TRIẾT LÝ NHÀ PHẬT
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
Tổ sư sanh ra ở xứ Ba-la-nại, thuộc dòng tộc Bà-la-môn. Ngài vốn là một học giả rất uyên thâm về văn chương, triết lý và mỹ thuật, thường được nhiều người biết đến hơn với danh hiệu là Bồ-tát Mã Minh. Ngài từng làm chức Đạo sư, cố vấn tinh thần ở triều Đại đế Ca-nhị-sắc-ca. Lúc ấy là khoảng đầu thế kỷ thứ hai Dương lịch, công nghiệp của ngài đã rực rỡ lắm rồi. Trong nền văn chương Phật giáo Đại thừa, tên tuổi ngài nổi bật lên trên hết. Ngài là người học Phật, mà vua Ca-nhị-sắc-ca, người bạn tinh thần của ngài, lại cũng là một người hâm mộ Phật giáo, nên ngài có nhiều điều kiện để khảo cứu kinh sách và truyền bá tư tưởng cho chúng dân.
Hai con người kiệt xuất ấy cùng hiệp sức mà làm cho triều vua Ca-nhị-sắc-ca trở thành ra một thời kỳ vẻ vang về Phật học. Hai thế kỷ trước, đã có nhà vua Ménandre hộ trì tăng chúng. Lúc này lại có vua Ca-nhị-sắc-ca là một nhà vua trọng đạo kính tăng. Lại nhờ có ngài Mã Minh xiển dương chánh giáo, nên nhà vua làm được rất nhiều điều công ích. Vua cho xây dựng nhiều tháp thờ dấu tích của Phật, xây dựng chùa ở các địa phương cho tăng chúng có chỗ tu học, tụng niệm. Vua còn cho đúc tượng Phật và khi đúc tiền còn cho in hình Phật lên đó nữa.
Kinh sách do Mã Minh Đại sĩ viết, về sau người ta in bằng chữ Phạn đến nay thất lạc rất nhiều, một số chỉ còn những bản đã dịch sang chữ Hán mà thôi. Trong số đó có bộ Phật sở hành tán được viết theo lối ca kệ, đến nay vẫn còn. Trong sách ấy kể rõ lịch sử đức Phật Thích-ca từ khi đản sanh cho đến khi thành Chánh giác. Đây là bộ Phật sử sớm nhất bằng Phạn ngữ, chỉ tiếc là nguyên tác Phạn ngữ không còn nữa. Tương truyền rằng bộ Đại thừa khởi tín luận cũng là do ngài soạn, mặc dù có nhiều học giả cho rằng bộ ấy xuất hiện quá xa về sau này nên có thể là tác phẩm của Phật giáo Trung Quốc.
Ngài Mã Minh có soạn bộ Sutrlamkra là một bộ sách đã có dịch ra chữ Hán và bản Phạn ngữ cũng vẫn còn. Vào đầu thế kỷ thứ hai mà soạn bộ Sutrlamkra quả thật là một công trình vĩ đại, cũng là dấu hiệu cho thấy rằng Phật giáo Đại thừa sắp đến giai đoạn thịnh hành vậy. Dưới đây xin trích dịch một số bài trong bộ sách này để giới thiệu cùng quý độc giả.
MỰC TRUNG
Ta nhờ trí huệ trau dồi,
Nên đường lầm lạc tránh rồi nẻo xa.
Làm người biết rõ chánh tà,
Cần gì hành xác mới là chân tu.
Muốn cho thấu đạt huệ mầu,
Trước là giữ Giới, kế sau Định thần.
Ta đây sống ở cõi trần,
Đã toan thoát nạn thì cần dưỡng tâm.
Phải nên ăn uống vừa tầm,
Áo quần đủ ấm, giường nằm thảnh thơi,
Nhưng mà không lấy làm chơi,
Không ham no ấm, nghỉ ngơi quá đà.
Tránh xa hai mức vượt phần,
Chớ ưa nóng nảy, chớ cầu lạnh thân,
Đừng gần với lửa cháy rần,
Cũng đừng ở chỗ tuyết vây quanh mình.
Ai mà biết cách dưỡng sinh,
Cuộc đời được khỏi gập ghềnh, lao xao.
SỰ BỐ THÍ
Con người chẳng hiểu làm doan,
Hễ nghe bố thí thì toan cho liền,
Nhưng trong cách giúp của tiền,
Ai mà biết giúp, phước hiền mới cao.
Ta từng để mắt trông vào,
Thấy cha cùng mẹ, đồng bào giúp nhau.
Mọi người cố ý về sau,
Mong chờ món nợ trả vào tận nơi.
Nếu mình biết thí lâu dài,
Ở đời tránh khỏi nạn tai dập dồn.
Lòng lành bố thí luôn luôn,
Thì phần phước lại như luồn bóng theo.
Đi đâu cũng khỏi hiểm nghèo,
Dẫu cho cảnh khó, lái lèo cũng yên.
Gió, mưa, tuyết, lạnh liên miên,
Nhưng nhờ bố thí mà yên ổn lòng,
Nhằm khi phải bước xa trông,
Có đồ vật dụng là lòng thương yêu,
Trong cơn mệt nhọc buồn hiu,
Mình mà bố thí đỡ nhiều phần suy.
Giữa khi đường sá hiểm nguy,
Tấm lòng bố đức, bạn đi với mình.
Rủi cơn nạn khổ thình lình,
Lòng từ bố thí sức lành cứu cho.
Hoặc xa giặc nghịch, cường đồ,
Làm doan là có gươm to đỡ liền.
Phải cơn bịnh hoạn chẳng hiền
Đức lành là món thuốc tiên cứu thường.
Đến khi qua nẻo hố hang,
Lòng nhân là gậy đỡ đàng vững chân.
HAI NGƯỜI ĐÀN BÀ ĂN XOÀI
Hai người đàn bà kia, mỗi người được mấy trái xoài.
Một người ăn trái rồi vất bỏ hạt, còn người kia ăn xong lại giữ hạt. Người sau này thấy xoài ăn rất ngon, mới đem hạt ra trồng ngoài chỗ đất tốt. Người trông nom và năng tưới cây. Về sau được rất nhiều trái ngon.
Ở đời cũng thế, có nhiều biết người gieo giống tốt. Họ gieo được nhiều nhân tốt thì về sau họ có quả tốt và được hưởng quả ngon. Còn người đàn bà ăn trái mà không giữ hạt giống, có khác nào những người không hiểu nghiệp quả là gì, nên không lo gieo cấy quả lành, đến sau hối hận thì đã muộn rồi.
Nên có bài kệ rằng:
Kìa người được hưởng quả ngon,
Ăn rồi liệng hột, chẳng khôn đâu là.
Đến sau nhìn thấy người ta,
Hưởng nhiều quả tốt, lòng mà tiếc than.
Còn người gieo hạt chứa chan,
Quả ngon là phước lo toan bởi mình.
Vui thay kẻ chứa đức lành!
SỰ GIẢI THOÁT
Phật rằng có ái, có ly,
Đã thương thì sớm muộn gì cũng xa.
Vô thường, số mạng người ta
Cùng trong muôn vật chịu là luật chung.
Xem qua, ta luống hãi hùng,
Khắp trong Tam giới cháy bùng như than.
Người yêu ta đến số ngàn,
Người mà ta mến cũng tràn khắp nơi.
Nhưng ta có thể tách rời,
Cam lòng ly biệt những người yêu thương.
Cõi đời là chốn ngục đường,
Là nơi u ám, là trường nạn nguy.
Con người chẳng biết nghĩ suy,
Cứ ham thương mến, dứt đi không đành,
Chết kia nào có vị tình,
Lại mong đánh đổ, tranh giành, cướp đi.
Yêu nhau ví chẳng biệt ly,
Cần chi giải thoát tu trì nữa chăng?
Càng nhiều âu yếm lăng xăng,
Thì giờ vĩnh quyết lại càng đến mau.
Hiền nhân là đấng chí cao,
Tìm đường giải thoát, chẳng cầu trí ai.
BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHẬT PHÁP
Thế tôn là đấng Đại bi,
Sang giàu, nghèo khó chẳng vì chẳng phân.
Phái môn, giai cấp chẳng cần,
Chỉ coi theo nghiệp kiếp trần đã qua.
Ai gây tội lỗi gian tà,
Khó trông giải thoát đặng ra cõi ngoài.
Sanh, già, bệnh, chết, bi ai,
Cùng là vui, khổ chung vai ở đời.
Bà-la-môn được thảnh thơi,
Còn người các cấp sao thời lại không?
Bà-la-môn học rất thông,
Còn người các cấp cũng trông biết nhiều.
Qua sông, chỗ cạn thuận chiều,
Bà-la-môn, các cấp đều được đi.
Bà-la-môn động tác chi,
Người trong các cấp cũng bì dự lây.
Qui y theo Phật từ đây,
Vì chưng Phật pháp chẳng tây vị gì.
Công bình với các tăng, ni,
Giúp trong dân chúng, hộ trì các nơi.
Chẳng như ngoại đạo dối đời,
Lạc lầm, tăm tối, chia rời chúng sanh.
Lấy lòng bác ái công minh,
Chẳng hề thóa mạ, ghét khinh ai nào.
Đến khi thuyết giáo thanh cao,
Đem điều công lý chỉ vào tận nơi.
Đạo ta ngay thẳng, rạng ngời,
Ấy là đường chánh giúp đời, giúp dân.
Chợ đông bán đủ thứ cần,
Đạo ta cũng cả ngàn phần món mua.
Ta không so tính phân bua,
Không chia giai cấp, hơn, thua, hèn, hào.
Đạo ta chẳng khác suối trào,
Nước trong lại ngọt, cấp nào cũng tôn:
Sát-đế-lỵ, Bà-la-môn,
Thủ-đà, Phệ-xá ôn tồn uống theo.
Lựa là nhân loại bấy nhiêu,
Chúng sanh tất cả cũng đều uống đa.
Chẳng riêng nam, nữ xuất gia,
Đạo ta là để giúp qua toàn cầu,
Tiên, phàm chi khỏi khổ đau,
Ta cho linh dược về sau thì lành.
Tổ Mã Minh trong khi đi giáo hóa có gặp một nhà đạo trưởng trong phái ngoại đạo tên là Ca-tỳ-ma-la. Người này dùng tà thuật hóa ra một con rồng vàng lớn, làm chấn động cả vùng, muốn làm cho Tổ phải sợ sệt. Tổ ngồi điềm nhiên, rồng chẳng làm hại chi được. Ca-tỳ-ma-la lại dở ra nhiều tà thuật nữa, nhưng đều bị Tổ hàng phục. Cuối cùng ông này liền chịu phục, lễ bái Tổ mà cầu xin được xuất gia theo học Phật.
Về sau, Tổ phó chúc lại cho Ca-tỳ-ma-la nối tiếp mà làm Tổ đời thứ mười ba. Có bài kệ truyền pháp rằng:
Ẩn, hiển tức bổn pháp,
Minh, ám nguyên bất nhị.
Kim phó ngộ liễu pháp,
Phi thủ diệc phi ly.
Dịch nghĩa
Ẩn hiện đều là gốc pháp,
Sáng tối vốn thật chẳng hai.
Nay truyền trao pháp liễu ngộ,
Chẳng giữ, cũng chẳng lìa bỏ.
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
V. Chư Tổ sư Tây Thiên
12.TỔ A-NA BỒ-ĐỀ
阿那菩提祖Tổ sư sanh ra ở xứ Ba-la-nại, thuộc dòng tộc Bà-la-môn. Ngài vốn là một học giả rất uyên thâm về văn chương, triết lý và mỹ thuật, thường được nhiều người biết đến hơn với danh hiệu là Bồ-tát Mã Minh. Ngài từng làm chức Đạo sư, cố vấn tinh thần ở triều Đại đế Ca-nhị-sắc-ca. Lúc ấy là khoảng đầu thế kỷ thứ hai Dương lịch, công nghiệp của ngài đã rực rỡ lắm rồi. Trong nền văn chương Phật giáo Đại thừa, tên tuổi ngài nổi bật lên trên hết. Ngài là người học Phật, mà vua Ca-nhị-sắc-ca, người bạn tinh thần của ngài, lại cũng là một người hâm mộ Phật giáo, nên ngài có nhiều điều kiện để khảo cứu kinh sách và truyền bá tư tưởng cho chúng dân.
Hai con người kiệt xuất ấy cùng hiệp sức mà làm cho triều vua Ca-nhị-sắc-ca trở thành ra một thời kỳ vẻ vang về Phật học. Hai thế kỷ trước, đã có nhà vua Ménandre hộ trì tăng chúng. Lúc này lại có vua Ca-nhị-sắc-ca là một nhà vua trọng đạo kính tăng. Lại nhờ có ngài Mã Minh xiển dương chánh giáo, nên nhà vua làm được rất nhiều điều công ích. Vua cho xây dựng nhiều tháp thờ dấu tích của Phật, xây dựng chùa ở các địa phương cho tăng chúng có chỗ tu học, tụng niệm. Vua còn cho đúc tượng Phật và khi đúc tiền còn cho in hình Phật lên đó nữa.
Kinh sách do Mã Minh Đại sĩ viết, về sau người ta in bằng chữ Phạn đến nay thất lạc rất nhiều, một số chỉ còn những bản đã dịch sang chữ Hán mà thôi. Trong số đó có bộ Phật sở hành tán được viết theo lối ca kệ, đến nay vẫn còn. Trong sách ấy kể rõ lịch sử đức Phật Thích-ca từ khi đản sanh cho đến khi thành Chánh giác. Đây là bộ Phật sử sớm nhất bằng Phạn ngữ, chỉ tiếc là nguyên tác Phạn ngữ không còn nữa. Tương truyền rằng bộ Đại thừa khởi tín luận cũng là do ngài soạn, mặc dù có nhiều học giả cho rằng bộ ấy xuất hiện quá xa về sau này nên có thể là tác phẩm của Phật giáo Trung Quốc.
Ngài Mã Minh có soạn bộ Sutrlamkra là một bộ sách đã có dịch ra chữ Hán và bản Phạn ngữ cũng vẫn còn. Vào đầu thế kỷ thứ hai mà soạn bộ Sutrlamkra quả thật là một công trình vĩ đại, cũng là dấu hiệu cho thấy rằng Phật giáo Đại thừa sắp đến giai đoạn thịnh hành vậy. Dưới đây xin trích dịch một số bài trong bộ sách này để giới thiệu cùng quý độc giả.
MỰC TRUNG
Ta nhờ trí huệ trau dồi,
Nên đường lầm lạc tránh rồi nẻo xa.
Làm người biết rõ chánh tà,
Cần gì hành xác mới là chân tu.
Muốn cho thấu đạt huệ mầu,
Trước là giữ Giới, kế sau Định thần.
Ta đây sống ở cõi trần,
Đã toan thoát nạn thì cần dưỡng tâm.
Phải nên ăn uống vừa tầm,
Áo quần đủ ấm, giường nằm thảnh thơi,
Nhưng mà không lấy làm chơi,
Không ham no ấm, nghỉ ngơi quá đà.
Tránh xa hai mức vượt phần,
Chớ ưa nóng nảy, chớ cầu lạnh thân,
Đừng gần với lửa cháy rần,
Cũng đừng ở chỗ tuyết vây quanh mình.
Ai mà biết cách dưỡng sinh,
Cuộc đời được khỏi gập ghềnh, lao xao.
SỰ BỐ THÍ
Con người chẳng hiểu làm doan,
Hễ nghe bố thí thì toan cho liền,
Nhưng trong cách giúp của tiền,
Ai mà biết giúp, phước hiền mới cao.
Ta từng để mắt trông vào,
Thấy cha cùng mẹ, đồng bào giúp nhau.
Mọi người cố ý về sau,
Mong chờ món nợ trả vào tận nơi.
Nếu mình biết thí lâu dài,
Ở đời tránh khỏi nạn tai dập dồn.
Lòng lành bố thí luôn luôn,
Thì phần phước lại như luồn bóng theo.
Đi đâu cũng khỏi hiểm nghèo,
Dẫu cho cảnh khó, lái lèo cũng yên.
Gió, mưa, tuyết, lạnh liên miên,
Nhưng nhờ bố thí mà yên ổn lòng,
Nhằm khi phải bước xa trông,
Có đồ vật dụng là lòng thương yêu,
Trong cơn mệt nhọc buồn hiu,
Mình mà bố thí đỡ nhiều phần suy.
Giữa khi đường sá hiểm nguy,
Tấm lòng bố đức, bạn đi với mình.
Rủi cơn nạn khổ thình lình,
Lòng từ bố thí sức lành cứu cho.
Hoặc xa giặc nghịch, cường đồ,
Làm doan là có gươm to đỡ liền.
Phải cơn bịnh hoạn chẳng hiền
Đức lành là món thuốc tiên cứu thường.
Đến khi qua nẻo hố hang,
Lòng nhân là gậy đỡ đàng vững chân.
HAI NGƯỜI ĐÀN BÀ ĂN XOÀI
Hai người đàn bà kia, mỗi người được mấy trái xoài.
Một người ăn trái rồi vất bỏ hạt, còn người kia ăn xong lại giữ hạt. Người sau này thấy xoài ăn rất ngon, mới đem hạt ra trồng ngoài chỗ đất tốt. Người trông nom và năng tưới cây. Về sau được rất nhiều trái ngon.
Ở đời cũng thế, có nhiều biết người gieo giống tốt. Họ gieo được nhiều nhân tốt thì về sau họ có quả tốt và được hưởng quả ngon. Còn người đàn bà ăn trái mà không giữ hạt giống, có khác nào những người không hiểu nghiệp quả là gì, nên không lo gieo cấy quả lành, đến sau hối hận thì đã muộn rồi.
Nên có bài kệ rằng:
Kìa người được hưởng quả ngon,
Ăn rồi liệng hột, chẳng khôn đâu là.
Đến sau nhìn thấy người ta,
Hưởng nhiều quả tốt, lòng mà tiếc than.
Còn người gieo hạt chứa chan,
Quả ngon là phước lo toan bởi mình.
Vui thay kẻ chứa đức lành!
SỰ GIẢI THOÁT
Phật rằng có ái, có ly,
Đã thương thì sớm muộn gì cũng xa.
Vô thường, số mạng người ta
Cùng trong muôn vật chịu là luật chung.
Xem qua, ta luống hãi hùng,
Khắp trong Tam giới cháy bùng như than.
Người yêu ta đến số ngàn,
Người mà ta mến cũng tràn khắp nơi.
Nhưng ta có thể tách rời,
Cam lòng ly biệt những người yêu thương.
Cõi đời là chốn ngục đường,
Là nơi u ám, là trường nạn nguy.
Con người chẳng biết nghĩ suy,
Cứ ham thương mến, dứt đi không đành,
Chết kia nào có vị tình,
Lại mong đánh đổ, tranh giành, cướp đi.
Yêu nhau ví chẳng biệt ly,
Cần chi giải thoát tu trì nữa chăng?
Càng nhiều âu yếm lăng xăng,
Thì giờ vĩnh quyết lại càng đến mau.
Hiền nhân là đấng chí cao,
Tìm đường giải thoát, chẳng cầu trí ai.
BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHẬT PHÁP
Thế tôn là đấng Đại bi,
Sang giàu, nghèo khó chẳng vì chẳng phân.
Phái môn, giai cấp chẳng cần,
Chỉ coi theo nghiệp kiếp trần đã qua.
Ai gây tội lỗi gian tà,
Khó trông giải thoát đặng ra cõi ngoài.
Sanh, già, bệnh, chết, bi ai,
Cùng là vui, khổ chung vai ở đời.
Bà-la-môn được thảnh thơi,
Còn người các cấp sao thời lại không?
Bà-la-môn học rất thông,
Còn người các cấp cũng trông biết nhiều.
Qua sông, chỗ cạn thuận chiều,
Bà-la-môn, các cấp đều được đi.
Bà-la-môn động tác chi,
Người trong các cấp cũng bì dự lây.
Qui y theo Phật từ đây,
Vì chưng Phật pháp chẳng tây vị gì.
Công bình với các tăng, ni,
Giúp trong dân chúng, hộ trì các nơi.
Chẳng như ngoại đạo dối đời,
Lạc lầm, tăm tối, chia rời chúng sanh.
Lấy lòng bác ái công minh,
Chẳng hề thóa mạ, ghét khinh ai nào.
Đến khi thuyết giáo thanh cao,
Đem điều công lý chỉ vào tận nơi.
Đạo ta ngay thẳng, rạng ngời,
Ấy là đường chánh giúp đời, giúp dân.
Chợ đông bán đủ thứ cần,
Đạo ta cũng cả ngàn phần món mua.
Ta không so tính phân bua,
Không chia giai cấp, hơn, thua, hèn, hào.
Đạo ta chẳng khác suối trào,
Nước trong lại ngọt, cấp nào cũng tôn:
Sát-đế-lỵ, Bà-la-môn,
Thủ-đà, Phệ-xá ôn tồn uống theo.
Lựa là nhân loại bấy nhiêu,
Chúng sanh tất cả cũng đều uống đa.
Chẳng riêng nam, nữ xuất gia,
Đạo ta là để giúp qua toàn cầu,
Tiên, phàm chi khỏi khổ đau,
Ta cho linh dược về sau thì lành.
Tổ Mã Minh trong khi đi giáo hóa có gặp một nhà đạo trưởng trong phái ngoại đạo tên là Ca-tỳ-ma-la. Người này dùng tà thuật hóa ra một con rồng vàng lớn, làm chấn động cả vùng, muốn làm cho Tổ phải sợ sệt. Tổ ngồi điềm nhiên, rồng chẳng làm hại chi được. Ca-tỳ-ma-la lại dở ra nhiều tà thuật nữa, nhưng đều bị Tổ hàng phục. Cuối cùng ông này liền chịu phục, lễ bái Tổ mà cầu xin được xuất gia theo học Phật.
Về sau, Tổ phó chúc lại cho Ca-tỳ-ma-la nối tiếp mà làm Tổ đời thứ mười ba. Có bài kệ truyền pháp rằng:
Ẩn, hiển tức bổn pháp,
Minh, ám nguyên bất nhị.
Kim phó ngộ liễu pháp,
Phi thủ diệc phi ly.
Dịch nghĩa
Ẩn hiện đều là gốc pháp,
Sáng tối vốn thật chẳng hai.
Nay truyền trao pháp liễu ngộ,
Chẳng giữ, cũng chẳng lìa bỏ.
Gửi ý kiến của bạn