Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Kinh Sống và Tu trong Hòa Hợp

04/04/201319:37(Xem: 4471)
Kinh Sống và Tu trong Hòa Hợp

KINH TỤNG HẰNG NGÀY

TỔNG HỢP 49 KINH CĂN BẢN CỦA HAI TRUYỀN THỐNG PHẬT GIÁO NAM TÔNG VÀ BẮC TÔNG

Tỳ-kheo Thích Nhật Từ
biên soạn

---o0o---

KINH SỐNG VÀ TU TRONG HÒA HỢP

Thứ hai mươi hai

Tôi từng nghe như vầy:

Một thời Đức Thế Tôn

Ở tại Na-di-la,

Đi đến thăm khu rừng,

Trồng nhiều cây Ta-la,

Tên gọi Go-sin-ga.

Ở đó có ba thầy:

Thầy A-na-ru-đa,

Với thầy Nan-di-ya,

Và thầy Kim-bi-la,

Đang cùng sống chung nhau,

Tu tập trong an lành.O

Thấy Thế Tôn từ xa,

Ba thầy lo tiếp đón,

Người đỡ lấy y bát,

Người sửasoạn chỗ ngồi,

Người đem nước rửa chân,

Rồi đảnh lễ cung kính,

Xong, ngồi xuống một bên.O

Thế Tôn mở lời hỏi:

Này các thầy Tỳ-kheo,

Cuộc sống ở nơi đây,

An lành yên vui chăng,

Hằng ngày đi khất thực,

Có mệt nhọc lắm chăng.

Các thầy đã sống chung,

Có thật sự hòa hợp,

Như thể nước với sữa,

Lòng hoan hỷ tràn đầy,

Không hề tranh cãi chăng ?

Khi nghe hỏi như vậy,

Ba thầy đã thưa rằng:O

Kính bạch Đức Thế Tôn,

Thật sự là như vậy,

Chúng con sống an lành,

Cảm thấy rất yên vui,

Đi khất thực dễ dàng,

Chúng con rất hòa hợp,

Nói lời thuận thảo nhau,

Tràn đầy niềm hoan hỷ.

Thế Tôn khen hỏi tiếp:

Các thầy bằng cách nào,

Thực hiện đời sống ấy ? O

Kính bạch Đức Thế Tôn,

Chúng con hiểu được rằng,

“Thật vô cùng hữu ích,

Khi chúng con sống chung,

Với bạn cùng thanh tịnh”

Nên xử sự với nhau,

Dù trước mặt, sau lưng,

Vẫn một mựctốtđẹp,

Vẫn một niềm quý trọng,

Ở trong từng việc làm,

Ở trong từng lời nói,

Ngay cả trong suy nghĩ. O

Kính bạch Đức Thế Tôn,

Chúng con đã thật sự,

Từ bỏ tâm ý mình,

Để sống tuỳ thuận theo,

Tâm của bạn đồng tu,

Vì thực hiện như thế,

Chúng con tuy khác thân,

Mà tâm vẫn tương đồng.

Do “khác thân giống tâm”

Nên chúng con nhìn nhau,

Trong ánh mắt thiện cảm,

Vui sống ở bên nhau,

Không một lời tranh cãi,

Như nước sữa hòa hợp. O

Này các thầy Tỳ-kheo,

Đời sống của các thầy,

Có nhiệt tâm tinh cần,

Không hề phóng dật chăng ?

Kính bạch Đức Thế Tôn

Chúng con sống như nhau

Ai khất thực về trước,

Lo soạn sẵn nước uống,

Soạn cả nước rửa chân,

Bớt phần ăn của mình,

Dành cho người về muộn.

Ai khất thực về sau,

Có thể dùng nếu cần,

Sau đó sẽ xếp dọn,

Mọi thứ cho gọn gàng.

Khi cần được giúp đỡ,

Chúng con chỉ đưa tay,

Ra hiệu chứ không nói,

Lời nói chỉ được dùng,

Đàm luận chuyện đạo pháp,

Vào những lúc thích hợp,

Nhằm chia sẻ cho nhau,

Điều chúng con tu tập.O

Thế Tôn hết lời khen,

Tiếp tục hỏi các thầy.

Này các thầy Tỳ-kheo,

Các thầy có thể nào,

Chứng được pháp cao thượng,

Được tri kiến thánh nhân,

Được thoải mái an lạc,

Với cuộc sống như thế ?O

Kính bạch Đức Thế Tôn,

Nếu như chúng con muốn,

Chúng con sẽ nhiếp tâm,

Lìa xa các ham muốn,

Lìa xa các vọng tưởng,

Không khởi tham sân si,

Để trú thiền thứ nhất,

Đó là tâm an ổn,

Với hỷ được phát sinh,

Dùng chút ý nhỏ nhiệm,

Thường hằng kiểm soát tâm,O

Kính bạch Đức Thế Tôn,

Nếu như chúng con muốn,

Lúc chúng con nhiếp tâm,

Ý thức của chúng con,

Sẽ đạt đến bất động,

Để trú thiền thứ hai,

Đó là tâm an định.

Với hỷ lạc phát sinh,

Dù không còn kiểm soát,

Tâm ấy chẳng lung lay.O

Kính bạch Đức Thế Tôn,

Nếu như chúng con muốn,

Chúng con sẽ nhiếp tâm,

Để trú thiền thứ ba,

Đó là tâm thanh tịnh,

Với an lạc vi diệu,

Và tỉnh giác hoàn toàn,

Sâu vào trong chánh định,

Tâm sở đắc tan biến O

Kính bạch Đức Thế Tôn,

Nếu như chúng con muốn,

Chúng con sẽ nhiếp tâm,

Vượt các lớp tâm thức,

Để trú thiền thứ tư.

Đó là một trạng thái

Đã bất động hoàn toàn,

Không cảm thọ khổ vui,

Và vô cùng sáng suốt.O

***

Kính bạch Đức Thế Tôn,

Nếu như chúng con muốn,

Chúng con hướng tâm về,

Hư không rộng vô biên,

Với tâm rộng vô lượng,

Không chi phối bởi tưởng,

Để trú định thứ nhất,

Là không vô biên xứ.O

Kính bạch Đức Thế Tôn,

Nếu như chúng con muốn,

Chúng con trải cái biết,

Phủ trùm không bến bờ,

Để trú định thứ hai,

Là Thức vô biên xứ.O

Kính bạch Đức Thế Tôn,

Nếu như chúng con muốn,

Tâm lượng càng rộng mở,

Vượt thoát mọi đối tượng,

Sai biệt trong pháp giới,

Thấy rõ "không có gì"

Để trú định thứ ba,

Là vô sở hữu xứ. O

Kính bạch Đức Thế Tôn,

Nếu như chúng con muốn,

Chúng con vượt qua khỏi,

Vô sở hữu xứ định,

Dùng tâm vô lượng ấy,

Thấy biết cả pháp giới,

Để trú định thứ tư,

Phi tưởng phi phi tưởng.O

Kính bạch Đức Thế Tôn,

Nếu như chúng con muốn,

Chúng con sẽ tiếp tục,

An trú diệt tận định,

Thể tính lặng tuyệt đối.

Từ đó với trí tuệ,

Thấy biết đúng như thật,

Mà đoạn trừ vô minh.O

Kính bạch Đức Thế Tôn,

Đó là hạnh phúc lớn,

Là an trú tối thượng,

Chúng con cùng thành tựu,

Không thấy hạnh phúc nào,

Bằng hạnh phúc ấy cả.O

***

Này các thầy Tỳ-kheo,

Các thầy đã thật sự,

Có hạnh phúc tuyệt vời,

Đã biết sống hòa hợp,

Giữa huynh đệ với nhau.

Sau khi đã ngợi khen,

Đức Thế Tôn ra về,

Các thầy ngồi quanhnhau,

Thầy A-nu-rud-dha

Lên tiếng rằng: Chẳng ai

Nói về điều sở đắc

Về quả vị chứng đạt,

Nhưng tâm tôi vẫn biết,

Tâm huynh đệ như thế,

Mà bạch cùng Thế Tôn,

Mọi chuyện rất rõ ràng.O

Lúc đócó Dạ-xoa

Tên Pa-ra-ja-na,

Đến chỗ Thế Tôn ở,

Đảnh lễ và tán thán,

Sự có mặt của người,

Cùng với các thầy đây,

Đem hạnh phúc lợi ích,

Cho dân chúng Va-di,

Đồng thời các cõi Trời,

Cũng chung nhau ca ngợi,

Thế Tôn và các thầy.O

Thế Tôn bảo Dạ-xoa

Này Di-gha hãy nhớ,

Nếu ai trong loài trời,

Cũng như trong loài người,

Nhớ đến ba thầy đây,

Với tâm niệm hoan hỷ,

Với tâm niệm cung kính,

Là tạo công đức lớn,

Người đó sẽ an lạc,

Sẽ hạnh phúc lâu dài.O

Hãy nhìn xem ba thầy,

Đã sống như thế nào,

Để thể hiện trọn vẹn,

"Lòng thương tưởng chúng sanh,

Vì an lạc hạnh phúc,

Loài Trời và loài Người.”O

Được Thế Tôn chỉ dạy,

Dạ-xoa rất vui mừng,

Tin nhận và làm theo,

Cuộc sống khéo hòa hợp,

Gương mẫu nhất trên đời!O

Nam-mô Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni Phật. (3 lần, xá 3 xá) OOO


--- o0o ---
Chân thành cảm ơn Thầy Nhật Từ đã gởi tặng bản Kinh điện tử này
( Quang Duc Website 04/2002)
--- o0o ---
Trình bày : Nguyên Hân- Nguyên Phúc

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/01/2022(Xem: 6173)
Chúng con cung kính nghe rằng: Núi Tuyết tu nhơn, Khổ hạnh sáu năm quả mãn; Sao Mai ứng dạng, Hân hoan muôn đức công thành! Một Phật giáng sanh, Muôn loài hưởng phước! Nay có Tăng chúng, Và chư Phật tử chúng con.
29/12/2021(Xem: 8322)
Kiến Sơ chùa cổ bặt không ngôn Diện vách nhiều năm hướng nội tâm Cảm hoá thiền tăng trao kệ ngọc Thiền tông hưng khởi rạng trời Nam
11/12/2021(Xem: 18300)
Hương trầm thơm ngát cả rừng thiền, Vườn tuệ chiên đàn nguyện kết nên. Đao Giới vót thành hình núi thẳm, Lư lòng thắp sáng nguyện dâng lên.
03/09/2021(Xem: 40098)
(Thắp đèn đốt hương trầm xong, đứng ngay ngắn chắp tay để ngang ngực mật niệm) 1. TỊNH PHÁP GIỚI CHƠN NGÔN: Án, lam xóa ha. (3 lần) 2. TỊNH KHẨU NGHIỆP CHƠN NGÔN: Tu rị, Tu rị, Ma ha tu rị, Tu tu rị, Ta bà ha. (3 lần) 3. TỊNH TAM NGHIỆP CHƠN NGÔN Án, Ta phạ bà phạ thuật đà ta phạ, đạt ma ta phạ, bà phạ thuật độ hám. (3 lần) 4. PHỔ CÚNG DƯỜNG CHƠN NGÔN: Án, Nga nga nẵng tam bà, phạ phiệt nhựt ra hồng (3 lần) 5. AN THỔ ĐỊA CHƠN NGÔN: Nam mô tam mãn đa một đà nẫm, Án, độ rô độ rô, địa vỷ ta bà ha (3 lần) Hộ pháp, Vĩ Đà thị chứng minh Thân trụ Phật tiền Tâm Tư nguyện Tưởng bằng bí chú đắc oan linh Hà chơn bất thức trì niệm Luật Thiên kinh vạn quyển vô nhất tự Nẳng mô tô tất đế, đa rị, đa rị, mạn đà, mạn đà, ta bà ha (3 lần)
12/08/2021(Xem: 95839)
Trầm nhủ chiên đàn giá mật luân Hương yên tài nhiệt phúng tường vân Nhơn ôn biến triệt tam thiên giới Vi thoại vi tường đạt Thế Tôn.
10/08/2021(Xem: 5135)
Hiếu đồ cung tựu cảm buồn thương Thành kính dâng hương lễ cúng dường Tưởng niệm ân sư đền nghĩa cả Dốc lòng đảnh lễ thọ tâm tang
08/08/2021(Xem: 9320)
v Duy na xướng: Hiếu đồ tựu vị. Ai thành bài ban. Đảnh lễ tam bái – Quỳ – Phần hương – Thượng hương – Khởi thân đảnh lễ tam bái – Hồ quỳ. v Pháp ngữ vân: Ký tùy duyên nhi thuận tịch, nãi y pháp dĩ biếm truân. Cơ niên dư hoằng đạo chi xu, quy nhất lộ niết bàn chi cảnh. Ngưỡng lao đại chúng, đồng trợ chơn thuyên. v Cử tán: Tâm nhiên ngũ phận, Giới Định Tuệ hương. Giải thoát tri kiến chủ kiền thành, tịnh độ khởi căn nguyên. Diệp biến tam thiên, phụng hiến giác linh tiền. - Tiến Giác Linh Bồ Tát (tam xưng).
11/06/2021(Xem: 11491)
LỜI ĐẦU SÁCH Giáo pháp của Đức Phật đã được truyền đến khắp năm châu bốn bể và tại mỗi địa phương ngày nay, giáo lý ấy được dịch ra nhiều ngôn ngữ khác nhau, nhằm phổ biến đến những người tin Phật có cơ hội hiểu rõ và đúng với chân tinh thần của đạo Phật. Đức Phật vẫn luôn dạy đệ tử của Ngài rằng: “Các ngươi tin ta phải hiểu ta, nếu tin mà không hiểu ta, tức hủy báng ta vậy”. Lời dạy ấy rất sâu sắc và có giá trị muôn đời cho những ai tìm đến giáo lý đạo Phật. Một hệ thống giáo lý rất sáng ngời trong tình thương, trí tuệ và giải thoát. Giáo lý đạo Phật là chất liệu dưỡng sinh trong cuộc sống tinh thần của người Phật tử. Vì thế, trước khi tin vào giáo lý, thiết tưởng cần phải hiểu rõ giáo lý ấy có thể giúp ta được những gì. Nếu không hoặc chưa rõ mục đích, chúng ta có quyền chưa tin và cũng không nên tin vội. Dầu lời dạy ấy là của những người thông thái, của các vị Thiên Thần hay ngay cả của chính đức Phật.
05/06/2020(Xem: 4883)
Cúi đầu đảnh lễ Như Lai, Chứng minh đệ tử ngày nay phát nguyền. Con xin đem dạ chí thiền, Thành tâm sám hối nghiệp khiên đã làm. Bởi xưa chưa rõ dạ phàm, Nên chi kết tạo dây oan cõi trần,
12/05/2020(Xem: 18511)
Pháp Hồng Danh Sám Hối này cũng thuộc về sự, do Ngài Bất Động Pháp Sư đời Tống bên Trung Hoa soạn ra. Ngài rút 53 danh hiệu Phật trong Kinh "Ngũ Thập Tam Phật " tức là từ đức Phật Phổ Quang cho đến Phật Nhứt Thế Pháp Tràng Mãn Vương, và rút 35 hiệu Phật trong Kinh "Quán Dược Vương, Dược Thượng" với pháp thân đức Phật A Di Đà, sau thêm vào kệ Phổ Hiền Đại Nguyện, thành nghi sám hối này, tổng cộng là 108 lạy, để ám chỉ trừ 108 phiền não.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]