TRIẾT LÝ NHÀ PHẬT
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
Kinh Visudhhi-Magga
Này chư tỳ-kheo, trí huệ thanh cao thì trật tự, đạo hạnh như thế nào?
Này chư Tỳ-kheo, ai đã hiểu trí huệ thanh cao thì biết chân lý sự khổ, chân lý về nguồn gốc sự khổ, chân lý về việc dứt nạn khổ, và chân lý về phương thế để dứt nạn khổ. Tức là hiểu biết Tứ diệu đế. Chính do những chỗ ấy mà người ta gọi là trật tự, đạo hạnh trong sự hiểu thấu trí huệ thanh cao.
Kinh Tăng-nhất-tập
Này chư Tỳ-kheo, nếu người ta rèn luyện sự phân tích, biện luận cho chính xác thì sẽ được lợi ích như thế nào?
Trí huệ sẽ được cao rộng thêm.
Và khi trí huệ được cao rộng thêm thì người ta sẽ được lợi ích thế nào?
Sự dốt nát, mê tối bị diệt mất đi vậy.
Kinh Tăng-nhất-tập
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
I. Những chuyện tích triết lý
9. TRÍ HUỆ
Trí huệ là gì? Trí huệ bao gồm nhiều phương diện, nhiều điểm khác nhau, và muốn định nghĩa chỉ bằng một câu cho hoàn toàn đầy đủ thì chẳng những không thể được, mà lại còn làm cho vấn đề trở nên mơ hồ hơn nữa. Vậy ta nên tạm hiểu theo nghĩa dưới đây: Trí huệ hiệp lại là sự thông hiểu trong việc phân biện; sự thông hiểu ấy hòa hiệp với những tư tưởng chánh đáng, thơm lành.Kinh Visudhhi-Magga
Này chư tỳ-kheo, trí huệ thanh cao thì trật tự, đạo hạnh như thế nào?
Này chư Tỳ-kheo, ai đã hiểu trí huệ thanh cao thì biết chân lý sự khổ, chân lý về nguồn gốc sự khổ, chân lý về việc dứt nạn khổ, và chân lý về phương thế để dứt nạn khổ. Tức là hiểu biết Tứ diệu đế. Chính do những chỗ ấy mà người ta gọi là trật tự, đạo hạnh trong sự hiểu thấu trí huệ thanh cao.
Kinh Tăng-nhất-tập
Này chư Tỳ-kheo, nếu người ta rèn luyện sự phân tích, biện luận cho chính xác thì sẽ được lợi ích như thế nào?
Trí huệ sẽ được cao rộng thêm.
Và khi trí huệ được cao rộng thêm thì người ta sẽ được lợi ích thế nào?
Sự dốt nát, mê tối bị diệt mất đi vậy.
Kinh Tăng-nhất-tập
Gửi ý kiến của bạn