TRIẾT LÝ NHÀ PHẬT
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
Lúc ấy, Phật đang ở gần thành Xá-vệ, trong vườn Kỳ thọ Cấp cô độc. Phật dạy chư tỳ-kheo rằng:
“Này chư tỳ-kheo, cho dù là những người dốt nát hay không nhập đạo, cũng có thể chán lìa cái thân thể tứ đại này, không tham đắm nó, và có thể dứt bỏ nó. Vì sao vậy? Vì cái thân thể tứ đại này nó lớn lên, tồn tại một thời gian, rồi thì phải mòn mỏi, già cỗi, và sau rốt thì phải hoại mất đi vậy. Đó là bốn sự tướng hiển nhiên. Cho nên dù là người dốt nát hay không nhập đạo cũng có thể nhàm chán nó, không tham đắm nó và có thể dứt bỏ nó.
Này chư Tỳ-kheo, nhưng về phần mà ta gọi là tinh thần, tri thức, tâm ý, thì người dốt nát hay không nhập đạo, không thể biết được mà nhàm chán, không thể biết được mà chẳng tham đắm, và không thể biết được mà dứt bỏ nó. Vì sao vậy? Vì từ xưa đến nay, người dốt nát hay không nhập đạo vẫn thường ưa thích và nhìn nhận lẽ này: “Cái này là của tôi, tôi là cái này, cái này là tôi.” Bởi thế cho nên người dốt nát hay không nhập đạo, không thể biết được mà chán, không thể biết được mà chẳng tham đắm, và không thể biết được mà dứt bỏ nó.
Nhưng tốt hơn là người dốt nát hay không nhập đạo nên nhận rằng cái thân thể tứ đại này như một cái ta, chớ không nên nhận nó như tinh thần, tâm ý. Vì sao vậy? Vì ta có thể biết rằng thân thể tứ đại này hoặc sống một năm, hai năm, ba năm... cho đến năm mươi năm, một trăm năm... hoặc lâu hơn nữa. Còn cái mà ta gọi là tinh thần, tri thức, tâm ý, thì chỉ trong một ngày đêm, hoặc trong mỗi thời khắc, luôn luôn, nó hiện ra thế này rồi lại biến đổi sang thế khác.
Này chư tỳ-kheo, người học đạo chân chánh và cao thượng phải xét thật kỹ vấn đề nhân quả: “Cái này có thì cái kia có, do cái này sanh cái kia mới sanh, cái này không có thì cái kia cũng không có. Này chư tỳ-kheo, do xúc chạm với những gì ưa thích, nên sanh ra cái thọ cảm ưa thích. Nhưng đến khi không còn xúc chạm với vật ưa thích nữa, thì cái thọ cảm sanh ra bởi sự xúc chạm kia cũng mất đi. Bởi xúc chạm với vật mình không ưa thích, nên sanh ra cái thọ cảm chán ghét. Nhưng khi không còn xúc chạm với vật mình không ưa thích, thì cái thọ cảm chán ghét kia cũng phải mất đi. Bởi xúc chạm với vật mình không ưa không ghét, nên sanh ra cái thọ cảm không ưa không ghét. Nhưng đến khi không còn xúc chạm với vật ấy, thì cái thọ cảm kia cũng mất đi vậy.
Này chư tỳ-kheo, như hai miếng cây cọ xát vào nhau nên mới sanh ra thành lửa. Đến khi người ta tách hai miếng cây ra, để cách xa nhau, thì lửa sanh ra bởi hai miếng cây kia cũng phải mất đi. Cái thọ cảm ưa thích cũng thế, nó sanh ra là bởi xúc chạm với vật mình ưa thích. Nhưng đến khi không còn xúc chạm với vật ấy nữa, cái thọ cảm ưa thích cũng mất đi.
Cái thọ cảm chán ghét và cái thọ cảm không ưa không ghét cũng hiện ra và mất đi như vậy. Khi còn xúc chạm với vật thì còn thọ cảm, hết xúc chạm thì hết thọ cảm.
Này chư tỳ-kheo, người học đạo chân chánh và cao thượng đã hiểu như vậy, thì lấy làm nhàm chán cái thọ cảm, nhàm chán cái tâm ý, trí thức. Hễ nhàm chán thì không còn tham đắm. Và nhờ không còn tham đắm nên mới dứt bỏ được và tiến đến giải thoát. Đến khi được giải thoát thì biết mình đã được giải thoát, biết mình đã hết tái sanh, biết mình đã sống một cách thanh tịnh, biết mình đã làm xong việc đáng làm và biết mình không còn bị trói buộc với cõi trần này nữa.
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
I. Những chuyện tích triết lý
16. THÂN THỂ VÀ TINH THẦN
Kinh Samyyutta-NikyaLúc ấy, Phật đang ở gần thành Xá-vệ, trong vườn Kỳ thọ Cấp cô độc. Phật dạy chư tỳ-kheo rằng:
“Này chư tỳ-kheo, cho dù là những người dốt nát hay không nhập đạo, cũng có thể chán lìa cái thân thể tứ đại này, không tham đắm nó, và có thể dứt bỏ nó. Vì sao vậy? Vì cái thân thể tứ đại này nó lớn lên, tồn tại một thời gian, rồi thì phải mòn mỏi, già cỗi, và sau rốt thì phải hoại mất đi vậy. Đó là bốn sự tướng hiển nhiên. Cho nên dù là người dốt nát hay không nhập đạo cũng có thể nhàm chán nó, không tham đắm nó và có thể dứt bỏ nó.
Này chư Tỳ-kheo, nhưng về phần mà ta gọi là tinh thần, tri thức, tâm ý, thì người dốt nát hay không nhập đạo, không thể biết được mà nhàm chán, không thể biết được mà chẳng tham đắm, và không thể biết được mà dứt bỏ nó. Vì sao vậy? Vì từ xưa đến nay, người dốt nát hay không nhập đạo vẫn thường ưa thích và nhìn nhận lẽ này: “Cái này là của tôi, tôi là cái này, cái này là tôi.” Bởi thế cho nên người dốt nát hay không nhập đạo, không thể biết được mà chán, không thể biết được mà chẳng tham đắm, và không thể biết được mà dứt bỏ nó.
Nhưng tốt hơn là người dốt nát hay không nhập đạo nên nhận rằng cái thân thể tứ đại này như một cái ta, chớ không nên nhận nó như tinh thần, tâm ý. Vì sao vậy? Vì ta có thể biết rằng thân thể tứ đại này hoặc sống một năm, hai năm, ba năm... cho đến năm mươi năm, một trăm năm... hoặc lâu hơn nữa. Còn cái mà ta gọi là tinh thần, tri thức, tâm ý, thì chỉ trong một ngày đêm, hoặc trong mỗi thời khắc, luôn luôn, nó hiện ra thế này rồi lại biến đổi sang thế khác.
Này chư tỳ-kheo, người học đạo chân chánh và cao thượng phải xét thật kỹ vấn đề nhân quả: “Cái này có thì cái kia có, do cái này sanh cái kia mới sanh, cái này không có thì cái kia cũng không có. Này chư tỳ-kheo, do xúc chạm với những gì ưa thích, nên sanh ra cái thọ cảm ưa thích. Nhưng đến khi không còn xúc chạm với vật ưa thích nữa, thì cái thọ cảm sanh ra bởi sự xúc chạm kia cũng mất đi. Bởi xúc chạm với vật mình không ưa thích, nên sanh ra cái thọ cảm chán ghét. Nhưng khi không còn xúc chạm với vật mình không ưa thích, thì cái thọ cảm chán ghét kia cũng phải mất đi. Bởi xúc chạm với vật mình không ưa không ghét, nên sanh ra cái thọ cảm không ưa không ghét. Nhưng đến khi không còn xúc chạm với vật ấy, thì cái thọ cảm kia cũng mất đi vậy.
Này chư tỳ-kheo, như hai miếng cây cọ xát vào nhau nên mới sanh ra thành lửa. Đến khi người ta tách hai miếng cây ra, để cách xa nhau, thì lửa sanh ra bởi hai miếng cây kia cũng phải mất đi. Cái thọ cảm ưa thích cũng thế, nó sanh ra là bởi xúc chạm với vật mình ưa thích. Nhưng đến khi không còn xúc chạm với vật ấy nữa, cái thọ cảm ưa thích cũng mất đi.
Cái thọ cảm chán ghét và cái thọ cảm không ưa không ghét cũng hiện ra và mất đi như vậy. Khi còn xúc chạm với vật thì còn thọ cảm, hết xúc chạm thì hết thọ cảm.
Này chư tỳ-kheo, người học đạo chân chánh và cao thượng đã hiểu như vậy, thì lấy làm nhàm chán cái thọ cảm, nhàm chán cái tâm ý, trí thức. Hễ nhàm chán thì không còn tham đắm. Và nhờ không còn tham đắm nên mới dứt bỏ được và tiến đến giải thoát. Đến khi được giải thoát thì biết mình đã được giải thoát, biết mình đã hết tái sanh, biết mình đã sống một cách thanh tịnh, biết mình đã làm xong việc đáng làm và biết mình không còn bị trói buộc với cõi trần này nữa.
Gửi ý kiến của bạn