TRIẾT LÝ NHÀ PHẬT
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
Đức Phật dạy đạo cho một tỳ-kheo tên là Xô-na rằng:
“Này Xô-na, khi ngươi chưa xuất gia, ngươi có biết đàn không?
“Bạch Thế Tôn, con đã biết khá rồi.”
“Này, ngươi nghĩ thế nào? Nếu dây đàn của ngươi thẳng quá thì ngươi đàn ra tiếng có hay không?”
“Bạch Thế Tôn, dây đàn căng quá thì đàn nghe không hay.”
“Này, ngươi nghĩ thế nào? Nếu dây đàn của ngươi chùng quá thì ngươi đàn ra tiếng có hay không?”
“Bạch Thế Tôn, dây đàn chùng quá thì đàn nghe không rõ.”
“Nếu dây đàn của ngươi không thẳng lắm, cũng không chùng lắm, nếu nó ở mức trung bình, vừa phải, thì ngươi đàn ra tiếng có hay không?”
“Bạch thầy, dây đàn được căng vừa phải đàn nghe tiếng hay nhất.”
“Này Xô-na, sự nỗ lực của người tu cũng như thế đó. Nếu căng quá thì là gắt gao, thân tâm không thể nào chịu đựng lâu dài được. Nếu chùng quá thì mềm mại, yếu đuối, không thể đạt đến sự tiến bộ. Vì vậy, bao giờ ngươi cũng phải giữ cho sự nỗ lực tu tập của mình ở mức trung bình, vừa phải. Ngươi nên khéo quan tâm và lấy đó mà làm chuẩn mực vậy!”
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
I. Những chuyện tích triết lý
8. TRUNG ĐẠO
Kinh Phạm-võngĐức Phật dạy đạo cho một tỳ-kheo tên là Xô-na rằng:
“Này Xô-na, khi ngươi chưa xuất gia, ngươi có biết đàn không?
“Bạch Thế Tôn, con đã biết khá rồi.”
“Này, ngươi nghĩ thế nào? Nếu dây đàn của ngươi thẳng quá thì ngươi đàn ra tiếng có hay không?”
“Bạch Thế Tôn, dây đàn căng quá thì đàn nghe không hay.”
“Này, ngươi nghĩ thế nào? Nếu dây đàn của ngươi chùng quá thì ngươi đàn ra tiếng có hay không?”
“Bạch Thế Tôn, dây đàn chùng quá thì đàn nghe không rõ.”
“Nếu dây đàn của ngươi không thẳng lắm, cũng không chùng lắm, nếu nó ở mức trung bình, vừa phải, thì ngươi đàn ra tiếng có hay không?”
“Bạch thầy, dây đàn được căng vừa phải đàn nghe tiếng hay nhất.”
“Này Xô-na, sự nỗ lực của người tu cũng như thế đó. Nếu căng quá thì là gắt gao, thân tâm không thể nào chịu đựng lâu dài được. Nếu chùng quá thì mềm mại, yếu đuối, không thể đạt đến sự tiến bộ. Vì vậy, bao giờ ngươi cũng phải giữ cho sự nỗ lực tu tập của mình ở mức trung bình, vừa phải. Ngươi nên khéo quan tâm và lấy đó mà làm chuẩn mực vậy!”
Gửi ý kiến của bạn