Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đề cao lòng hiếu đạo, từ nền tảng đạo đức thực có của Phật Giáo

18/08/201507:12(Xem: 3002)
Đề cao lòng hiếu đạo, từ nền tảng đạo đức thực có của Phật Giáo


hieu


  ĐỀ CAO  LÒNG HIẾU ĐẠO,
  từ nền tảng đạo đức thực có của Phật Giáo


 

                    Từ hơn  mười năm qua, cũng có thể là xa hơn chút nữa, ngày lễ Vu Lan Báo Hiếu hằng năm, đặc biệt là lễ cài hoa hồng, đã có sức  lan tỏa mạnh mẻ ra ngoài khỏi khuôn viên  những mái chùa Phật giáo, mặc dù cho một số ít  người  tự phong cho mình có tinh thần “cầu tiến” hay “hội nhập”…, chấp nhận  và hưởng ứng  những Ngày của Cha (Father’s Day), Ngày của mẹ (Mother’s day) hoặc Ngày quốc tế Phụ Nữ (Ngày Liên Hiệp Quốc vì Nữ Quyền và Hòa Bình Quốc tế).v..v..cũng được ồn ào râm ran chúc tụng nhau với người mẹ mình như là một ngày “Vu Lan phương Tây” xâm nhập, bất chấp ý nghĩa duyên khởi của từng  ngày lễ đó.

 

                      Một người  quen của người viết thuộc môtip “ba phải” thì cho rằng  đấy là hiện tượng tốt; rất tốt vì dù sao họ cũng  tôn vinh  một nghĩa cử đạo đức trong xã hội! Một người quen khác tuy cũng  thuộc giới này nhưng có tư duy đôi chút  cho rằng hãy xem những sự  dễ dãi chấp nhận đó như là ngày Vu lan Báo Hiếu của Phật giáo được hóa thân  xa rộng!

 

                        Nhìn sang một người khác tín ngưỡng, người này cho rằng tôn giáo anh cũng có đề cao chữ Hiếu và trưng dẫn ra điều răn thứ tư “Thảo kính cha Mẹ”. Nghe qua  cũng càm thấy an lòng vì chữ Hiếu không chỉ có mỗi  Phật giáo mới có.

 

                         Loài người là động vật cao cấp vì có một  bộ óc để tư duy, phán đoán, giúp ích cho đồng loại để cùng nhau sinh tồn  trong mối thiết lập nên mối tương quan công đồng,  tương thân tương ái. Từ đó, theo  điều kiện mỗi quốc độ, mỗi khà năng thích ứng, mỗi nơi dần dà hình thành  nếp sống, lối sống riêng của mình, bây giờ ta  hay gọi là có một nền văn hóa riêng. Chúng ta đều biết Liên Hiệp Quốc  hiện  đang ùng hộ nét đa văn hóa, cổ vũ rất nhiều văn hóa riêng của từng  quốc gia. Trong bài thơ “Vu Lan Tình Mẹ” nhà thơ Huyền Lan đã rất khéo khi viết rằng “ Từ trong tiềm thức thiêng liêng/ tim con réo gọi ân tình Tổ Tiên/ Chắp tay lễ Mục Kiền Liên/ Tấm thân hiếu tử đẹp miền Đông Phương”.

 

                         Vì vậy, nhiều quốc gia phương đông, nhất là Trung Quốc, Nhật Bản vẫn có Ngày Tình Nhân riêng, đó là ngày 7 tháng 7 âm lịch (thất tịch). Đó là ngày dãi ngân hà  nhìn được rõ nhất cùng với  hai chòm sao Chúc Nữ (Vega), Ngưu Lang(Altair), đã hình thành nên câu chuyện Ngưu Lang Chúc Nữ gặp nhau bên cầu  (ngân hà tão thành) và ngày đó mưa ngâu rơi lớt phớt đượm buồn.

 

                      Ngày Lễ Vu Lan Báo Hiếu, cũng còn được gòi là rằm tháng bày hay ngày xá tôi vong nhân ( nên mới có tục cúng thí cô hồn . Trong văn học thì có  áng thơ  “Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh”  của đại thi hào Nguyễn Du  1766 - 1820 ) của chúng ta  cũng xuất phát từ  điển tích  có nhiều dấu ấn  mang đậm dân tộc tính lẫn  kinh điển Phật giáo.Trong ca dao VN ta  từng chứng minh rằng “ Tháng sáu buôn nhãn bán trâm/ Tháng bảy ngày rằm xá tội vong nhân”.

                       

                        Nếu nói rằng Ngày Vu Lan Báo Hiếu- Rằm tháng bày của Phật giáo được “hóa thân”  và  lan tỏa qua hình thức các ngày lễ có xuất xứ từ phương Tây kia mà ý nghĩa nguyên khởi kém thuyết phục …là  cách nói ăn theo  và ngụy biện. Đem một bản lý lịch rõ ràng, minh bạch để đi so sánh với   bản lý lịch được hình thành do  tư duy tùy tiện mà có, nhớ đâu ghi đó là  việc làm  bất cập, rất dỡ! Trong khi đó, mùa Vu Lan Báo Hiếu – ngày Rằm Tháng Bảy còn là một nét văn hóa truyền thống của Phật giáo, của dân tộc. Đó là một ân tình Tổ Tiên  như nhà thơ Huyển Lan vừa được trích dẫn trên. Đem bán rẻ  ân tình  dân tộc  để mua lấy danh xưng  hời hợt “văn minh “ thời thượng, “hòa nhập” sẽ để lại di hận  tới nhiều thế hệ mai sau bằng một mặt bằng hòa tan mất gốc.

 

                          Đến đây, nhìn lại, để nghe hai người quen kia  ra về với lý do còn bận tới chùa ăn chay mừng …Vu Lan!

 

                          Còn lại người quen khác tín ngưỡng này, tuy  không muốn uống tiếp ly cà phê nguội lạnh và đặc quánh vì đường ngọt để quá lâu. Bất chợt  lại nghĩ thứ đường đặc quánh nguội lạnh ấy rất dễ dụ  mấy đàn kiến ham ngọt bu vào và không có đường thối lui. Tư duy  mình cũng như thế nếu không mạnh dạng bước ra khỏi  các thứ quyền rũ, quyền lợi vật chất, và tác dộng  tư duy tái sinh thì uồng lắm  một đời sinh vật cao cấp sống mấy mươi năm ngắn ngủi trong thế gian này.

 

                            Chữ Hiếu trong  Phật giáo  được trãi rộng lớn ra rất nhiều trong  Tứ Đại trọng Ân mà hiếu  với cha mẹ là một  trong ba khái niệm còn lại. Những cái Ân này  khó  có cơ hội đền đáp nên mới thành  trọng đại.

 

                              Riêng chữ Hiếu  với cha mẹ; khi đức Phật đề cao  sự hiếu thảo với hai đấng sinh thành, đó không phải là một khẩu hiệu trang trí cho đẹp mặt bằng giáo lý của mình, mà hơn thế  rất nhiều, thậm chí còn lá sự tôn vinh ngang bằng quả vị Phật như “”Gặp thời không có Phật, thờ cha mẹ tức thờ Phật” (Kinh Đại Tập). Do đó Ngài khẳng định “Điều thiện tối cao không gì hơn hiếu/ Điều ác tột cùng không gì hơn bất hiếu” (Kinh Nhẫn Nhục). Nếu nói “khầu hiệu” thì  Phật giáo có  nhiều, nhiều lắm những khầu hiệu rất hay, rất  thâm túy  như thế mà dường như chưa  thấy có vị  giáo chủ tôn giáo nào nâng lòng hiếu kính lên đến cao vợi như vậy. Tuy nhiên, vấn đề đáng  nói ở đây  là (cũng như trong các  mặt tu học khác) khi đức Phật nói về  lòng hiếu thảo, Ngài không chỉ nói một câu đơn thuần  như thế mà Ngài  luôn là một vị  lương y tận tâm, tuần tự qua  ba bước định bệnh,  phòng bệnh và chữa bệnh. Cụ thề:  Tại sao phải  hiếu? Làm sao để thực thi lòng hiếu và hiếu như thế nào mới là hiếu thật sự? Xem trong kho tang kinh điển sẽ rất  dễ dàng gặp những  lời vàng  ngọc của đức Phật về lòng hiếu hạnh  này. Thí dụ như kinh : Đại tập, kinh Tứ Thập Nhị Chương, kinh Tăng Chi II A, kinh Nhẫn Nhục, kinh Tập Bảo Tạng, kinh Trường A Hàm, kinh Trung Bộ, kinh Tăng Chi Bộ, Cảnh Sách.v…v…

 

                              Không có  vị Phật nào  ban bố cho  chúng ta lòng hiếu thảo ấy và nếu có ca ngợi thì chỉ cảm ơn chư Phật đã khai mở cho  chúng ta lòng hiếu thảo ấy. Chuyện xưa Ngài từng bất lực nhìn người đệ tử  của mình là  tôn giả Mục Kiền Liên không cứu được mẹ mình, mà trước hêt phài dựa vào  công năng tu tập của chính tôn giả mới có thể  “cầu viện”  công hạnh của  đại chúng . Đức Phật chỉ có thể giúp bằng cách chỉ dạy như thế.

 

                               Chính vì thế, chúng ta có quyền tự hào lời dạy về lòng hiếu thào với cha mẹ của đức Bổn Sư Thích ca Mâu Ni Phật bằng cả một nền tảng đạo đức  to lớn và thực tiễn  nhất, chứ không đơn điệu và rổng không trong từng câu nói, lời dạy. May mắn cho dân tộc  Việt Nam chúng ta đã  thắm nhuần  nền tảng này từ hơn hai ngàn năm qua, để tạo thành  thế thống nhất cho  một nển giá trị đạo đức phương đông.

 

                                Người quen khác tín ngưỡng  kia sao không uống nốt  pầhn cà phê còn lạimà ngồi trầm ngâm ? Anh có y kiến gì không về  những câu  “khẩu hiệu” của của Phật giáo?

 

                                 Là người cũng đồng thời hoạt động trong lãnh vực  nghệ thuật, nhận thấy những tác phẫm, đặc biệt là  âm nhạc, ca ngợi về  sự hiếu thào cha mẹ rất xuyên suốt, không chen lẫn giữa ca ngợi  “ơn trên” một cách thô thiển. Có nghĩa  là mình đang bày tỏ lòng hiếu  kính, thương tiếc  cha mẹ mình  rồi tiếp theo đó lại ca ngợi và càm ơn “:ơn trên” đã ban cho mình cái trí khôn đó! Cảm ơn các bạn văn nghệ sĩ Phật giáo, (ngoại trừ những  vị  thời cơ đang  chen  lẫn phá hoại) đã  có những tác phẫm về mẹ rất hay, Riệng các tác phẫm chuyển thể từ Kinh  Điển chính thồng cũng thế, các bạn có sự sáng tạo đáng khen, dù ít nhiều cũng còn có  đôi  điều cần lưu ý. Chúng ta không  nên khiên cưỡng cho đó là “Phật Ca”, “Bồ Tát ca” mà hảy cứ  như thế mà  ung dung , tự tại  tung hoành  sở học của mình cống hiến cho  ghệ thuật Phật giáo. Phật không có ban cho mình lòng hiếu thảo (trí khôn con người) cho nên không cần phải cảm ơn Phật (!) điều quan trọng là chúng ta đã và đang sống trên nền tảng Hiếu Đạo thực có của Phật giáo  từ hơn  hai ngàn năm qua, ca ngợi nền tàng đó cũng tức  là báo đền công ơn chư Phật vậy.

                        

 

                                                                Mùa Vu Lan Hiếu Hạnh 2559

                                                                     DƯƠNG KINHTHÀNH

 

                         

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/08/2011(Xem: 8339)
Hiếu thảo với cha mẹ là một đức tính tốt đẹp được mọi người ca tụng, đức tính ấy được coi như một nền tảng cho mọi đức hạnh, là nhân tố quan trọng để xây dựng đời sống hạnh phúc cho cá nhân, gia đình và xã hội. Đối với đạo Phật, thực hành hiếu thảo là con đường giải thoát của chánh pháp, là con đường của người Phật tử. Không hiếu thảo với cha mẹ thì không thể gọi là một người Phật tử chân chính được. Bởi vì người Phật tử thì phải thực hành các thiện pháp mà trong kinh "Nhẫn nhục" nói rằng: "Điều thiện tối cao là chí hiếu, điều ác cực ác là bất hiếu". Vì vậy, báo hiếu là bản chất của người Phật tử và đã trở thành truyền thống tốt đẹp của người Phật tử Việt Nam nói riêng, Á Đông nói chung. Quan niệm về hiếu đạo của đạo Phật được thể hiện rõ nét qua hai cuốn kinh phổ biến là Kinh Vu Lan và Kinh Báo Ân Cha Mẹ, kinh mà không người Phật tử nào không biết, thường được đọc tụng vào dịp tháng bảy, lễ Vu Lan.
10/08/2011(Xem: 3812)
Chứng được sáu phép thần thông, nhớ mẹ Mục Liên Tôn Giả xuống A Tỳ tìm cứu mẫu thân. Phật dạy nương oai thần Tự Tứ, thiết trai cúng dường, đảo huyền thọ khổ chúng sanh được siêu thoát. Lại một lần nữa Đại Lễ Vu Lan Báo Hiếu lại trở về với người con Phật trên khắp năm châu bốn bể, tâm hiếu nguyện cầu lan tỏa bao trùm cả đại địa thời không.
09/08/2011(Xem: 5131)
Rằm tháng Bảy theo tục lệ nhân gian Việt Nam gọi là ngày xá tội vong nhân. Ngày rằm tháng Bảy có nhiều ý nghĩa: Thứ nhất, ngày Phật hoan hỷ. Ngày rằm tháng bảy gọi là ngày đức Phật hoan hỷ, bởi lẽ trong thất chúng đệ tử của Phật, chúng Tỷ-kheo là chúng đệ tử gần gũi nhất, chúng thừa đương Phật pháp để truyền bá giáo hóa cho chúng sinh, chúng mang hình dáng của Phật làm gương mẫu ở thế gian, chúng mà trong ba tháng an cư kiết hạ đã viên măn và kết thúc vào ngày rằm tháng bảy âm lịch. Thông thường, khi chư Tăng thọ giới pháp xong là tu niệm
09/08/2011(Xem: 7007)
Về phương diện đền ơn cha mẹ, Đức Phật có dạy: "Dù là tại gia hay xuất gia, dù là Thanh Văn hay chư Phật đều có bổn phận đền ơn cha mẹ. Vì tâm hiếu là tâm Phật".
09/08/2011(Xem: 5844)
Tôn giả Xá Lợi Phất xuất thân từ giai cấp Bà la môn, nổi tiếng thông tuệ từ khi còn thơ ấu. Ngài là niềm tự hào, là hy vọng của gia đình, dòng tộc và nhất là mẹ ngài, bà Xá Lợi...
09/08/2011(Xem: 10098)
“Ầu ơ…….. Ví dầu cầu ván đóng đinh, Cầu tre lắc lẻo, gập ghềnh khó đi, Khó đi Mẹ dắt con đi Con đi trường học, Mẹ đi trường đời” Đó là lời hát ru con mà tôi thường hò để dỗ con vào giấc ngủ trong những ngày tháng khi chúng còn trẻ thơ và rồi ngày mỗi ngày lời ru ấy thấm dần, thấm dần đến tận tâm can của tôi! Tôi thật sự đã ngỡ ngàng và bàng hoàng khi phát hiện ra sự khác biệt qúa chênh lệch giữa “Trường học” và “Trường đời”. Có lẽ chỉ những người có thiên chức làm mẹ mới hiểu được rạch ròi về vạn lần đắng cay của “trường đời”.
09/08/2011(Xem: 6580)
Ngày lễ Vu Lan không gì khác hơn là ngày lễ dành cho cha mẹ, ngày nhắc nhở phận làm con là phải biết nhớ về cội nguồn, phải luôn tâm niệm báo đáp công ơn của cha mẹ.
09/08/2011(Xem: 5047)
Khi con bắt đầu lớn khôn nên người, thì lúc đó con mới cảm nhận được tình thương bao la, rộng lớn mà mẹ đã dành cho con - một sinh mạng nhỏ nhoi được lớn khôn và trưởng thành...
08/08/2011(Xem: 4283)
Sanh duyên từ là quán tất cả chúng sanh tưởng như cha mẹ. Cho nên Kinh Phạm Võng nói: "Tất cả người nam là cha ta, tất cả người nữ là mẹ ta.
08/08/2011(Xem: 6522)
Người Phật tử có hiếu, nhân ngày lễ Vu Lan hối tưởng lại công ơn cha mẹ, nếu cha mẹ còn hiện tiền hãy đem hết lòng thương kính, chăm sóc...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567