HOÀIHẢI THIỀN SƯ
BÁ TRƯỢNGQUẢNG LỤC
Dịchgiả: Thích Duy Lực
Lờithu thập NGỮ LỤC và QUẢNG LỤC của BÁ TRƯỢNG THIỀN SƯđã có đăng trong TRUYỀN ĐĂNG Lục và NGŨ ĐĂNG HỘI NGUYÊN,đến năm Vạn lịch thứ 45 đời Minh được khắc in chungvào bộ “CỔ TÔN TÚC NGỮ LỤC” quyển 48. Tăng Ẩn Phongở Trường Kỳ, Nhật Bản chiếu theo bản đời Minh tríchlục ra: MÃ TỔ, BÁ TRƯỢNG, HOÀNG BÁ, LÂM TẾ gọi là TứGia Ngữ Lục, ấn hành ra đời, được Tòng lâm tôn trọnglà yếu điểm của Thiền môn. Sách này là ghi chép về trọnđời của Thiền Sư BÁ TRƯỢNG về những sự ứng cơ tiếpvật, ân cần dạy chúng, hành sự phi phàm, pháp ngữ bao gồmkhông sót, mỗi chữ, mỗi câu đều là lời khai thị quý báucho người học, thật đáng làm phép tắc cho kẻ tu Thiềnvà tư lương muôn đời cho người học đạo.
Theosự phân biệt nội dung của NGỮ LỤC và QUẢNG LỤC, thìNGỮ LỤC ghi chép nhiều hành sự, còn QUẢNG LỤC ghi chépnhiều về pháp ngữ, cũng là di lục của Thiền sư mà cósự sai khác này, đó là do người biên tập và thời đạibiên tập bất đồng, nay khó mà cứu xét kỹ lưỡng được.
Tácgiả huý HOÀI HẢI, họ VƯƠNG, người Trường Lạc, PhướcChâu, sanh năm Khai Nguyên thứ 12 đời Đường Huyền Tông (CN724). Sư xuất gia từ thuở bé, lớn lên ham thích thiền Đốnngộ, nghe Thiền sư Mã Tổ Đạo Nhất khai hoá ở Nam Khang(nay là núi Mã Tổ ở Giang Tây). Sư bèn hết lòng y chỉ, saukhi nối pháp Mã Tổ, Sư được đàn tín thỉnh trụ trì ĐạiTrí Thọ Thánh Thiền Tự ở núi Đại Hùng thuộcHồng Châu,núi cao chót vót, nước suối Ngô Nguyên bay xuống ngàn thước,nên có tên là núi Bá Trượng. Sư trụ trì chưa đầy mộttháng, người bốn phương đến tham học vân tập hơn mộtnghìn, trong đó QUI SƠN và HOÀNG BÁ làm Thượng thủ, từ đópháp môn càng ngày càng hưng thạnh, tông phong lừng lẫy. Sưbèn quyết ý lập ra Thiền viện đầu tiên. Trước kia cáctự viện Thiền Tông đều nhờ vào chùa của Luật Tông, từnay mới được lập riêng. Sư là người khởi sáng cho ThiềnTự được độc lập, soạn định chế độ Tòng lâm, gọilà Bá Trượng Thanh Quy, nên cũng được tôn xưng là Tổ TrungHưng của Thiền tông.
Sưlà người siêng năng làm việc, mỗi khi có việc nhà chùađều tự mình làm trước cả đại chúng, người chủ sựlén dấu dụng cụ canh tác của Sư, mời Sư nghỉ ngơi, Sưnói: “Đức ta không đủ, đâu dám trút sự lao động củamình cho người khác!”. Kiếm dụng cụ không được thì ngàyđó không ăn, cho nên mới có câu: “Nhất nhật bất tác,nhất nhật bất thực” (Một ngày không làm, một ngày khôngăn). Vì thế mới biết được gia phong của Sư chân thậtnhư thế nào, thật đáng làm mô phạm cho muôn đời.
Ngày17 tháng giêng năm Nguyên Hoà thứ chín đời nhà Đường (CN814), Sư thị tịch, thọ 95 tuổi, đệ tử được phó pháplà QUY SƠN LINH HỰU Thiền sư, HOÀNG BÁ HY VẬN Thiềnsư vv.. tất cả có hai mươi tám người, hết thảy đều làmôn đồ xuất sắc, kỳ lân, phụng hoàng trong Phật pháp.
Ngoàitác phẩm này ra còn có: Bá Trượng Thanh Quy (hai quyển). NămTrường Khánh thứ nhất đời Đường Mục Tông, được sắcban là Đại Trí Thiền Sư, tháp hiệu là Đại Bảo ThắngLuân.
Ghichú:Tiểu dẫn này được dịch từ Giải đề của ThiềnHọc Đại Thành chung cho hai bộ Ngữ Lục và Quảng Lục củaBá Trượng Đại Trí Thiền Sư.
Ngônngữ cần phải phân biệt trắng đen, cần phải biết là lờinói chung hay lời nói riêng, lời nói liễu nghĩa hay bất liễunghĩa.
Giáoliễu nghĩa phân biệt về thanh (trong), còn bất liễu nghĩaphân biệt về trược (đục). Nói cấu bên pháp uế là phânbiệt về phàm, nói cấu bên pháp tịnh là phân biệt về Thánh.Từ chín bộ giáo nói thẳng ra chúng sanh không có mắt, cầnphải nhờ người gọt giũa. Nếu nói với người tục taiđiếc, cần phải dạy họ xuất gia trì giới, tu thiền họchuệ. Nếu là người tục siêu xuất thì không nên dạy họnhư thế, như trường hợp các ngài Duy Ma Cật, Phó Đại Sĩ…đối với bậc xuất gia đã thọ giới cụ túc, sức giới,định, huệ đã có mà nói như thế thì gọi là phi thời ngữ(chẳng ứng cơ) cũng gọi là ỷ ngữ (nói thêu dệt), nếulà bậc xuất gia phải nói cấu bên pháp tịnh, phải nói lìacác pháp có, không, lìa tất cả tu chứng, cũng lìa cái lìanữa. Nếu trong hàng xuất gia tẩy trừ tập nhiễm tham, sânkhông được cũng gọi là kẻ tục tai điếc, phải dạy họtu thiền học huệ. Tăng sĩ Nhị thừa đã dứt được bệnhtham sân mà còn trụ nơi vô tham, cho đó là đúng là thuộcvề Vô sắc giới, là ngăn trở ánh sáng Phật, là làm thânPhật chảy máu cũng phải dạy họ tu thiền học huệ.
Cầnphải biện biệt rõ ràng lời nói thanh, trược. Pháp trượclà các danh từ tham, sân, ái, thủ… Pháp thanh là các danhtừ Bồ đề, Niết bàn, giải thoát… Cái giác chiếu soi hiệntại chỉ cần đối với hai dòng thanh trược, các pháp Thánh,phàm, sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, các pháp thế gianvà xuất thế gian đều chẳng nên có mảy may ái thủ. Đãchẳng ái thủ mà y trụ vào chẳng ái thủ cho đó là phải,ấy là Sơ Thiện, là trụ nơi điều phục tâm, là hàng ThanhVăn, là người đã đến bờ rồi mà còn lưu luyến chiếcbè không chịu bỏ, là đạo Nhị thừa, là quả Thiền na.Đã chẳng ái thủ cũng chẳng y trụ nơi chẳng ái thủ, làTrung thiện, là bán tự giáo vẫn còn là Vô sắc giới khỏisa vào đạo Nhị thừa, khỏi lạc vào lối Ma Vương, vẫncòn là bệnh Thiền na, là còn bị trói buộc vào Bồ Tát thừa.Đã không y trụ nơi chẳng ái thủ và cũng không khởi cáitri giải về không y trụ, ấy là Hậu thiện, là mãn tự giáo,khỏi rơi vào Vô sắc giới, tránh khỏi bệnh Thiền na, khỏisa vào Bồ Tát thừa, khỏi bị đoạ vào địa vị Ma vương,là trí chướng, địa chướng, hạnh chướng nên thấy Phậttánh của mình như ban đêm thấy hình sắc. Như nói: Ở địavị Phật dứt hai thứ ngu: Một là vi tế sở tri ngu, hai làcực vi tế sở tri ngu. Cho nên nói: Có bậc đại trí đậpvỡ hạt bụi lấy ra quyển Kinh. Nếu thấu suốt nghĩa ba câuthì chẳng bị ba đoạn sơ, trung, hậu thiện khống chế. Giáomôn thí dụ con hươu ba lần nhảy ra khỏi lưới, gọi làlàm Phật ngoại triền, không có vật gì ràng buộc đượcngười này. Đây thuộc về Phật sau đức Nhiên Đăng, làTối thượng thừa, là Thượng thượng trí, là đứng trênPhật đạo; người này là Phật, có Phật tánh, là Đạo sư,là điều khiển được vô sở ngại phong, là vô ngại huệ,về sau được tự do sai khiến nhân quả phước trí, là làmxe chuyên chở nhân quả, ở nơi sanh không bị sanh nhốt, ởnơi tử không bị từ ngại, ở nơi ngũ ấm như cửa đã mở,không bị ngũ ấm ngăn trở, đi ở tự do, ra vào không khó.Nếu được như thế, không luận thứ bậc hơn kém cho đếnthân con kiến, chỉ cần được như thế thì đều là cõinước thanh tịnh vi diệu không thể nghĩ bàn. Đó còn là lờinói mở trói, họ vốn không thương tích thì đừng làm chobị thương. Những cái thương tích Phật, thương tích BồTát đều là thương tích (Có nghĩa là chấp Phật là thươngtích Phật, chấp Bồ Tát là thương tích Bồ Tát). Phàm nóicác pháp “có, không” đều là thương tích. “Có, Không”bao gồm tất cả pháp.
HàngThập địa là chúng ở trong dòng nước đục, tự cho là dòngnước thanh, dựng tướng thanh để nói lỗi của tướng trược.Trước kia mười vị đại đệ tử như Xá Lợi Phất, PhúLâu Na, chánh tín như A Nan, tà tín như Thiện Tinh… mỗi ngườicó một cốt cách riêng, mỗi người có một phép tắc riêngđều bị Đạo Sư (Phật) nói toạc ra là chẳng đúng. Tứthiền, Bát định, A La Hán…. trụ trong định tám muôn kiếp,họ là người tu hành theo kiến chấp vì bị rượu tịnh pháplàm say nên hàng Thanh Văn nghe Phật pháp không phát đượcđạo tâm vô thượng, do đó bị gọi là người đoạn thiệncăn không có Phật tánh. Kinh nói: “Chỗ gọi là hầm sâugiải thoát đáng sợ, nếu có một niệm tâm lui sụt thì rơivào địa ngục mau như tên bắn”. Chẳng được nhất địnhnói lui sụt, cũng chẳng được nhất định nói không lui sụt,như các ngài Văn Thù, Quan Âm, Thế Chí… đến thị hiệnđồng loại với Tư Đà Hườn để dẫn dụ, chẳng đượcnói họ lui sụt, lúc bấy giờ chỉ được gọi là ngườiTu Đà Hườn thôi. Hiện tại các giác chiếu soi chỉ cầnchẳng bị các pháp “có, không” khống chế, thấu suốtnghĩa ba câu và tất cả nghịch thuận thì dầu có nghe trămnghìn muôn ức đức Phật xuất hiện ở thế gian cũng nhưkhông nghe, cũng không y trụ vào chỗ không nghe, cũng khôngkhởi tri giải về sự không y trụ, nói họ là người luisụt chẳng được, vì số lượng không khống chế họ được,ấy là Phật thường trụ thế gian mà chẳng nhiễm thế gian.
NóiPhật chuyển pháp luân, lui sụt cũng là phỉ báng Phật, Pháp,Tăng. Nói Phật chẳng chuyển pháp luân, chẳng lui sụt cũnglà phỉ báng Phật, Pháp, Tăng. Ngài Tăng Triệu nói: “ĐạoBồ Đề không thể suy lường, cao vô thượng, rộng vô cùng,sâu thăm thẳm”. Rơi vào lời nói là bệnh, nói giác chiếusoi cũng còn là không đúng, chỉ là từ trược biện thanh(trong cái đục mà biện biệt cái trong) mà thôi. Nếu cho nóigiác chiếu soi hiện nay là đúng, tức là ngoài cái giác chiếusoi còn có cái khác thì đều là ma thuyết. Nếu chấp lấycái giác chiếu soi hiện tại thì cũng đồng ma thuyết, cũnggọi là tự nhiên ngoại đạo. Nói các giác chiếu soi hiệntại là Phật của chính mình, đó là lời nói thước tấc,là lời tính toán, giống như con chồn (dã can) kêu, vẫn thuộcvề cửa keo sơn (chấp trước). Từ trước đến nay chẳngnhận cái tự tri, tự giác là Phật của chính mình mà lạihướng ra ngoài tìm Phật, nhờ thiện tri thức nói ra cái tựtri tự giác để làm thuốc trị cái bệnh hướng ngoại tìmcầu, bệnh hướng ngoại tìm cầu đã lành thì thuốc cũngphải bỏ. Nếu chấp lấy cái tự tri tự giác thì đó làbệnh Thiền na, là định tánh Thanh Văn, như nước đóng băng,toàn băng là nước khó mong cứu được nạn khát; cũng nói:“Bệnh chắc chắn hết, lương y bó tay”.
Vôthỉ chẳng phải là Phật, chớ cho là Phật, Phật là thuốccủa chúng sanh, không có bệnh chẳng cần uống thuốc, thuốcvà bệnh đều tiêu, thí dụ: như nước trong, Phật là camthảo hoà với nước, cũng như mật hoà với nước ấy rấtlà ngon ngọt, nếu xem đó là cùng loại nước trong thì chẳngđúng, chẳng phải không, vốn là sẵn có, nên cũng nói: Lýnày mọi người đều vốn sẵn có. Chư Phật, Bồ Tát đượcmệnh danh là người chỉ cho biết hạt châu. Từ xưa đếnnay nó chẳng phải là vật, chẳng cần biết nó, hiểu nó,không cần cho nó là phải hay chẳng phải, chỉ cần cắt đứtcâu đầu hai, cắt đứt câu có, câu chẳng có, cắt đứtcâu không, câu chẳng không, dấu vết hai đầu chẳng hiện.Hai đầu kéo ông chằng được, số lượng chi phối ông chẳngđược, chẳng phải thiếu thốn, chẳng phải đầy đủ, chẳngphải phàm, chẳng phải Thánh, chẳng phải sáng, chẳng phảitối, chẳng phải hữu tri, chẳng phải vô tri, chẳng phảirang buộc, chẳng phải giải thoát, phải tất cả danh mục.Tại sao không phải là lời nói thật? Nếu cho rằng đụcđẽo hư không làm được tướng mạo Phật, hoặc cho rằnghư không là do xanh, vàng, đỏ, trắng làm thành, như nói: Phápkhông có so sánh, không thể ví dụ, nên Pháp thân vô vi bấtđoạ chư số; nên nói: Thánh thể vô danh chẳng thể nói được,lý như thật của không môn khó ghé, thí dụ như con thái mạttrùng (tên một loại côn trùng đặc biệt rất nhỏ), có thểđậu ở khắp mọi nơi, nhưng không thể đậu được trênngọn lửa. Ý thức của chúng sanh cũng vậy, có thể duyênở mọi nơi, nhưng không thể duyên trên Bát Nhã.
Thamhọc nơi Thiện tri thức để tìm cầu một tri, một giảiđó là thiện tri thức ma, vì sanh ngữ kiến. Nếu phát tứhoằng thệ nguyện, nguyện độ hết tất cả chúng sanh rồisau ta mới thành Phật, đó là Bồ Tát pháp trí ma vì thệnguyện không buông bỏ; nếu trì trai giữ giới, tu Thiền họcHuệ đều là thiện căn hữu lậu, dẫu cho ngồi đạo tràngthị hiện thành Đẳng Chánh Giác độ chúng sanh nhiều nhưsố cát sông Hằng thảy đều chứng quả Bích Chi Phật, đólà thiện căn ma, vì khởi tâm tham đắm, nếu đối với cácpháp không tham nhiễm, thần lý độc tôn trụ trong Thiền địnhsâu không còn tiến lên nữa, đó là Tam muội ma, vì đam mêcái vui Thiền định. Niết Bàn chí thượng, ly dục tịch tịnh,là nghiệp ma. Nếu trí huệ thoát lưới ma chưa triệt đểthì dẫu cho hiểu được trăm bổn kinh Phật thảy đều làcặn bã địa ngục, tìm sự tương tự như Phật không baogiờ có.
Nhưnay nghe nói chẳng chấp trước vào tất cả pháp thiện, ác,có, không vv… liền cho đó là rơi vào không, mà chẳng biếtrằng bỏ gốc theo ngọn mới chính là rơi vào không. CầuPhật, cầu Bồ Đề và tất cả pháp có, không… là bỏ gốctheo ngọn, hiện tại chỉ cần ăn đạm bạc sống, mặc áová đỡ lạnh, khát thì bụm lấy nước uống, ngoài ra đốivới tất cả pháp có, không đều không có mảy may hệ niệm(nghĩ tưởng), người này dần dần sẽ chút phần nhẹ nhàngsáng suốt.
Thiệntri thức chẳng chấp có, chẳng chấp không, thoát được mườicâu ma ngữ, nói ra không trói buộc người, có lời nói nàora chẳng tự xưng là Thầy nói, cũng như tiếng dội trong hang,tiếng nói trùm khắp thiên hạ mà không có khẩu quá (lỗido từ miệng mình nói ra), đủ sức làm y chỉ cho người.Nếu nói ta biết thuyết, biết giải, nói ta là Hoà thượng,người là đệ tử, cái đó đồng như ma thuyết. Vô cớ nóirằng: Mục kích đạo tồn (mắt thấy đạo còn). Phật haychẳng phải Phật, Bồ đề, Niết bàn, giải thoát… Vô cớnói ra một tri, một giải, giơ một cánh tay, dựng một ngóntay bảo là Thiền, là Đạo, lời nói này trói buộc ngườikhông biết đến khi nào mới thôi, chỉ là chồng thêm dâytrói buộc Tỳ Kheo. Dẫu cho không nói cũng có cái khẩu quá.Thà làm thầy cho tâm, chẳng cho tâm làm thầy.
Giáobất liễu nghĩa có Thiên nhân sư, có Đạo sư. Trong giáo liễunghĩa chẳng làm Thiên nhân sự, chẳng cho phép làm thầy, chưay được huyền giám (tự tánh), tạm y được giáo liễu nghĩacòn có phần thân cận, nếu là giáo bất liễu nghĩa thì chỉthích hợp để nói trước bọn người tục tai điếc. Naychỉ cần chẳng y trụ tất cả pháp có, không, cũng khônglàm cái chẳng y trụ, cũng không khởi cái tri giải về chẳngy trụ, cũng không khởi cái tri giải về chẳng y trụ, đâygọi là đại thiện tri thức, cũng nói: Chỉ có một ngườiđại thiện tri thức là Phật, không có người thứ hai, ngoàira đều gọi là ngoại đạo, cũng gọi là ma thuyết. Nay chỉcần nói phá câu hai đầu, không tham nhiễn tất cả cảnhpháp có, không và việc mở trói, ngoài ra không có ngữ cúnào khác để dạy người. Nếu nói ra có ngữ cú khác đểdạy người, có pháp khác để cho người, đó gọi là ngoạiđạo cũng gọi là ma thuyết.
Cầnphải biết lời giáo liễu nghĩa hay giáo bất liễu nghĩa,cần phải biết lời nghịch tục hay lời tuỳ tục, cần phảibiết lời nói sống hay lời nói chết, cần phải biết lờithuốc hay lời bệnh, cần phải biết lời ví dụ thuận haynghịch, cần phải biết lời nói chung hay lời nói riêng. Nóido tu hành được thành Phật, có tu có chứng, thị tâm thịPhật, tức tâm tức Phật, đấy là lời Phật: Là lời nóigiáo bất liễu nghĩa, là lời tuỳ tục, là lời nói chung,là lời nhẹ như mang một lon một lít, là lời nói về bênpháp uế, là lời ví dụ thuận, là lời nói chết, là lờinói trước kẻ phàm phu. Chẳng cho do tu hành mà được thànhPhật, không tu không chứng, phi tâm phi Phật cũng là lời củaPhật: là lời giáo liễu nghĩa, là lời nghịch tục, là lờinói riêng, là lời nặng như mang trăm tạ, là lời nói ngoàigiáo tam thừa, là lời ví dụ nghịch, là lời nói về bênpháp tịnh, là lời nói sống, là lời nói trước ngoài cóquả vị.
TừTu Đà Hườn trở lên thẳng đến bậc Thập địa hễ cólời nói đều thuộc về pháp trần cấu, hễ có lời nóiđều thuộc về bên phiền nào, hễ có lời nói đều thuộcvề giáo bất liễu nghĩa. Giáo liễu nghĩa là trì, giáo bấtliễu nghĩa là phạm. Phật địa không có trì, phạm, nên giáoliễu nghĩa và bất liễu nghĩa và bất liễu nghĩa đều chẳngcho.
Domạ mà biết đất, từ trược biện thanh. Cái giác chiếusoi hiện tại nếu theo bên thanh mà đến thì có giác chiếusoi, cũng chẳng phải thanh, cũng chẳng phải không thanh, khôngcó giác chiếu soi, cũng chẳng phải thanh cũng chẳng phảikhông thanh, chẳng phải Thánh, chẳng phải không Thánh; khôngphải thấy nước đục rồi nói lỗi của nước đục, nếunước trong thì không có lỗi để nói, nói ra là làm đụcnước rồi.
Nếucó cái hỏi mà không hỏi cũng có cái nói mà không nói, bởiPhật chẳng vì Phật mà nói pháp. Bình đẳng chân như phápgiới không có Phật nào mà không độ chúng sanh. Phật khôngtrụ Phật gọi là chân phước điền.
Cầnphải biện biệt lời chủ khách, tham nhiễm tất cả cảnhpháp có, không, bị tất cả cảnh có, không làm hoặc loạnthì tự tâm là ma vương, chiếu dụng thuộc ma dâm. Cái giácchiếu soi hiện tại chỉ cần chẳng y trụ vào tất cả phápcó, không, pháp thế gian, xuất thế gian; cũng không có trigiải về chẳng y trụ; cũng chẳng y trụ nơi không tri giảithì tự tâm là Phật, chiếu dụng thuộc Bồ Tát. Tâm tâmlà chủ tể, chiếu dụng thuộc khách trần, như thấy sóngnói nước, nước ấy chiếu vạn tượng mà không cho là côngdụng. Nếu được tích chiếu, chẳng tự do huyền diệu, thìtự nhiên thấu suốt cổ kim, như nói: “Thần vô chiếu công,chí công thường tồn” (1). Người như thế được ở khắpmọi nơi làm Đạo sư.
(1)Thần dụ cho tự tánh; chiếu công = công dụng – chí công= công dụng tối cao. (Công dụng của tự tánh không qua sựtác ý nhưng công dụng ấy đạt đến cực điểm và luônluôn được như thế).
Tánhthức chúng sanh là tánh keo sơn (chấp trước) vì chưa từngbước lên thềm bực Phật nên thường dính khắn vào cácpháp có, không, nay thình lình uống thuốc huyền chỉ khôngđược, thình lình nghe lời xuất cách họ tin chẳng nổi,cho nên đức Phật ngồi dưới cội Bồ đề bốn mươi chínngày lặng lẽ tư duy. Trí tuệ mênh mông khó nói, không tỷdụ được, nói chúng sanh có Phật tánh cũng là phỉ bángPhật, Pháp, Tăng, nói chúng sanh không Phật tánh cũng là phỉbáng Phật, Pháp, Tăng. Nếu nói có Phật tánh là chấp trướngbáng. Nếu nói không Phật tánh là hư vong báng. Như bảo: NóiPhật tánh có là tăng ích báng (nói thêm), nói Phật tánh khônglà tổn giảm báng (nói bớt), nói Phật tánh cũng có cũngkhông là tương vi báng (trái ngược nhau), nói Phật tánh chẳngcó chẳng không là hý luận báng (nói bông đùa); nếu khôngnói thì chúng sanh không có hy vọng giải thoát; còn nếu nóithì chúng sanh lại theo lời nói mà sai tri giải, lợi ít màhại nhiều. Do đó Ngài nói: “Ta thà không nói pháp, mau nhậpNiết Bàn”. Nhưng sau đó tìm về chư Phật quá khứ, thấycác Ngài đều nói pháp tam thừa. Về sau, Phật mới giả lậpkệ thuyết, giả lập danh tự, vốn chẳng phải Phật nóivới họ là Phật, vốn chẳng phải Bồ Đề, nói với họlà Bồ Đề, Niết Bàn, giải thoát…. Biết họ gánh trămtạ chẳng nổi tạm cho họ gánh một lon, một lít, biết họkhó tin giáo liễu nghĩa tạm nói với họ giáo bất liễu nghĩa,tạm được pháp lành lưu hành còn hơn là pháp ác. Thiệnquả mãn rồi thì ác quả đến, được Phật thì có chúngsanh đến, được Niết Bàn thì có sanh tử đến, được sángthì có tối đến, chỉ là nhân quả hữu lậu đối đãi nhau;nếu muốn khỏi thấy sự đối đãi chỉ cần cắn đứt câuhai đầu thì số lượng khống chế không được; không Phật,không chúng sanh, không thân, không sơ, không cao, không thấp,bình thường, không đẳng, không đi, không đến, chỉ cầnchẳng chấp trước văn tự, cách xa hai đầu thì nó nắm bắtông chẳng được, tránh khỏi các sự khổ vui, sáng tối đốiđãi nhau. Thật lý chân thật cũng chẳng chân thật, hư vọngcũng chẳng hư vọng, không phải là vật có số lượng, thídụ như không chẳng thể tu sửa được, nếu tâm có mộtchút tri giải liền bị số lượng khống chế cũng như keosơn, năm chỗ (ngũ uẩn) đều bị dính mắc thì bị ma vươngnắm bắt được, chẳng được tự do về nhà.
Luậnvề giáo ngữ đều có ba câu liền nhau là sơ thiện, trungthiện và hậu thiện. Sơ là dạy họ phát thiện tâm, trunglà phá thiện tâm, hậu mới là thiện tốt. Bồ Tát tức phiBồ Tát thị danh Bồ Tát. Pháp, phi pháp, phi phi pháp, tấtcả đều phải như thế. Nếu chỉ nói một câu hoặc hai câulàm cho chúng sanh vào địa ngục là tội của Pháp sư, nếuđồng thời nói cả ba câu mà họ tự vào địa ngục thìviệc ấy không liên can đến Pháp sư. Nói cái giác chiếusoi hiện tại là Phật của mình, là sơ thiện, không chấplấy cái giác chiếu soi này là trung thiện, cũng không có cáitri giải về sự không chấp lấy là hậu thiện. Những lờitrên còn thuộc về Phật sau đức Nhiên Đăng, chỉ là khôngphàm cũng không thánh chớ nói lầm Phật chẳng phải phàmchẳng phải Thánh. Sơ Tổ Trung Hoa nói: “Vô năng, vô thánhlà Phật tánh”. Nếu nói có thần thông biến hoá là Phậtthánh thì chín phẩm tinh linh rồng, súc sanh… cho đến cáccõi Trời Thích, Phạm trở lên cũng có tinh linh thượng phẩmcũng biết được việc xưa nay trăm kiếp đâu được gọilà Phật ư? Như A Tu La Vương thân gấp đôi núi Tu Di vô cùngto lớn, lúc cùng với trời Đế Thích giao chiến, tự biếtsức không bằng bèn dắt trăm muôn binh sĩ chui vào cọng senẩn núp, thần thông biện tài cũng không ít nhưng chẳng phảilà Phật.
Giáongữ có cấp bậc mau chậm, lên xuống bất đồng. Lúc chưangộ, chưa giải thoát gọi là tham, sân, ngộ rồi gọi làtrí huệ Phật, nên nói: “Không khác người thuở trước,mà chỉ khác cái hành vi thuở trước”.
Hỏi:- Chặt cây cuốc cỏ, khai mương, đào đất có tướng tộibáo không?
Sưđáp: - Không thể nhất định nói là có tội hay khôngtội. Việc có tội hay không tội là do nơi người đó. Nếutham nhiễm tất cả pháp có, không, có tâm lấy bỏ, khôngthấu suốt nghĩa ba câu thì nói người này nhất định cótội. Nếu thấu suốt nghĩa ba câu tâm như hư không cũng chẳngcó cái nghĩ tưởng hư không thì người này nhất định làkhông tội, lại nữa, nếu tội đã tạo rồi lại nói làkhông thấy có tội thật là vô lý. Nếu không tạo tội mànói là có tội thì cũng là vô lý. Như trong luật nói: “Ngườihôn mê giết người và chuyển tướng giết người còn khôngbị tội giết huống là sự truyền thừa củaThiền Tông,chẳng trụ một pháp nào, tâm như hư không, cũng không cótướng hư không thì đem tội để ở chỗ nào?” Cũng nói:“Đạo Thiền chẳng cần tu, chỉ cần đừng ô nhiễm”.Cũng nói: “Chỉ cần tiêu dung hết tâm trong ngoài là được”.Cũng nói: “Về sự chiếu cảnh, đối với tất cả phápcó không đều không tham đắm cũng đừng chấp trước”.Cũng nói: “Phải học như vầy, cái học đó giống như giặtáo dơ, áo là cái sẵn có, dơ bẩn là từ bên ngoài đến”.Nghe nói tất cả pháp có, không, thanh, sắc, như cáu bẩn đừngđem tâm bám lấy. Dưới cội Bồ Đề, ba mươi hai tướngtốt, tám mươi vẻ đẹp thuộc về sắc, mười hai phần giáothuộc về thanh. Nay chỉ cần cắt đứt tất cả dòng nướccó, không, thanh, sắc, tâm như hư không, phải học như thế,như cứu lửa cháy đầu mới được, vậy mà đến lúc lâmchung tìm đường quen thuộc cũ để đi còn không được triệtđể, huống là đến lúc đó mới điều tâm, mới tập họcthì có hy vọng gì!
Lúclâm chung các cảnh tốt đẹp hiện ra trước mắt, tuỳ theotâm ưa thích, chỗ nặng chịu trước. Như nay không làm việcác thì đến lúc đó không có cảnh ác, dầu cho có cảnh áccũng biến thành tốt đẹp. Nếu e lúc lâm chung kinh sợ điêncuồng, không được tự do, thì cần hiện tại được tựdo mới được. Hiện tại đối với mỗi cảnh pháp đềukhông ái nhiễm, cũng chẳng y trụ vào tri giải, mới là ngườitự do. Hiện tại là nhân, lúc lâm chung là quả. Nghiệp quảđã hiện thì làm sao lo cho kịp! Lo là phải lo từ trướccho đến ngày nay. Xưa nếu có nay thì nay cũng có xưa, nghĩalà ngày trước có Phật thì ngày nay cũng có Phật. Hiện tạinếu được một niệm chẳng bị tất cả pháp có không quảnnhiếp, thì chẳng đến tận vị lai cũng được như vậy.Xưa cũng như nay, Phật chỉ là người, người chỉ là Phật,cũng là Tam muội định, chẳng cần đem định nhập định,chẳng cần đem Thiền tưởng Thiền, chẳng cần đem Phậttìm Phật. Như nói: “Pháp chẳng cầu pháp, pháp chẳng đắcpháp, pháp chẳng hành pháp, pháp chẳng thấy pháp, tự nhiênđắc pháp, chẳng lấy đắc để đắc thêm”. Cho nên BồTát cần phải chánh niệm như vầy: Đối với pháp rỗng khôngđộc tồn, cũng không biết cái pháp độc tồn thì trí tánhtự như như, chẳng phải do nhân làm ra cũng gọi là thể kết,cũng gọi là thể tập, chẳng phải là trí biết, chẳng phảilà thức biết, bặt chỗ suy lường, tột cái thể ngưng tịch,sự suy nghĩ dứt hẳn như nước biển cạn sạch, sóng khôngcòn sanh khởi nữa.
Cũngnói: Như lượn sóng lăn tăn không gió trên biển cả, cáichợt biết cái lượn sóng lăn tăn ấy là thô trong tế. Quêncái biết ở nơi biết vẫn còn là tế trong tế, là cảnhgiới Phật. Từ đây cái biết đầu tiên được gọi là cáiđảnh của Tam muội,cũng gọi là vua Tam muội, cũng gọi lànhĩ diệm trí (trí sở tri), nó sanh ra hết thảy các Tam muội,tưới trên đảnh của tất cả các vị Pháp vương tử, Nơitất cả cõi nước sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, cõinước đều thảnh Đẳng Chánh Giác, trong ngoài thông đạtđều không có trở ngại thì một sắc một trần, một Phậtmột sắc, tất cả Phật tất cả sắc, tất cả trần tấtcả Phật, tất cả sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp, mỗimỗi cùng khắp tất cả cõi nước cũng đều như vậy.
Đâylà thô trong tế, là cảnh giới thiệu, là tất cả thượnglưu, kiến văn giác tri cũng là tất cả thượng lưu, xuấtsanh nhập tử độ tất cả có, không… là thượng lưu, cónói ra điều gì cũng là thượng lưu. Niết Bàn là đạo Vôthượng, là Vô đẳng đẳng chú, là Thuyết đệ nhất, ởtrong các thuyết rất là sâu xa, không người nào có thể đếnđược, là chư Phật hộ niệm. Như thấy sóng trong trẻo thìđược nói tất cả nước là trong trẻo, từ đó chảy racái dụng công rộng lớn mênh mông cũng là chư Phật hộ niệm.Kinh nói: “Đi, đứng, nằm, ngồi nếu được như vậy, lúcấy Ta liền hiện thân thanh tịnh quang minh” Lại nói : “Nhưông thân bằng, ngữ bằng, ta cũng như vậy, một Phật sátthanh (Phật sát thanh: Một tam thiên đại thiên thế giới),một Phật sát hương, một Phật sát vị, một Phật sát xúc,một Phật sát sự, thảy đều như vậy. Từ đây lên đếnthế giới Liên Hoa Tạng cao rộng thảy đều như vậy”.
Nếugiữ lấy cái biết đầu tiên làm tri giải, gọi là đảnhkết, cũng gọi là đoạ cảnh kết, là căn bản của tấtcả trần lao. Tự sanh tri kiến, không dây mà tự trói; vìcó sở tri nên bị ràng buộc vào thế giới thứ hai mươilăm cõi. Lại nữa cái làm tan tất cả cửa phiền não tróibuộc người cũng là cái biết đầu tiên này mà hàng Nhịthừa cho là Nhĩ diệm thức (thức sở tri), cũng gọi là vitế phiền não thì liền bèn dứt trừ. Đã dứt trừ xong,gọi là đem thần tánh trở về cái hang không, cũng gọi làbị rượu Tam muội làm say, cũng gọi là bị ma giải thoátbuộc. Định lực Nhị thừa làm ra sự thành hoại trong thếgiới còn bị lọt vào quốc độ khác mà không biết, cũnggọi là chỗ hầm sâu giải thoát đáng sợ. Còn hàng Bồ Tátthì xa lìa hết thảy.
Ngườiđọc kinh xem giáo, ngữ ngôn đều phải uyển chuyển quay vềtự kỷ, bởi vì tất cả ngôn giáo chỉ đều nói về cáitánh giác chiếu soi, nếu không bị tất cả cảnh có khôngchuyển ấy là Đạo sư của ông. Cái hay chiếu soi tất cảcảnh có không kia là Kim Cang huệ, tức có phần tự do độclập. Nếu không hiểu được cái đó thì dẫu cho có tụngđược mười hai bộ kinh Phật cũng chỉ là thành kẻ tăngthượng mạn, là kẻ khinh Phật, chẳng phải là kẻ tu hành.Chỉ cần lìa tất cả thanh sắc, cũng không trụ ở lìa, cũngkhông trụ vào tri giải, đó là người tu hành.
Đọckinh xem giáo nói theo thế gian thì đó là việc tốt, nhưngnếu đem so với người thấu lý mà nói thì đó là ngườingu si, bậc Thập địa thoát ra không khỏi, còn bị trôi lặnvào dòng sanh tử. Song tam thừa giáo đều dùng để trị bệnhtham, sân,… Như nay niệm niệm đều có cái bệnh tham, sân,… thì trước tiên cần phải điều trị. Chẳng cần tìmtri giải về nghĩa cú, tri giải thuộc về tham, tham lại biếnthành bệnh. Nay chỉ cần lìa tất cả pháp có, không, cũnglìa cả cái lìa, thấu suốt nghĩa ba câu, tự nhiên cùng Phậtkhông khác. Đã tự là Phật còn lo chi Phật không biết nóiPháp. Chỉ sợ chẳng phải Phật, nên bị các pháp có khôngtrói buộc, chẳng được tự do. Thế nên, lý chưa vững màtrước tiên đã có phước trí thì sẽ bị phước trí lôiđi như kẻ hèn sai khiến người sang, chẳng bằng đầu tiênngộ lý rồi sau hãy có phước trí. Nếu cần phước trí tứckhắc làm ra được. Phước trí xài ra, nắm vàng thành đất,nắm đất thành vàng, biến nước biển thành tô lạc, đậpnúi Tu Di làm bụi nhỏ, đem bốn biển để vào lỗ chân lông,ở nơi một nghĩa làm vô lượng nghĩa, ở nơi vô lượng nghĩalàm một nghĩa. Cũng nói: “Sẩy chân làm Chuyển Luân Vương,khiến cho nhân dân trong bốn châu thiên hạ một ngày tu hànhThập thiện, phước trí này cũng không bằng phước trí trên”.Cái giác chiếu soi của chính mình (Tự tánh) gọi là Vương(vua). Niệm chấp trước cáp pháp có không, gọi là ChuyểnLuân Vương. Hiện tại chỉ cần trong tạng phủ không dungnạp tất cả pháp có không, lìa ngoài tứ cú gọi là “KHÔNG”,“KHÔNG” gọi là thuốc bất tử, vì đối với Vương trước(Tự tánh) mới gọi là thuốc bất tử. Tuy nói là thuốc bấttử với Vương cùng uống, nhưng cũng chẳng phải là hai vật,cũng chẳng phải là một vật. Nếu cho là một, là hai, cũnggọi là Chuyển Luân Vương. Như nay có người dùng phướctrí tứ sự cúng dường tứ sinh lục đạo khắp bốn trămmuôn ức a tăng kỳ thế giới, tuỳ theo sự ưa thích củachúng sanh đến mãn tám mươi tuổi rồi, mới nghĩ rằng cácchúng sanh này đã già yếu, ta nên đem Phật pháp dạy dỗhọ khiến cho đều đắc quả Tu Đà Hườn cho đến A La Hán.Người bố thí này trước kia bố thí cho chúng sanh tất cảđồ ưa thích, công đức còn là vô lượng, huống chi sau nàylàm cho đắc quả Tu Đà Hườn cho đến A La Hán, công đứccàng thêm vô lượng vô biên mà cũng còn không bằng công đứcnghe Kinh tuỳ hỷ của người thứ năm mươi.
KinhBáo Ân nói: “Ma Da phu nhân sanh năm trăm Thái tử đắc quảBích Chi Phật. Mỗi vị đều được xây tháp cúng dườnglễ bái mà bà than rằng: “Không bằng sanh một đứa con đắcVô thượng Bồ Đề, ít phí tâm lực của ta” ”. Nay tìmở trong chúng trăm nghìn muôn đời, có một người đắc đạothì giá trị bằng tam thiên đại địa thế giới. Do đó tathường khuyên mọi người phải nên huyền giải tự lý (ngộ),tự lý nếu huyền thì sai khiến được phước trí như ngườisang sai khiến kẻ hèn, cũng như xe vộ trụ (Phật thừa). Nếuchấp trước cái này làm tri giải thì gọi là hạt châu thườngtrong búi tóc, cũng gọi là hạt châu có giá, cũng gọi làchở phẩn vào. Nếu chẳng chấp cái này làm tri giải thìnhư hạt minh châu trong búi tóc nhà vua cũng gọi là vô giáđại bảo, cũng gọi là chở phẩn ra.
Phậtchính là người ở ngoài sự trói buộc, lại vào trong vòngtrói buộc mà làm Phật. Ngài chính là người bên kia bờ sanhtử, là người bên kia bờ huyền tuyệt lại trở qua bờ bênnày làm Phật. Người cùng khỉ, vượn đều không thể làmđược, người dụ cho hàng Thập địa, khỉ vượn dụ chophàm phu.
Đọckinh xem giáo, cầu tất cả tri giải chẳng phải là không cho.Dù hiểu được tam thừa giáo là khéo được đồ anh lạctrang nghiêm, được ba mươi hai tướng, nhưng tìm Phật thìchẳng phải. Kinh nói: “Người học giả tham chấp tam tạngTiểu thừa còn không cho thân cận, huống chi tự cho mình làđúng”. Trong Kinh Niết Bàn, Tỳ Kheo phá giới và danh tựA La Hán bị liệt vào trong mười sáu ác luật nghi, đồngvới người săn bắn, lưới cá vì lợi dưỡng mà giết hạisinh vật. Loại kinh Đại Thừa Phương Đẳng cũng như cam lồmà lại cũng như thuốc độc, tiêu được thì như cam lồ,tiêu không được thì như thuốc độc, Người học kinh xemgiáo nếu không hiểu được đó là lời nói sống hay lờinói chết (tử ngữ) thì chắc chắn không thấu nghĩa cú, thàđừng học tốt hơn.
Cũngnói: Cần xem giáo mà cũng cần phải tham học với bậc thiệntri thức, nhất là cần phải tự có mắt để biện biệtlời nói sống hay lời nói chết mới được. Nếu biện tàichẳng được thì chắc chắn thấu qua không nổi, chỉ làchồng thêm dây trói buộc Tỳ Kheo. Vì thế, dạy người họchuyền chỉ, không cho học văn tự. Như bảo: Nói thể chẳngnói tướng, nói nghĩa chẳng nói văn, người nói như vậygọi là chân thuyết. Nếu nói văn tự thì đều là phỉ bángđây gọi là tà thuyết. Bồ Tát nếu nói thì phải nói đúngnhư Pháp cũng gọi là chân thuyết, phải làm cho chúng sanhtrì tâm chẳng trì sự, trì hạnh chẳng trì Pháp, nói ngườichẳng nói chữ, nói nghĩa chẳng nói văn.
NóiDục giới không có Thiền đó là lời nói của người chộtmắt. Đã nói Dục giới không có thiền thì dựa vào đâuđể lên Sắc giới? Đầu tiên ở Nhân địa tu tập hai thứđịnh, về sau mới lên đến Sơn thiền. Hai thứ định ấylà Hữu tưởng định và Vô tưởng Thiền ở Sắc giới. Vôtưởng định sanh vào các cõi Trời Tứ không ở Vô sắc giới.Dục giới hiển nhiên là có Thiền, Thiền chẳng phải chỉở Sắc giới mới có.
Hỏi:Hiện tại nói cõi này có Thiền, là như thế nào?
Sưđáp:Chẳng động chẳng Thiền là Như lai thiền, lìacái khởi ý tưởng thiền.
Hỏi:Thế nào là hữu tình không Phật tánh và vô tình có Phậttánh?
Sưđáp:Từ người đến Phật là tính chấp Thánh, từngười đến địa ngục là tình chấp phàm. Như nay đối vớihai cảnh phàm, Thánh có tâm ái nhiễm thì gọi là hữu tìnhkhông Phật tánh. Còn như nay đối với hai cảnh phàm, Thánhvà tất cả pháp có không đều không có tâm lấy bỏ, cũngkhông có luôn cả cái trí giải về không lấy bỏ thì gọilà vô tình có Phật tánh. Do vì không bị tình chấp ràng buộcnên gọi là vô tình chứ không đồng với loài vô tình nhưgỗ, đá, hư không, hoa vàng, trúc biếc mà cho là có Phậttánh. Nếu nói các loài vô tình ấy có Phật tánh, tại saotrong kinh không thấy thọ ký cho nó thành Phật? Chỉ như cáigiác chiếu soi hiện tại chẳng bị hữu tình cải biến, dụnhư trúc biếc, không lúc nào chẳng ứng cơ, chẳng bất trithời, dụ như hoa vàng.
Lạinói “Nếu bước lên bậc thang Phật là vô tình có Phậttánh, còn chưa bước lên nấc thang Phật là hữu tình khôngPhật tánh”.
Hỏi:- Đại Thông Trí Thắng Phật (Bích Chi Phật) mười kiếp ngồiđạo tràng, Phật pháp chẳng hiện tiền, chẳng được thànhPhật đạo là như thế nào?
Sưđáp: - Kiếp nghĩa là mắc kẹt, cũng có nghĩa là trụ.Trụ nơi một điều thiện, mắc kẹt nơi Thập thiện. ẤnĐộ nói Phật, Trung Hoa dịch là Giác, là cái giác chiếu soicủa chính mình. Người mắc kẹt nơi thiện là người cóthiện căn mà không có Phật tánh nên nói Phật chẳng phảihiện tiền, chẳng được thành Phật đạo.
Gặpác trụ nơi ác, gọi là chúng sanh giác, gặp thiện trụ nơithiện gọi là Thanh Văn Giác. Chẳng trụ hai bên thiện ácvà cho sự chẳng y trụ là đúng, đây gọi là Nhị thừa giác,cũng gọi là Bích Chi Phật giác. Đã chẳng y trụ hai bên thiệnác và cũng chẳng khởi tri giải về chẳng y trụ gọi đólà Bồ Tát giác. Đã chẳng y trụ cũng không cái biết chẳngkhởi cái tri giải về không y trụ mới được gọi là Phậtgiác. Như nói Phật chẳng trụ nơi Phật, gọi là chân phướcđiền, nếu ở trong nghìn muôn người chợt có một ngườiđược như thế thì gọi là của báu vô giá, được ở khắpmọi nơi làm Đạo sư. Chỗ không có Phật nói là Phật, chỗkhông có Pháp nói là Pháp, chỗ không có Tăng nói là Tăng,đấy là chuyển đại pháp luân.
Hỏi:- Từ trước Tổ Tông đều có mật ngữ lần lượt truyềncho nhau là như thế nào?
Sưđáp: - Không có mật ngữ. Như Lai không có tạng bímật. Chỉ cái giác chiếu soi hiện tại, lời nói rõ ràngmà tìm hình tướng không được, đó là mật ngữ. Từ TuĐà Hườn lên đến Thập địa hễ có ngữ cú đều thuộcvề pháp trần cấu, hễ có ngữ cú đều thuộc về giáo bấtliễu nghĩa, hễ có ngữ cú đều không đúng. Giáo bất liễunghĩa đều sai lại còn đòi mật ngữ gì nữa?
Hỏi:- Hư không sanh trong đại giác như một hòn bọt nổi trongbiển cả là như thế nào?
Sưđáp: - Hư không dụ cho bọt, nước biển dụ cho tựtánh. Tự tánh linh giác của chính mình siêu việt hư không,nên nói hư không sanh trong đại giác như một hòn bọt nổitrong biển cả.
Hỏi:- Đốn rừng chớ chặt cây là thế nào?
Sưđáp: - Rừng dụ cho tâm, cây dụ cho thân. Nhân vì nóilà “đốn rừng” nên sanh ra sợ hãi, do đó nói đốn rừngchớ chặt cây.
Hỏi:Lời nói như cái mô đất để chịu tên bắn. Lời nói sanhra không thể nào chẳng bị hại như cái mô đất kia (Mô đấtdụ như thân, chịu tên bắn dụ như bệnh, thân đã sanh rồithì tất nhiên phải có bệnh). Tai hại đã đồng, đúng sailàm sao biện biệt?
Sưđáp:Như hai người bắn tên nhau, hai đầu mũi tênđụng nhau giữa đường, nếu như sai chệch một chút ắtsẽ có kẻ bị thương. Trong hang tìm tiếng, nhiều kiếp cũngkhông có hình, tiếng ở bên miệng, đúng sai là ở nơi ngườiđến hỏi. Cái hỏi trở lại thì bị trúng tên, cũng nhưcái biết huyễn chẳng phải huyễn. Tam Tổ nói: “Chẳng biếthuyền chỉ, uổng công niệm tịnh”. Cũng nói: Nhận vậtlàm cái thấy như nắm miếng ngói bể dùng gì được đâu!Nếu nói chẳng thấy thì có khác gì gỗ đá. Thế nên thấyvà chẳng thấy cả hai đều có lỗi. Nay nêu lên một đểlàm ví dụ cho tất cả.
Hỏi:- Vốn không có phiền não thì ba mươi hai tướng là thế nào?
Sưđáp: - Việc bên Phật vốn không có phiền não, cóba mươi hai tướng chỉ là phàm tình hiện nay thôi.
Hỏi:- Bồ Tát Vô Biên Thân chẳng thấy đảnh tướng của NhưLai là thế nào?
Sưđáp: - Do vì cái thấy hữu biên và vô biên nên chẳngthấy được đảnh tướng của Như Lai. Chỉ như nay khôngcó tất cả cái thấy có và cũng không có cái thấy không,đó gọi là đảnh tướng hiện.
Hỏi:- Như hiện nay các thầy Sa Môn đều nói: Tôi y theo lời Phậtdạy học một kinh, một luận, một thiền, một luật, mộttri, một giải, đáng thọ nhận bốn sự cúng dường củađàn việt như thế có tiêu được không?
Sưđáp: - Theo như nay chiếu dụng, một thanh, một sắc,một hương, một vị, đối với tất cả pháp có, không, ởtrên mọi cảnh đều không có mảy may đắm nhiễm, cũng chẳngy trụ vào sự không đắm nhiễm và cũng không khởi tri giảivề sự chẳng y trụ, người được như vậy mỗi ngày ănmuôn lượng vàng ròng cũng tiêu. Như nay chiếu soi tất cảpháp có, không… nơi cửa lục căn dầu có cạo gọt mà đốivới tham ái có một mảy may trị chẳng hết thì người nàydù cho đến xin thí chủ một hạt cơm, một sợi chỉ, đềuphải mang lông đội sừng, kéo cày chở nặng, mỗi mỗi đềuphải trả nợ thí chủ mới được, vì họ chẳng y theo Phật.Phật là người vô trước, vô cầu, vô y, như nay cứ lăngxăng tham đi tìm Phật đều là trái vậy. Cho nên nói:
“Nhiều kiếp gần bên Phật,
Mà chẳng biết Phật tánh.
Chỉ thấy người cứu thế (Phật tánh),
Luân hồi trong lục đạo.
Lâu mới thấy được Phật,
Lại nói Phật khó gặp”.
NgàiVăn Thù là Tổ Sư của bảy Đức Phật cũng gọi vị BồTát đứng đầu thế giới Ta Bà này vô cớ tác ý tưởngthấy Phật, tưởng nghe pháp, nên bị sức oai thần của Phậtđày xuống hai hòn núi Thiết Vi. Chẳng phải Ngài không hiểu,nhưng đặc biệt để làm gương cho người học, để kẻhậu học đừng có thấy nghe như thế. Chỉ cần không cótất cả pháp, có, không, các kiến chấp có, không, mỗi mỗiđều thấu suốt ngoài ba câu, đây gọi là ngọc báu như ý,cũng gọi là đặt chân lên Bửu Liên Hoa. Nếu có tri kiếnPhật, tri kiến Pháp, tri kiến có không gọi là con mắt bệnh,vì cái năng kiến, sở kiến, cũng gọi là kiến trói buộc,cũng gọi là kiến che lấp, cũng gọi là kiến tác nghiệt.Chỉ như nay niệm niệm cùng tất cả kiến, văn, giác, trivà hết thảy trần cấu khử bỏ được hết thì một trần,một sắc đều là một Phật. Dẫu khởi một niệm cũng làmột Phật, niệm niệm của thân ngũ ấm quá khứ, hiện tại,vị lai vô lượng vô biên, đây gọi là Phật lấp bít hưkhông, cũng gọi là phân thân Phật, cũng gọi là Bảo Tháphiện. Vì thế thường than rằng: “Sinh mạng ngày nay bịtứ đại nắm chặt, thiếu một ngày không sống, thiếu mộtngày không chết, phải nhờ một hột gạo, một cọng rau,không được ăn thì bị chết đói, không được uống thìbị chết khát, không được lửa sưởi ấm thì bị chếtlạnh, như thế chẳng bằng người đã đạt đạo vào lửakhông bị cháy, xuống nước không chìm, muốn cháy liền cháy,muốn chìm liền chìm, muốn sống liền sống, muốn chết liềnchết, đi ở tự do, người này có phần tự do vậy”.
Tâmnếu không loạn thì chẳng cần cầu Phật, cầu Bồ Đề,cầu Niết Bàn. Nếu chấp trước cầu Phật là tham, tham biếnthành bệnh, nên nói: “Bệnh Phật rất khó trị”. Báng Phật,phỉ Pháp mới được lấy cơm ăn. Người ăn là tánh linhgiác của chính mình, cơm vô lậu, thức ăn giải thoát, nhữnglời trên là trị bệnh cho hàng Bồ Tát Thập địa.
Nhưnay hễ có tất cả tâm mong cầu đều gọi là Tỳ Kheo phágiới, là danh dự A La Hán, đều gọi là con chồn, hiển nhiênlà không tiêu được đồ cúng dường của người.
Chỉcần hiện tại nghe tiếng như vang, ngửi hương như gió, lìahết tất cả pháp có, không, cũng chẳng trụ nơi lìa, cũngkhông có tri giải về chẳng trụ. Người này tất cả tộicấu không thể buộc ràng được.
Vìcầu Vô thượng Bồ Đề, Niết Bàn nếu gọi là xuất gia,vẫn còn là nguyện tà, huống là sự tranh luận hơn thua ởthế gian, như nói: “Tôi làm được, tôi hiểu được”.Tham thêm một môn đồ, thương một đệ tử, lưu luyến mộtchỗ ở, kết duyên với một đàn việt, một manh áo, mộtchén cơm, một danh, một lợi mà lại nói: “Ta được tấtcả đều vô ngại”. Đó chỉ là tự dối mình.
Chỉcần hiện tại đối với ngũ ấm của mình chẳng bị nólàm chủ. Bị người chặt đứt thân thể ra từng khúc vẫnkhông có tâm oán tiếc, cũng không phiền. Cho đến việc đệtử của mình bị người đánh đập từ đầu đến chân,những việc kể trên đều không có một niệm sanh tâm bỉngã. Song, nếu còn y trụ nơi không có một niệm trên cho đólà đúng đây gọi là sự nhơ bợn của pháp trần. Hàng Thậpđịa còn thoát chưa được nên còn bị trôi vào dòng sanhtử. Do đó ta thường khuyên mọi người phải sợ phiền nãocủa pháp trần như sợ tam đồ thì mới có phần độc lập.Giải sử có một pháp nào hơn cả Niết Bàn đi nữa, cũngkhông sanh ra ý tưởng quý trọng thì người này mỗi bướcđi là Phật chẳng cần chân đạp hoa sen, chẳng cần phânthân trăm ức. Nếu hiện tại đối với các pháp có không,có tâm ái nhiễm bằng mảy lông thì dẫu cho chân có đạphoa sen cũng đồng như ma làm.
Nếuchấp vốn thanh tịnh, vốn giải thoát, tự là Phật, tự làThiền đạo, có kiến giải này, thuộc về phái ngoại đạotự nhiên.
Nếuchấp nhân duyên tu thành, chứng đắc, tức thuộc về pháingoại đạo nhân duyên.
Chấp có tức thuộc về phái ngoại đạo thường kiến.
Chấp không tức thuộc về phái ngoại đạo đoạn kiến.
Chấp cũng có cũng không tức thuộc về phái ngoại đạo biênkiến.
Chấp chẳng có chẳng không tức thuộc về phái ngoại đạokhông kiến cũng gọi là ngoại đạo ngu si.
Hiệnnay chó khởi các kiến chấp Phật, Niết Bàn… Không có tấtcả kiến chấp có không, cũng không có cả cái không kiếnchấp nữa, mới được gọi là chánh kiến.
Khôngcó kiến chấp nghe và không nghe, cũng không có cái không cókiến chấp nữa mới được gọi là chánh nghe, ấy gọi làdẹp trừ ngoại đạo.
Khôngcó ma phàm phu đến là đại thần chú, không có ma Nhị thừađến là đại minh chú, không có ma Bồ Tát đến là vô thượngchú, không có ma Phật đến là Vô đẳng đẳng chú.
Mộtbiến chúng sanh là siểm khúc Tu La (B), hai biến Nhị thừalà siểm khúc Tu La, ba biến Bồ Tát là siểm khúc tu la. Đólà tam biến Tịnh độ (C). Tất cả pháp có, không, phàm, thánh…dụ như quặng vàng; tự mình đúng lý dụ như vàng. Vàng vớiquặng tách rời nhau thì vàng thật lộ ra. Bỗng người muốntiền thì liền biến vàng thành tiền cho người ấy dùng.Cũng như bột mì thiệt, nếu có người đến xin bánh liềnlàm thành bánh cho người đó. Cũng như viên quan hầu cậncó trí khéo hiểu được ý nhà vua, vua lúc muốn đi kêu “Tiênđà bà”, liền đem ngựa đến; lúc muốn ăn kêu “Tiên đàbà”, liền đem muối đến. Những việc trên dụ cho ngườihọc huyền chỉ khéo thông đạt được thì ứng cơ chẳngsai lầm, nên cũng gọi là lục tuyệt sư tử (tự tánh). NgàiChí Công nói: “Tuỳ người tạo tác trăm sự biến hoá”.Hàng Bồ Tát Thập địa chẳng đói chẳng no, vào nước khôngchìm, vào lửa không cháy, ví như muốn cháy cũng chẳng đượccháy, vì các vị ấy còn bị số lượng quản định. Phậtthì chẳng phải như thế, vào lửa chẳng cháy, còn như muốncháy liền cháy, vào nước chẳng chìm, muốn chìm liền chìm.Ngài sử dụng tứ đại được tự do, tất cả sắc là sắcPhật, tất cả thanh là thanh Phật, cặn bã nhơ uế của tâmsiểm khúc sạch hết, thấu vượt nghĩa ba câu được nóilời này: Bồ Tát thanh tịnh, đệ tử sáng suốt, có nói rađiều gì chẳng chấp có không, tất cả chiếu dụng chẳnglạc vào thanh hay trược.
Ngườicó bệnh mà không uống thuốc là người ngu. Người khôngbệnh mà uống thuốc là hàng Thanh Văn. Người chấp quyếtđịnh vào một pháp gọi là định tánh Thanh Văn. Người luônluôn đa văn gọi là Tăng thượng mạn Thanh Văn. Người hambiết các Pháp ngoài tâm gọi là hữu học Thanh Văn. Ngườitrầm không trệ tịch và tự biết mình gọi là vô học ThanhVăn.
Tham,sân, si là độc, mười hai phần giáo là thuốc, độc chưatiêu hết, thuốc không được bỏ, không bệnh mà uống thuốc,thuốc trở thành bệnh. Bệnh hết mà thuốc không bỏ nênnói bất sanh bất diệt là nghĩa vô thường. Kinh Niết Bànnói: “Có ba điều ác dục: Một là muốn được tứ chúngvây quanh; hai là muốn mọi người làm môn đồ mình; bà làmuốn cho mọi người biết ta là Thánh nhân, là người cótrí huệ cao”. Kinh Ca Diếp nói: “Một là muốn cầu thấyPhật vị lai; hai là muốn cầu làm Chuyển Luân Vương; ba làmuốn cầu vào dòng Sát Đế Lợi; bốn là muốn được vàohàng Bà La Môn nhẫn đến chán sanh tử cầu Niết Bàn.” Nhữngđiều ác dục như vậy trước hết phải dứt trừ. Hiệntại hễ có dấy niệm đắm nhiễm đều gọi là ác dục,đều thuộc về sáu cõi trời dục bị ma Ba tuần cai quản.
Hỏi:- Trong hai mươi năm thường sai đi trừ phẩn là thế nào?
Đáp:-Chỉ cần dứt hết thảy các tri kiến có không, chỉcần dứt tất cả các sự tham cầu, mỗi mỗi đều thấusuốt nghĩa ba câu thì gọi là trừ phẩn. Còn như nay cầuPhật, cầu Bồ Đề, cầu tất cả pháp có không,… Thì đólà chở phẩn vào, không gọi là chở phẩn ra. Nếu hiện tạikhởi ra Phật kiến, Phật giải, hễ có sở kiến, sở cầu,sở trước đều gọi là phẩn hý luận, cũng gọi là thôngôn, cũng gọ là tử ngữ. Như nói: “Biển lớn không chứatử thi”. Bình thường nói chuyện chẳng gọi là hý luận.Lời nói biện biệt thanh, trược, gọi là hý luận. Văn trongkinh có nói chung hai mươi mốt thứ “không” là để gạnlọc trần luỵ của chúng sanh.
BậcSa môn trì trai, giữ giới, nhẫn nhục, nhu hoà, từ bi, hỷxả là phép tắc thông thường của Tăng sĩ. Đã biết nhưthế là rõ ràng làm theo lời Phật dạy, song không nên chấptrước. Nếu hy vọng được Phật, được Bồ Đề và cácpháp…. Thì khác nào để tay chạm vào lửa. Ngài Văn Thùnói: “Nếu khởi Phật kiến, Pháp kiến thì sẽ tự hạimình”. Vì thế Ngài Văn Thù cầm gươm bên Phật, ông ƯơngQuật cầm đao bên Thích thị (Phật). Như nói: “Bồ Tát làmngũ vô gián mà chẳng bị vào địa ngục Vô gián, vì cácNgài là người huyền thông Vô gián nên không đồng như chúngsanh tạo tội ngũ nghịch Vô gián”.
TừBa tuần thẳng đến Phật đều là cáu ghét. Không có mảymay y chấp như thế còn gọi là đạo Nhị thừa, huống chitranh luận tìm sự hơn thua, nói “Ta làm được, ta hiểu được”thì chỉ được gọi là tranh luận Tăng, chẳng được gọilà Vô vi Tăng.
Hiệntại chỉ cần không tham nhiễm tất cả các pháp có khôngthì gọi là vô sanh, cũng gọi là chánh tín. Tin mà còn chấptrước vào tất cả pháp thì gọi là lòng tin chẳng đủ,cũng gọi là lòng tin không trọn vẹn, cũng gọi là lòng tinlệch lạc. Lòng tin chẳng đủ cho nên gọi là Nhất xiểnđề. Như nay muốn được hoát nhiên ngộ giải thì chỉ cầnnhân pháp đều bặt, nhân pháp đều đứt, nhân pháp đềukhông, thấu suốt nghĩa ba câu đây gọi là người bất đoạchư số (không lọt vào số lượng), đó là tin pháp, đó làgiới thí, văn huệ… Bồ Tát chịu nhịn chẳng thành Phật,chịu nhịn chẳng làm chúng sanh, chịu nhịn chẳng trì giới,chịu nhịn chẳng phá giới, cho nên nói là không trì, khôngphạm.
Trítrược chiếu thanh, huệ thanh biết trược. Nơi Phật gọilà chiếu huệ, nơi Bồ Tát gọi là trí, nơi Nhị thừa vàchúng sanh gọi là thức, cũng gọi là phiền não. Nơi Phậtgọi là trong quả nói nhân, nơi chúng sanh gọi là trong nhânnói quả. Nơi Phật gọi là Chuyển pháp luân, nơi chúng sanhgọi là Pháp luân chuyển. Nơi Bồ Tát gọi là đồ anh lạctrang nghiêm, nơi chúng sanh gọi là ngũ ấm Tòng lâm. Nơi Phậtgọi là bốn địa vô minh, do vì hiểu rõ vô minh nên nói vôminh là đạo thể, chẳng đồng với ám muội vô minh củachúng sanh.
Kia là sở, đây là năng,
Kia là sở văn, đây là năng văn,
Chẳng một, chẳng khác,
Chẳng đoạn, chẳng thường,
Chẳng đến, chẳng đi.
Làlời nói sống, là lời nói vượt ra ngoài khuôn khổ ngữcú, chẳng sáng, chẳng tối, chẳng Phật, chẳng chúng sanhcũng đều như vậy. Đến, đi, đoạn, thường, Phật, chúngsanh đều là lời nói chết. Khắp hay chẳng khắp, đồng haydị đoạn hay thường, … đều là cái nghĩa của ngoại đạo.Bát Nhã Ba La Mật là Phật tánh của chính mình cũng gọi làMa Ha Diễn (Đại thừa). Nếu chấp giữ cái tri giác của mìnhthì thần ngoại đạo tự nhiên. Không giữ cái giác chiếusoi hiện tại, không cầu Phật, nếu cầu cái khác thì thuộcvề ngoại đạo nhân duyên. Sơ Tổ nói: “Tâm có chỗ phải,ắt có chỗ quấy”. Nếu quý một vật ắt thì bị một vậtlàm mê hoặc, nếu trọng một vật thì bị vật làm mê hoặc.Tin thì bị lòng tin làm mê hoặc, không tin thì lại thành phỉbáng. Thế nên đừng quý, cũng đừng không quý, đừng tincũng đừng không tin.
Phậtcũng chẳng phải là vô vi, tuy chẳng phải là vô vi lại cũngchẳng phải là cái tối tăm yên lặng như hư không. Phậtlà chúng sanh thân lớn, giác chiếu soi nhiều nhưng thanh tịnh,quỷ tham sân bắt không được. Phật là người ở ngoài vòngtrói buộc không có mảy may ái thủ, cũng không có tri giảivề không ái thủ, đây gọi là đầy đủ lục độ vạn hạnh,nếu cần đồ trang nghiêm thì thứ nào cũng có, còn như khôngcần không dùng thì cũng chẳng mất nó. Tự do sai khiến đượcnhân quả, phước trí là tu hành, chứ chẳng phải nhọc nhằnmang nặng mới gọi là tu hành.
Bathân một thể, một thể ba thân.
1.PHÁP THÂN THẬT TƯỚNG PHẬT:
Phápthân Phật không sáng, không tối. Sáng tối thuộc về huyễnhoá. Thật tướng là do đối với hư tướng mà đặt tên,thật ra nó vốn không có tất cả tên gọi, như nói: Phápthân vô vi bất đoạ chư số, thành Phật cao quý, … đềulà lời nhẹ như gánh một lon, một lít. Do tên trược mớiđược đặt tên thanh nên nói thật tướng Pháp thân Phật,cũng gọi Thanh tịnh Pháp thân Tỳ Lô Giá Na Phật, cũng gọihư không Pháp thân Phật, cũng gọi Đại Viên Cảnh Trí, cũnggọi đệ bát thức, cũng gọi là Tánh Tông, cũng gọi khôngtông, cũng gọi là Phật ở cõi không tịnh, không uế, cũnggọi sư tử ở tại hang, cũng gọi Kim cang Hậu đắc trí,cũng gọi Vô cấu đàn, cũng gọi Đệ nhất nghĩa không, cũnggọi Huyền chỉ. Tam Tổ nói: “Chẳng biết huyền chỉ, uổngcông niệm định”.
2.BÁO THÂN PHẬT:
Báothân Phật là Phật dưới cội Bồ Đề, cũng gọi là huyễnhoá Phật, cũng gọi là tướng hảo Phật, cũng gọi là Ứngthân Phật, cũng gọi là viên mãn Báo thân Lô Xá Na Phật,cũng gọi là Bình đẳng tánh trí, cũng gọi là đệ Thấtthực, cũng gọi là Thù nhân đáp quả Phật, đồng với sốnăm mươi hai Thiền na, đồng với A La Hán, Bích Chi Phật,đồng với tất cả Bồ Tát, đồng chịu các khổ sanh diệtmà không đồng nghiệp khổ ràng buộc của chúng sanh.
3.HOÁ THÂN PHẬT:
Hiệntại đối với các pháp có, không đều không tham nhiễm, cũngkhông cả cái không tham nhiễm, lìa ngoài tứ cú. Tất cảngôn thuyết biện tài đều gọi là Hoá thân Phật, cũng gọilà Thiên bá ức Hoá thân Thích Ca Mâu Ni Phật, cũng đại thầnbiến, cũng gọi là Du hí thần thông, cũng gọi là Diệu quansát trí, cũng gọi là đệ Lục thức.
Cúngdường nghĩa là làm thanh tịnh ba nghiệp. Tiền tế (quá khứ)không phiền não để đoạn, trung tế (hiện tại) không tựtánh để giữ, hậu tế (vị lai) không Phật để thành, đólà Tam tế (tam thế) đoạn, là ba nghiệp thanh tịnh, là Tamluân không, là tam đàn không (Tam đàn: người bố thí, ngườinhận bố thí, tài vật bố thí). Thế nào là Tỳ Kheo hầuhạ Phật? Đó là người lục căn chẳng lậu, cũng gọi là“Trang nghiêm vô chư lậu”, “Rừng cây trang nghiêm vô chưnhiễm”, “Hoa quả trang nghiêm vô Phật nhãn”. Về phápnhãn của người tu hành biện biệt thanh trược, cũng khôngcó tri giải về sự biện biệt thanh trược, đây gọi làNgũ nhãn (nhục nhãn cho đến Phật nhãn).
KinhBảo Tích nói: Pháp thân không thể dùng kiến, văn, giác, triđể cầu, Nhục nhãn không thấy được vì nó vô sắc, Thiênnhãn không thấy được vì nó vô vọng, Huệ nhãn không thấyđược vì nói lìa tướng, Pháp nhãn không thấy được vìnói lìa hành, Phật pháp nhãn không thấy được vì nó lìathức. Nếu không có những tri kiến trên thì gọi là Tri kiếnPhật. Đồng sắc mà chẳng phải hình sắc nên gọi là chânsắc. Đồng không mà chẳng phải thái hư nên gọi là chânkhông. Sắc với không cũng là lời nói thuốc với bệnh đểtrị nhau (chấp sắc lấy không trị, chấp không lấy sắctrị).
Phápgiới quan nói: “Chớ nói tức sắc, chẳng tức sắc, cũngchớ nói tức không chẳng tức không”.
Nhãn,nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý không lãnh nạp tất cả pháp cókhông, gọi là chuyển vào đệ Thất địa. Bồ Tát Thất địakhông lui sụt thất địa. Từ Bồ Tát Bát địa đến BồTát Thập địa, tâm địa trong sạch để hiện diệu dụngcủa tự tánh, nói lửa lửa liền cháy.
TừSắc giới trở lên bố thí là bệnh; bỏn xẻn tham làm làthuốc. Từ Sắc giới trở xuống bỏn xẻn tham lam là bệnh,bố thí là thuốc.
Hữutác giới là cắt dứt pháp thế gian, chẳng phải thân taylàm thì không có lỗi. Vô tác giới, cũng gọi là Vô biểugiới, cũng gọi là Vô lậu giới. Hễ có dấy tâm động niệmđều gọi là phá giới. Nay chỉ cần không bị các cảnh cókhông làm hoặc loạn, cũng chẳng y trụ nơi không hoặc loạn,cũng không có tri giải về chẳng y trụ, đây gọi là biếnhọc (phổ biến) cũng gọi là cần tán niệm (cần = siêng,tán = khen), cũng gọi là Quảng lưu bố.
Lúcchưa ngộ, chưa hiểu gọi là mẹ, ngộ rồi hiểu rồi gọilà con. Cũng không có cái tri giải về ngộ hay không ngộ,hiểu hay không hiểu, đây gọi là mẹ con đều chết. Khôngcó sự ràng buộc của thiện, của ác, của Phật, của chúngsanh; số lượng cũng vậy, nhẫn đến không có sự ràng buộccủa tất cả số lượng. Cho nên nói Phật là bậc siêu việtsố lượng, vượt ra ngoài các sự ràng buộc.
Thamlam, ưa thích tri giải, nghĩa cú cũng như mẹ thương con, chỉbiết cho con ăn nhiều sữa ngon mà con có tiêu hoá được haykhông đều không biết. Những lời này dụ cho:
- Hàng Thập địa thọ sự cúng dường của trời, ngườilà tôn quý phiền não.
- Thiền định sanh vào Sắc giới, Vô sắc giới, là phướclạc phiền não.
- Được thần thông tự tại bay đi ẩn hiện khắp tịnh độmười phương chư Phật, là nghe pháp phiền não.
- Học từ bi hỷ xả là nhân duyên phiền não.
- Học lý không, bình đẳng, là Trung đạo phiền não.
- Học tam minh, Lục thông là Tứ vô ngại phiền não.
- Học tâm Đại thừa là phát Tứ hoằng thệ nguyện phiềnnão.
- Sơ địa, Nhị địa, Tam địa, Tứ địa là minh giải phiềnnão. Ngũ địa, Lục địa, Thất địa là chư tri kiến phiềnnão. Bát địa, Cửu địa, Thập địa là song chiếu Nhị đế(chân đế và tục đế) phiền não. Cho đến học Phật quảlà bá vạn A tăng kỳ chư hạnh phiền não. Chỉ biết thamnghĩa cú tri giải chẳng biết đó là trói buộc phiền não,nên nói: “Dòng sông kiến chấp hay cuốn trôi hương tượng”(loài voi lớn ở Hy Mã Lạp Sơn dụ cho hàng Bồ Tát).
Hỏi:- Thấy chăng?
Đáp:- Thấy.
Lạihỏi: - Sau khi thấy thì thế nào?
Đáp:- Cái thấy không hai.
Đãnói thấy không hai thì không được lấy “kiến” để “kiến”cái “kiến”. Nếu “kiến” lại thêm “kiến” thì thànhhai câu đầu. Vậy cái “kiến” trước phải hay cái “kiến”sau phải? Cũng như Kinh Lăng Nghiêm nói: “Kiến kiến chi thời,kiến phi thị kiến. Kiến do ly kiến, kiến bất năng cập”(Hai chữ “kiến kiến” này là chỉ cho “kiến tánh”. Khiđã kiến tánh thì kiến (- trước) không phải là năng kiếncho nên không có tánh để làm sở kiến (- sau). Gọi là kiếncòn phải lìa kiến, nếu có năng kiến thì không thấy đượctự tánh, cho nên nói: Kiến bất năng cập).
Vìthế không hành kiến pháp, không hành văn pháp, không hànhgiác pháp, không hành tri pháp, thì chư Phật liền thọ kýcho.
Hỏi:- Kiến pháp đã chẳng phải là lời thọ ký thì dùng cáigì để thọ ký?
Sưđáp: - Người đã ngộ Tông thì chẳng bị tất cảpháp có không trói buộc như giặt áo bẩn vậy, nên nói: Lytướng gọi là Phật, hư thật đều không còn; trung chỉ độchuyền, huyền đạt một lối (Trung chỉ = tự tánh, độc huyền= bất khả tư nghì. Tự tánh huyền diệu bất khả tư nghì,đạt đến cái huyền diệu ấy chỉ có một đường lốilà phải tự ngộ mới được), kẻ đồng đạo hậu tấn(hậu học) khế hợp đến bậc đó, nên nói thọ ký vậy.
Vôminh là cha, tham ái là mẹ. Tự kỷ là bệnh, tự kỷ cũnglà thuốc. Tự kỷ là dao giết cha vô minh, mẹ tham ái củachính mình, nên nói giết cha hại mẹ. Đó là một cách nóiđể phá hết thảy pháp. Người ăn phi thời thực cũng vậy.Hiện tại đắm nhiễm tất cả pháp có không đều gọi làăn phi thời thực cũng gọi là ác thực, là thức ăn nhơ đựngtrong chén báu, là phá giới, là làm nhơ chén, là tạp thực.
Phậtlà người không cầu, hiện nay tham cầu tất cả pháp có không,hễ có sở tác đều là quấy cả, tức là phỉ báng Phật.Hễ có tham nhiễm đều gọi là thọ thủ (trao tay). Còn nhưnay không tham nhiễm, cũng chẳng y trụ vào không tham nhiễm,cũng không có tri giải về chẳng y trụ, đây gọi là lửaBát Nhã, lửa đốt ngón tay là không tiếc thân mạng, là cắtthân ra từng mảnh, là xuất thế gian, là cầm thế gian tronglòng bàn tay ném qua phương khác.
Hiệntại, nếu đối với mười hai phần giáo và tất cả phápcó, không ở trong tạng phủ còn có một mảy may lưu giữlà chưa ra khỏi lưới. Hễ có sở cầu, sở đắc, hễ cókhởi tâm động niệm đều là con chồn. Như nay chỉ cầntrọng tạng phủ đều vô sở cầu, vô sở đắc thì ngườinày là đại thí chủ, là sư tử rống. Lại cũng chẳng ytrụ vào Vô sở đắc, cũng không có tri giải về chẳng ytrụ, đây gọi là lục tuyệt sư tử.
Nhânngã chẳng sanh, các điều ác không khởi, đó là để núiTu Di vào trong hạt cải, chẳng khởi tất cả tham sân và bátphong, … Đó là hút được hết tất cả nước bốn biểnlớn vào miệng. Chẳng thọ nhận tất cả ngữ ngôn hư vong,đó là chẳng lọt vào lỗ tai. Chẳng cho thân tạo các điềuác đối với người, đây là nạp tất cả lửa vào trongbụng. Hiện tại chỉ cần đối với mọi cảnh chẳng mêlầm, chẳng tán loạn, chẳng giận, chẳng mừng, nơi củalục căn của mình phải cạo gọt cho sạch sẽ, đó là ngườivô sự hơn hẳn tất cả những người tri giải, Đầu đàtinh tấn, gọi là Thiên nhãn, cũng gọi là Liễu chiếu nhãn,cũng gọi là Pháp giới tánh, cũng gọi là xe chở nhân quả.
Hỏi:- Phật xuất thế độ chúng sanh là thế nào?
Đáp:- Niệm trước không sanh, niệm sau không tiếp nối, nghiệptrong niệm trước đã hết gọi là độ chúng sanh. Niệm trướcnếu giận hờn thì liền đem thuốc hoan hỷ để trị tứcgọi là có Phật độ chúng sanh. Tất cả ngôn giáo chỉ làthuốc trị bệnh, vì bệnh chẳng đồng nên thuốc có khác,cho nên có lúc nói có Phật, có lúc nói không Phật. Lời chânthật dùng để trị bệnh, nếu trị lành được bệnh thờimỗi lần đều là lời chân thật, còn nếu trị bệnh chẳnglành thì mỗi lời đều là lời hư vọng. Lời chân thậtthành lời hư vọng vì sanh kiến chấp; lời hư vọng thànhlời chân thật vì dứt được điên đảo của chúng sanh.Bởi vì bệnh là hư vong, nên dùng thuốc hư vong để trị.
Phậtxuất thế độ chúng sanh là chính bộ giáo ngữ, là giáo ngữbất liễu nghĩa. Giận hờn và hoan hỷ, bệnh tật và thuốcmen đều là tự kỷ chứ không có ai khác, thì chỗ nào cóPhật xuất thế, chỗ nào có chúng sanh để độ? Như KinhKim Cang nói: “Thật không có chúng sanh được diệt độ”.Cũng nói: “Không ưa thích Phật, Bồ Đề, không tham nhiễmcác pháp có không gọi là độ tha, cũng chẳng chấp lấy tựkỷ gọi là tự độ”. Vì bệnh không đồng, thuốc cũngkhông đồng, cho toa cũng không đồng, không được cố chấp.Y theo Phật, y theo Bồ Đề và các pháp, … đều là cơ sởy. Cho nên người trí chẳng được y theo một pháp nào cả.Lời trong kinh dụ như lá vàng, chẳng biết lý này thì gọilà đồng với vô minh. Như nói: “Bồ Tát thực hành Bát Nhãchẳng nên chấp lấy lời ta và y theo lời dạy”.
Sânnhư cục đá, ái như nước sông. Hiện nay chỉ cần khôngsân, không ái là thấu được núi sông, vách đá chỉ là trịbệnh cho kẻ tục tai điếc thôi, còn đa văn biện thuyếtlà để trị bệnh đau mắt.
Từngười lên đến Phật là đắc, từ người trở xuống địangục là thất. Thị phi cũng vậy, Tam Tổ nói: “Đắc thấtthị phi, nhất thời buông bỏ”.
Khôngchấp trụ vào tất cả pháp có không thì gọi là bất trụhữu duyên, chẳng y trụ vào không, y trụ thì gọi là bấttrụ không nhẫn.
Ngườicó kiến giải chấp tự kỷ là Phật, tự kỷ là Thiền, đạogọi là nội kiến, chấp nhân duyên tu chứng mà thành gọilà ngoại kiến, Ngài Chí Công nói: “Nội kiến, ngoại kiếnđều sai”.
Mắt,tai, mũi, lưỡi mỗi cái không tham nhiễm tất cả pháp có,không gọi là thọ trí bốn câu kệ, cũng gọi là Tứ quảLục nhập không dấu tích, cũng gọi là Lục thông. Hiện tạichỉ cần không bị các pháp có, không làm ngại, cũng chẳngy trụ nơi vô ngại và cũng không có tri giải về chẳng ytrụ, đây gọi là Thần thông. Không chấp thần thông nàylà đúng gọi là Không thần thông. Như bảo: Bồ Tát khôngthần thông, dấu chân không thể tìm là người hướng lênPhật, là người không thể nghĩ bàn là tự kỷ.
Trờilà trí chiếu soi. Khen ngợi liền vui mừng, vui mừng thuộcvề cảnh. Cảnh là trời, khen ngợi là người. Trời ngườigiao tiếp cả hai được thấy nhau. Cũng nói: Tịnh trí làtrời, chánh trí là người, vốn chẳng phải là Phật mà nóivới họ là Phật, gọi là thể kết. Nay chỉ cần chớ cótri giải Phật, cũng chẳng y trụ nơi không tri giải Phật,đây gọi là diệt kết, cũng gọi là chân như, cũng gọi làthể như.
CầuPhật, cầu Bồ Đề gọi là hiện thân ý. Hiện tại hễ cótất cả tâm cầu thì gọi là hiện thân ý. Như nói: CầuBồ Đề tuy là sự mong cầu tốt nhưng mà là chồng thêm trầnluỵ. Cầu Phật là Phật chúng, cầu tất cả pháp có khônglà chúng sanh chúng. Hiện tại đối với các môn sắc, thanh,hương, vị, xúc, pháp… không yêu thích, đối với mọi cảnhkhông tham đắm, hễ không có mười câu trược tâm là liễuchân thành Phật. Học văn cú, tìm tri giải gọi là duyên nhânthành Phật.
ThấyPhật, biết Phật thì được, nói Phật có biết, có thấytức là phỉ báng Phật. Nếu nói Phật biết, Phật thấy,Phật nghe, Phật nói thì không được, như nói thấy lửa thìđược, mà nói lửa thấy thì không được; như dao cắt vậtthì được mà vật cắt dao thì không được. Người biếtPhật, người thấy Phật, người nghe Phật, người nói Phậtthì trong muôn người không có một, còn người nói Phật biết,Phật thấy, Phật nghe, Phật nói thì nhiều như số cát sôngHẳng, chỉ vì tự mình không có mắt, mượn mắt người kháclàm mắt, trong kinh gọi là Tỷ lượng trí, như nay tham lamtri giải Phật cũng gọi là Tỷ lượng trí.
Thídụ của thế gian là thí dụ thuận, giáo bất liễu nghĩalà thí dụ thuận, giáo liễu nghĩa là thí dụ nghịch, xảbỏ đầu, mắt, não, tuỷ là thí dụ nghịch, như nay chẳngthích các pháp Phật, Bồ Đề … là thí dụ nghịch rất khóbuông bỏ; cái thí dụ về đầu, mắt, não, tuỷ có ý nghĩanhư sau: chấp trước tất cả các cảnh pháp có không gọilà đầu, bị tất cả các cảnh pháp có, không làm nhiễmloạn gọi là tay, lúc chưa chiếu soi tiền cảnh gọi là nãotuỷ.
BậcThánh làm nhân phàm là Phật, vào trong chúng sanh thị hiệnđồng loại để dẫn dụ hoá đạo, đồng bọn với ngạquỷ chịu lửa đốt từng nóng xương thuyết pháp Bát NhãBa La mật cho chúng nghe, khiến chúng phát tâm. Nếu cứ ởnơi địa vị Thánh thì làm sao đến chỗ họ để dạy dỗ.Phật vào trong các loài để làm thuyền bè cho chúng sanh, cảbọn cùng nhau chịu khổ, nhọc nhằn vô hạn; Phật vào chỗkhổ cũng chịu khổ đồng như chúng sanh, nhưng Phật đi ởtự do chẳng đồng chúng sanh, Phật chẳng phải hư không thìlúc chịu khổ đâu thể không khổ. Nếu nói không khổ thìlời này sai trái. Chớ nên nói bậy: Nói Phật được thầnthông tự tại hay không tự tại.
Vảlại, người biết hổ thẹn thì không dám nói Phật là hữuvi hay vô vi, chẳng dám nói Phật là tự do hay không tự do,trừ sự khen ngợi phương thuốc ra, chằng muốn để lộ rahai điều xấu xí (tương đối). Kinh nói: “Nếu người đểPhật Bồ Đề ở bên đúng, người này mắc tội lớn”.Cũng nói: “Như ở trước người không biết Phật pháp nóivới họ như vậy thì không lỗi”. Như sữa bò vô lậu haytrị bệnh hữu lậu, loài bò này không ở cao nguyên cũng khôngở nơi ẩm thấp, sữa bò này có thể làm thuốc, cao nguyêndụ cho Phật, ẩm thấp dụ cho chúng sanh. Như nói: “Phápthân Phật trí Như Lai không có bệnh này”. Biện tài vô ngại,bay đi tự tại, bất sanh bất diệt, đây gọi là sanh, già,bệnh, chết đau đớn chập chồng, là lối ăn canh nấm bịbệnh kiết lỵ cũng là tối. Sáng ẩn thì tối bày. Sáng,tối đều quét chớ chấp lấy một bên cũng không có cáikhông, chấp lấy vốn chẳng sáng chẳng tối. Phật từ cungvua sanh, cưới Da Du Đà La cho đến bát tướng thành đạo,những thị hiện này, hàng Thanh Văn và ngoại đạo vọng tưởngcho đó là thật, như nói: “Chẳng phải thân tạp thực”.Ông Thuần Đà nói: “Tôi biết Đức Như Lai chắc chắn khôngthọ không ăn”. Nhất là cần phải có đủ hai con mắt soithấu cả hai đầu sự việc không nên chỉ dùng một con mắthướng bên này đi tức có bên kia đến. Công đức Thiên,Hắc ám Nữ, người chủ có trí thì đối với cả hai đềukhông nhận. Hiện tại chỉ cần tâm như hư không thì sựhọc mới thành.
Cao Tổ (ở Ấn Độ) nói: “Tâm tâm như gỗ đá”.
Tam Tổ nói: “Thiện ác đều chớ nghĩ”.
Tiên Sư (Mã Tổ) nói: “Như người lầm đường chẳng biếtphương hướng”.
Ngài Tăng Triệu nói: “Đóng chặt trí, lấp thông minh, tánhgiác làu làu”.
Ngài Văn Thù nói: “Tâm đồng hư không nên sự kính lễ khôngcó sở quán, kinh điển sâu xa chẳng nghe, chẳng thọ trì”.
Naychỉ cần đối với tất cả pháp có, không đều chẳng thấy,chẳng nghe, lục căn lấp bít, nếu học được như thế, trìkinh như thế mới có phần tu hành. Lời này nghe qua thật tráitai, đắng miệng nhưng nếu làm được như thế thì đếnđời thứ hai, đời thứ ba, có thể hướng đến chỗ khôngcó Phật, ngồi đại đạo tràng thị hiện thành đẳng chánhgiác, biến ác thành thiện, biến thiện thành ác. Dùng phápác để giáo hoá hàng Bồ Tát Thập địa, dùng pháp thiệnđể giáo hoá địa ngục, ngạ quỷ, được hướng chỗ sángđể cởi mở sự ràng buộc của sáng, được hướng chỗtối để cởi mở sự ràng buộc của tối, nắm vàng thànhđất, nắm đất thành vàng, trăm thứ biến hoá tự do. Ởngoài hằng sa thế giới có người cầu cứu, Phật liền dùngba mươi hai tướng hiện ra trước người ấy, dùng tiếnggiống họ để thuyết pháp, ứng cơ tiếp vật, tuỳ hìnhcảm hóa, biến hiện vào các loài, lìa ngã, ngã sở là thuộcvề việc bên kia còn là tiểu dụng cũng là nằm trong cácmôn Phật sự. Đại dụng là thân lớn ẩn nơi vô hình, làtiếng to giấu trong hy thanh (tiếng ngoài tần số nghe), nhưlửa trong gỗ, như tiếng ở trong chuông trống; lúc nhân duyênchưa đến thì không thể nói là có hay không. Báo thân sanhlên cõi trời, bỏ Báo thân này như bỏ đàm dãi. Lục độ,vạn hạnh của Bồ Tát như cõi thây chết để qua sông, nhưở lao ngục, trong lỗ cầu xí được thoát ra. Phật mang tấmthân ba mươi hai tướng, tướng ấy bị gọi là áo bẩn nhơ,cũng nói: Nếu nói Phật luôn luôn không thọ thân ngũ ấmthì thật vô lý, Phật chẳng phải là hư không thì đâu thểluôn luôn không thọ, Phật chỉ đi ở tự do không đồng vớichúng sanh. Từ một cõi trời đến mội cõi trời, từ mộtPhật sát đến một Phật sát là pháp thường của chư Phật.
Lạinói: Nếu căn cứ vào tam thừa giáo thì thọ người tín thícúng dường, họ ở trong địa ngục, Bồ Tát phải thực hànhtâm từ bi đồng loại hoá độ để báo ân, chứ chẳng nênthường ở Niết Bàn.
Lạinói: Như lửa, thấy lửa đừng mó tay vào thì lửa chẳngđốt người. Hiện tại chỉ cần không có mười câu trượctâm: tâm tham, tâm ái, tâm nhiễm, tâm sân, tâm chấp, tâm trụ,tâm y, tâm trước, tâm thủ, tâm luyến. Mỗi câu đều cóba câu, hễ thấu suốt được nghĩa ba câu thì tất cả chiếudụng mặc tình tung hoành, thì tất cả cử động làm việc,nói, nín, khóc, cười đều là Phật huệ. Phiền các vị đãứng lâu, trân trọng cám ơn.
Hỏi:- Thế nào là pháp yếu nhập đạo Đại thừa đốn ngộ?
Sưđáp:- Trước hết ông phải bặt hết các duyên, dẹpbỏ muôn việc, các pháp thiện hay bất thiện, thế gian vàxuất thế gian thảy đều buông bỏ, đừng ghi đừng nhớ,đừng duyên đừng niệm, buông bỏ thân tâm, đều cho tựtại, tâm như gỗ đá, miệng không biện luận, tâm không mốngniệm, tâm địa nếu không thì mặt trời trí huệ tự hiện,như tan lớp mây mù thì mặt trời xuất hiện, chỉ cần dứttất cả phan duyên thì các tình chấp tham sân, ái, thủ, sạch,nhơ, đều hết; đối với ngũ dục, bát phong, tâm chẳng động,chẳng bị cái kiến, văn, giác, tri làm chướng ngại, chẳngbị các pháp làm mê lầm thì tự nhiên đầy đủ tất cảcông đức, đầy đủ tất cả thần thông, diệu dụng, đólà người giải thoát.
Đốivới tất cả cảnh pháp, tâm không tranh cãi loạn động, khôngnhiếp, không tan, thấu qua tất cả thanh sắc, không bị vướngmắc gọi là đạo nhân.
Thiệnác, phải quấy đều không dùng, cũng không mến một phápnào, cũng không bỏ một pháp nào gọi là người Đại thừa.
Chẳngbị tất cả thiện ác, không hữu, cấu tịnh, hữu vi vô vi,thế gian xuất thế gian, phước đức trí huệ, ràng buộcgọi là Phật huệ.
Phảiquấy, tốt, xấu, đúng lý, không đúng lý, các thứ tình chấptri giải đều sạch hết, chẳng còn ràng buộc được, nơinơi đều tự tại đây gọi là Bồ Tát mới phát tâm đượclên địa vị Phật.
Hỏi:- Đối với tất cả cảnh làm sao để được tâm như gỗđá?
Sưđáp:- Tất cả pháp vốn chẳng nói không, chẳng tựnói sắc, cũng chẳng tự nói phải quấy, nhơ sạch, chẳngcó tâm trói buộc người, chỉ vì con người tự sanh hư vọngtrói buộc, làm ra biết bao thứ tri giải và lãnh hội, khởira biết bao loại tri kiến, sanh ra biết bao sự yêu thương,sợ hãi, chỉ cần rõ biết các pháp chẳng tự sanh, đềutừ một niệm vọng tưởng điên đảo của mình chấp tướngmà có. Biết tâm và cảnh vốn chẳng đến với nhau, ngay nơiđó chính là giải thoát, mỗi mỗi các pháp, ngay nơi đó làtịch diệt, ngay nơi đó là đạo tràng.
Lạinữa tánh sẵn có, không thể đặt lên, vốn chẳng phải phàmchẳng phải Thánh, chẳng phải nhơ sạch, chẳng phải khônghữu, cũng chẳng phải thiện ác, nếu nó cùng với các phápnhiễm tương ưng gọi là cõi người, cõi trời, cõi Nhị thừa,nếu tâm nhơ sạch đều dứt, chẳng trụ nơi ràng buộc, chẳngtrụ nơi giải thoát, không có tất cả tâm lượng hữu vi,vô vi, ràng buộc, giải thoát, thì ở nơi sanh tử mà tâm vẫntự tại, cứu cánh chẳng hoà hợp với các pháp hư vong, huyễnhoá trần lao, sanh tử, ngũ uẩn, lục nhập… xa lìa tất cả,không y trụ một nơi nào. Chẳng bị pháp nào ràng buộc, điở vô ngại, qua lại trong sanh tử tử tương tự như cửamở.
Ngườihọc đạo nếu gặp các thứ khổ vui, việc vừa ý hay khôngvừa ý mà tâm vẫn không lui sụt, chẳng nghĩ đến tất cảthứ danh tiếng, lợi dưỡng, ăn mặc, chẳng tham tất cảcông đức, lợi ích, chẳng bị các pháp thế gian làm vướngmắc, không thân, không mến, bình tâm trước mọi sự khổvui, áo thô ngừa lạnh, cơm hẩm đỡ lòng, ngây ngây như ngu,như điếc, như câm, thì mới có chút phần tương ưng. Nếutrong tâm ham học rộng, biết nhiều, cầu phước, cầu tríđều là sanh tử, đối với lý đạo vô ích lại bị giótri giải thổi trôi, chìm trong biển sanh tử.
Phậtlà người không cầu, nếu cầu tức là trái lý – Lý làlý không cầu, nếu cầu liền mất, nếu chấp thì đồng vớihữu vi. Do đó Kinh Kim Cang nói: “Chẳng chấp lấy pháp, chẳngchấp lấy phi pháp, chẳng chấp lấy phi phi pháp”. Lại nói:“Pháp mà đức Như Lai được, pháp này không thực cũng khônghư”, chỉ cần suốt đời tâm như gỗ đá, chẳng bị ấmgiới các nhập, ngũ dục, bát phong làm trôi chìm tức là nhânsanh tử đã được cắt đứt, đi ở tự do, chẳng bị tấtcả nhân quả hữu vi trói buộc, chẳng bị hữu lậu câu thúc,mai kia sẽ trở lại dùng sự không tự trói buộc làm nhân,đồng sự lợi ích, dùng tâm vô trước ứng tất cả vật,dùng huệ vô ngại mở tất cả sự trói buộc cũng gọi làtuỳ bệnh cho thuốc
Hỏi:- Như nay xuất gia thọ giới, thân miệng thanh tịnh, đã đủcác pháp có được giải thoát không?
Sưđáp: - Được chút phần giải thoát mà chưa đượctâm giải thoát, cũng chưa được tất cả chỗ giải thoát.
Hỏi:- Thế nào là tâm giải thoát và tất cả chỗ giải thoát?
Sưđáp: - Chẳng cầu Phật, chẳng cầu pháp, chẳng cầuTăng, nhẫn đến chẳng cầu phước trí, tri giải … Tìnhchấp nhơ sạch đều dứt hết, cũng chẳng chấp không cầulà phải, cũng chẳng trụ nơi chỗ dứt hết, cũng chẳng mếnthiên đường, sợ địa ngục, trói buộc và giải thoát đềuvô ngại, tức là thân tâm và tất cả chỗ đều được giảithoát.
Ôngchớ cho rằng có được chút phần giới thân miệng ý thanhtịnh là xong, đâu biết rằng: Môn giới, định, huệ nhưsố cát sông Hằng mà vô lậu giải thoát đều chưa dính mộtmảy lông.
Hãynỗ lực tiến lên! Hãy dũng mãnh tham cứu! Đừng đợi taiđiếc, mắt mờ, mặt nhăn, đầu bạc, già khổ đến thân,buồn thương vương vít rơi lệ dầm dề, trong lòng sợ hãikhông có gì để nương tựa và cũng không biết phải đi vềđâu. Đến lúc ấy, muốn tay chân không run rẩy cũng khôngđược. Dẫu cho có phước trí, tiếng tăm, lợi dưỡng cũngkhông cứu được, vì tâm huệ chưa mở, chỉ nghĩ đến cáccảnh, chẳng biết phản chiếu, chẳng thấy Phật đạo, nghiệpduyên thiện ác của một đời, tất cả nghiệp ác trong lụcđạo, ngũ ấm, hoặc vui, hoặc sợ, từ tham ái của tự tâmhiện ra, biến thành những cảnh thù thắng: nhà cửa xe thuyềntốt đẹp chói lọi hiển hách, chỉ theo chỗ nặng của thamái, tuỳ nghiệp thọ sanh rồng, súc sinh tốt xấu chưa địnhđược, chẳng chút tự do.
Hỏi:- Thế nào là được phần tự do?
Sưđáp: - Như nay được thì được, hoặc đối với ngũdục, bát phong, tâm không lấy bỏ, bỏn xẻn, đố kỵ, thamái, ngã sở đều sạch, nhơ sạch đều quên, cũng như mặttrời trên hư không, chẳng duyên mà chiếu, tâm tâm như gỗđá, niệm niệm (tham thiền) như cứu lửa cháy đều cũngnhư voi lớn qua sông cứ băng ngang dòng nước không chút nghingờ. Người này thiên đường, địa ngục không câu thúcđược.
WP:Thích Đồng Thường
Source: thuvienhoasen