Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

92. Thiền Sư Mộc Trần Đạo Mân, Tổ thứ 68, đời thứ 31 Thiền Phái Lâm Tế

13/10/202109:33(Xem: 17206)
92. Thiền Sư Mộc Trần Đạo Mân, Tổ thứ 68, đời thứ 31 Thiền Phái Lâm Tế

236_TT Thich Nguyen Tang_Thien Su Moc Tran Dao Man-2


Nam Mô A Di Đà Phật

 

Kính bạch Sư Phụ


Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học về Thiền Sư Mộc Trần Đạo Mân (1596-1674).
Ngài thuộc Tổ thứ 68 (tính từ sơ tổ Ca Diếp), đời thứ 35 sau Lục Tổ Huệ Năng, và cũng là Tổ thứ 31 của Thiển Phái Lâm Tế.

 

Thiền Sư Mộc Trần Đạo Mân, sanh ra vào cuối đời nhà Minh và đầu nhà Thanh, có họ Lâm, người Lĩnh Nam, Triều Châu, Quảng Đông, đồng hương với Lục Tổ Huệ Năng.


Lúc nhỏ, ngài có tính thông minh, theo nho học để ra làm quan.

 

Khi ngài đọc bộ Đại Huệ Tông Cảo ngữ Lục, ngài nhớ lại tiền kiếp của mình và phát tâm xuất gia. Ngài Mộc Trần Đạo Mân xuất gia được 2 năm bị cha mẹ bắt về lập gia đình. Năm 27 tuổi, ngài xuất gia trở lại.

 

Về sau ngài Mộc Trần Đạo Mân được Tổ Mật Vân Viên Ngộ trao cho công án “Ương Quật Sản Nạn” và ngài đã thành tựu đạo quả, được sư phụ Mật Vân Viên Ngộ ấn chứng.
Dù đã triệt ngộ, nhưng ngài vẫn ở lại hầu sư phụ 40 năm cho tới sư phụ viên tịch, kế thừa và trở thành Tổ thứ 31 của Tông Lâm Tế.

 

Sư Phụ giải thích về công án “Ương Quật Sản Nạn”, vốn phát xuất từ câu chuyện về Tôn Giả Vô Não, tên thường gọi là Ương Quật Ma La, phiên âm từ tên tiếng Phạn của Ngài là: Angulimala, tức là “người đeo xâu chuỗi ngón tay”.


Chuyện xảy ra vào thời Đức Thế Tôn còn tại thế, chàng thanh niên có tên là Ahimsaka (tên Cha Mẹ đặt cho chàng, nghĩa là Vô Hại), người con dân của nước Kiều Tát La (Kosala) do vua Ba Tư Nặc trị vì.


Chàng thanh niên Ahimsaka xin Bố Mẹ đến Hoa Thị Thành (Taxila) để học đạo Bà La Môn với Thầy Mani, vì chàng quá đẹp trai và học giỏi nên bị bạn cùng lớp ganh ghét, phao tin đồn là chàng có tình ý với bà vợ trẻ của ông thầy. Do tin đồn này mà bà vợ trẻ của thầy Mani lại xao xuyến xúc động vì cứ tưởng chàng học trò thầm yêu trộm nhớ mình thật. Thấy chàng tướng đẹp quá, nên bà ta tìm cách gần gũi hỏi han gạ tình, bà càng ngày càng trở nên say mê tánh nết và tướng mạo của Ahimsaka một cách điên cuồng, nhưng chàng cự tuyệt vì cho đó là trái với luân thường đạo lý làm người, chính điều này khiến cho bà xấu hổ cùng cực và tức giận, tìm cách hảm hại, bằng cách nói xấu về tên học trò.

Người thầy Mani không chịu điều tra xem sự việc có thật hay không, ông nhắm mắt tin theo bà vợ và rắp tâm hảm hại đứa học trò bằng cách bằng chàng giết người để lấy máu rửa tội lỗi, rửa xong rồi mới được truyền trao bí pháp của đạo.  Chàng Ahimsaka thật thà tin theo lời của tên thầy vô minh kia mà xách gươm lên rừng Jalam, Jalini sám hối rồi tìm người giết lấy máu rửa tội, rồi chặt ngón tay út để xâu làm xâu chuỗi để theo dõi đủ túc số 1000 ngón tay để về trình lên Thầy Mani.



Kính mời xem tiếp

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/08/2014(Xem: 19535)
Tuy là những tích xưa, chuyện cổ, nhưng đối với người có óc quan sát sẽ rất là bổ ích, vì trong ấy chứa đựng những tư tưởng cao xa thâm thúy về triết lý đạo đức. Với người chịu dày công tìm hiểu, đạo lý không có gì là bí ẩn; với người biết suy xét, hiểu được đạo lý không phải là khó khăn. Sau khi xem những chuyện tích được sưu tập trong phần này, hy vọng độc giả sẽ có thể dễ dàng thấy được những ý nghĩa đạo lý đã có tự ngàn xưa, được ghi lại qua những câu chuyện rất thú vị, làm cho chúng ta vui thích.
17/08/2014(Xem: 20389)
Tín đồ Phật giáo tin rằng có một con người thật được tôn xưng là đức Phật, hay Đấng Giác Ngộ, đã nhận ra được trí huệ sáng suốt xa xưa, hay nói đúng hơn là từ vô thủy, của con người. Và ngài đã làm được điều này ở Bihar, Ấn Độ, vào khoảng từ năm 600 cho đến 400 trước Công nguyên – thời gian chính xác không được biết.
17/08/2014(Xem: 18284)
Thiền học Trung Hoa khởi đầu từ Bồ-đề Đạt-ma, vị tổ sư đã khai mở pháp môn “truyền riêng ngoài giáo điển, chẳng lập thành văn tự, chỉ thẳng tâm người, thấy tánh thành Phật”. Tuy nhiên, từ khi tổ Bồ-đề Đạt-ma đến Trung Hoa (vào khoảng năm 520) cho đến lúc Thiền tông Trung Hoa thực sự phát triển hưng thịnh, đã phải mất gần hai thế kỷ, truyền qua năm đời tổ sư, cho đến vị tổ thứ sáu là Huệ Năng (638 - 713) thì Thiền tông mới thực sự trở thành một trong những tông phái mạnh nhất của Phật giáo Trung Hoa. Với sự hoằng hóa của Lục tổ Huệ Năng ở đất Tào Khê, Thiền tông đã lan rộng ra khắp nơi và không bao lâu đã phát triển thành 5 tông Lâm Tế, Quy Ngưỡng, Tào Động, Vân Môn và Pháp Nhãn. Quả đúng như bài kệ nổi tiếng được cho là do tổ Đạt-ma truyền lại:
17/08/2014(Xem: 27585)
Tập sách mỏng này được hình thành từ một ý tưởng sáng tạo khá độc đáo của các tác giả. Nội dung chính của tập sách dựa vào hai bản kinh: Phụ mẫu ân nan báo kinh và Thi-ca-la-việt lục phương lễ kinh. Tuy nhiên, đây không chỉ là bản dịch tiếng Việt của những kinh này, mà các tác giả đã dựa vào đây để truyền đạt lại nội dung theo phong cách kể chuyện, với lối văn giản dị và trong sáng, dễ hiểu. Bằng cách này, chắc chắn những nội dung truyền đạt nơi đây sẽ trở nên gần gũi, dễ nắm bắt hơn đối với các bạn trẻ, là đối tượng chính yếu của tập sách.
17/08/2014(Xem: 24360)
Nhân quả báo ứng là một tập truyện của Trung Quốc, có vẽ tranh minh họa rất sinh động. Tập truyện này trước do ngài Văn Xương Đế Quân đời nhà Tấn sưu tập những truyện nói về nhân quả và sự báo ứng qua nhiều triều đại ở Trung Quốc.
17/08/2014(Xem: 19454)
Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo là ba cái nguồn gốc văn hóa của dân tộc Việt nam ta từ xưa. Nho giáo dạy ta biết cách xử kỷ tiếp vật, khiến ta biết đường ăn ở cho phải đạo làm người. Đạo giáo lấy đạo làm chủ tể cả vũ trụ và dạy ta nên lấy thanh tĩnh vô vi nơi yên lặng. Phật giáo dạy ta biết cuộc đời là khổ não, đưa ta đi vào con đường giải thoát, ra ngoài cuộc ảo hóa điên đảo mà vào chỗ Niết-bàn yên vui.
17/08/2014(Xem: 15028)
Phát tâm Bồ Đề - Đạt Lai Lạt Ma; Việt dịch: Phan Châu Pha - Tiểu Nhỏ
17/08/2014(Xem: 21519)
Nhân quả là định luật căn bản xuyên suốt quá trình thành trụ hoại diệt của tất cả chúng sinh từ đời này sang đời khác, cho đến vũ trụ, vạn vật cũng không phải tuần hành, biến dịch một cách ngẫu nhiên, vô lí, mà luôn tuân theo định luật nhân quả. Định luật này không do một đấng thần linh nào, xã hội nào đặt ra cả, mà là luật tự nhiên, âm thầm, lặng lẽ, nhưng luôn đúng đắn, chính xác, hiệu quả vô cùng.
17/08/2014(Xem: 14165)
Tuyết rơi từ vào khuya, mặt trời vừa mọc, tuyết đã ngập trắng vườn sau. Tôi đẩy thêm một khúc củi vào lò. Nhìn lửa bốc ngọn, nhớ lại mấy vần thơ cũ đã quên mất cả nguyên văn: Chàng như mây mùa thu Thiếp như khói trong lò Cao thấp tuy có khác Một thả cũng tuyệt mù Đọc lại bài thơ rất nhỏ, từng chữ, từng vần. Rất nhỏ, đủ để một mình mình nghe. Cho đến khi lời thơ tan rã, ý thơ nhạt nhòa, cho đến khi trong tôi, về bài thơ, rớt lại chỉ còn một chút buâng khuâng không tên thì tôi lặng thinh đi vào cái buâng khuâng đó. Quanh một chữ. Tuyệt mù. Nghĩ đến một cánh chim thoáng trên mặt nước. Bóng chim, nước không lưu giữ. Chim đâu lưu giữ lại đường bay? Khói mây tan tác. Âm thanh, màu sắc cũng vậy. Cũng vậy, thiếp và chàng. Tất cả, một thả cũng tuyệt mù. Kể cả chữ và lời. Kinh và kệ. *
17/08/2014(Xem: 16950)
Tôi rất vui mừng được giới thiệu cùng quý vị độc giả tập sách này - được trình bày song ngữ Anh-Việt - như một cầu nối giữa tri thức khoa học phương Tây và trí tuệ trực giác phương Đông, điều mà tôi vẫn luôn cho là một trong những thành tựu đáng kể nhất của nhân loại vào đầu thiên niên kỷ này. Trong nguyên tác, đây là những ghi nhận từ một cuộc phỏng vấn mà đức Đạt-lai Lạt-ma đã dành cho học giả Mike Austin. Nhan đề tiếng Việt của sách và tiêu đề của một số chương là do chúng tôi tự đặt để giúp độc giả tiện theo dõi nội dung từng phần. Tuy nhiên, để tránh sự ngộ nhận, chúng tôi đã không đặt thêm các tiêu đề tiếng Anh tương ứng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]