TRIẾT LÝ NHÀ PHẬT
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
“Tâu bệ hạ, các vị ấy quả được trí huệ khác với kẻ thế tục tầm thường.”
“Bạch đại đức, trí huệ và sự thông minh có giống nhau không?”
“Có. Trí huệ và sự thông minh là như nhau.”
“Người có trí huệ và thông minh có thể lầm lạc hay chăng?”
“Có những chỗ có thể lầm lạc, có những chỗ không thể lầm lạc.”
“Chỗ nào có thể lầm lạc?”
“Là khi nói về những môn chưa học, những xứ chưa đến, những nghĩa lý nào chưa nghe, thì có thể lầm lạc.”
“Chỗ nào không thể lầm lạc?”
“Là những chân lý được nhận biết bởi trí huệ, như vô thường, khổ, không, vô ngã.”
“Khi lầm lạc thì thế nào?”
“Ngay vào lúc sự thông minh phát khởi thì những lầm lạc tự biến mất.”
“Xin ngài so sánh cho trẫm hiểu.”
“Ví như người kia cầm cây đuốc sáng đi vào một căn phòng tối, trọn cả căn phòng liền sáng ra, sự tối tăm tiêu tan đi mất. Sự thông minh cũng như vậy. Khi vừa phát khởi thì sự si mê u ám liền tiêu tan đi mất.”
“Rồi trí huệ trở nên thế nào?”
“Sau khi làm tròn phận sự, trí huệ cũng không còn nữa. Song những điều mà cái trí huệ đã tạo ra, như sự thông hiểu về vô thường, khổ, không, vô ngã, đều không mất.
“Xin ngài so sánh cho trẫm hiểu.”
“Như có người kia đang đêm muốn viết thơ, bèn cho gọi người thư ký và kẻ cầm đèn. Người đọc cho thư ký viết, thơ viết xong, tắt đèn. Dù đèn đã tắt, nhưng cái thơ vẫn còn. Cũng như trí huệ không còn, nhưng sự thông hiểu mà nó tạo ra vẫn còn đó.”
“Đã tạo ra sự thông hiểu rồi lại không còn nữa là nghĩa thế nào? Xin ngài so sánh cho trẫm hiểu.”
“Như những người muốn phòng nạn cháy nhà nên sắp sẵn trước nhà một hàng năm cái lu đựng nước để dành chữa lửa. Khi có hỏa hoạn xảy ra, họ bèn lấy nước trong năm cái lu ấy mà chữa lửa. Nước làm tắt lửa rồi, họ có còn đem năm cái lu mà sắp lại như trước không?”
“Không, họ sẽ bỏ năm cái lu ấy đi, vì chẳng còn ích lợi gì nữa.”
“Cũng như vậy đó. Lòng tin, nghị lực, ý niệm, định tâm và trí huệ, cũng như năm cái lu đựng nước kia, dùng để dập tắt ngọn lửa dữ là phiền não. Lửa đã tắt rồi, không cần đến những lu ấy nữa. Nhưng kết quả đã tạo ra thì vẫn còn, chẳng mất.”
“Xin ngài so sánh thêm cho trẫm hiểu.”
“Ví như một thầy thuốc, muốn chữa một người bệnh bèn lấy năm thứ rễ dược thảo mà bào chế và cho người bịnh uống. Uống xong, người bịnh mạnh. Sau khi ấy, ông thầy còn muốn đem năm thứ thuốc đã bào chế ấy mà cho người kia uống nữa không?”
“Không, vì không còn có ích gì nữa.”
“Năm điều thiện trong tâm giống như năm thứ rễ dược thảo để bào chế thuốc. Người tu giống như thầy thuốc. Phiền não cũng như bệnh tật. Kẻ si mê u ám cũng như người đang mang bệnh. Cũng như bệnh tật bị năm thứ thuốc diệt mất đi và làm cho người bệnh được khỏe mạnh, phiền não bị năm điều thiện diệt mất đi. Và một khi đã bị đoạn dứt, không còn có thể sanh nảy trở lại. Trí huệ đã làm tròn phận sự, đã giúp người ta đắc đạo, thoát khỏi luân hồi, sau khi ấy nó không còn nữa. Song những sự thông hiểu mà nó tạo ra đều còn.”
“Xin ngài so sánh thêm cho trẫm hiểu.”
“Ví như một vị tướng ra trận, cầm cung tên và xông vào quân địch. Người bắn ra năm mũi tên, giết được quân địch và thắng trận. Vậy sau khi đó, người còn có ý dùng năm mũi tên ấy chăng?”
“Không, vì chẳng còn có ích gì.”
“Năm điều thiện giống như năm mũi tên. Người tu giống như vị tướng ra trận. Phiền não giống như quân địch. Vị tướng nhờ bắn ra năm mũi tên mà thắng quân địch, người tu nhờ có năm điều thiện mà thắng được phiền não. Và một phen đã đoạn dứt, không còn có thể sanh nảy lại. Trí huệ đã làm tròn phận sự, giúp người ta đắc đạo, thoát luân hồi. Sau khi ấy nó không còn nữa, nhưng những sự thông hiểu mà nó tạo ra đều vẫn còn.”
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
II. Một cuộc vấn đáp đạo lý
9. TRÍ HUỆ VÀ SỰ THÔNG MINH
“Bạch đại đức, những bậc tu chứng ấy, đã thoát vòng luân hồi, ngay ở đời này có được trí huệ khác với kẻ thế tục hay chăng?”“Tâu bệ hạ, các vị ấy quả được trí huệ khác với kẻ thế tục tầm thường.”
“Bạch đại đức, trí huệ và sự thông minh có giống nhau không?”
“Có. Trí huệ và sự thông minh là như nhau.”
“Người có trí huệ và thông minh có thể lầm lạc hay chăng?”
“Có những chỗ có thể lầm lạc, có những chỗ không thể lầm lạc.”
“Chỗ nào có thể lầm lạc?”
“Là khi nói về những môn chưa học, những xứ chưa đến, những nghĩa lý nào chưa nghe, thì có thể lầm lạc.”
“Chỗ nào không thể lầm lạc?”
“Là những chân lý được nhận biết bởi trí huệ, như vô thường, khổ, không, vô ngã.”
“Khi lầm lạc thì thế nào?”
“Ngay vào lúc sự thông minh phát khởi thì những lầm lạc tự biến mất.”
“Xin ngài so sánh cho trẫm hiểu.”
“Ví như người kia cầm cây đuốc sáng đi vào một căn phòng tối, trọn cả căn phòng liền sáng ra, sự tối tăm tiêu tan đi mất. Sự thông minh cũng như vậy. Khi vừa phát khởi thì sự si mê u ám liền tiêu tan đi mất.”
“Rồi trí huệ trở nên thế nào?”
“Sau khi làm tròn phận sự, trí huệ cũng không còn nữa. Song những điều mà cái trí huệ đã tạo ra, như sự thông hiểu về vô thường, khổ, không, vô ngã, đều không mất.
“Xin ngài so sánh cho trẫm hiểu.”
“Như có người kia đang đêm muốn viết thơ, bèn cho gọi người thư ký và kẻ cầm đèn. Người đọc cho thư ký viết, thơ viết xong, tắt đèn. Dù đèn đã tắt, nhưng cái thơ vẫn còn. Cũng như trí huệ không còn, nhưng sự thông hiểu mà nó tạo ra vẫn còn đó.”
“Đã tạo ra sự thông hiểu rồi lại không còn nữa là nghĩa thế nào? Xin ngài so sánh cho trẫm hiểu.”
“Như những người muốn phòng nạn cháy nhà nên sắp sẵn trước nhà một hàng năm cái lu đựng nước để dành chữa lửa. Khi có hỏa hoạn xảy ra, họ bèn lấy nước trong năm cái lu ấy mà chữa lửa. Nước làm tắt lửa rồi, họ có còn đem năm cái lu mà sắp lại như trước không?”
“Không, họ sẽ bỏ năm cái lu ấy đi, vì chẳng còn ích lợi gì nữa.”
“Cũng như vậy đó. Lòng tin, nghị lực, ý niệm, định tâm và trí huệ, cũng như năm cái lu đựng nước kia, dùng để dập tắt ngọn lửa dữ là phiền não. Lửa đã tắt rồi, không cần đến những lu ấy nữa. Nhưng kết quả đã tạo ra thì vẫn còn, chẳng mất.”
“Xin ngài so sánh thêm cho trẫm hiểu.”
“Ví như một thầy thuốc, muốn chữa một người bệnh bèn lấy năm thứ rễ dược thảo mà bào chế và cho người bịnh uống. Uống xong, người bịnh mạnh. Sau khi ấy, ông thầy còn muốn đem năm thứ thuốc đã bào chế ấy mà cho người kia uống nữa không?”
“Không, vì không còn có ích gì nữa.”
“Năm điều thiện trong tâm giống như năm thứ rễ dược thảo để bào chế thuốc. Người tu giống như thầy thuốc. Phiền não cũng như bệnh tật. Kẻ si mê u ám cũng như người đang mang bệnh. Cũng như bệnh tật bị năm thứ thuốc diệt mất đi và làm cho người bệnh được khỏe mạnh, phiền não bị năm điều thiện diệt mất đi. Và một khi đã bị đoạn dứt, không còn có thể sanh nảy trở lại. Trí huệ đã làm tròn phận sự, đã giúp người ta đắc đạo, thoát khỏi luân hồi, sau khi ấy nó không còn nữa. Song những sự thông hiểu mà nó tạo ra đều còn.”
“Xin ngài so sánh thêm cho trẫm hiểu.”
“Ví như một vị tướng ra trận, cầm cung tên và xông vào quân địch. Người bắn ra năm mũi tên, giết được quân địch và thắng trận. Vậy sau khi đó, người còn có ý dùng năm mũi tên ấy chăng?”
“Không, vì chẳng còn có ích gì.”
“Năm điều thiện giống như năm mũi tên. Người tu giống như vị tướng ra trận. Phiền não giống như quân địch. Vị tướng nhờ bắn ra năm mũi tên mà thắng quân địch, người tu nhờ có năm điều thiện mà thắng được phiền não. Và một phen đã đoạn dứt, không còn có thể sanh nảy lại. Trí huệ đã làm tròn phận sự, giúp người ta đắc đạo, thoát luân hồi. Sau khi ấy nó không còn nữa, nhưng những sự thông hiểu mà nó tạo ra đều vẫn còn.”
Gửi ý kiến của bạn