TRIẾT LÝ NHÀ PHẬT
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
Một vị tỳ-kheo kia, trong khi tu tập hết sức tự chủ lấy mình và nhiếp phục tâm ý. Người không hề nản lòng, cố gắng sức tu tập tinh tấn.
Khi tỳ-kheo ấy tự thấy mình đang vui, người liền suy xét rằng: “Mới vừa rồi, ta thấy trong người có cảm giác vui. Như vậy phải có một nhân duyên nào đó sanh ra niềm vui ấy. Nhân duyên ấy là ở đâu? Hẳn nó phải ở trong thân ta. Mà cái thân ta đây thì vô thường và vốn dĩ sanh ra bởi rất nhiều nhân duyên. Thân ta đã là vô thường và sanh ra bởi nhiều nhân duyên, nay ở trong đó lại sanh ra cái niềm vui, thì sự vui ấy nào có bền chắc gì?”
Rồi do sự quán xét về niềm vui như vậy, tỳ-kheo ấy lại tham thiền về sự vô thường, mong manh, dễ tan rã của vạn vật, về đạo giải thoát, sự tịch diệt và đức thí xả.
Trong khi tham thiền quán xét những điều ấy, tỳ-kheo thấy mình không còn ham chuộng thân thể và không còn khởi lên niềm vui giả tạo như trước nữa.
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
I. Những chuyện tích triết lý
15. NIỀM VUI Ở ĐÂU
Kinh Samyutta-NikayaMột vị tỳ-kheo kia, trong khi tu tập hết sức tự chủ lấy mình và nhiếp phục tâm ý. Người không hề nản lòng, cố gắng sức tu tập tinh tấn.
Khi tỳ-kheo ấy tự thấy mình đang vui, người liền suy xét rằng: “Mới vừa rồi, ta thấy trong người có cảm giác vui. Như vậy phải có một nhân duyên nào đó sanh ra niềm vui ấy. Nhân duyên ấy là ở đâu? Hẳn nó phải ở trong thân ta. Mà cái thân ta đây thì vô thường và vốn dĩ sanh ra bởi rất nhiều nhân duyên. Thân ta đã là vô thường và sanh ra bởi nhiều nhân duyên, nay ở trong đó lại sanh ra cái niềm vui, thì sự vui ấy nào có bền chắc gì?”
Rồi do sự quán xét về niềm vui như vậy, tỳ-kheo ấy lại tham thiền về sự vô thường, mong manh, dễ tan rã của vạn vật, về đạo giải thoát, sự tịch diệt và đức thí xả.
Trong khi tham thiền quán xét những điều ấy, tỳ-kheo thấy mình không còn ham chuộng thân thể và không còn khởi lên niềm vui giả tạo như trước nữa.
Gửi ý kiến của bạn