Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

7. Về Bát Quan Trai Giới

01/02/201111:44(Xem: 9837)
7. Về Bát Quan Trai Giới

CĂN BẢNPHẬT GIÁO
BìnhAnson
NhàXuất Bản Tổng Hợp TP. Hồ Chí Minh, TL. 2005 - PL. 2549
VềBát Quan Trai Giới

BìnhAnson

---*---

Ngoàiviệcthọ trì, tuân giữ 5 điều giới căn bản trong đờisống hằng ngày, thỉnh thoảng, trong các ngày trai giới, cácdịp lễ lớn, hay trong các khóa tu thiền tịnh tâm, ngườiPhật tử cư sĩ chúng ta thường giữ thêm Bát Quan Trai Giới.Tám giới đó dựa vào năm giới căn bản, nhưng được khaitriển thêm để giúp tạo một đời sống tịnh hạnh, đơngiản, giúp tạo các điều kiện thuận lợi để tu dưỡngtâm trí. Đó là:

1)Không sát sanh.
2)Khôngtrộm cắp.
3)Khônghành dâm.
4)Khôngnói dối.
5)Khônguống rượu và dùng các chất say.
6)Khôngăn trái giờ (không ăn sau 12 giờ trưa).
7)Khôngtham gia múa hát, thổi kèn, đánh đàn, xem múa hát, ngheđàn, kèn, và không trang điểm, thoa vật thơm, dồi phấn vàđeo tràng hoa.
8)Khôngnằm ngồi nơi quá cao và nơi xinh đẹp.
Ngàytrai giới còn có tên gọi là ngày Bố-tát, phiên âm từ chữ"Uposatha". "Uposatha" có nghĩa là đi đến và lưu lạitại một ngôi chùa hay một tu viện. Theo phong tục Ấn Độngày xưa, các giáo sĩ Bà-la-môn thực hiện các nghi lễ thanhtịnh hóa, rồi rời gia đình, chọn một nơi thanh vắng đểsống độc cư trọn ngày, vào ngày trăng tròn (ngày rằm) vàngày đầu trăng (mồng 1). Trong bối cảnh đó, Đức Phậtcho phép các vị tu sĩ đệ tử của Ngài hội họp lại vàocác ngày đó để tụng giới bổn Ba-la-đề-mộc-xoa (Patimokkha,giới luật tu sĩ) và thuyết giảng cho hàng đệ tử cư sĩkhi họ đến lưu lại tại chùa. Ngoài ra, cộng đồng Phậttử thời đó còn có 2 ngày trai giới khác là ngày giữa tuầntrăng đầu (mồng 8) và ngày giữa tuần trăng sau (ngày 23).

Đólà bốn ngày trai giới căn bản của truyền thống Phật giáoNguyên thủy, vẫn còn được áp dụng cho đến ngày nay. Tuynhiên, tại Việt Nam, Phật tử cư sĩ thường thọ trì 6 ngàytrai giới trong tháng: 8, 14, 15, 23, 29, 30 (28, 29 cho tháng thiếu),hoặc 8 ngày: 5, 8, 14, 15, 20, 23, 29, 30 (28, 29 cho tháng thiếu).

*

Cácbàigiảng của Đức Phật có liên quan đến tám giới nầyđã được ghi lại trong Tăng Chi Bộ, Chương Tám Pháp, Phẩm"Ngày Trai Giới". Đức Phật giảng rằng người nào thọ trìtám giới nghiêm túc với tâm trong sạch, người ấy sốngtịnh hạnh như một vị A-la-hán. Vì thế, các đệ tử củaNgài phải cố gắng giữ tám giới trong ngày Bố-tát. Ngàigiảng chi tiết cho bà Visakha như sau:

--"Thánhđệ tử ấy, này Visàkhà, suy tư như sau:

1)"Cho đến trọn đời, các vị A-la-hán từ bỏ sát sanh, tránhxa sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết tàm quý, có lòngtừ, sống thương xót đến hạnh phúc của tất cả chúngsanh và loài hữu tình. Cũng vậy đêm nay và ngày nay, ta sốngtừ bỏ sát sanh, tránh xa sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm,biết tàm quí, có lòng từ, sống thương xót đến hạnh phúccủa tất cả chúng sanh và loài hữu tình. Về chi phần này,ta theo gương các vị A-la-hán và ta sẽ thực hành trai giới".

2)"Cho đến trọn đời, các vị A-la-hán từ bỏ lấy của khôngcho, chỉ lấy những vật đã cho, chỉ mong những vật đãcho, tự sống thanh tịnh, không có trộm cắp. Cũng vậy, đêmnay và ngày nay, ta sống từ bỏ lấy của không cho, chỉ lấynhững vật đã cho, chỉ mong những vật đã cho, tự sốngthanh tịnh, không có trộm cắp. Về chi phần này, ta theo gươngcác vị A-la-hán và ta sẽ thực hành trai giới".

3)"Cho đến trọn đời, các vị A-la-hán từ bỏ tà hạnh, tịnhtu Phạm hạnh, sống giải thoát, từ bỏ dâm dục hèn hạ.Cũng vậy, đêm nay và ngày nay, ta sống từ bỏ tà hạnh, tịnhtu Phạm hạnh, sống giải thoát, từ bỏ dâm dục hèn hạ.Về chi phần này, ta theo gương các vị A-la-hán và ta sẽ thựchành trai giới".

4)"Chođến trọn đời, các vị A-la-hán từ bỏ nói láo, tránh xanói láo, nói những lời chân thật, y chỉ nơi sự thật chắcchắn, đáng tin cậy, không lừa gạt, không phản lại lờihứa đối với đời. Cũng vậy, đêm nay và ngày nay, ta sốngtừ bỏ nói láo, tránh xa nói láo, nói những lời chân thật,y chỉ nơi sự thật chắc chắn, đáng tin cậy, không lừagạt, không phản lại lời hứa đối với đời. Về chi phầnnày, ta theo gương các vị A-la-hán và ta sẽ thực hành traigiới".

5)"Cho đến trọn đời, các vị A-la-hán từ bỏ rượu men, rượunấu làm cho đắm say, tránh xa rượu men, rượu nấu làm chođắm say. Cũng vậy, đêm nay và ngày nay, ta sống từ bỏ rượumen, rượu nấu làm cho đắm say, tránh xa rượu men, rượunấu làm cho đắm say. Về chi phần này, ta theo gương các vịA-la-hán và ta sẽ thực hành trai giới".

6)"Cho đến trọn đời, các vị A-la-hán ăn một ngày một bữa,không ăn ban đêm, không ăn phi thời. Cũng vậy, đêm nay vàngày nay, ta sống ăn một ngày một bữa, không ăn ban đêm,không ăn phi thời. Về chi phần này, ta theo gương các vịA-la-hán và ta sẽ thực hành trai giới".

7)"Cho đến trọn đời, các vị A-la-hán tránh xa không xem múa,hát, nhạc, diễn kịch, không trang sức bằng vòng hoa, hươngliệu, dầu thoa và các thời trang. Cũng vậy, đêm nay và ngàynay, ta sống tránh xa không xem múa, hát, nhạc, diễn kịch,không trang sức bằng vòng hoa, hương liệu, dầu thoa và cácthời trang. Về chi phần này, ta theo gương các vị A-la-hánvà ta sẽ thực hành trai giới".

8)"Cho đến trọn đời, các vị A-la-hán từ bỏ giường cao,giường lớn, tránh xa giường cao, giường lớn. Các vị ấynằm trên giường thấp, trên giường nhỏ hay trên đệm cỏ.Cũng vậy, đêm nay và ngày nay, ta từ bỏ giường cao, giườnglớn, tránh xa giường cao, giường lớn. Ta nằm trên giườngthấp, trên giường nhỏ hay trên đệm cỏ. Về chi phần này,ta theo gương các vị A-la-hán và ta sẽ thực hành trai giới".

"Nhưvậy, này Visàkhà, là Thánh trai giới, thực hành Thánh traigiới, này Visàkhà, có quả lớn, có lợi ích lớn, có chóisáng lớn, có ánh sáng lớn".

TrongTăng Chi Bộ, Chương Mười Pháp, Đức Phật cũng khuyên cáccư sĩ của bộ tộc Thích-ca (Sakya) trong các ngày Bố-tát phảinỗ lực hành trì bát quan trai giới, sống tinh cần, nhiệttâm, không phóng dật trọn ngày và trọn đêm. Những lợilạc do công phu tu tập đó còn to lớn hơn tài sản của cảimà họ có thể tích tụ được để sống sung túc cả trămnăm; vì công phu đó sẽ tạo thiện nghiệp đưa đến táisinh trong các cõi trời an lạc với tuổi thọ cả ngàn năm.Hơn thế nữa, kết quả đó sẽ giúp tạo điều kiện thuậnlợi để phát triển tuệ giác, đưa họ nhập dòng thánh giảithoát, qua các quả vị Dự lưu, Nhất lai, và Bất lai. Ngàinói:

--"Ởđây, này các Thích tử, đệ tử của Ta, trong 10 năm sốngkhông phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần như lời Ta giảng dạy.Như vậy, vị ấy thực hành, vị ấy có thể sống trăm năm,ngàn năm, trăm ngàn năm được cảm thọ nhất hướng lạc.Vị ấy có thể chứng được quả Bất lai, quả Nhất laihay quả Dự lưu không có sai chạy.

Nàycác Thích tử, đâu phải là 10 năm! Ở đây, đệ tử củaTa trong 9 năm ... 8 năm, ... 1 năm ... 10 tháng ... 9 tháng ... 8tháng ... 1 tháng ... 10 đêm 10 ngày... 9 đêm 9 ngày... 8 đêm8 ngày ... trong 1 đêm 1 ngày sống không phóng dật, nhiệt tâm,tinh cần như lời Ta giảng dạy. Như vậy, vị ấy thực hành,vị ấy có thể sống trăm năm, ngàn năm, trăm ngàn năm đượccảm thọ nhất hướng lạc. Vị ấy có thể chứng quả Bấtlai, quả Nhất lai, hay quả Dự lưu không có sai chạy".

*

Theotruyềnthống, trong ngày trai giới, người cư sĩ Phật tửthức dậy sớm, sửa soạn thức ăn, rồi cúng dường đếncác vị Tăng sĩ đi khất thực trong xóm làng. Hoặc họ mangthức ăn đến chùa và cúng dường đến chư Tăng ở đó.Đồng thời, các vị Phật tử này xin chư Tăng đọc truyềnTam quy và Bát quan trai giới để được thọ trì trong suốtngày và đêm hôm đó. Có thể là sau đó, họ trở về nhà,sinh hoạt bình thường, nhưng vẫn tuân giữ tám giới cho đếnsáng hôm sau. Có thể là họ thu xếp để ở lại chùa trọnngày và trọn đêm hôm đó.

Tùytheo nếp sinh hoạt của mỗi chùa, chương trình có thể thayđổi. Có những nơi Phật tử lưu lại đó để đọc sách,nghe thuyết pháp, đóng góp vào các công tác Phật sự, làmcông quả tại chùa. Có những nơi chú trọng đến hành thiền,người Phật tử dành trọn ngày và đêm để tập sống quánniệm, tĩnh tâm, xen kẽ các buổi ngồi hành thiền và đi kinhhành, và đến gặp thiền sư để tham vấn riêng về các vấnđề có liên quan đến công phu tu tập của mình.

Cónhững chùa tổ chức đêm thọ đầu đà, với tham dự viênnguyện không ngủ hay nằm, tích cực tham gia vào các buổithuyết pháp và thảo luận về Phật pháp. Trong đêm đầutháng và giữa tháng, nếu tại chùa có trên 4 vị Tỳ-khưu,chư Tăng tụ họp tại chánh điện, nơi có kết giới Sima,để tụng đọc 227 điều giới bổn của hàng Tỳ-khưu, vàcuộc lễ này có thể kéo dài hơn một giờ.

*

Ngàynay,trong môi trường xã hội kinh tế hiện đại, khi chúngta phải sinh hoạt, làm việc theo lịch Tây phương, rất khómà tuân giữ các ngày Bố-tát đúng theo âm lịch. Khuynh hướngthông thường là dời ngày Bố-tát vào những ngày cuối tuần,khi mọi người được nghỉ ngơi, dễ thu xếp để gặp nhau,hay đi đến chùa, đến các thiền viện. Có những nhóm Phậttử đã linh hoạt tổ chức ngày "Tĩnh Tâm" hằng tháng, vàongày cuối tuần kề cận với đêm trăng rằm, thường làngày thứ Bảy và hành trì bát quan trai giới trọn ngày vàtrọn đêm đó cho đến sáng ngày Chủ nhật.

Nếucó chư Tăng Ni hiện diện, chúng ta thỉnh quý ngài truyềnquy giới. Ở những nơi không có Tăng Ni, chúng ta có thể mờimột vị cư sĩ lớn tuổi, có uy tín, tuyên đọc quy giới,mọi người cùng đọc theo, và tự nguyện thọ trì với tâmtrong sạch. Chương trình sinh hoạt thì tùy duyên, có thể làtổ chức các buổi thiền tập, tham cứu kinh sách, xen kẽvới các buổi thuyết pháp hoặc đàm luận về Phật pháp,hoặc cùng tụng đọc các bài kinh căn bản như kinh Từ Bi,Đại Hạnh Phúc, Châu Báu, Chuyển Pháp Luân, v.v., hoặc cùngnghe các bài giảng, các bài kinh tụng thu âm trong băng audio-cassettehay đĩa CD.

Tươngtự trong tinh thần đó, ở những nơi xa xôi, không có nhiềuPhật tử, ta vẫn có thể tự tổ chức một ngày trai giớitại nhà riêng, tự đọc lên lời nguyện quy y Tam Bảo vàhành trì Tám Giới, rồi lập ra một chương trình tịnh tucho riêng mình trong trọn ngày ấy.

Điềuquan trọng là làm sao giữ tâm thanh tịnh, nhu hòa, không bậnrộn, không lo âu tính toán, và lúc nào cũng cố gắng tỉnhgiác, chánh niệm, nhất tâm hướng về Phật Pháp trong suốtthời gian thọ trì bát quan trai giới.

Tháng9-2004


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/01/2025(Xem: 114)
Thiền Tông dạy rằng người nào sống với Vô tâm là giải thoát. Trần Nhân Tông, vị Thiền sư nổi tiếng của Việt Nam trong thế kỷ 13, từng viết rằng khi gặp cảnh, giữ được vô tâm, thì không cần hỏi tới Thiền nữa. Đức Phật trước đó đã dạy pháp Vô tâm trong Kinh Phật Tự Thuyết Ud 1.10. Bài này sẽ viết theo nhiều bản Anh dịch trên Sutta Central. Một đạo sĩ tên là Bahiya cư trú ở thị trấn Supparaka. Bahiya được cư dân tôn kính, cúng dường y phụ, nhà ở và nhiều thứ. Bahiya tự tin rằng đã chứng quả A la hán, hoặc sắp thành A la hán. Một vị cõi trời, kiếp trước từng là người thân của Bahiya, muốn điều tốt lành cho Bahiya, nên hiện ra, nói với Bahiya rằng Bahiya chưa phải là A la hán, và cũng chưa tu đúng con đường để trở thành A la hán.
15/01/2025(Xem: 101)
Trong rất nhiều truyện cổ dân gian Việt Nam, cũng như truyện cổ của nhiều quốc gia khác trên thế giới, có một niềm tin vững chắc rằng mỗi người chúng ta đều có một kiếp sau ở tương lai. Không chỉ riêng với Phật giáo dân gian, hầu hết (và có thể là tất cả) các tôn giáo khác, đều tin rằng có một kiếp sau, hay một đời sau. Chuyện kiếp sau này cần được phân tích minh bạch, để không rơi vào một niềm tin nhầm lẫn.
15/01/2025(Xem: 125)
Bài này sẽ viết trong tinh thần đối chiếu Kinh Pháp Cú với Thiền Tông. Để nói lên một phương pháp của Thiền rằng, trong khi thiền tập, hễ tin Phật hay nghi Phật đều sẽ hỏng, đều rơi vào bất thiện pháp, sẽ không thấy được pháp Vô Vi. Muốn vào đạo Phật, trước tiên phải tin và phải quy y Phật, Pháp, và Tăng. Người tu theo lời Phật dạy phải tin vào Tứ Thánh Đế, tức là Khổ, Tập, Diệt, Đạo. Trong khi tu tập, người tu phải thành tựu tín, giới, văn, thí, huệ mới có thể đoạn trừ bất thiện pháp. Như vậy, người không có lòng tin chắc thật vào Đức Phật sẽ không đi được con đường dài như thế để thành tựu giải thoát.
15/01/2025(Xem: 102)
Bài này sẽ nói về vai trò của người cư sĩ với nhiệm vụ nên học nhiều về Kinh điển, nên hiểu Phật pháp cho thâm sâu, nên tu tinh tấn để làm gương cho người đời thường, và nên sống đơn giản nhằm thích nghi với mọi hoàn cảnh cần để hoằng pháp. Không phải ai cũng có cơ duyên để học nhiều về Kinh điển. May mắn, thời nay chúng ta đã có kinh điển dịch ra tiếng Việt rất nhiều. Các Kinh điển, Bộ Nikaya và Bộ A Hàm đều đã dịch ra tiếng Việt. Trong khi đó, các buổi giảng Kinh do nhiều vị tăng ni thực hiện đã phổ biến nhiều trên YouTube và các trang web về Phật học. Những gì thắc mắc, có thể hỏi trên mạng Google hay các mạng trí tuệ nhân tạo, như ChatGPT hay Gemini, đều có thể được giải thích ở mức độ tổng quát. Tuy nhiên các giải thích này đều khả vấn, có khi là trích dẫn theo sự giải thích của các học giả Ky Tô Giáo hay không phải Phật tử, cần kiểm chứng.
15/01/2025(Xem: 99)
Trong khi học Phật, chúng ta thường đọc thấy ba pháp ấn là vô thường, khổ, và vô ngã. Đôi khi, chúng ta đọc thấy trong kinh nói về bốn pháp ấn là vô thường, khổ, vô ngã và Niết Bàn. Tùy theo dị biệt bộ phái, mỗi vị thầy ưa nói cách này hay cách kia. Thực tế, nói cách nào cũng đúng, cũng phù hợp kinh điển. Trong khi đó, theo cách nhìn của Thiền tông Việt Nam, tất cả các pháp tự thân đã là tịch diệt, bời vì lìa phiền não thì không có bồ đề, lìa sanh tử thì không có Niết bàn. Cũng như sóng không lìa nước, và ảnh không lìa gương. Do vậy, Thiền tông nêu lên ý chỉ là phải nhìn thấy để sống với pháp tánh, với Niết bàn tự tâm.
15/01/2025(Xem: 108)
Trong nhiều kinh, Đức Phật khi giải thích về vô thường đã hỏi rằng có phải mắt và cái được thấy là vô thường hay không, rồi hỏi có phải tai và cái được nghe là vô thường hay không, và rồi vân vân. Như thế, đối với nhiều người tu, quán sát nơi con mắt sẽ là bước đầu để học đạo giải thoát. Tuy nhiên, đối với Thiền Tông Việt Nam, có một số vị thầy dạy rằng hãy nhìn như một người mù nhìn, và hãy nghe như một người điếc nghe. Lời dạy về con đường giải thoát này là như thế nào?
15/01/2025(Xem: 112)
Khi chúng ta nói rằng nhiều người Việt Nam đã học đạo từ khi nằm nôi, chỉ là một hình ảnh cho thấy Phật giáo đã gắn bó với lịch sử dân tộc Việt Nam từ nhiểu ngàn năm. Nhiều lời dạy trong Kinh Phật đã ăn sâu vào trong chính sử, và cả huyền sử của dân tộc Việt.
15/01/2025(Xem: 94)
Khi đọc Thiền sử Trung Hoa và Việt Nam, chúng ta thường gặp một số vị sư truyền dạy, hay trả lời bằng những cách không dùng lời nói. Người ta thường gọi đó là vô ngôn, là không sử dụng ngôn ngữ. Chữ này có lẽ không thích nghi, vì chữ vô ngôn có khi chỉ là sự im lặng, khi không muốn nói. Có lẽ, chữ thích hợp nên là cái biết xa lìa khái niệm không thể mô tả bằng ngôn ngữ được.
19/10/2024(Xem: 729)
Tứ y pháp (四依法; S: Catuḥpratisaraṇa; E: The four reliances) là 4 pháp phương tiện quan trọng theo quan điểm của Phật giáo Bắc truyền, với mục đích giúp hành giả rõ biết pháp nào nên hoặc không nên nương tựa, nhằm thành tựu giác ngộ, giải thoát.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]