang giáo lý Đại thừa.
Bậc thứ ba là Chung giáo, dạy về tánh Phật sẵn có nơi tất cả chúng sinh, và do đó mà xác quyết rằng bất cứ ai cũng có thể thành Phật. Giáo lý này dạy rằng, dù có mê lầm trôi lăn trong sinh tử, nhưng tánh Phật vẫn không bao giờ mất đi. Do nơi tánh Phật này mà tất cả chúng sinh đều tương đồng với chư Phật, đều có thể làm Phật trong tương lai. Nhận hiểu được điều này, người tu tập dù trải qua bao nhiêu gian khó hay nghịch cảnh cũng không nản lòng, vì tin chắc rằng sẽ có một ngày hiển lộ được tánh Phật của chính mình.
Bậc thứ tư là Đốn giáo, dạy về khả năng đốn ngộ, hay giác ngộ tức thời. Giáo lý này dạy rằng chỉ cần giũ sạch mọi phiền não khách trần che lấp thì tự tánh giác ngộ sẽ tự nhiên hiển bày. Điều này phụ thuộc nơi sự trực nhận tánh giác của chúng ta chứ không phải do sự khổ công tu hành mà được. Vì vậy, nếu có thể trực nhận thì ngay tức thời chỉ trong một sát-na đã có thể đồng với chư Phật, bằng không thể trực nhận thì dù có trải qua muôn kiếp tu hành cũng vẫn là ở trong vòng mê muội. Đây là phần giáo lý cao siêu chỉ dành cho các bậc thượng căn thượng trí, nếu người sơ cơ mà tiếp nhận giáo lý này thì chắc chắn sẽ dẫn đến những sự lầm lạc rất nguy hại. Các nhà học Phật thường so sánh phần giáo lý này của Hoa nghiêm tông với thuyết đốn ngộ của Thiền Nam tông, được xiển dương kể từ Lục tổ Huệ Năng.
Bậc thứ năm là Viên giáo, phần giáo lý được xem là rốt ráo, trọn vẹn nhất, cũng như một cái vòng tròn, không thể thêm vào hay bớt đi bất cứ một điểm nào trên đó mà không làm mất đi tính chất tròn trịa của nó. Tính chất tròn đầy này thể hiện ở việc hành giả chỉ cần tu tập trọn vẹn một phần công hạnh nào đó thì tất cả những công hạnh khác cũng tự nhiên đầy đủ. Chỉ cần dứt sạch được một sự mê lầm nào đó thì tất cả mọi sự mê lầm khác cũng tự nhiên tan biến hết. Như người ngủ mê nhìn thấy đủ mọi hình tượng, mọi sự việc trong giấc mộng. Chỉ cần tỉnh giấc thì tất cả mọi hình tượng, sự việc ấy đều mất hết. Cho dù sự tỉnh thức của người ấy là nhờ vào bất cứ lý do gì, thì những điều trong mộng cũng đều tự nhiên không còn nữa.
Hơn thế nữa, giáo lý này còn chỉ ra rằng không chỉ không gian mà cả thời gian cũng chỉ là những ý niệm sai lầm do tình thức[44]mê muội của chúng sinh tạo thành. Do đó, một khi đã giác ngộ thì có thể thấy được trọn cả vô lượng kiếp quá khứ, hiện tại và vị lai trong chỉ một sát-na. Và vì thế, cho dù là vô lượng kiếp cũng không phải là dài lâu, mà chỉ một sát-na cũng không phải là ngắn ngủi. Đây là phần giáo lý cao siêu nhất, chỉ có thể nhận hiểu bằng sự tu tập hành trì để trực nhận chứ không phải thông qua sự suy diễn lý luận như đối với các học thuyết thế gian thông thường.
Đoàn Trung Còn - Nguyễn Minh Tiến biên soạn
HOA NGHIÊM TÔNG
HỌC THUYẾT
A. Tánh Phật trong giáo lý Hoa nghiêm: Theo giáo lý Hoa nghiêm, hết thảy vạn pháp trong vũ trụ đều có chung một thể tánh căn bản, tuyệt đối, đó là tánh Phật. Cho dù là những pháp thuộc về tinh thần hay vật chất, cho dù là chư Phật, người phàm, các loài súc sinh hay vạn vật vô tình, cũng đều là chung một thể tánh ấy, không hề sai khác. Thể tánh tuyệt đối ấy gọi là tánh Phật, cũng gọi là chân như.Tuy là cùng một thể tánh, nhưng do những nhân duyên trần cảnh khác nhau mà biểu hiện ra thành muôn hình vạn trạng khác nhau. Ví như nước biển thì ở đâu cũng giống nhau, nhưng ta thấy có vùng biển êm sóng lặng, lại có vùng biển động sóng xô. Tuy là rất khác biệt nhau nhưng kỳ thật vẫn là cùng chung một thể tánh. Tánh Phật hay chân như cũng ví như cái tánh chung của nước biển, đâu đâu cũng đều giống nhau, nhưng tùy theo điều kiện thời tiết, gió bão, vị trí vùng biển... mà chúng ta thấy có sự yên tĩnh hay xao động, thậm chí có khi cuồng nộ như sóng thần...
Học thuyết của Hoa nghiêm tông rất sâu xa, huyền diệu, không thể tóm lại một cách khái quát cho hết được. Tuy nhiên, nếu phải nêu lên những điểm cốt yếu nhất thì đó chính là nguyên lý tương sinh tương khởi, dựa trên khái niệm về thể tánh nhất như của vạn pháp như vừa nói trên.
Nguyên lý tương sinh tương khởi chỉ ra rằng hết thảy vạn vật trong vũ trụ đều có quan hệ mật thiết với nhau, không có bất cứ một vật thể, một hiện tượng tinh thần hay thể chất nào lại có thể tự nó sinh khởi và tồn tại, cho đến một hạt bụi rất nhỏ cũng không thoát ra ngoài nguyên lý này. Vì thế, sự sinh khởi của một sự vật có liên quan đến mọi sự vật khác, và ngược lại, nó cũng chịu sự chi phối của tất cả. Nguyên lý này thường được phát biểu một cách khái quát như sau: “Cái này sinh thì cái kia sinh, cái này diệt thì cái kia diệt.”
Sự tương sinh tương khởi như vậy thường được gọi là “y tha khởi”, nghĩa là mọi sự sinh khởi đều phải dựa vào “cái khác”. Một cách hình tượng hơn, các nhà nghiên cứu kinh Hoa nghiêm thường gọi tên nguyên lý này là “trùng trùng duyên khởi”.
Đối với những ai chưa từng tiếp xúc với giáo lý này, có thể sẽ thấy rằng nó hơi mơ hồ và khó hiểu. Tuy nhiên, sự thật là nó nêu lên một chân lý bao trùm cả vũ trụ này, cho nên cũng luôn diễn ra quanh ta trong cuộc sống hằng ngày chứ không hề xa lạ hay mơ hồ.
Nếu để tâm suy xét kỹ, ta sẽ thấy quanh ta luôn có những mối tương quan mật thiết gắn liền với tất cả. Khi ta nhả ra một hơi khói thuốc, và ta có thể cho là chẳng có gì đáng nói. Nhưng ta có biết đâu sự ô nhiễm của khói thuốc là có thật, và chừng nào ta chưa ngưng việc hút thuốc lá thì môi trường quanh ta vẫn còn bị ô nhiễm hơn ở một mức độ nhất định mà ta không thể phủ nhận. Nếu chúng ta hình dung có hàng triệu, hay thậm chí là hàng tỷ người đang cùng lúc nhả khói thuốc như ta, và ta biết chắc rằng bầu khí quyển của chúng ta là một môi trường khép kín, thì ta sẽ dễ dàng biết được ngay là vấn đề không đơn giản chút nào! Tương tự như vậy, sự sinh khởi hay diệt mất của bất cứ sự vật nào trong vũ trụ này cũng đều có mối liên quan nhất định với tất cả những sự vật khác.
Và vì có mối quan hệ như thế, nên sự giác ngộ của mỗi một vị Phật trong vũ trụ này tất yếu cũng là có liên quan đến tất cả chúng sinh; và ngược lại, sự mê lầm của mỗi chúng sinh cũng đều có liên quan đến tất cả chư Phật. Tánh giác của chư Phật hiện hữu trong toàn vũ trụ, cho đến hiện hữu ngay trong một hạt bụi rất nhỏ. Vì thế, trong mỗi một hạt bụi đều có đủ cả hằng hà sa số thế giới Phật.
Không những thế, mối tương quan này không chỉ là về mặt không gian, mà còn là cả về mặt thời gian nữa. Mỗi một sự vật đang hiện hữu đều bao hàm trong nó cả quá khứ và tương lai. Chúng ta không thể hình dung có một cây xoài đứng trước mặt ta nếu trong quá khứ chưa từng có hạt xoài, cây xoài con... Cho nên, trong cây xoài hiện tại cũng hàm chứa cả quá khứ của nó. Và tương tự như vậy, nó cũng sẵn có trong đó một cây xoài già cỗi của tương lai. Hết thảy vạn vật trong vũ trụ đều là như thế. Chư Phật quá khứ cũng có mặt trong chư Phật hiện tại, và cũng sẵn có chư Phật vị lai. Nói tóm lại, nếu nhìn bằng đôi mắt quán xét theo giáo lý Hoa nghiêm, chúng ta sẽ có thể nhận thấy được toàn thể vũ trụ từ vô thủy đến vô chung đều hiển hiện trong một hạt bụi nhỏ; cũng như trong toàn thể vũ trụ đều có ảnh hiện hạt bụi ấy.
Khi vị tổ thứ ba của Hoa nghiêm tông là Hiền Thủ Đại sư giảng về giáo lý Hoa nghiêm, có lần ngài nhận thấy đại chúng còn hoang mang không hiểu. Ngài liền sai mang đến một số gương soi và xếp dọc theo hai bên tường, sao cho tấm gương ở vị trí cuối cùng cũng phản chiếu được tất cả những tấm khác trong đó. Như vậy, khi nhìn vào bất cứ tấm gương nào, người ta cũng thấy được hết thảy những tấm gương khác. Khi ấy, các vị đệ tử liền nhận ra được thế nào là tính chất tương quan của vạn vật trong toàn thể pháp giới.
Nguyên lý tương sinh tương khởi giúp người tu tập có một tầm nhìn bao quát và đúng thật về thực tại. Nó cũng mở rộng mục đích giải thoát theo đúng hướng của giáo nghĩa Đại thừa. Bởi vì không thể có sự giải thoát rốt ráo khi chúng sinh còn mê lầm, cho nên các vị Bồ Tát mới phát tâm độ tận chúng sinh trước khi thành chánh giác, hoàn toàn khác hẳn với tinh thần của Tiểu thừa luôn hướng đến sự giải thoát cho tự thân.
Về mặt khái quát, tổng thể là như vậy, còn về cấu trúc chi tiết thì phần giáo lý hoàn chỉnh của Hoa nghiêm tông được chia ra là năm phần giáo, phù hợp với các mức độ tu tập từ thấp lên cao của tất cả chúng sinh.
B. Hoa nghiêm ngũ phần giáo: Từ bậc khởi đầu cho đến phần giáo lý rốt ráo sau cùng của Hoa nghiêm tông được các vị Tổ sư phân chia thành năm bậc, gọi là Hoa nghiêm ngũ phần giáo.
Bậc thấp nhất là Tiểu thừa giáo được dùng để tiếp nhận những người sơ cơ, căn trí thấp kém, vì thế chỉ dạy những điều dễ hiểu, dễ tiếp nhận, có ý nghĩa giúp người ta xa dần các tư tưởng ác và hướng nhiều hơn đến các điều lành. Tiểu thừa giáo có thể nói là phần giáo lý mà chỉ cần có đức tin là ai cũng theo học và thực hiện được.
Bậc thứ hai là Đại thừa Thủy giáo, dạy về tánh không của các pháp, giúp người tu lìa bỏ những kiến chấp hạn hẹp của Tiểu thừa mà mở rộng dần sang giáo lý Đại thừa.
Bậc thứ ba là Chung giáo, dạy về tánh Phật sẵn có nơi tất cả chúng sinh, và do đó mà xác quyết rằng bất cứ ai cũng có thể thành Phật. Giáo lý này dạy rằng, dù có mê lầm trôi lăn trong sinh tử, nhưng tánh Phật vẫn không bao giờ mất đi. Do nơi tánh Phật này mà tất cả chúng sinh đều tương đồng với chư Phật, đều có thể làm Phật trong tương lai. Nhận hiểu được điều này, người tu tập dù trải qua bao nhiêu gian khó hay nghịch cảnh cũng không nản lòng, vì tin chắc rằng sẽ có một ngày hiển lộ được tánh Phật của chính mình.
Bậc thứ tư là Đốn giáo, dạy về khả năng đốn ngộ, hay giác ngộ tức thời. Giáo lý này dạy rằng chỉ cần giũ sạch mọi phiền não khách trần che lấp thì tự tánh giác ngộ sẽ tự nhiên hiển bày. Điều này phụ thuộc nơi sự trực nhận tánh giác của chúng ta chứ không phải do sự khổ công tu hành mà được. Vì vậy, nếu có thể trực nhận thì ngay tức thời chỉ trong một sát-na đã có thể đồng với chư Phật, bằng không thể trực nhận thì dù có trải qua muôn kiếp tu hành cũng vẫn là ở trong vòng mê muội. Đây là phần giáo lý cao siêu chỉ dành cho các bậc thượng căn thượng trí, nếu người sơ cơ mà tiếp nhận giáo lý này thì chắc chắn sẽ dẫn đến những sự lầm lạc rất nguy hại. Các nhà học Phật thường so sánh phần giáo lý này của Hoa nghiêm tông với thuyết đốn ngộ của Thiền Nam tông, được xiển dương kể từ Lục tổ Huệ Năng.
Bậc thứ năm là Viên giáo, phần giáo lý được xem là rốt ráo, trọn vẹn nhất, cũng như một cái vòng tròn, không thể thêm vào hay bớt đi bất cứ một điểm nào trên đó mà không làm mất đi tính chất tròn trịa của nó. Tính chất tròn đầy này thể hiện ở việc hành giả chỉ cần tu tập trọn vẹn một phần công hạnh nào đó thì tất cả những công hạnh khác cũng tự nhiên đầy đủ. Chỉ cần dứt sạch được một sự mê lầm nào đó thì tất cả mọi sự mê lầm khác cũng tự nhiên tan biến hết. Như người ngủ mê nhìn thấy đủ mọi hình tượng, mọi sự việc trong giấc mộng. Chỉ cần tỉnh giấc thì tất cả mọi hình tượng, sự việc ấy đều mất hết. Cho dù sự tỉnh thức của người ấy là nhờ vào bất cứ lý do gì, thì những điều trong mộng cũng đều tự nhiên không còn nữa.
Hơn thế nữa, giáo lý này còn chỉ ra rằng không chỉ không gian mà cả thời gian cũng chỉ là những ý niệm sai lầm do tình thức[44]mê muội của chúng sinh tạo thành. Do đó, một khi đã giác ngộ thì có thể thấy được trọn cả vô lượng kiếp quá khứ, hiện tại và vị lai trong chỉ một sát-na. Và vì thế, cho dù là vô lượng kiếp cũng không phải là dài lâu, mà chỉ một sát-na cũng không phải là ngắn ngủi. Đây là phần giáo lý cao siêu nhất, chỉ có thể nhận hiểu bằng sự tu tập hành trì để trực nhận chứ không phải thông qua sự suy diễn lý luận như đối với các học thuyết thế gian thông thường.
Gửi ý kiến của bạn