Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nuôi dưỡng lòng biết ơn

10/04/201317:45(Xem: 4583)
Nuôi dưỡng lòng biết ơn

Tuyển tập bài viết về Vu Lan - 2008

Nuôi dưỡng lòng biết ơn

Chân Y Nghiêm

Nguồn: Chân Y Nghiêm

Đức Phật dạy, được sinh làm người là một phước báu lớn. Bởi vì trong muôn loài, con người có nhiều tình thương yêu, hiểu biết hơn các loài khác.
Đức Khổng Tử nói: Nhân chi sơ, tính bản thiện - Mỗi em bé sinh ra đều có tính thiện. Em bé lớn lên thành người tốt hay xấu đều tùy thuộc vào môi trường xã hội, sự giáo dục của gia đình và học đường.
Ngay khi bé mới biết nói, biết đi, điều đạo đức đầu tiên em được dạy là lòng biết ơn. Cha mẹ đã dạy bé phải khoanh tay nói hai tiếng cảm ơn khi ai cho bé vật gì. Lòng biết ơn phải được nuôi dưỡng cho trẻ ngay từ khi còn thơ ấu.

Ơn cha mẹ

Nhờ có cha mẹ mà ta được sinh ra làm người.
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Câu ca dao quen thuộc ấy đã ghi sâu vào tim óc mỗi người, nhắc nhở chúng ta ơn nghĩa sinh thành, dưỡng dục cao như trời bể, không thể lấy gì đền đáp cho vừa. Nhưng muốn đền đáp công ơn ấy, chúng ta nên làm gì để vui lòng cha mẹ?
Khi còn nhỏ thì ta chăm ngoan học hành, vâng lời cha mẹ, thương yêu anh em, phụ giúp cha mẹ những việc cần thiết. Khi trưởng thành thì ta luôn quan tâm đến cha mẹ, cung phụng mẹ cha những thứ cần thiết trong cuộc sống hàng ngày bằng thái độ ân cần, hiếu thảo.
Trước khi quyết định một công việc quan trọng, ta nên tham vấn ý kiến cha mẹ, bởi cha mẹ là những người đã trải qua nhiều kinh nghiệm sống có thể giúp ta được những ý kiến hay, nhận ra được những cạm bẫy đang chờ đợi phía trước.
Trên cha mẹ có ông bà nội ngoại. Nhờ có ông bà mà chúng ta có cha mẹ. Sợi dây liên kết huyết thống ấy như da với thịt. Chúng ta thương yêu, hiếu thảo với cha mẹ bao nhiêu thì đối với ông bà, tổ tiên dòng họ, ta cũng dành trọn lòng thương yêu hiếu kính bấy nhiêu.

Ơn tổ quốc xã hội

Được sinh ra và lớn lên trong xã hội, chúng ta phải mang ơn tổ quốc, đồng bào. Chúng ta có quốc tổ là vua Hùng và trải qua bao triều đại Đinh-Lê-Lý-Trần... Tổ tiên dân tộc ta đã đổ bao xương máu để dựng nước và giữ nước. Trang lịch sử oai hùng Việt Nam đã ghi những nét vàng son của bao triều đại, hiện tại chúng ta được may mắn sống trong thái bình và phồn thịnh. Đó là kết quả hy sinh vĩ đại của biết bao nhiêu chiến sĩ hữu danh và vô danh! Chúng ta phải biết trân quý, giữ gìn phẩm hạnh và mang hết tâm lực để cùng nhau xây dựng quê hương.

Ơn thầy cô bạn bè

Công ơn lớn lao mà chúng ta phải ghi nhớ là ơn thầy cô giáo. Nhờ có thầy cô mà ta đã được trao truyền kiến thức khoa học, văn chương, đạo đức...
Ơn bạn bè tốt đã giúp ta trao đổi kiến thức, biết sống lành mạnh, giúp ta cùng đi trên con đường học vấn để đạt sự nghiệp thành công.

Ơn thiên nhiên

Sự sống ta đang có là kết quả của bao nhiêu ân nghĩa kết hợp lại từ thiên nhiên như đất, nước, nắng, gió, mây, mưa; hoành tráng như núi rừng, biển cả; hiền hòa như dòng sông, ruộng đồng cùng cỏ cây, đất đá. Nếu thiếu một thứ thôi thì muôn loài không tồn tại. Ơn nghĩa kết nối như tơ trời để cho ta sự sống mầu nhiệm hôm nay.

Ơn Tam bảo

Chúng ta có một niềm ơn nghĩa sâu sắc, vượt thời gian là ơn Tam bảo.
Nhu cầu cuộc sống của con người là phấn đấu vươn lên, mong đạt được những tiện nghi, thỏa mãn lòng tham dục. Do đó con người - nếu không có đạo lý chân chính hướng dẫn - sẽ đắm chìm trong tranh chấp hơn thua, ghét ganh, thù hận, lôi cuốn nhân loại vào bạo động, chiến tranh, gây đau thương triền miên không lối thoát.
Gần ba ngàn năm trước, thái tử Tất Đạt Đa đã nhìn thấy cảnh tượng đau lòng ấy. Ngài đã xả bỏ vinh hoa phú quý của vị vương tử, vào rừng sâu tu tập và đã tìm ra con đường cho muôn loài thoát khỏi kiếp luân hồi chìm đắm trong khổ đau. Một trong những giáo lý vi diệu do Đức Phật để lại cho chúng ta tu tập là giáo lý Tứ diệu đế, Tam pháp ấn, Quán niệm hơi thở, thân hợp nhất với tâm, giúp hành giả nhận diện ra những tâm hành gốc rễ của phiền não là Tham Sân Si. Nhờ pháp quán chiếu, nhận diện các tâm hành thiện hay bất thiện hiện ra trong từng hơi thở, chúng ta sẽ chuyển hóa nó thành hoa trái của sự tỉnh giác và thương yêu. Nhờ tỉnh giác và thương yêu, chúng ta có được tâm bình an, tạo ra được hạnh phúc chân thật cho chính bản thân, gia đình và mọi người chung quanh.
Tam bảo là ba ngôi báu Phật Pháp và Tăng. Nhờ có các vị Tăng Ni chân chính tu hành, thành lập ra Tăng đoàn, trao truyền Chánh pháp cho chúng ta quay về nương tựa và tu tập. Ngôi chùa đã trở thành đại gia đình tâm linh của hàng Phật tử. Hàng tháng đến ngày rằm, mồng một hoặc ngày lễ vía chúng ta đều quy tụ về dưới mái chùa để tụng kinh, bái sám, chia sẻ cho nhau những thành quả tu tập, những niềm vui hoặc nỗi buồn mà chỉ có ở dưới mái chùa chúng ta mới có thể mở lòng ra để nói cho nhau những tâm tư ẩn kín nơi đáy lòng. Cũng từ nơi mái chùa, chúng ta cùng nhau tu học, nhận thức rằng mỗi cá nhân không phải là cá thể riêng biệt, chúng ta được sinh ra và nuôi dưỡng lớn lên từ rất nhiều nhân duyên kết hợp lại, do đó những thành quả ta đạt được hôm nay dù nhỏ hay lớn cũng không phải là do tài năng của riêng ta, mà là kết quả của sự cố gắng bản thân, cùng với nhiều yếu tố khác. Khởi ý niệm vô ngã đó, ta không còn kiêu hãnh, tự hào, tranh chấp hơn thua. Ta phấn đấu vươn lên không vì chính bản thân mà vì muốn giúp mọi người có được cuộc sống an vui, hạnh phúc.
Người biết mang lại hạnh phúc cho nhiều người chắc chắn phải là người có trái tim lớn, có lòng biết ơn sâu sắc. Niềm biết ơn sâu sắc đó chính là lòng biết ơn Tam bảo. Càng biết ơn Tam bảo, ta càng tinh tấn tu tập và sống có ích cho mọi người...



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 5741)
Đức Phật có nhiều danh xưng khác nhau như Như lai, Thiện thệ, Chánh đẳng giác, Thế tôn, Đạo sư, bậc Nhất thiết trí, bậc Nhất thiết kiến, bậc Toàn giác, v.v... Bậc Nhất thiết trí là danh xưng của chư Phật không phải là danh xưng của đức Phật Thích Ca.
08/04/2013(Xem: 20763)
Việc tự tứ và trai tăng trong ngày Vu lan, và qua đó mà báo hiếu cha mẹ, thì không cần phải nói đến nữa. Điều đáng nói là các chùa nên tổ chức hiệp kỵ cho Phật tử trong ngày Vu lan, sau khi tự tứ và trai tăng. Ngày nay kỵ giỗ của mỗi nhà cũng không thể còn như xưa
08/04/2013(Xem: 13694)
Con vẫn luôn nhớ lời Mẹ kể, lúc con còn bập bẹ trong nôi, từng giọt sữa ngọt từ tim Mẹ đã rót sang môi con, từng giọng hát ru ngọt ngào của Mẹ đã rót vào tâm hồn con. Thế là con đã thiếp ngủ đi trong tình thương cao vời đó. Khi con đầy tuổi, ôi! còn nụ cười nào đẹp hơn nụ cười của Mẹ ở phút giay nhìn con chập chững những bước đầu tiên!
08/04/2013(Xem: 4724)
Tinh thần “hoằng pháp vị gia vụ, lợi sinh vi bổn hoài” là trách nhiệm chung không chỉ người xuất gia mà ngay cả người tại gia cùng cộng hành xây dựng để góp phần làm cho vườn hoa giác ngộ ngày thêm đơm bông kết . . .
08/04/2013(Xem: 9639)
Tổng cộng 4 tuyển tập - Mỗi tuyển tập gồm 10 bài
05/04/2013(Xem: 27646)
Cúng Đại Bàng là một nghi thức quan trọng trong lễ cúng Quá Đường mỗi buổi trưa ở các tự viện theo truyền thống Phật Giáo Đại Thừa, đặc biệt là mùa An Cư Kiết Hạ hằng năm. Theo lời thuật lại trong khế kinh, ngày kia Đức Phật đi du hóa gặp một con chim Đại Bàng bắt các loài chim nhỏ ăn thịt.
01/04/2013(Xem: 4656)
Rằm tháng bảy theo tục lệ nhân gian Việt Nam gọi là ngày xá tội vong nhân. Ngày rằm tháng bảy có nhiều ý nghĩa: Thứ nhất, ngày Phật hoan hỷ. Ngày rằm tháng bảy gọi là ngày đức Phật hoan hỷ, bởi lẽ trong thất chúng đệ tử của Phật, Chúng Tỷ-kheo là
29/03/2013(Xem: 7628)
Gần cả tuần này nhiều bài báo tiếng Thái và tiếng Anh dấy lên tin đồn về Hậu thân của Steve Jobs; nguyên do b ởi ông Tony Tseung, m ột kỹ sư công ty Apple hỏi về việc tái sinh của Steve Jobs v ới Sư Phrathepyanmahamuni, Vi ện trưởng tu viện Wat Phra Dhammakaya, Thái Lan, v ị sư có kinh nghiệ m thâm niên tu thi ền đị nh . Người dịch xin dịch lại toàn bộ nguyên văn bài trình bày c ủa Sư Phrathepyanmahamuni nói v ề vi ệc đ ã th ấ y đượ c đờ i s ố ng m ớ i c ủ a Steve Jobs cho Sinh viên c ũ ng nh ư ông Tseung.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]