Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

2. Tám Pháp Thế Gian

01/02/201111:44(Xem: 8730)
2. Tám Pháp Thế Gian

CĂN BẢNPHẬT GIÁO
BìnhAnson
NhàXuất Bản Tổng Hợp TP. Hồ Chí Minh, TL. 2005 - PL. 2549
TámPháp Thế Gian

BìnhAnson

---*---

Bàinầy viết dựa theo tập sách "The Eight Worldly Conditions", doHòa thượng Nàrada viết năm 1970, và bác Phạm Kim Khánh dịchnăm 1972 với tựa đề "Những Bước Thăng Trầm".
*

TiếngPalicủa "tám pháp thế gian" là "atthalokadhamma". "Attha"là tám, "loka"là thế gian, và "dhamma"là pháp.Atthalokadhammacòn được dịch là Bát Pháp, hay Bát Phong,là tám ngọn gió làm rung chuyển thế gian. Đó là: được(làbha) và mất (alàbha), danh thơm (yasa) vàtiếng xấu (ayasa), ca tụng (pasamsà) và khiển trách(nindà), hạnh phúc (sukha) và đau khổ (dukkha).

Trongkinh "Tùy Chuyển Thế Giới", Tăng Chi Bộ, Chương Tám Pháp,Đức Phật dạy:

Nàycác Tỳ-khưu, có tám pháp thế gian làm tùy chuyển thế giới.Thế nào là tám? Đó là: lợi dưỡng và không lợi dưỡng,danh vọng và không danh vọng, tán thán và chỉ trích, an lạcvà đau khổ.

Sauđó, Ngài nói lên bài kệ:

Lợidưỡng, không lợi dưỡng,
Danhvọng, không danh vọng

Tánthán và chỉ trích

Anlạc và đau khổ

Nhữngphápnày vô thường
Khôngthường hằng, biến diệt

Biếtchúng, giữ chánh niệm

Bậctrí quán biến diệt

Phápkhả ái, không động
Khôngkhả ái, không sân

Cácpháp thuận hay nghịch

Ðượctiêu tan không còn.

Saukhi biết con đường
Khôngtrần cấu, không sầu

Chơnchánh biết sanh hữu

Ðiđến bờ bên kia.

Ngàigiảng rằng khi chúng ta gặp phải một trong tám sự kiệnấy (lợi dưỡng, không lợi dưỡng, danh vọng, không danh vọng,tán thán, chỉ trích, an lạc, đau khổ), chúng ta không nênbám theo các điều thuận lợi như: lợi dưỡng, danh vọng,tán thán, an lạc; và chúng ta cũng không nên sân hận vớicác điều bất thuận lợi như: không lợi dưỡng, không danhvọng, chỉ trích, đau khổ. Chúng ta không nên để các điềuđó ngự trị và lấn áp tâm trí. Trái lại, chúng ta nên nhậnbiết rõ ràng rằng: "Sự kiện này đang khởi lên nơi ta. Tuynhiên, sự kiện ấy là vô thường, khổ, biến hoại", đểcó một thái độ bình thản, tỉnh giác. Vị Thánh đệ tửnào đoạn tận thuận ứng, nghịch ứng như vậy, sẽ đượcgiải thoát khỏi sanh, già, bệnh, chết, sầu, não. Từ đó,vị ấy thoát khỏi mọi ô nhiễm ràng buộc, và tiến đếnbờ giải thoát.

*

1.Ðượcvà Mất (LàbhaAlàbha)

Trênđường đời, chúng ta thường phải gặp cả hai điều: đượcvà mất, hay nói cách khác, lợi lộc và lỗ lã. Dĩ nhiên,khi được lợi thì người ta thỏa thích, vui mừng. Nhưng đếnkhi lỗ lã thì phiền não bắt đầu khởi phát. Nhiều trườnghợp lỗ lã quan trọng làm cho người ta loạn trí, lắm khiđưa đến cảnh quyên sinh mạng sống, nếu không còn chịuđựng được nữa. Chính trong những hoàn cảnh tương tợ,ta phải biểu dương tinh thần dũng cảm và giữ tâm bình thản,không để quá chao động. Trong lúc vật lộn với đời sống,tất cả mọi người đều phải gặp những lúc thăng, lúctrầm, và chúng ta phải sẵn sàng chịu đựng, sẵn sàng đốiphó, nhất là trong nghịch cảnh.

Mấtmột vật gì, tất nhiên ta cảm thấy buồn. Nhưng chính cáibuồn ấy không giúp ta tìm lại được vật đã mất. Ta phảinghĩ rằng ai đó có thể hưởng vật kia, mặc dầu họ hưởngmột cách bất chánh. Ước mong người ấy được vui vẻ,an lành và hạnh phúc. Hoặc giả ta có thể tự an ủi: "Ðâychỉ là một mất mát nhỏ nhen, không quan trọng." Hoặc giảta có thể chấp nhận một thái độ triết lý cao thượng:"Không có gì là 'Ta', không có cái gì là 'Của Ta'".

Taphải dũng cảm chịu đựng những lỗ lã, thua thiệt, mấtmát. Phải đương đầu với nó, và như câu "họa vô đơnchí"diễn tả, nó có thể đến một cách đột ngột,từng đoàn, từng đám đông, chớ không đơn độc. Ta phảiđiềm tĩnh đối phó, với tâm Xả (upekkhà) hoàn toàn,và nghĩ rằng: đây là cơ hội vàng ngọc để thực hành đứctánh Xả ly cao thượng nầy.

*

2.DanhThơm và Tiếng Xấu (YasaAyasa)

Danhthơm và tiếng xấu là cặp thăng trầm khác mà ta phải đốiphó hàng ngày.

Danhthơm, chúng ta hoan hỷ đón mừng. Tiếng xấu thì chúng ta khôngthích. Danh thơm làm phấn khởi tinh thần. Tiếng xấu làm chota phiền muộn, khổ đau. Chúng ta thích được trứ danh. Chúngta rất thỏa thích thấy những hoạt động của mình, dầukhông đáng kể, được tường thuật và được nhiều ngườinhắc nhở, nhiều người biết đến. Lắm khi ta cũng cố gắng,một cách bất chánh, làm cho người ta chú ý đến mình.

Thậtra, chúng ta không cần chạy theo danh thơm, tiếng tốt. Nếuta xứng đáng, ắt nó sẽ đến mà không cần tìm. Khi hoa đượmmật đầy đủ thì ong, bướm sẽ đến. Hoa không cần mờiong, hay mời bướm.

Còntiếng xấu thì sao? Chúng ta không thích nghe, hay nghĩ đến.Chắc chắn là khi những lời nói xấu lọt vào tai, nó sẽlàm cho tâm ta bàng hoàng, khó chịu. Nỗi khổ tâm càng sâuđậm hơn, nếu những lời gọi là tường thuật hay báo cáoấy tỏ ra bất công và hoàn toàn sai lạc.

Nhưngcũng nên nhớ rằng cho dù ta có thể sống đời đạo đứctrong sạch như một vị Phật, ta cũng không thể tránh nhữnglời chỉ trích, tấn công và nguyền rủa. Ðức Phật là vịgiáo chủ trứ danh nhất thời bấy giờ mà cũng thường bịnhững người ác ý tìm cách vu oan, ám hại, nói xấu.

Takhông nên phung phí thì giờ để đính chánh những lời đồnđãi sai lạc, nếu hoàn cảnh không bắt buộc ta phải làmsáng tỏ vấn đề. Kẻ thù nghịch sẽ lấy làm thỏa thíchmà thấy ta bực bội vì lời nói của họ. Ðó chính là điềumà họ mong muốn. Nếu ta thản nhiên, lời vu oan sẽ rơi vàotai điếc.

GiáoPháp có dạy:

"Hãynhư sư tử, không run sợ trước tiếng động.
Hãynhư luồng gió, không dính mắc trong màn lưới.

Hãynhư hoa sen, từ bùn nhơ nước đục mọc lên,

Nhưngkhông bị nước đục và bùn nhơ làm ô nhiễm.

Hãyvững bước, đơn độc một mình, như con tê giác."
Là chúasơn lâm, sư tử không sợ hãi. Bẩm chất thiên nhiên củasư tử là không run rẩy giựt mình khi nghe tiếng gầm thétcủa các loài thú khác. Trên thế gian nầy, chúng ta thườngnghe thuật lại những câu chuyện trái tai, bất lợi, nhữnglời buộc tội giả mạo, những tiếng vu oan phỉ báng đêhèn. Như sư tử, ta không cần để tâm đến.

Chúngtađang sống trong thế gian bùn nhơ, nước đục. Nhiều đóahoa sen đã từ đó vượt lên, tô điểm đời sống, mà khôngbị nước đục và bùn nhơ làm hoen ố. Chúng ta phải cốgắng sống như hoa sen, một cuộc đời trong sạch và cao quý,không màng quan tâm đến bùn nhơ mà người khác có thể némvào ta. Phải sẵn sàng đón nhận bùn nhơ, mà người kháccó thể ném vào mình, thay vì mong đợi những đóa hoa hồngmà người ta có thể tặng. Như thế, ta sẽ không thất vọng.

Mặcdầu là điều khó khăn, chúng ta phải cố gắng trau giồihạnh từ khước, buông bỏ, không luyến ái. Không cần đểý đến nọc độc của những lời nói ác ý. Ðơn độc mộtmình, chúng ta hãy ra đi đó đây, tận lực phục vụ và tạoan lành cho kẻ khác.

*

3.CaTụng và Khiển Trách (PasamsàNindà)

Ðượcca tụng và bị khiển trách là hai hoàn cảnh thăng trầm khác,hằng ảnh hưởng đến nhân loại. Lẽ dĩ nhiên, khi đượcca tụng thì ta nở mặt nở mày, hân hoan thỏa thích. Lúc bịkhiển trách thì tinh thần suy sụp, ủ dột buồn rầu. ÐứcPhật dạy rằng giữa những lời ca tụng hay khiển trách,bậc thiện trí không thỏa thích, cũng không ủ dột ưu phiền,mà tựa hồ như tảng đá vững chắc, không lay chuyển dướicơn bão táp phong ba của đời sống. Nếu chúng ta xứng đáng,những lời khen tặng quả thật êm tai. Nhưng nếu ta khôngxứng đáng, như trường hợp có người nịnh bợ, thì nhữnglời ấy dù có êm tai, cũng sẽ làm cho ta thất vọng, và làmột tai hại.

Ngườithực hành Giáo Pháp thì không tin vào những lời nịnh bợ,cũng không muốn được nịnh bợ. Khi khen tặng ai xứng đáng,người Hiền trí thật lòng khen tặng mà không ẩn ý ganh tị.Khi khiển trách, các Ngài khiển trách mà không ẩn ý khinhkhi. Các Ngài chỉ khiển trách vì lòng bi mẫn, muốn cải thiệnngười lầm đường lạc nẻo.

Cònkhiển trách thì sao? Ðức Phật dạy: "Người nói nhiềubị khiển trách. Người nói ít bị khiển trách. Người lặngthinh cũng bị khiển trách."

ÐứcPhật cũng nói: "Người thế gian phần đông sống khôngkỷ luật. Như voi chiến ở trận địa, hứng lãnh lằn tênmũi đạn từ mọi hướng dồn dập bắn đến, cùng thế ấy,Như Lai hứng chịu mọi nguyền rủa của thế gian."

Kẻsi mê lầm lạc chỉ tìm cái xấu, cái hư của người khácmà không nhìn cái tốt cái đẹp của ai. Ngoại trừ ÐứcPhật, không có ai hoàn toàn tốt lành. Cũng không có ai hoàntoàn xấu ác. Giữa chúng ta, bên trong con người tốt nhất,cũng có phần hư hỏng. Trong con người xấu nhất, cũng cóđiểm tốt đẹp. Ðức Phật dạy rằng người nào biết câmlặng như cái mõ bể khi bị tấn công, nguyền rủa, chửimắng, thì, mặc dầu chưa chứng ngộ Niết Bàn, người ấycũng đã đứng trước Niết Bàn.

*

4.HạnhPhúc và Ðau Khổ (SukhaDukkha)

Hạnhphúc và đau khổ là cặp thăng trầm cuối cùng. Nó cũng cónhiều năng lực nhất, ảnh hưởng đến đời sống nhân loại.

Ðiềugì làm được dễ dàng là hạnh phúc. Cái gì khó chịu đựnglà đau khổ. Thông thường, thỏa mãn điều mong ước là hạnhphúc. Nhưng, liền khi vừa đạt được điều mong ước ấy,ta đã ước mong một loại hạnh phúc khác. Phần đông chúngta thỏa thích trong sự thọ hưởng những lạc thú của đờisống. Nhưng cũng có hạng người thỏa thích trong sự từkhước, buông bỏ các lạc thú ấy. Không luyến ái, hay vượtlên trên mọi khoái lạc vật chất, là hạnh phúc đối vớingười đạo đức. Hạnh phúc Niết Bàn -- tức trạng tháithoát ra khỏi mọi đau khổ -- là hình thức hạnh phúc caothượng nhất.

Chúngta vui vẻ đón mừng hạnh phúc. Nhưng đau khổ thì không đượcniềm nở tiếp nhận. Ðau đớn (vật chất) và phiền muộn(tinh thần) đến với ta dưới nhiều hình thức. Chúng ta đaukhổ khi phải chịu bệnh hoạn, già yếu, đó là lẽ tự nhiên.Phải điềm tĩnh chịu đựng những khổ đau đó.

Lắmkhi chúng ta phải xa lìa thân bằng, quyến thuộc. Cảnh biệtly vô cùng đau khổ. Chúng ta phải nhận thức rằng mọi kếthợp đều phải chấm dứt trong cảnh biệt ly. Đó là luậtVô thường, và đây là cơ hội quý báu để ta thực hànhtâm Xả.

Trênbước thênh thang trong vòng luân hồi, chết là mối ưu phiềntrọng đại nhất mà chúng ta phải đối phó. Ðôi khi cáichết không đến lẻ loi cho một người thân, mà đến trùnghợp cho nhiều người thân trong một lúc. Cái chết không thểtránh, đến với tất cả mọi người, không trừ ai. Và taphải bình thản đối phó.

*

ÐứcPhậtdạy rằng:

"Cũngnhư trên đất, ta có thể vứt bất luận vật gì, dầu chua,dầu ngọt, dầu sạch, dầu dơ. Ðất vẫn thản nhiên mộtmực trơ trơ, không giận cũng không thương. Vậy, cùng thếấy, trong hạnh phúc, trong phiền muộn, lúc thăng lúc trầm,ta phải giữ tâm bình thản như đất."

Trướcnhững thăng trầm của thế gian, tâm của các vị Thánh A-la-hánkhông bao giờ chao động. Vì vậy, noi theo gương các Ngài,giữa những hoàn cảnh được và mất, danh thơm và tiếngxấu, ca tụng và khiển trách, hạnh phúc và đau khổ, chúngta hãy cố gắng giữ tâm bình thản.

Perth,Tây Úc, tháng 8-2004


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/06/2024(Xem: 860)
Đọc tụng Chú Đại Bi chẳng phải để cầu phước mà nương theo oai lực của ngài Quán Thế Âm Bồ Tát để tạo an vui lợi lạc cho đời. Do đó, theo học hỏi riêng tư: -Khi đến chùa, với tâm Đại Bi bạn sẽ không thấy ai là Phật tử thông minh, ai là Phật tử ngu độn. Bạn sẽ không thấy ai là Phật tử giàu sang, ai là Phật tử nghèo hèn. Bạn sẽ không thấy ai đẹp mà cũng chẳng thấy ai xấu. Bạn nhớ lời Phật dạy trong Kinh Viên Giác, “Không kính người trì giới, không ghét người phá giới, không trọng người học lâu, không khinh người mới học. Vì sao vậy? Tất cả là tính giác. Ví như con mắt sáng, thấy rõ cảnh trước mắt. Cái sáng ấy tròn khắp, không có yêu, không có ghét.”
04/06/2024(Xem: 1539)
“Kiếp xưa ắt có nhân duyên, Nếu không ai dễ chống thuyền gặp nhau”. HT đã giới thiệu, trên 50 năm tôi rời khỏi Huế từ Tết Mậu Thân đi du hóa, tu học phương xa, luôn vọng về quê hương đất Tổ, nơi chôn nhau cắt rốn của Tổ tiên ông bà, nơi đã có nhiều kỉ niệm của thuở ấu thơ tu học tại Huế, sinh hoạt tại Huế, trên 50 năm vắng mặt, chỉ có năm này với tuổi đã 87, năm nay Lễ Phật Đản của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tổ chức tại Chùa Phật Ân, cử hành sớm vào ngày 12 vừa rồi
04/06/2024(Xem: 2808)
Cùng toàn thể giới tử thọ trì Bát quan trai giới một ngày một đêm tại trú xứ Tăng già-lam Phước duyên, thành phố Huế, hiện diện quý mến. Một ngày một đêm quý vị ở trong Tịnh giới với niềm tin thanh tịnh, kiên cố, bất hoại đối với Tam bảo. Nhờ niềm tin này mà quý vị không để cho Giới pháp của mình bị sứt mẻ ở trong đi, ở trong đứng, ở trong nằm, ở trong ngồi, ở trong sự nói năng, giao tiếp. Quý vị có được niềm tin này là nhờ quý vị nuôi lớn sáu tính chất của Tam bảo, khiến cho ba nghiệp của quý vị được an tịnh, an tịnh về thân hành, an tịnh về ngữ hành, an tịnh về ý hành. Sáu tính chất của Tam bảo, quý vị phải thường quán chiếu sâu sắc, để thể nhập và tạo ra chất liệu cho chính mình, ngay đời này và đời sau. Sáu tính chất của Tam bảo gồm:
30/04/2024(Xem: 2547)
Con người thường hay thắc mắc tại sao mình có mặt ở cõi giới Ta Bà này để chịu khổ triền miên. Câu trả lời thường được nghe là: Để trả nghiệp. Nhưng nghiệp là gì? Và làm sao để thoát khỏi? Then chốt cho câu trả lời được gói ghém trong 2 câu: “Ái bất trọng, bất sanh Ta Bà Niệm bất nhất, bất sanh Tịnh Độ” Có nghĩa là: “Nghiệp ái luyến không nặng, sẽ không tái sanh ở cõi Ta Bà Niệm Phật không nhất tâm, sẽ không vãng sanh về Tịnh Độ”
18/02/2024(Xem: 3080)
Bát Chánh Đạo là con đường thánh có tám chi nhánh: Chánh Tri Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm và Chánh Định. Đây là con đường trung đạo, là lộ trình kỳ diệu giúp cho bất kể ai hân hoan, tín thọ, pháp thọ trong việc ứng dụng, thời có thể chuyển hóa nỗi khổ, niềm đau thành an lạc, giải thoát, niết bàn. Bát Chánh Đạo là Chơn Pháp vi diệu, là con đường đưa đến khổ diệt, vượt thời gian, thiết thực trong hiện tại, được chư Phật quá khứ, Đức Phật hiện tại và chư Phật tương lai chứng ngộ, cung kính, tán thán và thuyết giảng cho bốn chúng đệ tử, cho loài người, loài trời để họ khai ngộ, đến để mà thấy, và tự mình giác hiểu.
07/02/2024(Xem: 6027)
Từ 1983 đến 1985 khi đang ở Singapore, bận bịu với chương trình nghiên cứu Phật giáo tại Viện Phát triển Giáo Trình, tôi được Tu viện Phật giáo Srilankaramaya và một số đạo hữu mời giảng bốn loạt bài pháp nói về một vài tông phái chính của Phật giáo. Các bài giảng được ưa thích, và nhờ các cố gắng của Ô. Yeo Eng Chen và một số bạn khác, chúng đã được ghi âm, chép tay và in ấn để phát miễn phí cho các học viên. Kể từ đó, các bài pháp khởi đi từ hình thức của các tập rời được ngưỡng mộ và cũng được tái bản. Sau đó, tôi nhận thấy có vẻ hay hơn nếu in ấn bốn phần ấy thành một quyển hợp nhất, và với vài lần nhuận sắc, xuất bản chúng để cho công chúng dùng chung.
20/01/2024(Xem: 2226)
Thông thường người ta vào học Phật ít nhiều cũng do có động lực gì thúc đẩy hoặc bởi thân quyến qua đời, hoặc làm ăn thất bại, hoặc hôn nhân dở dang v.v... nhưng cũng không ít người nhân nghe giảng pháp hay gặp một quyển sách khế hợp căn cơ liền phát tâm tu hành hay tìm hiểu học Phật pháp. Phần lớn đệ tử xuất gia hoặc tại gia của Hòa Thượng cũng vì cảm mộ pháp giải của Ngài mà quy y Phật. Quyển vấn đáp này góp nhặt từ những buổi giảng thuyết trong các chuyến hoằng pháp của Hòa Thượng, hy vọng cũng không ngoài mục đích trên, là dẫn dắt người có duyên vào đạo hầu tự sửa đổi lỗi lầm mà giảm trừ tội nghiệp.
19/12/2023(Xem: 8188)
Cách đây chừng 30 năm, Tổ Đình Viên Giác tại Hannover Đức Quốc chúng tôi có nhận được bộ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh (Taisho Shinshu Daizokyou) bằng Hán Văn gồm 100 tập do cố Hòa Thượng Thích Tịnh Hạnh từ Đài Loan giới thiệu để được tặng. Bộ Đại Tạng Kinh giá trị này do Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội xuất bản và gửi tặng đến các nơi có duyên. Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội dưới sự chứng minh và lãnh đạo tinh thần của cố Hòa Thượng Thích Tịnh Không đã làm được không biết bao nhiêu công đức truyền tải giáo lý Phật Đà qua việc xuất bản kinh điển và sách vở về Phật Giáo, với hình thức ấn tống bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau như: Hoa Ngữ, Anh Ngữ, Pháp Ngữ, Đức Ngữ, Việt Ngữ. Nhờ đó tôi có cơ hội để tham cứu Kinh điển rất thuận tiện.
13/12/2023(Xem: 14962)
Hành Thiền, một nếp sống lành mạnh trong sáng, một phương pháp giáo dục hướng thượng (Sách pdf của HT Thích Minh Châu)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com