Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Kinh Sống và Tu trong Hòa Hợp

04/04/201319:37(Xem: 4470)
Kinh Sống và Tu trong Hòa Hợp

KINH TỤNG HẰNG NGÀY

TỔNG HỢP 49 KINH CĂN BẢN CỦA HAI TRUYỀN THỐNG PHẬT GIÁO NAM TÔNG VÀ BẮC TÔNG

Tỳ-kheo Thích Nhật Từ
biên soạn

---o0o---

KINH SỐNG VÀ TU TRONG HÒA HỢP

Thứ hai mươi hai

Tôi từng nghe như vầy:

Một thời Đức Thế Tôn

Ở tại Na-di-la,

Đi đến thăm khu rừng,

Trồng nhiều cây Ta-la,

Tên gọi Go-sin-ga.

Ở đó có ba thầy:

Thầy A-na-ru-đa,

Với thầy Nan-di-ya,

Và thầy Kim-bi-la,

Đang cùng sống chung nhau,

Tu tập trong an lành.O

Thấy Thế Tôn từ xa,

Ba thầy lo tiếp đón,

Người đỡ lấy y bát,

Người sửasoạn chỗ ngồi,

Người đem nước rửa chân,

Rồi đảnh lễ cung kính,

Xong, ngồi xuống một bên.O

Thế Tôn mở lời hỏi:

Này các thầy Tỳ-kheo,

Cuộc sống ở nơi đây,

An lành yên vui chăng,

Hằng ngày đi khất thực,

Có mệt nhọc lắm chăng.

Các thầy đã sống chung,

Có thật sự hòa hợp,

Như thể nước với sữa,

Lòng hoan hỷ tràn đầy,

Không hề tranh cãi chăng ?

Khi nghe hỏi như vậy,

Ba thầy đã thưa rằng:O

Kính bạch Đức Thế Tôn,

Thật sự là như vậy,

Chúng con sống an lành,

Cảm thấy rất yên vui,

Đi khất thực dễ dàng,

Chúng con rất hòa hợp,

Nói lời thuận thảo nhau,

Tràn đầy niềm hoan hỷ.

Thế Tôn khen hỏi tiếp:

Các thầy bằng cách nào,

Thực hiện đời sống ấy ? O

Kính bạch Đức Thế Tôn,

Chúng con hiểu được rằng,

“Thật vô cùng hữu ích,

Khi chúng con sống chung,

Với bạn cùng thanh tịnh”

Nên xử sự với nhau,

Dù trước mặt, sau lưng,

Vẫn một mựctốtđẹp,

Vẫn một niềm quý trọng,

Ở trong từng việc làm,

Ở trong từng lời nói,

Ngay cả trong suy nghĩ. O

Kính bạch Đức Thế Tôn,

Chúng con đã thật sự,

Từ bỏ tâm ý mình,

Để sống tuỳ thuận theo,

Tâm của bạn đồng tu,

Vì thực hiện như thế,

Chúng con tuy khác thân,

Mà tâm vẫn tương đồng.

Do “khác thân giống tâm”

Nên chúng con nhìn nhau,

Trong ánh mắt thiện cảm,

Vui sống ở bên nhau,

Không một lời tranh cãi,

Như nước sữa hòa hợp. O

Này các thầy Tỳ-kheo,

Đời sống của các thầy,

Có nhiệt tâm tinh cần,

Không hề phóng dật chăng ?

Kính bạch Đức Thế Tôn

Chúng con sống như nhau

Ai khất thực về trước,

Lo soạn sẵn nước uống,

Soạn cả nước rửa chân,

Bớt phần ăn của mình,

Dành cho người về muộn.

Ai khất thực về sau,

Có thể dùng nếu cần,

Sau đó sẽ xếp dọn,

Mọi thứ cho gọn gàng.

Khi cần được giúp đỡ,

Chúng con chỉ đưa tay,

Ra hiệu chứ không nói,

Lời nói chỉ được dùng,

Đàm luận chuyện đạo pháp,

Vào những lúc thích hợp,

Nhằm chia sẻ cho nhau,

Điều chúng con tu tập.O

Thế Tôn hết lời khen,

Tiếp tục hỏi các thầy.

Này các thầy Tỳ-kheo,

Các thầy có thể nào,

Chứng được pháp cao thượng,

Được tri kiến thánh nhân,

Được thoải mái an lạc,

Với cuộc sống như thế ?O

Kính bạch Đức Thế Tôn,

Nếu như chúng con muốn,

Chúng con sẽ nhiếp tâm,

Lìa xa các ham muốn,

Lìa xa các vọng tưởng,

Không khởi tham sân si,

Để trú thiền thứ nhất,

Đó là tâm an ổn,

Với hỷ được phát sinh,

Dùng chút ý nhỏ nhiệm,

Thường hằng kiểm soát tâm,O

Kính bạch Đức Thế Tôn,

Nếu như chúng con muốn,

Lúc chúng con nhiếp tâm,

Ý thức của chúng con,

Sẽ đạt đến bất động,

Để trú thiền thứ hai,

Đó là tâm an định.

Với hỷ lạc phát sinh,

Dù không còn kiểm soát,

Tâm ấy chẳng lung lay.O

Kính bạch Đức Thế Tôn,

Nếu như chúng con muốn,

Chúng con sẽ nhiếp tâm,

Để trú thiền thứ ba,

Đó là tâm thanh tịnh,

Với an lạc vi diệu,

Và tỉnh giác hoàn toàn,

Sâu vào trong chánh định,

Tâm sở đắc tan biến O

Kính bạch Đức Thế Tôn,

Nếu như chúng con muốn,

Chúng con sẽ nhiếp tâm,

Vượt các lớp tâm thức,

Để trú thiền thứ tư.

Đó là một trạng thái

Đã bất động hoàn toàn,

Không cảm thọ khổ vui,

Và vô cùng sáng suốt.O

***

Kính bạch Đức Thế Tôn,

Nếu như chúng con muốn,

Chúng con hướng tâm về,

Hư không rộng vô biên,

Với tâm rộng vô lượng,

Không chi phối bởi tưởng,

Để trú định thứ nhất,

Là không vô biên xứ.O

Kính bạch Đức Thế Tôn,

Nếu như chúng con muốn,

Chúng con trải cái biết,

Phủ trùm không bến bờ,

Để trú định thứ hai,

Là Thức vô biên xứ.O

Kính bạch Đức Thế Tôn,

Nếu như chúng con muốn,

Tâm lượng càng rộng mở,

Vượt thoát mọi đối tượng,

Sai biệt trong pháp giới,

Thấy rõ "không có gì"

Để trú định thứ ba,

Là vô sở hữu xứ. O

Kính bạch Đức Thế Tôn,

Nếu như chúng con muốn,

Chúng con vượt qua khỏi,

Vô sở hữu xứ định,

Dùng tâm vô lượng ấy,

Thấy biết cả pháp giới,

Để trú định thứ tư,

Phi tưởng phi phi tưởng.O

Kính bạch Đức Thế Tôn,

Nếu như chúng con muốn,

Chúng con sẽ tiếp tục,

An trú diệt tận định,

Thể tính lặng tuyệt đối.

Từ đó với trí tuệ,

Thấy biết đúng như thật,

Mà đoạn trừ vô minh.O

Kính bạch Đức Thế Tôn,

Đó là hạnh phúc lớn,

Là an trú tối thượng,

Chúng con cùng thành tựu,

Không thấy hạnh phúc nào,

Bằng hạnh phúc ấy cả.O

***

Này các thầy Tỳ-kheo,

Các thầy đã thật sự,

Có hạnh phúc tuyệt vời,

Đã biết sống hòa hợp,

Giữa huynh đệ với nhau.

Sau khi đã ngợi khen,

Đức Thế Tôn ra về,

Các thầy ngồi quanhnhau,

Thầy A-nu-rud-dha

Lên tiếng rằng: Chẳng ai

Nói về điều sở đắc

Về quả vị chứng đạt,

Nhưng tâm tôi vẫn biết,

Tâm huynh đệ như thế,

Mà bạch cùng Thế Tôn,

Mọi chuyện rất rõ ràng.O

Lúc đócó Dạ-xoa

Tên Pa-ra-ja-na,

Đến chỗ Thế Tôn ở,

Đảnh lễ và tán thán,

Sự có mặt của người,

Cùng với các thầy đây,

Đem hạnh phúc lợi ích,

Cho dân chúng Va-di,

Đồng thời các cõi Trời,

Cũng chung nhau ca ngợi,

Thế Tôn và các thầy.O

Thế Tôn bảo Dạ-xoa

Này Di-gha hãy nhớ,

Nếu ai trong loài trời,

Cũng như trong loài người,

Nhớ đến ba thầy đây,

Với tâm niệm hoan hỷ,

Với tâm niệm cung kính,

Là tạo công đức lớn,

Người đó sẽ an lạc,

Sẽ hạnh phúc lâu dài.O

Hãy nhìn xem ba thầy,

Đã sống như thế nào,

Để thể hiện trọn vẹn,

"Lòng thương tưởng chúng sanh,

Vì an lạc hạnh phúc,

Loài Trời và loài Người.”O

Được Thế Tôn chỉ dạy,

Dạ-xoa rất vui mừng,

Tin nhận và làm theo,

Cuộc sống khéo hòa hợp,

Gương mẫu nhất trên đời!O

Nam-mô Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni Phật. (3 lần, xá 3 xá) OOO


--- o0o ---
Chân thành cảm ơn Thầy Nhật Từ đã gởi tặng bản Kinh điện tử này
( Quang Duc Website 04/2002)
--- o0o ---
Trình bày : Nguyên Hân- Nguyên Phúc

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/11/2024(Xem: 266)
Trong cuộc sống , ngoài nhu cầu vật chất một nhu cầu khác không thể thiếu đó la tinh thần. Người xưa có câu “Tiên học Lễ hậu học Văn”. Lễ là một điều tất yếu đển con người có cuộc sống hoàn thiện.
27/10/2023(Xem: 17326)
Ngưỡng bạch Chư Tôn Thiền Đức, thân mẫu chúng con khi sinh tiền dốc lòng vun trồng cội phúc, gieo nhân chí thiện cần mẫn cực nhọc lo lắng cho chúng con. Nhớ lại những khi răn bảo dặn dò, những lúc nhọc nhằn nuôi dưỡng. Nhưng hởi ôi ! Ân sâu chưa trả, nghĩa nặng chưa đền mà ngày nay người đã vĩnh viễn ra đi để lại muôn vàn nhớ thương cho con cháu. Thật: Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng, Con muốn phụng dưỡng mà Cha Mẹ đã khuất bóng.
14/09/2023(Xem: 2172)
1) Nhẹ nhàng ra đi an lành trong tiếng Niệm 'Nam Mô A Di Đà Phật" của người thân trong gia đình 2) Thành tựu hạnh hiếu thảo cho tất cả người con dâu rể và các cháu qua việc tận tụy chữa bệnh, đặc biệt chăm sóc Ba Mười của Bé Thảo (Tâm Tịnh gọi bằng Cậu Mười_nằm liệt giường) trong khoảng thời gian 11 tháng (kể cả 2-3 tháng nằm tại Khoa Hồi Sức Tích Cực Chống Độc Bệnh Viện Đà Nẵng). Các con (kể cả dâu và rể) thường xuyên thay phiên túc trực chăm sóc Ba hàng đêm, ngày, đặc biệt là con dâu Thủy và con gái út Thảo bằng cả tấm lòng hiếu thảo của mình.
03/05/2023(Xem: 141800)
Chết và tái sinh. Thích Nguyên Tạng (sách, tái bản 2007) Phật giáo khắp thế giới . Thích Nguyên Tạng (sách) Pháp Sư Tịnh Không, người truyền bá giáo lý Tịnh Độ (sách) Từ bi và nhân cách . Dalai Lama. Thích Nguyên Tạng dịch (sách) Pháp ngữ của Hòa Thượng Tịnh Không . T. Ng. Tạng dịch (sách) Hỏi hay đáp đúng . Ven. Dhammika. Thích Nguyên Tạng dịch (sách) Các Bộ Phái Phật Giáo ở Ấn Độ. Dr.Nalinaksha Dutt.T Ng. Tạng dịch (sách)
29/04/2023(Xem: 3799)
Những ngày sau tết âm lịch, nhất là càng gần đến Đại Lễ Phật Đản, tôi càng đau đáu tâm huyết lan toả Chánh Pháp, muốn Pháp của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nằm sẵn trong Kinh Phật gốc Nikaya lan toả đến muôn nơi, đến thật nhiều những người con của Phật, không chỉ quý vị xuất sĩ mà cả các cư sĩ tại gia. Và cứ thế tôi tìm cách tặng Kinh Nikaya, tạo duyên để Nikaya đến nhiều nhất những người thân và học trò thật sự muốn tu tập theo Chánh Pháp, hết sức có thể.
11/09/2022(Xem: 2881)
Sáng 10-9 (15-8-Nhâm Dần), chư tôn đức Tăng Ni cùng đông đảo Phật tử đã vân tập tại Chánh điện chùa Long Sơn để dự lễ Huý Nhật lần thứ 9 (2013-2022) đức Trưởng lão Hoà thượng Thích Chí Tín, trụ trì chùa Long Sơn và hiệp kỵ chư tôn Hoà thượng giáo phẩm, lãnh đạo GHPGVN Tỉnh Khánh Hoà qua các thời kỳ. Tham dự buổi lễ Hiệp kỵ có sự hiện diện của HT. Thích Quảng Thiện – thành viên Hội đồng Chứng minh Trung ương Giáo Hội, Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN Tỉnh Khánh Hoà; HT. Thích Minh Thông - Uỷ viên Hội đồng Trị sự, Trưởng Ban Trị sự GHPGVN Tỉnh Khánh Hoà, cùng chư tôn Hoà thượng, Thượng toạ, Đại đức Tăng Ni các tự viện gần xa. Trước đó, vào tối ngày 09 tháng 9 (14-8- Nhâm Dần) chư Tôn đức Bổn tự và quý Phật tử đã tụng kinh Di giáo trước ban thờ di ảnh quý Ngài.
15/08/2022(Xem: 5998)
Đại đức Tăng xin lắng nghe, tôi Tỳ Kheo .. xin vì Tăng xướng lên các tiêu tướng bốn phương của Tiểu Giới (tức là Giới Trường) từ gốc đông-nam của trú xứ này, lấy (nói lên vật dùng làm Tiêu Tướng) làm nêu. Từ đông-nam đây về hướng tây (nói đến đây, Tỳ Kheo xướng tướng đi đến góc tây-nam thì dừng lại, đứng yên, hướng về phía chúng tăng, bạch tiếp) đến góc tây-nam, lấy .. làm nêu. Từ tây-nam đây về hướng bắc (nói đến đây, Tỳ Kheo xướng tướng đi đến góc tây-bắc thì dừng lại, đứng yên, hướng về phía chúng Tăng bạch tiếp) đến góc tây-bắc, lấy .. làm nêu. Từ tây-bắc đây về hướng đông (nói đến đây, Tỳ Kheo xướng tướng đi đến góc đông-bắc thì dừng lại, đứng yên, hướng về phía chúng Tăng bạch tiếp) đến góc đông-bắc, lấy .. làm nêu. Từ đông-bắc đây về hướng nam (nói đến đây, Tỳ Kheo xướng tướng đi đến góc đông-nam thì dừng lại, đứng yên, hướng về phía chúng Tăng bạch tiếp) trở lại góc đông-nam, lấy . Làm nêu. Đây là xướng xong một vòng gồm các tiêu tướng ngoài
14/08/2022(Xem: 6656)
Người đạo đức tình thương Trăng thanh nước bích Kiều môn cùng dòng họ Thích Ni chúng đồng phái nhà thiền Nghìn nhà một bát hóa duyên Muôn dặm cô thân ứng cúng
16/07/2022(Xem: 14336)
Bồ đề nhất bá bát Diệt tội đẳng hà sa Viễn ly tam đồ khổ Xích sắc biến liên hoa Nam Mô A Di Đà Phật.
06/02/2022(Xem: 17486)
Quang Lưu xứ xứ u minh thất, Ảnh hóa phân thân tọa đạo tràng, Nguyện độ hương linh qui bổn quốc. Cửu liên đài trực vãng Tây Phương. Nam mô Tiến Linh Diên (Vãng Sanh) Bồ Tát Dịch nghĩa: Nơi nơi ngục tối hiện hào quang Ảnh hoá phân thân ngồi đạo tràng Nguyện độ hương linh về bổn quốc Đài sen chín phẩm thẳng Tây phương Nam Mô Tiến Linh Diên ( Vãng Sanh) Bồ Tát
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]