TRIẾT LÝ NHÀ PHẬT
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
“Người nào nhất tâm thiền định, đạt được trí huệ và các điều thiện thì thoát khỏi luân hồi.”
“Nhất tâm và trí huệ, giống nhau hay khác nhau?”
“Nhất tâm và trí huệ không giống nhau. Mỗi thứ có nghĩa khác nhau.”
“Các loài vật như bò, ngựa... có trí huệ không?”
“Không, chúng có thể đạt được nhất tâm, nhưng không có trí huệ.”
“Bạch Đại đức! Nhất tâm là thế nào? Trí huệ là thế nào?”
“Nhất tâm là thông hiểu, biết rõ; trí huệ là đoạn tuyệt, dứt sạch.”
“Xin ngài so sánh cho trẫm hiểu.”
“Bệ hạ có thấy những người thợ gặt lúa chăng?”
“Có, trẫm có thấy.”
“Họ cắt lúa như thế nào?”
“Tay trái họ gom lúa thành nắm, và tay mặt họ cầm lưỡi hái mà cắt.”
“Cũng như thế đó, thưa bệ hạ. Người tu hành dùng sự nhất tâm mà gom các tư tưởng, vọng niệm lại, và dùng trí huệ mà cắt đứt các phiền não, ái dục. Bỡi vậy, nhất tâm có tánh cách là nhận biết, và trí huệ thì đoạn tuyệt, dứt sạch.”
“Bạch đại đức! Ngài có nói đến các điều thiện, chẳng hay là những điều gì?”
“Đó là đức hạnh, thành tín, nghị lực, ý niệm và định tâm.”
“Bạch đại đức, thế nào là đức hạnh?”
“Đức hạnh là nền tảng. Đó là nền tảng của sự thanh bạch, quý giá và chân chính trong tâm tưởng.”
“Xin ngài so sánh cho trẫm rõ.”
“Như các thứ cây cỏ đều sanh ra và lớn lên từ đất, lấy đất làm nền tảng. Mọi sự ứng xử của người tu hành cũng đều là dựa trên đức hạnh, lấy đức hạnh làm nền tảng. Do đó mà nảy sanh được sự thành tín, nghị lực, ý niệm, định tâm và trí huệ.”
“Xin ngài cho một ví dụ khác nữa.”
“Như người muốn xây dựng thành thị, trước hết phải dọn sạch chỗ đất: san dọn cho bằng phẳng, nhổ bỏ sạch cây cỏ, phác họa những nơi sẽ làm đường, làm chợ búa, chỗ trống trải, chỗ ngã tư... Người tu hành cũng vậy, mọi sự ứng xử đều là dựa trên đức hạnh, lấy đức hạnh làm nền tảng. Do đó mà nảy sanh được sự thành tín, nghị lực, ý niệm, định tâm và trí huệ.”
“Xin ngài cho một ví dụ khác nữa.”
“Như người muốn biểu diễn võ thuật, trước hết phải chon chỗ bãi đất bằng phẳng, dọn cho sạch những gai góc, đá sỏi... rồi sau mới có thể nhào lộn, biểu diễn tài nghệ của mình trên chỗ đất ấy. Người tu hành cũng vậy, muốn phát sanh được sự thành tín, nghị lực, ý niệm, định tâm và trí huệ, thì trước hết phải dọn mình cho vững chắc trên nền đức hạnh.”
“Bạch đại đức, thế nào là sự thành tín?”
“Thành tín là trở nên trong sạch và tinh tấn mà vươn lên.”
“Thế nào là trở nên trong sạch?
“Khi thành tín thì không còn nghi nan, ngần ngại. Thành tín tức là tin vào Phật, Pháp, Tăng, tin có quả A-la-hán, tin có đời này và đời sau, tin vào sự thuận thảo với cha mẹ, tin rằng làm lành thì hưởng phước và làm ác thì phải chịu quả báo. Tin như vậy, lòng dạ trở nên trong sạch và diệt được năm tội ác. Năm tội ấy là chi? Một là tham dâm, hai là giận hờn, ba là lười biếng và mê ngủ, bốn là thích việc đàn địch, xài phá ăn chơi, năm là hay nghi kỵ. Khi con người chưa diệt được năm tội ác ấy thì lòng dạ còn dơ bẩn, mà diệt được rồi thì lòng dạ trở nên trong sạch.”
“Xin ngài so sánh cho trẫm hiểu.”
“Như một vị đại vương trong thiên hạ, vượt qua một con sông, dẫn theo tất cả những xe cộ, ngựa, voi và binh lính. Khi người qua sông rồi, nước liền trở nên vẩn đục. Khi ấy vua khát, muốn uống nước. Vua có một viên ngọc quý có thể làm nước lắng trong, vua liền ném viên ngọc xuống nước. Tức thì nước trở nên trong sạch và vua có nước trong mà uống. Lòng dạ của người ta chất chứa năm tội ác cũng giống như nước đục. Lòng thành tín có thể diệt được năm tội ác, cũng như viên ngọc quý kia có thể làm cho nước trong. Người ta diệt được tội ác rồi, thì lòng trở nên sáng suốt và thanh tịnh.”
“Bạch đại đức, ngài có dạy rằng: thành tín cũng là tinh tấn mà vươn lên. Nghĩa ấy là như thế nào?
“Người tu hành nhìn thấy các bậc giải thoát chứng đắc thánh quả, nên ra ra sức tinh tấn vượt lên để tự mình chứng đắc các thánh quả và đạt được giải thoát. Thành tín cũng là tinh tấn mà vươn lên là như thế đó.”
“Xin ngài so sánh cho trẫm hiểu.”
“Như một trận mưa to đổ xuống trên một hòn núi. Nước mưa theo triền núi mà chảy xuống, tràn lấp những hang, nghách, rồi chảy xuống các khe, suối, làm ngập cả hai bên bờ. Khi ấy có một số người đi đến. Họ không hiểu được nước sâu đến mức nào, nên chỉ đứng bên bờ mà nhìn, lấy làm lo ngại. Bỗng có một người tài trí từ xa đến, người này nhìn mặt nước có thể đoán biết sự rộng hẹp và sâu cạn của con suối, lại tự biết sức lực của mình, bèn mạnh dạn lội xuống nước và vượt qua con suối. Thấy vậy rồi, cả nhóm người kia mới cùng nhau vượt qua. Người tu hành cũng vậy. Nhờ trông thấy các bậc tiền bối tài trí đã làm cho tâm ý trở nên trong sạch mà chứng đắc các thánh quả, bèn tự mình tinh tấn mà vượt lên để cũng được đắc quả như các vị ấy. Trong kinh Samyuttanikya, Phật có dạy rằng: “Người tu hành dùng lòng thành tín mà vượt qua khỏi dòng nước sanh tử, dùng tinh tấn mà qua biển luân hồi, dùng nghị lực mà vượt qua các nạn khổ, dùng trí huệ mà tự làm thanh tịnh lấy chính mình.”
“Bạch đại đức, thế nào là nghị lực?”
“Nghị lực là sức chống chịu. Nhờ nương theo nó, các mối thiện tâm không thể bị lay chuyển.”
“Xin ngài so sánh cho trẫm hiểu.”
“Cũng như một căn nhà xiêu vẹo sắp sụp đổ, nhờ dùng một cây trụ chống lại nên khỏi đổ. Nghị lực là sự chống chịu như thế. Nhờ có nghị lực, các mối thiện tâm không ngã đổ.”
“Xin ngài so sánh thêm cho trẫm hiểu.”
“Như có toán quân binh ít, sắp phải thua trận. Vua bèn sai thêm quân tiếp chiến, nhờ vậy mà chiến thắng. Người tu hành cố giữ cho được điều lành thì tất trừ được điều ác. Cũng như vua cho tăng thêm quân binh mà thắng được giặc. Nghị lực cũng thế, làm tăng thêm điều lành nên thắng được điều ác.”
“Bạch đại đức, ý niệm là thế nào?”
“Là sự phân biệt và hiệp lại.”
“Thế nào là phân biệt?”
“Ý niệm giúp phân biệt những sự tốt hoặc xấu, thanh tịnh hoặc uế trược, đáng khen hoặc đáng chê, đen hoặc trắng... Nhờ phân biệt mà thấy rõ Bốn niệm xứ, Bốn Chánh cần, Bốn Như ý túc, Năm căn, Năm lực, Bảy giác chi, Tám chánh đạo. Như vậy, người ta gọi là ý niệm tưởng sự lành, niệm tưởng đạo lý, rồi nhờ nương theo đạo lý mà thoát khỏi luân hồi. Tâm ý có niệm tưởng đạo lý, người ta mới biết ra điều lành hay điều ác, điều nào nên làm và điều nào chẳng nên làm. Ý niệm phân biệt là như vậy đó.”
“Xin ngài so sánh cho trẫm hiểu.”
“Như một vị quan giữ kho vua, ngày ngày thường nhắc nhở với vua về những voi, ngựa, quân binh, châu báu, của cải... để vua luôn luôn biết rõ được mình đang có những gì. Ý niệm cũng vậy, nó giúp con người tỉnh thức nhận biết những điều thiện đã làm và những điều thiện chưa làm được, để người ta luôn cố gắng hoàn thiện hơn nữa.”
“Còn ý nghĩa hiệp lại là thế nào?”
“Sau khi phân biệt rõ những điều tốt và xấu, thiện và bất thiện, người tu hành trừ bỏ những điều xấu, điều bất thiện, và gom góp lấy những điều tốt, điều thiện. Vì thế gọi là hiệp lại.”
“Xin ngài so sánh cho trẫm hiểu.”
“Như có viên quan hầu nơi đền vua, biết rõ những ai có ích lợi cho vua và những ai là vô ích. Những ai có ích lợi thì người thỉnh vào, còn những ai vô ích thì người chẳng cho vào. Bỏ những điều xấu mà chọn lấy những điều tốt, ý niệm cũng thế.”
“Bạch đại đức, thế nào là định tâm?”
“Là chỗ cao hơn hết trong các chỗ tu tập. Mọi đức hạnh đều do nơi định tâm làm chủ. Định tâm là đỉnh cao, mọi sự tu tập đều là bên dưới.”
“Xin ngài so sánh cho trẫm hiểu.”
“Như ngôi nhà có nóc nhọn thì đỉnh nhọn là cao nhất. Những rui, mè, kèo cột đều thấp hơn đỉnh, đều là từ đỉnh mà phân xuống. Định tâm đối với các pháp khác cũng như vậy đó. Vì thế, Phật có dạy rằng: Tỳ-kheo phải chăm lo việc tham thiền định tâm, chỉ khi định tâm mới có thể thấy được chân lý.”
“Bạch đại đức, thế nào là trí huệ?”
“Ấy là sự đoạn dứt và giác minh. Người tu hành được trí huệ thì đoạn dứt những chỗ nghi ngờ và làm sáng rõ các điều lành. Như vậy là trí huệ.”
“Xin Ngài so sánh cho trẫm hiểu.”
“Như khi người ta đi vào phòng tối mà có cầm ngọn đèn. Ánh sáng của ngọn đèn soi khắp phòng, sự tối liền tan đi và trong phòng sáng lên, hiện rõ các thứ đồ vật trong ấy. Cũng như thế, trí huệ soi sáng cho người hiểu rõ mọi việc.”
“Bạch đại đức, các điều thiện mà ngài đã giảng giải tường tận. Tuy khác nhau mà hiệu lực có giống nhau chăng?
“Có giống nhau. Tất cả đều có công năng chung là diệt trừ phiền não, mê dục.”
“Vì sao vậy? Xin ngài so sánh cho trẫm hiểu.”
“Như các đoàn quân của vua tuy khác nhau, quân cưỡi voi, quân cưỡi ngựa, quân đi xe, quân đánh bộ... nhưng tất cả đều có chung một mục đích là chiến thắng kẻ địch. Cũng như thế, các điều thiện tuy có khác nhau, nhưng đều có chung một mục đích là diệt trừ phiền não.”
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
II. Một cuộc vấn đáp đạo lý
7. PHƯƠNG PHÁP GIẢI THOÁT
“Bạch đại đức! Người nào nhất tâm thiền định có thoát khỏi luân hồi chăng?”“Người nào nhất tâm thiền định, đạt được trí huệ và các điều thiện thì thoát khỏi luân hồi.”
“Nhất tâm và trí huệ, giống nhau hay khác nhau?”
“Nhất tâm và trí huệ không giống nhau. Mỗi thứ có nghĩa khác nhau.”
“Các loài vật như bò, ngựa... có trí huệ không?”
“Không, chúng có thể đạt được nhất tâm, nhưng không có trí huệ.”
“Bạch Đại đức! Nhất tâm là thế nào? Trí huệ là thế nào?”
“Nhất tâm là thông hiểu, biết rõ; trí huệ là đoạn tuyệt, dứt sạch.”
“Xin ngài so sánh cho trẫm hiểu.”
“Bệ hạ có thấy những người thợ gặt lúa chăng?”
“Có, trẫm có thấy.”
“Họ cắt lúa như thế nào?”
“Tay trái họ gom lúa thành nắm, và tay mặt họ cầm lưỡi hái mà cắt.”
“Cũng như thế đó, thưa bệ hạ. Người tu hành dùng sự nhất tâm mà gom các tư tưởng, vọng niệm lại, và dùng trí huệ mà cắt đứt các phiền não, ái dục. Bỡi vậy, nhất tâm có tánh cách là nhận biết, và trí huệ thì đoạn tuyệt, dứt sạch.”
“Bạch đại đức! Ngài có nói đến các điều thiện, chẳng hay là những điều gì?”
“Đó là đức hạnh, thành tín, nghị lực, ý niệm và định tâm.”
“Bạch đại đức, thế nào là đức hạnh?”
“Đức hạnh là nền tảng. Đó là nền tảng của sự thanh bạch, quý giá và chân chính trong tâm tưởng.”
“Xin ngài so sánh cho trẫm rõ.”
“Như các thứ cây cỏ đều sanh ra và lớn lên từ đất, lấy đất làm nền tảng. Mọi sự ứng xử của người tu hành cũng đều là dựa trên đức hạnh, lấy đức hạnh làm nền tảng. Do đó mà nảy sanh được sự thành tín, nghị lực, ý niệm, định tâm và trí huệ.”
“Xin ngài cho một ví dụ khác nữa.”
“Như người muốn xây dựng thành thị, trước hết phải dọn sạch chỗ đất: san dọn cho bằng phẳng, nhổ bỏ sạch cây cỏ, phác họa những nơi sẽ làm đường, làm chợ búa, chỗ trống trải, chỗ ngã tư... Người tu hành cũng vậy, mọi sự ứng xử đều là dựa trên đức hạnh, lấy đức hạnh làm nền tảng. Do đó mà nảy sanh được sự thành tín, nghị lực, ý niệm, định tâm và trí huệ.”
“Xin ngài cho một ví dụ khác nữa.”
“Như người muốn biểu diễn võ thuật, trước hết phải chon chỗ bãi đất bằng phẳng, dọn cho sạch những gai góc, đá sỏi... rồi sau mới có thể nhào lộn, biểu diễn tài nghệ của mình trên chỗ đất ấy. Người tu hành cũng vậy, muốn phát sanh được sự thành tín, nghị lực, ý niệm, định tâm và trí huệ, thì trước hết phải dọn mình cho vững chắc trên nền đức hạnh.”
“Bạch đại đức, thế nào là sự thành tín?”
“Thành tín là trở nên trong sạch và tinh tấn mà vươn lên.”
“Thế nào là trở nên trong sạch?
“Khi thành tín thì không còn nghi nan, ngần ngại. Thành tín tức là tin vào Phật, Pháp, Tăng, tin có quả A-la-hán, tin có đời này và đời sau, tin vào sự thuận thảo với cha mẹ, tin rằng làm lành thì hưởng phước và làm ác thì phải chịu quả báo. Tin như vậy, lòng dạ trở nên trong sạch và diệt được năm tội ác. Năm tội ấy là chi? Một là tham dâm, hai là giận hờn, ba là lười biếng và mê ngủ, bốn là thích việc đàn địch, xài phá ăn chơi, năm là hay nghi kỵ. Khi con người chưa diệt được năm tội ác ấy thì lòng dạ còn dơ bẩn, mà diệt được rồi thì lòng dạ trở nên trong sạch.”
“Xin ngài so sánh cho trẫm hiểu.”
“Như một vị đại vương trong thiên hạ, vượt qua một con sông, dẫn theo tất cả những xe cộ, ngựa, voi và binh lính. Khi người qua sông rồi, nước liền trở nên vẩn đục. Khi ấy vua khát, muốn uống nước. Vua có một viên ngọc quý có thể làm nước lắng trong, vua liền ném viên ngọc xuống nước. Tức thì nước trở nên trong sạch và vua có nước trong mà uống. Lòng dạ của người ta chất chứa năm tội ác cũng giống như nước đục. Lòng thành tín có thể diệt được năm tội ác, cũng như viên ngọc quý kia có thể làm cho nước trong. Người ta diệt được tội ác rồi, thì lòng trở nên sáng suốt và thanh tịnh.”
“Bạch đại đức, ngài có dạy rằng: thành tín cũng là tinh tấn mà vươn lên. Nghĩa ấy là như thế nào?
“Người tu hành nhìn thấy các bậc giải thoát chứng đắc thánh quả, nên ra ra sức tinh tấn vượt lên để tự mình chứng đắc các thánh quả và đạt được giải thoát. Thành tín cũng là tinh tấn mà vươn lên là như thế đó.”
“Xin ngài so sánh cho trẫm hiểu.”
“Như một trận mưa to đổ xuống trên một hòn núi. Nước mưa theo triền núi mà chảy xuống, tràn lấp những hang, nghách, rồi chảy xuống các khe, suối, làm ngập cả hai bên bờ. Khi ấy có một số người đi đến. Họ không hiểu được nước sâu đến mức nào, nên chỉ đứng bên bờ mà nhìn, lấy làm lo ngại. Bỗng có một người tài trí từ xa đến, người này nhìn mặt nước có thể đoán biết sự rộng hẹp và sâu cạn của con suối, lại tự biết sức lực của mình, bèn mạnh dạn lội xuống nước và vượt qua con suối. Thấy vậy rồi, cả nhóm người kia mới cùng nhau vượt qua. Người tu hành cũng vậy. Nhờ trông thấy các bậc tiền bối tài trí đã làm cho tâm ý trở nên trong sạch mà chứng đắc các thánh quả, bèn tự mình tinh tấn mà vượt lên để cũng được đắc quả như các vị ấy. Trong kinh Samyuttanikya, Phật có dạy rằng: “Người tu hành dùng lòng thành tín mà vượt qua khỏi dòng nước sanh tử, dùng tinh tấn mà qua biển luân hồi, dùng nghị lực mà vượt qua các nạn khổ, dùng trí huệ mà tự làm thanh tịnh lấy chính mình.”
“Bạch đại đức, thế nào là nghị lực?”
“Nghị lực là sức chống chịu. Nhờ nương theo nó, các mối thiện tâm không thể bị lay chuyển.”
“Xin ngài so sánh cho trẫm hiểu.”
“Cũng như một căn nhà xiêu vẹo sắp sụp đổ, nhờ dùng một cây trụ chống lại nên khỏi đổ. Nghị lực là sự chống chịu như thế. Nhờ có nghị lực, các mối thiện tâm không ngã đổ.”
“Xin ngài so sánh thêm cho trẫm hiểu.”
“Như có toán quân binh ít, sắp phải thua trận. Vua bèn sai thêm quân tiếp chiến, nhờ vậy mà chiến thắng. Người tu hành cố giữ cho được điều lành thì tất trừ được điều ác. Cũng như vua cho tăng thêm quân binh mà thắng được giặc. Nghị lực cũng thế, làm tăng thêm điều lành nên thắng được điều ác.”
“Bạch đại đức, ý niệm là thế nào?”
“Là sự phân biệt và hiệp lại.”
“Thế nào là phân biệt?”
“Ý niệm giúp phân biệt những sự tốt hoặc xấu, thanh tịnh hoặc uế trược, đáng khen hoặc đáng chê, đen hoặc trắng... Nhờ phân biệt mà thấy rõ Bốn niệm xứ, Bốn Chánh cần, Bốn Như ý túc, Năm căn, Năm lực, Bảy giác chi, Tám chánh đạo. Như vậy, người ta gọi là ý niệm tưởng sự lành, niệm tưởng đạo lý, rồi nhờ nương theo đạo lý mà thoát khỏi luân hồi. Tâm ý có niệm tưởng đạo lý, người ta mới biết ra điều lành hay điều ác, điều nào nên làm và điều nào chẳng nên làm. Ý niệm phân biệt là như vậy đó.”
“Xin ngài so sánh cho trẫm hiểu.”
“Như một vị quan giữ kho vua, ngày ngày thường nhắc nhở với vua về những voi, ngựa, quân binh, châu báu, của cải... để vua luôn luôn biết rõ được mình đang có những gì. Ý niệm cũng vậy, nó giúp con người tỉnh thức nhận biết những điều thiện đã làm và những điều thiện chưa làm được, để người ta luôn cố gắng hoàn thiện hơn nữa.”
“Còn ý nghĩa hiệp lại là thế nào?”
“Sau khi phân biệt rõ những điều tốt và xấu, thiện và bất thiện, người tu hành trừ bỏ những điều xấu, điều bất thiện, và gom góp lấy những điều tốt, điều thiện. Vì thế gọi là hiệp lại.”
“Xin ngài so sánh cho trẫm hiểu.”
“Như có viên quan hầu nơi đền vua, biết rõ những ai có ích lợi cho vua và những ai là vô ích. Những ai có ích lợi thì người thỉnh vào, còn những ai vô ích thì người chẳng cho vào. Bỏ những điều xấu mà chọn lấy những điều tốt, ý niệm cũng thế.”
“Bạch đại đức, thế nào là định tâm?”
“Là chỗ cao hơn hết trong các chỗ tu tập. Mọi đức hạnh đều do nơi định tâm làm chủ. Định tâm là đỉnh cao, mọi sự tu tập đều là bên dưới.”
“Xin ngài so sánh cho trẫm hiểu.”
“Như ngôi nhà có nóc nhọn thì đỉnh nhọn là cao nhất. Những rui, mè, kèo cột đều thấp hơn đỉnh, đều là từ đỉnh mà phân xuống. Định tâm đối với các pháp khác cũng như vậy đó. Vì thế, Phật có dạy rằng: Tỳ-kheo phải chăm lo việc tham thiền định tâm, chỉ khi định tâm mới có thể thấy được chân lý.”
“Bạch đại đức, thế nào là trí huệ?”
“Ấy là sự đoạn dứt và giác minh. Người tu hành được trí huệ thì đoạn dứt những chỗ nghi ngờ và làm sáng rõ các điều lành. Như vậy là trí huệ.”
“Xin Ngài so sánh cho trẫm hiểu.”
“Như khi người ta đi vào phòng tối mà có cầm ngọn đèn. Ánh sáng của ngọn đèn soi khắp phòng, sự tối liền tan đi và trong phòng sáng lên, hiện rõ các thứ đồ vật trong ấy. Cũng như thế, trí huệ soi sáng cho người hiểu rõ mọi việc.”
“Bạch đại đức, các điều thiện mà ngài đã giảng giải tường tận. Tuy khác nhau mà hiệu lực có giống nhau chăng?
“Có giống nhau. Tất cả đều có công năng chung là diệt trừ phiền não, mê dục.”
“Vì sao vậy? Xin ngài so sánh cho trẫm hiểu.”
“Như các đoàn quân của vua tuy khác nhau, quân cưỡi voi, quân cưỡi ngựa, quân đi xe, quân đánh bộ... nhưng tất cả đều có chung một mục đích là chiến thắng kẻ địch. Cũng như thế, các điều thiện tuy có khác nhau, nhưng đều có chung một mục đích là diệt trừ phiền não.”
Gửi ý kiến của bạn