Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vu Lan mùa mở những sợi dây treo ngược

23/07/201120:08(Xem: 4851)
Vu Lan mùa mở những sợi dây treo ngược

tuyentapvulan-03

VU LAN
MÙA MỞ NHỮNG SỢI DÂY TREO NGƯỢC

Thích Thái Hòa


Mỗi mùa Vu lan về là những người con Phật chúng ta có cơ hội nhìn ngắm lại những chất liệu hiếu kính, trí tuệ và từ bi từ nơi tâm mình và từ nơi chính cuộc sống hằng ngày của mình, để cúng dường lễ Vu lan, với một ý nghĩa thiết thực.Vulan, tiếng Phạn là Ullambana, Hán phiên âm là Vu lan bồn và dịch nghĩa là giải đảo huyền. Giải là mở, đảo là ngược và huyền là dây. Giải đảo huyền là mở sợi dây treo ngược.

Trongđời sống hằng ngày, khi đánh mất chất liệu hiếu kính, trí tuệ và từ bi là ta đánh mất chất liệu căn bản của đạo đức, đánh mất căn bản phước báucủa cõi người, cõi trời, phước báu của các cõi hiền thánh và chư Phật; như vậy là ta đã treo ngược đời sống của chúng ta.Trong đời sống hằng ngày, khi ta đang thực tập hiếu kính với ai là ta đang mở sợi dây treo ngược cho ta và cho cả người ấy.Trước hết, ta cần phải thực tập và thể hiện sự hiếu kính đối với cha mẹ ta, để mở sợi dây ấy cho ta và cho cả cha mẹ ta.Chamẹ ta liên hệ với ta bằng chất liệu tình cảm của nhân duyên huyết thống. Tình cảm ấy không những gắn bó với ta trong một đời mà nhiều đời;không những trong một kiếp mà nhiều kiếp. Tình cảm ấy, không những đã từng treo xuôi chúng ta mà cũng đã từng treo ngược chúng ta. Treo xuôi chúng ta, vì ta đã từng thọ ân, đã từng biết cách để trả ân. Treo ngược chúng ta, vì ta đã từng thọ ân mà không những vô ân lại còn bội nghĩa.Thọân và biết ân, vì ta thấy rất rõ trong quan hệ tình cảm của nhân duyên huyết thống, nếu không có cha mẹ ta thì không bao giờ có ta. Và không cóông bà tổ tiên nội ngoại thì cũng không bao giờ có cha mẹ ta.Vìvậy, khi ta thể hiện sự hiếu kính đối với cha mẹ, ông bà tổ tiên nội ngoại, trước hết ta phải biết chăm sóc trái tim huyết thống của ta, để cho tinh thần của trái tim ấy không bị thương tích bởi những ý nghĩ, lờinói và hành động không lành mạnh hằng ngày mạnh.Ýnghĩ không lành mạnh là ý nghĩ mang những chất liệu ích kỷ, chỉ sống theo cá tính và biểu hiện những sinh hoạt cá tính theo bản năng ấy, qua lời nói và việc làm, khiến không những làm thương tổn trái tim ta, làm thương tổn trái tim của cha mẹ, ông bà tổ tiên nội ngoại ta, trong quá khứ và hiện tiền, mà cũng còn làm thương tổn trái tim của nhiều thế hệ con cháu chúng ta trong tương lai nữa.Vậy,nếu ta muốn hiếu kính với cha mẹ, với tổ tiên ông bà nội ngoại trong quá khứ và hiện tiền, thì điều kiện trước tiên là phải biết chăm sóc trái tim huyết thống của ta, để trái tim ấy luôn luôn ở trong trạng tháitrong sáng và lành mạnh. Mọi lời nói và hành xử hiếu kính của ta phải đi từ trái tim ấy, mới có khả năng tháo gỡ những sợi dây treo ngược trong đời sống của ta và của những người ta thương yêu.

Vàtrong đời sống tâm linh, ta cần phải có sự hiếu kính với ai? Ta cần phải có sự hiếu kính đối với Thầy ta, với chúng Tăng và Tam bảo.Thầyta là vị đại diện chúng Tăng và Tam bảo để dạy dỗ cho ta, từ một con người không biết bỏ điều ác lại bỏ được những điều ác; từ người không biết gì về điều thiện trở thành người biết yêu mến và thực hành điều thiện; từ một người chuyên sống với tâm ý thủ lợi lại biết xả lợi mà hướng tâm đến Vô thượng bồ-đề, lại còn thay mặt chúng Tăng và Tam bảo trao truyền giới pháp cho ta, đưa ta từ bóng đêm bước ra ánh sáng, từ ánh sáng bước tới ánh sáng; nuôi dưỡng giới thân, tuệ mạng cho ta, đưa ta đi tới với nếp sống lành mạnh, an hòa và phương trời cao rộng.Thầyđối với ta ân đức như vậy, nhưng nếu ta không biết ân mà sống vong ân, bội nghĩa thì ta đã treo ngược đời sống của ta và cũng treo ngược những lời dạy tốt đẹp của Thầy đối với ta, khiến cho người đời không những khinh khi ta mà còn khinh khi cả Thầy ta nữa!Ta đến với Thầy, nhưng ta không sống với đời sống của hiếu kính, trí tuệ vàtừ bi, khiến cho Thầy ta không những không yên lòng, mà đôi khi còn vì ta khởi sinh phiền não. Phiền não trong đời sống của Thầy ta khởi sinh là do ta, và như vậy ta đã đem dây phiền não mà trói Thầy, khiến cho Thầy ta bị phải sống ngược với đời sống giải thoát và giác ngộ.Vìvậy, mùa Vu lan về ta phải biết thực tập hiếu kính, trí tuệ và từ bi đểmở sợi dây treo ngược cho ta; và ta phải biết mở sợi dây treo ngược nơinhững người đang treo ngược đối với Thầy ta nữa.Ởđời, không có vị Thầy nào nhìn học trò dễ thương mà không vui. Danh dự của Thầy là danh dự của học trò và danh dự của học trò cũng là danh dự của Thầy, ta phải thấy cho rõ điều ấy để thực tập tâm hiếu kính, trí tuệvà từ bi, để mở hết tất cả những sợi dây đang treo ngược ta và Thầy ta vậy.Tahiếu kính đối với chúng Tăng, bởi chúng Tăng là đoàn thể trang nghiêm thánh thiện, lấy thanh tịnh và hòa hợp làm bản chất, lấy giải thoát làm lẽ sống, lấy trí tuệ làm sự nghiệp và lấy hoằng pháp độ sinh làm bản nguyện.Thầyta sinh ra ta từ biển cả giới pháp thanh tịnh và hòa hợp của Tăng, đượcdìu dắt, nâng đỡ và xác chứng trong đời sống cao thượng của Tăng và đã trở thành thành viên chính thức của Tăng. Nếu không có chúng Tăng, ta không bao giờ có Thầy. Ngày nay, ta có Thầy dạy dỗ và dìu dắt ta trên con đường học đạo, công đức ấy của Thầy là công đức của chúng Tăng, vì vậy mà ta hết lòng hiếu kính với chúng Tăng là để báo đáp ơn Thầy. Muốn báo đáp công ơn của Thầy, không gì hơn là phải thực hành hiếu kính đối với chúng Tăng.Ngườinào biết hiếu kính đối với chúng Tăng là người ấy đang ngày đêm nỗ lực thực hành hạnh trí tuệ và từ bi để cúng dường Thầy mình và chúng Tăng vậy.

Vàtại sao ta phải hiếu kính với Tam bảo? Tam bảo là Phật, Pháp và Tăng. Về ý nghĩa, ta có Tam bảo Đồng thể, Tam bảo xuất thế gian và Tam bảo thếgian trú trì.

Tam bảo Đồng thể
Nghĩa là Tam bảo trong bađời và mười phương cùng một thể tính giác ngộ, cùng một pháp tính bình đẳng, không sinh diệt và cùng một Tăng thể thanh tịnh, hòa hợp, sự lý thống nhất vô ngại. Không những vậy, mà Phật còn Đồng thể với Pháp và Tăng; Pháp và Tăng cùng Đồng thể với Phật; Phật và Tăng Đồng thể với Pháp; Phật và Pháp Đồng thể với Tăng nữa. Vì là đồng một thể tính giác ngộ, không sinh diệt, thanh tịnh, nên bản thể của Phật, Pháp, Tăng là thường trú khắp cả pháp giới và viên dung vô ngại.

Tam bảo xuất thế gian
Trong đó, Phật bảo xuất thế là chỉ cho chư Phật trong mười phương đã thành tựu được đoạn đức, trí đức và ân đức.Đoạn đức là do đoạn trừ hết sạch phiền não của tâm mà đức hạnh sinh khởi.Tríđức là do đoạn trừ hết sạch những sai lầm của tri kiến mà đức hạnh sinhkhởi và ân đức là do thành tựu những hạnh nguyện độ sinh mà đức hạnh sinh khởi.Phật bảo xuất thế là những Bậc giác ngộ đã thành tựu hoàn toàn ba đức ấy, như Đức Phật Thích-ca, Phật Adi- đà, Phật Dược Sư,…Phápbảo xuất thế gian là chỉ cho các pháp hành dẫn đến đời sống giải thoát như: Bát Chánh Đạo, Giới Định Tuệ, các pháp quán thuộc Tứ thánh đế, hay các pháp quán lưu chuyển và hoàn diệt của pháp Mười hai duyên khởi, các pháp quán về Không, Vô tướng và Vô tác, hay là pháp quán về Khổ, Không và Vô thường… Do thực hành các pháp này mà hành giả đoạn tận hết thảy lậu hoặc, dẫn đến đời sống xuất thế, thoát ly sinh tử.Tăngbảo Xuất thế là chỉ cho đoàn thể của Tăng, mà trong đó các thành viên đã đoạn trừ hết sạch phiền não, chứng đắc các thánh quả giải thoát.

Tam bảo thế gian trú trì
Phật bảo thế gian trú trì là chỉ cho những hình tượng của Đức Phật được thờ tự trong các chùa tháp khắp thế gian.Pháp bảo thế gian trú trì là chỉ cho ba tạng Kinh, Luật, Luận đang được thờ tự và lưu truyền ở trong thế gian.Tăng bảo thế gian trú trìlà chỉ cho những đoàn thể xuất gia tối thiểu là bốn vị tỳ-kheo hoặc bốnvị tỳ-kheo ni đang cộng trú thanh tịnh và hòa hợp với nhau để cùng nhauthực hành các Tăng sự, như thuyết giới mỗi nửa tháng, mỗi năm an cư trong ba tháng và cùng nhau tự tứ sau khi xuất hạ trong cùng một trú xứ. Và đồng thời làm chỗ nương tựa cho thế gian gieo trồng phước đức, hướng dẫn những pháp học và pháp hành cho quần chúng Phật tử.Tăng bảo thế gian trú trì bao gồm các tỳ- kheo, tỳ-kheo ni đã thành tựu và chưa thành tựu các pháp giải thoát.Nếukhông có Tam bảo Đồng thể, ta không bao giờ có Tam bảo xuất thế gian; và không có Tam bảo xuất thế gian ta không bao giờ có Tam bảo trú trì thế gian.Ngày nay ta có vị Thầy để dạy dỗ cho ta, nâng đỡ ta trên con đường tu tập và giải thoát, là nhờ có Tam bảo trú trì thế gian. Tacó Tam bảo trú trì trong thế gian giúp Thầy ta và ta tu học là nhờ có Tam bảo xuất thế gian; và ta có Tam bảo xuất thế gian để thường tin tưởng, tôn kính và ngưỡng mộ, mà không không bao giờ biến hoại là nhờ cóTam bảo Đồng thể.Vìvậy, ta hãy nhìn sâu vào trái tim tâm linh của ta, không những thấy cácbậc Thầy của ta đang còn tại thế hay đã qua đời vẫn luôn luôn hiện hữu ởtrong trái tim ta, vẫn luôn có mặt trong những hạnh nguyện tu hành của ta, quý vị luôn nâng đỡ cho ta những lúc yếu kém và vẫn luôn luôn khích lệ ta những khi ta có chút tinh cần tu tập.Khôngnhững vậy mà trong trái tim ta luôn luôn có mặt đầy đủ Tam bảo thế giantrú trì, Tam bảo xuất thế gian và cả Tam bảo Đồng thể. Nên, ta phải nỗ lực tu học tinh cần, phát khởi được trí tuệ và từ bi, để mở những sợi dây tà kiến đang treo ngược sự hiểu biết của ta đối với Tam bảo. Tambảo thì Đồng thể thanh tịnh mà nhận thức của ta thì ngược lại bị biến thể và ô nhiễm. Tăng đoàn đệ tử của đức Thế Tôn, thì hòa hợp thanh tịnh và xuất thế, mà ta đem những nhận thức phân hóa, kỳ thị, tổ chức phàm tục cục bộ của ta để áp đặt và trói buộc lên đời sống và sinh hoạt cao đẹp, thánh thiện của Tăng. Nhữngnhận thức trói buộc và treo ngược ấy làm cho ta càng ngày càng quay ngược với Tam bảo và Tam bảo đã bị ta hiểu theo nghĩa treo ngược và quayngược.MùaVu lan lại trở về với những người con Phật, chúng ta hãy cùng nhau nỗ lực tu tập để không những mở được những sợi dây đang treo ngược chúng ta, mà còn mở những sợi dây tà kiến cố chấp, hiểu biết sai lầm chung quanh chúng ta, đang làm đảo lộn và treo ngược Tam bảo.

MùaVu lan về, chúng ta nguyện nỗ lực tu tập và chuyển hóa để đưa dòng dõi huyết thống của chúng ta hội nhập vào dòng dõi tâm linh, nhằm thăng hoa cuộc sống và thể nhập hoàn toàn với Tam bảo Đồng thể, sống với cảnh giớivô sinh bất diệt của chư Phật.Vànay, mùa Vu lan về, những người con Phật chúng ta hãy cùng nhau, không những nguyện mở những sợi dây đang treo ngược chúng ta, mà còn nguyện mởcả những sợi dây đang treo xuôi chúng ta trong những thành công phù phiếm, trong những thuận lợi nhất thời, để dâng lên cúng dường cha mẹ, Thầy Tổ, chúng Tăng và Tambảo, với tất cả tấm lòng hiếu kính, trí tuệ và từ bi.

Thích Thái Hòa
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 56064)
Mỗi thế hệ thi ca đều xuất hiện những tâm hồn đặc biệt của các nhà thơ qua từng thế hệ. Phần nhiều, tâm hồn xuất phát từ cảm tính của thi nhân qua mọi sinh hoạt của xã hội. Tập thơ Hoa Song Đường của nhà thơ Mặc Giang vượt ra ngoài cái vòng tâm tư hiện hữu xưa nay, nó mang tính chất triết lí nhân sinh, chứa chất mọi quy luật sinh tồn mà con người và vũ trụ cố gắng tranh đấu để bảo tồn lẽ sống cùng với vạn hữu.
08/04/2013(Xem: 5728)
Đức Phật có nhiều danh xưng khác nhau như Như lai, Thiện thệ, Chánh đẳng giác, Thế tôn, Đạo sư, bậc Nhất thiết trí, bậc Nhất thiết kiến, bậc Toàn giác, v.v... Bậc Nhất thiết trí là danh xưng của chư Phật không phải là danh xưng của đức Phật Thích Ca.
08/04/2013(Xem: 20748)
Việc tự tứ và trai tăng trong ngày Vu lan, và qua đó mà báo hiếu cha mẹ, thì không cần phải nói đến nữa. Điều đáng nói là các chùa nên tổ chức hiệp kỵ cho Phật tử trong ngày Vu lan, sau khi tự tứ và trai tăng. Ngày nay kỵ giỗ của mỗi nhà cũng không thể còn như xưa
08/04/2013(Xem: 13683)
Con vẫn luôn nhớ lời Mẹ kể, lúc con còn bập bẹ trong nôi, từng giọt sữa ngọt từ tim Mẹ đã rót sang môi con, từng giọng hát ru ngọt ngào của Mẹ đã rót vào tâm hồn con. Thế là con đã thiếp ngủ đi trong tình thương cao vời đó. Khi con đầy tuổi, ôi! còn nụ cười nào đẹp hơn nụ cười của Mẹ ở phút giay nhìn con chập chững những bước đầu tiên!
08/04/2013(Xem: 4713)
Tinh thần “hoằng pháp vị gia vụ, lợi sinh vi bổn hoài” là trách nhiệm chung không chỉ người xuất gia mà ngay cả người tại gia cùng cộng hành xây dựng để góp phần làm cho vườn hoa giác ngộ ngày thêm đơm bông kết . . .
08/04/2013(Xem: 9622)
Tổng cộng 4 tuyển tập - Mỗi tuyển tập gồm 10 bài
05/04/2013(Xem: 27635)
Cúng Đại Bàng là một nghi thức quan trọng trong lễ cúng Quá Đường mỗi buổi trưa ở các tự viện theo truyền thống Phật Giáo Đại Thừa, đặc biệt là mùa An Cư Kiết Hạ hằng năm. Theo lời thuật lại trong khế kinh, ngày kia Đức Phật đi du hóa gặp một con chim Đại Bàng bắt các loài chim nhỏ ăn thịt.
01/04/2013(Xem: 4638)
Rằm tháng bảy theo tục lệ nhân gian Việt Nam gọi là ngày xá tội vong nhân. Ngày rằm tháng bảy có nhiều ý nghĩa: Thứ nhất, ngày Phật hoan hỷ. Ngày rằm tháng bảy gọi là ngày đức Phật hoan hỷ, bởi lẽ trong thất chúng đệ tử của Phật, Chúng Tỷ-kheo là
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]