Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

1. Tóm tắt căn bản Phật Giáo

01/02/201111:44(Xem: 8922)
1. Tóm tắt căn bản Phật Giáo

CĂN BẢNPHẬT GIÁO
BìnhAnson
NhàXuất Bản Tổng Hợp TP. Hồ Chí Minh, TL. 2005 - PL. 2549

TómTắt Căn Bản Phật Giáo

Tỳ-khưuDhammika
BìnhAnson lược dịch

---*---

Lượcdịchtừ bài "Basic Buddhism: A Five-Minute Introduction" (Căn bảnPhật giáo: Giới thiệu trong năm phút), trong quyển "Good Question,Good Answer" (Khéo Vấn, Khéo Đáp) của Bhikkhu Dhammika, ấn bảnInternet (http://www.buddhanet.net).

*

Hỏi:Phật Giáo là gì?

Đáp:Phật Giáo là một tôn giáo có khoảng 300 triệu tín đồ trênkhắp thế giới. Danh từ Phật Giáo (Buddhism)phát nguồntừ chữ "buddhi", có nghĩa "giác ngộ", "thức tỉnh".Phật Giáo khởi nguồn từ hơn 2,500 năm trước, khi Ngài SiddhatthaGotama (Sĩ-đạt-ta Cồ-đàm), hay Đức Phật, tự mình giácngộ vào lúc 35 tuổi.

Hỏi:Có phải Phật Giáo chỉ thuần là một tôn giáo?

Đáp:Đối với nhiều người, Phật Giáo không phải chỉ là mộttôn giáo mà còn có thể xem như là một triết học, hay đúnghơn, đó là "một lối sống". Gọi Phật Giáo là một triếthọc, vì danh từ "triết học - philosophy"có nghĩa là"sự yêu chuộng trí tuệ", và con đường của đạo Phậtcó thể tóm tắt như sau:

(1)sốngcó đạo đức,
(2)nhậnthức rõ ràng về mọi ý nghĩ và hành động, và
(3)pháttriển sự hiểu biết và trí tuệ.Hỏi:PhậtGiáo giúp tôi bằng cách nào?

Đáp:Phật Giáo giải thích mục đích của đời sống, giải thíchhiện tượng bất công và bất bình đẳng trên thế gian, vàđưa ra một phương cách thực hành hay một lối sống đểđưa đến hạnh phúc thật sự.

Hỏi:Tại sao Phật Giáo trở nên phổ biến?

Đáp:Phật Giáo ngày càng phổ biến ở các nước Tây phương vìnhiều lý do. Thứ nhất là vì Phật Giáo có những giải đápcho nhiều vấn đề trong các xã hội vật chất hiện đại.Tiếp đến, cho những ai có chú tâm, Phật Giáo đem lại mộtsự thông hiểu sâu sắc về tâm trí con người và các cáchtrị liệu tự nhiên, mà các nhà tâm lý nổi tiếng trên thếgiới đều công nhận là rất cao cấp và rất hiệu quả.

Hỏi:Đức Phật là ai?

Đáp:Ngài Siddhattha Gotama sinh ra vào năm 563 trước Tây Lịch, trongmột hoàng tộc tại Lumbini, nay thuộc xứ Nepal. Vào năm 29tuổi, Ngài nhận thức rằng tiện nghi vật chất và an ninhtrong thế gian không bảo đảm hạnh phúc; vì thế, Ngài đitìm hiểu các học thuyết, tôn giáo và triết học thời đó,để tìm kiếm chìa khóa đưa đến hạnh phúc. Sau sáu nămhọc tập và hành thiền, Ngài tìm ra con đường "Trung Đạo"và giác ngộ. Sau khi chứng đắc, Ngài dùng quãng đời cònlại tại thế gian để truyền giảng các nguyên lý trong đạoPhật -- gọi là Pháp, hay Chân lý, cho đến khi Ngài nhập diệtvào năm 80 tuổi.

Hỏi:Có phải Đức Phật là Thượng Đế?

Đáp:Không, Ngài không là Thượng Đế, và Ngài cũng không tuyênbố như thế. Ngài là người chỉ dẫn con đường đưa đếngiác ngộ, từ kinh nghiệm thực chứng của Ngài.

Hỏi:Phật tử có tôn thờ các thần tượng không?

Đáp:Những người Phật tử tỏ lòng tôn kính các hình ảnh củaĐức Phật, nhưng không tôn thờ, cũng không van xin những điềulợi lạc. Một pho tượng Phật ngồi trong tư thế với haitay dịu dàng đặt trên vế, với nụ cười từ bi, nhắc nhởchúng ta nỗ lực phát triển tình thương và an định nộitâm. Lễ lạy tượng Phật là để tỏ lòng biết ơn về cáclời dạy của Ngài.

Hỏi:Tại sao nhiều quốc gia Phật Giáo lại nghèo như vậy?

Đáp:Không hẳn đúng như vậy. Nhật Bản là một quốc gia có truyềnthống Phật Giáo sâu đậm và ngày nay cũng là một quốc giacó kinh tế giàu mạnh. Thái Lan, với Phật giáo là quốc giáo,cũng có một nền kinh tế tương đối vững mạnh và pháttriển. Tuy nhiên, chúng ta cần biết rằng một trong các điềudạy của Phật Giáo là tài sản của cải không bảo đảmđược hạnh phúc, và tài sản của cải cũng không bao giờthường còn. Dân chúng trong bất kỳ quốc gia nào cũng chịuđau khổ, cho dù họ giàu sang hay nghèo nàn. Chỉ những ngườinào thông hiểu các lời dạy của Đức Phật thì mới cóthể tìm được hạnh phúc thật sự.

Hỏi:Có phải có nhiều tông phái Phật Giáo không?

Đáp:Có nhiều tông phái trong Phật Giáo là vì có những khác biệtvề văn hóa và truyền thống lịch sử của mỗi quốc gia.Tuy nhiên, căn bản của Phật Giáo vẫn không thay đổi, đólà Pháp hay Chân lý.

Hỏi:Có phải các tôn giáo khác đều sai lầm?

Đáp:Phật Giáo là một hệ thống tín ngưỡng có tính bao dung đốivới các tín ngưỡng hay tôn giáo khác. Phật Giáo chấp nhậncác lời giảng đạo đức của các tôn giáo khác, nhưng PhậtGiáo còn tiến xa hơn, bằng cách đưa ra một mục tiêu dàihạn trong sự hiện hữu của chúng ta, qua trí tuệ và sựhiểu biết thật sự. Phật Giáo chân chính thì rất bao dung,và không quan tâm đến các nhãn hiệu như là "tín hữu Ky-tôgiáo", "tín hữu Hồi giáo", "tín hữu Ấn-độ giáo", hay "Phậttử". Vì vậy, trong lịch sử, không bao giờ có các cuộc thánhchiến mang danh Phật Giáo. Cũng vì thế mà những người Phậttử không đi truyền giảng hay cải đạo người khác; họchỉ giảng giải nếu được ai hỏi đến.

Hỏi:Phật Giáo có tính khoa học không?

Đáp:Khoa học là tri thức được kết hợp thành hệ thống, quacác dữ kiện được quan sát và thực nghiệm và đề ra cácđịnh luật tổng quát của thiên nhiên. Cốt lõi của PhậtGiáo phù hợp với định nghĩa đó, bởi vì Tứ Diệu Đếhay Bốn Sự Thật Thâm Diệu, có thể được thử nghiệm vàminh chứng bởi bất kỳ người nào, và ngay chính Đức Phậtcũng đã từng nói với các đệ tử rằng họ phải thựcchứng các lời dạy của Ngài, mà không nên chỉ tin suông.Phật Giáo dựa nhiều trên trí tuệ, hơn là lòng tin.

Hỏi:Đức Phật đã dạy những gì?

Đáp:Đức Phật đã giảng dạy rất nhiều đề tài, nhưng cácđiều căn bản trong Phật Giáo có thể tóm tắt trong Tứ DiệuĐế và Bát Chánh Đạo.

Hỏi:Diệu đế thứ nhất là gì?

Đáp:Khổ Đế, chân lý thâm diệu đầu tiên, nói rằng đời sốnglà đau khổ, nghĩa là phải chịu đau đớn thể xác, già nua,bệnh hoạn, rồi chết. Ta cũng phải chịu đau khổ về mặttâm lý như cô đơn, phiền giận, bực bội, sợ hãi, bốirối, thất vọng, hay sân hận. Đây là một sự kiện hiểnnhiên, không thể chối cãi. Đây là thực tế khách quan, khôngphải bi quan; vì bi quan là mong đợi những điều gì trở nêntệ hại. Mặt khác, Phật Giáo đề ra cách thức giải quyếtcác đau khổ đó và cách thức để có hạnh phúc thật sự.

Hỏi:Diệu đế thứ nhì là gì?

Đáp:Tập Đế, chân lý thâm diệu thứ nhì, dạy rằng tất cảmọi đau khổ đều do ái dục và chấp thủ. Ta sẽ bị phiềnkhổ nếu ta mong đợi người khác phải tuân theo ý muốn củamình, phải làm giống như mình, nếu ta không được nhữnggì mình muốn, v.v. Ngay cả khi ta muốn và được, điều nàycũng không bảo đảm có hạnh phúc. Tâm khát khao ham muốncướp đoạt của ta niềm vui được thỏa lòng và hạnh phúc.Thay vì kiên trì chiến đấu để thành đạt điều mong muốn,hãy cố gắng sửa đổi chính cái lòng ước muốn của mình.

Hỏi:Diệu đế thứ ba là gì?

Đáp:Diệt Đế, chân lý thâm diệu thứ ba, là có thể chấm dứtđau khổ và đạt được trạng thái thỏa lòng và hạnh phúc.Khi ta dứt bỏ ái dục, vốn là vô ích, và tập sống từngngày, chúng ta bắt đầu sống an vui và tự do. Chúng ta sẽcó nhiều thì giờ và năng lực để giúp đỡ người khác.Trạng thái ấy được gọi là Niết Bàn.

Hỏi:Diệu đế thứ tư là gì?

Đáp:Đạo Đế, chân lý thâm diệu thứ tư, là con đường đưađến chấm dứt đau khổ. Con đường này gọi là Bát ChánhÐạo.

Hỏi:Bát Chánh Đạo là gì?

Đáp:Đó là con đường gồm 8 yếu tố chân chánh: Chánh Kiến,Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh TinhTấn, Chánh Niệm, và Chánh Định. Đây là con đường củađạo đức và tỉnh thức -- qua lời nói, ý nghĩ và hành động,và phát triển trí tuệ bằng sự nhận thức rõ ràng về TứDiệu Đế và bằng sự tăng trưởng lòng từ bi.

Hỏi:Ngũ giới là gì?

Đáp:Đây là năm điều giới luật đạo đức của Phật Giáo.Đó là: không sát hại, không lấy của không cho, không tàdâm, không nói dối, và không dùng các chất say làm lu mờtrí óc.

Hỏi:Nghiệp là gì?

Đáp:Nghiệp hay "nghiệp-quả" là một định luật cho biết rằngmỗi một nguyên nhân đều tạo ra một hậu quả, có nghĩalà các hành động của ta đều có những hậu quả. Địnhluật đơn giản này đã giải thích nhiều vấn đề: sự bấtcông trên thế gian, tại sao có người sinh ra lại có phếtật, có người lại có nhiều tài năng, có người có đờisống rất ngắn ngủi. Nghiệp cho thấy tầm quan trọng vềviệc tất cả chúng ta phải chịu trách nhiệm về các hànhđộng của chính mình, trong quá khứ và hiện tại. Làm thếnào để thử nghiệm tác động nghiệp quả của các hànhđộng của ta? Câu trả lời được tóm tắt bằng cách hãynhìn xem 3 điểm chính: (1) ý định đằng sau của mỗi hànhđộng, (2) hậu quả của hành động đó vào chính mình, và(3) hậu quả của hành động đó vào những người khác.

Hỏi:Trí tuệ là gì?

Đáp:Trong Phật Giáo, Trí tuệ phải được phát triển cùng vớiTừ bi. Trong một cực đoan, bạn có thể là một người tốtbụng nhưng khờ dại, và trong một cực đoan khác, bạn cóthể có nhiều kiến thức nhưng lại không có tình cảm. PhậtGiáo dạy ta nên giữ thật sự cân bằng và trọn vẹn cảhai, phải trau giồi cả trí tuệ lẫn và từ bi. Trí tuệ caonhất là thấy rõ ràng rằng trên thực tế, mọi hiện tượngđều không hoàn toàn, không thường còn, và không có mộtthực thể cố định. Trí tuệ thật sự không phải chỉ tinvào những gì được dạy, mà phải chứng nghiệm và thônghiểu chân lý và thực tế. Trí tuệ đòi hỏi phải có mộttâm ý rộng mở, khách quan, không cố chấp. Con đường củaPhật Giáo đòi hỏi phải can đảm, nhẫn nại, mềm dẻo vàthông minh.

Hỏi:Từ bi là gì?

Đáp:Từ bi bao gồm các phẩm hạnh của lòng san sẻ, sẵn sàngan ủi người khác, thiện cảm, chăm lo và quan tâm. Trong PhậtGiáo, ta chỉ thật sự cảm thông người khác khi nào ta thậtsự cảm thông chính mình, qua trí tuệ.

Hỏi:Tôi phải làm thế nào để trở thành một Phật tử?

Đáp:Bất cứ ai cũng có thể tìm hiểu và thực nghiệm các lờidạy của Đức Phật. Ngài dạy rằng lời giải đáp cho mọivấn đề của chúng ta là ở bên trong chúng ta, không phảiở bên ngoài. Ngài nói với các đệ tử không được tin ngayvào lời dạy của Ngài, mà họ phải tự thử nghiệm cáclời dạy đó. Như thế, mỗi người tự có quyết định vàtự chịu trách nhiệm về các hành động và sự hiểu biếtcủa mình. Điều này cho thấy Phật Giáo không phải là mộttập hợp cố định các tín điều cần phải được chấpnhận trọn vẹn. Đây là những lời dạy để mỗi ngườitự tìm hiểu, học tập và áp dụng theo tình huống riêngcủa mình.

Perth,Tây Úc, tháng 8-2004



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/02/2024(Xem: 1067)
Bát Chánh Đạo là con đường thánh có tám chi nhánh: Chánh Tri Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm và Chánh Định. Đây là con đường trung đạo, là lộ trình kỳ diệu giúp cho bất kể ai hân hoan, tín thọ, pháp thọ trong việc ứng dụng, thời có thể chuyển hóa nỗi khổ, niềm đau thành an lạc, giải thoát, niết bàn. Bát Chánh Đạo là Chơn Pháp vi diệu, là con đường đưa đến khổ diệt, vượt thời gian, thiết thực trong hiện tại, được chư Phật quá khứ, Đức Phật hiện tại và chư Phật tương lai chứng ngộ, cung kính, tán thán và thuyết giảng cho bốn chúng đệ tử, cho loài người, loài trời để họ khai ngộ, đến để mà thấy, và tự mình giác hiểu.
07/02/2024(Xem: 1953)
Từ 1983 đến 1985 khi đang ở Singapore, bận bịu với chương trình nghiên cứu Phật giáo tại Viện Phát triển Giáo Trình, tôi được Tu viện Phật giáo Srilankaramaya và một số đạo hữu mời giảng bốn loạt bài pháp nói về một vài tông phái chính của Phật giáo. Các bài giảng được ưa thích, và nhờ các cố gắng của Ô. Yeo Eng Chen và một số bạn khác, chúng đã được ghi âm, chép tay và in ấn để phát miễn phí cho các học viên. Kể từ đó, các bài pháp khởi đi từ hình thức của các tập rời được ngưỡng mộ và cũng được tái bản. Sau đó, tôi nhận thấy có vẻ hay hơn nếu in ấn bốn phần ấy thành một quyển hợp nhất, và với vài lần nhuận sắc, xuất bản chúng để cho công chúng dùng chung.
20/01/2024(Xem: 951)
Thông thường người ta vào học Phật ít nhiều cũng do có động lực gì thúc đẩy hoặc bởi thân quyến qua đời, hoặc làm ăn thất bại, hoặc hôn nhân dở dang v.v... nhưng cũng không ít người nhân nghe giảng pháp hay gặp một quyển sách khế hợp căn cơ liền phát tâm tu hành hay tìm hiểu học Phật pháp. Phần lớn đệ tử xuất gia hoặc tại gia của Hòa Thượng cũng vì cảm mộ pháp giải của Ngài mà quy y Phật. Quyển vấn đáp này góp nhặt từ những buổi giảng thuyết trong các chuyến hoằng pháp của Hòa Thượng, hy vọng cũng không ngoài mục đích trên, là dẫn dắt người có duyên vào đạo hầu tự sửa đổi lỗi lầm mà giảm trừ tội nghiệp.
19/12/2023(Xem: 4364)
Cách đây chừng 30 năm, Tổ Đình Viên Giác tại Hannover Đức Quốc chúng tôi có nhận được bộ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh (Taisho Shinshu Daizokyou) bằng Hán Văn gồm 100 tập do cố Hòa Thượng Thích Tịnh Hạnh từ Đài Loan giới thiệu để được tặng. Bộ Đại Tạng Kinh giá trị này do Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội xuất bản và gửi tặng đến các nơi có duyên. Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội dưới sự chứng minh và lãnh đạo tinh thần của cố Hòa Thượng Thích Tịnh Không đã làm được không biết bao nhiêu công đức truyền tải giáo lý Phật Đà qua việc xuất bản kinh điển và sách vở về Phật Giáo, với hình thức ấn tống bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau như: Hoa Ngữ, Anh Ngữ, Pháp Ngữ, Đức Ngữ, Việt Ngữ. Nhờ đó tôi có cơ hội để tham cứu Kinh điển rất thuận tiện.
13/12/2023(Xem: 10466)
Hành Thiền, một nếp sống lành mạnh trong sáng, một phương pháp giáo dục hướng thượng (Sách pdf của HT Thích Minh Châu)
13/12/2023(Xem: 9830)
Đức Phật của Chúng Ta (Sách pdf của HT Thích Minh Châu)
12/12/2023(Xem: 4989)
Chánh Pháp và Hạnh Phúc (Sách pdf của HT Thích Minh Châu)
20/08/2023(Xem: 1678)
CHÙA PHẬT LINH 248A Quốc lộ 51, Xã Tân Hòa Thị xã Phú Mỹ, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Điện thoại: 0254 – 3891583 Email: thichhanhdinh@yahoo.com Website: WWW.chuaphatlinh.com Facebook: facebook.com/Chùa Phật Linh Youtube: Thích Hạnh Định Đường nối kết trang youtube https://www.youtube.com/channel/UCXkVoGAVPcN6tvFJyH2LnKg/videos Biên soạn Tỳ kheo Thích Hạnh Định
19/05/2023(Xem: 4650)
Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ XIV, nhà lãnh đạo tinh thần của Phật giáo Tây Tạng đã kêu gọi đạo Phật ở thế kỷ 21, với sự nhấn mạnh không phải vào nghi lễ, cầu nguyện và lòng sùng mộ, đúng nghĩa hơn là nghiên cứu, tu học đặc biệt là các tác phẩm của 17 vị Luận sư vĩ đại thuộc Nalanda trường Đại học đầu tiên của Phật giáo. Để phù hợp với phương tiện thiện xảo của Đức Phật, nghiên cứu cần phải thích nghi với hoàn cảnh của thế kỷ 21, và phù hợp với các phương pháp truyền thống của Thời đại kỹ thuật số. Nhằm duy trì hiệu quả trong giáo dục Phật giáo, thì phải thích ứng với những nhu cầu thời đại, như nó đã luôn thực hành trong quá khứ. Đặc biệt là để tiếp tục truyền thống vĩ đại của giáo dục Phật giáo Nalanda, cần phải đáp ứng với các phương pháp giáo dục hiện đại, để cung cấp cho các thế hệ trẻ khả năng tiếp cận. Tôi xin dẫn chứng một số bối cảnh lịch sử để chứng minh rằng việc thích nghi với thời đại là phù hợp với truyền thống đạo Phật.
17/05/2023(Xem: 4736)
Hiện nay có một hiện tượng đáng ngại là một số tu sĩ thuyết pháp có một số tín đồ nghe theo, hoặc là trụ trì, trở nên vô cùng ngã mạn có những hành động, cử chỉ, lời nói khinh mạn tín đồ và tự cho mình đã chứng đắc có khi còn hơn cả Phật. Câu hỏi đặt ra là: Là trụ trì, hoặc thuyết pháp có cả triệu tín đồ đi theo, phát hành cả trăm băng đĩa, như thế đã là Phật chưa?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567