Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

92. Thiền Sư Mộc Trần Đạo Mân, Tổ thứ 68, đời thứ 31 Thiền Phái Lâm Tế

13/10/202109:33(Xem: 17202)
92. Thiền Sư Mộc Trần Đạo Mân, Tổ thứ 68, đời thứ 31 Thiền Phái Lâm Tế

236_TT Thich Nguyen Tang_Thien Su Moc Tran Dao Man-2


Nam Mô A Di Đà Phật

 

Kính bạch Sư Phụ


Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học về Thiền Sư Mộc Trần Đạo Mân (1596-1674).
Ngài thuộc Tổ thứ 68 (tính từ sơ tổ Ca Diếp), đời thứ 35 sau Lục Tổ Huệ Năng, và cũng là Tổ thứ 31 của Thiển Phái Lâm Tế.

 

Thiền Sư Mộc Trần Đạo Mân, sanh ra vào cuối đời nhà Minh và đầu nhà Thanh, có họ Lâm, người Lĩnh Nam, Triều Châu, Quảng Đông, đồng hương với Lục Tổ Huệ Năng.


Lúc nhỏ, ngài có tính thông minh, theo nho học để ra làm quan.

 

Khi ngài đọc bộ Đại Huệ Tông Cảo ngữ Lục, ngài nhớ lại tiền kiếp của mình và phát tâm xuất gia. Ngài Mộc Trần Đạo Mân xuất gia được 2 năm bị cha mẹ bắt về lập gia đình. Năm 27 tuổi, ngài xuất gia trở lại.

 

Về sau ngài Mộc Trần Đạo Mân được Tổ Mật Vân Viên Ngộ trao cho công án “Ương Quật Sản Nạn” và ngài đã thành tựu đạo quả, được sư phụ Mật Vân Viên Ngộ ấn chứng.
Dù đã triệt ngộ, nhưng ngài vẫn ở lại hầu sư phụ 40 năm cho tới sư phụ viên tịch, kế thừa và trở thành Tổ thứ 31 của Tông Lâm Tế.

 

Sư Phụ giải thích về công án “Ương Quật Sản Nạn”, vốn phát xuất từ câu chuyện về Tôn Giả Vô Não, tên thường gọi là Ương Quật Ma La, phiên âm từ tên tiếng Phạn của Ngài là: Angulimala, tức là “người đeo xâu chuỗi ngón tay”.


Chuyện xảy ra vào thời Đức Thế Tôn còn tại thế, chàng thanh niên có tên là Ahimsaka (tên Cha Mẹ đặt cho chàng, nghĩa là Vô Hại), người con dân của nước Kiều Tát La (Kosala) do vua Ba Tư Nặc trị vì.


Chàng thanh niên Ahimsaka xin Bố Mẹ đến Hoa Thị Thành (Taxila) để học đạo Bà La Môn với Thầy Mani, vì chàng quá đẹp trai và học giỏi nên bị bạn cùng lớp ganh ghét, phao tin đồn là chàng có tình ý với bà vợ trẻ của ông thầy. Do tin đồn này mà bà vợ trẻ của thầy Mani lại xao xuyến xúc động vì cứ tưởng chàng học trò thầm yêu trộm nhớ mình thật. Thấy chàng tướng đẹp quá, nên bà ta tìm cách gần gũi hỏi han gạ tình, bà càng ngày càng trở nên say mê tánh nết và tướng mạo của Ahimsaka một cách điên cuồng, nhưng chàng cự tuyệt vì cho đó là trái với luân thường đạo lý làm người, chính điều này khiến cho bà xấu hổ cùng cực và tức giận, tìm cách hảm hại, bằng cách nói xấu về tên học trò.

Người thầy Mani không chịu điều tra xem sự việc có thật hay không, ông nhắm mắt tin theo bà vợ và rắp tâm hảm hại đứa học trò bằng cách bằng chàng giết người để lấy máu rửa tội lỗi, rửa xong rồi mới được truyền trao bí pháp của đạo.  Chàng Ahimsaka thật thà tin theo lời của tên thầy vô minh kia mà xách gươm lên rừng Jalam, Jalini sám hối rồi tìm người giết lấy máu rửa tội, rồi chặt ngón tay út để xâu làm xâu chuỗi để theo dõi đủ túc số 1000 ngón tay để về trình lên Thầy Mani.



Kính mời xem tiếp

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/08/2014(Xem: 59492)
108 lời dạy của Đức Đạt-lai Lạt-ma được gom góp trong quyển sách tuy bé nhỏ này nhưng cũng đã phản ảnh được một phần nào tư tưởng của một con người rất lớn, một con người khác thường giữa thế giới nhiễu nhương ngày nay. Thật vậy tư tưởng của Ngài có thể biểu trưng cho toàn thể lòng từ bi và trí tuệ Phật Giáo trên một hành tinh mà con người dường như đã mất hết định hướng. Các sự xung đột không hề chấm dứt, con người bóc lột con người, giết hại muôn thú và tàn phá thiên nhiên. Phật giáo thường được coi như là một tín ngưỡng nhưng những lời khuyên của Đức Đạt-lai Lạt-ma trong quyển sách này vượt lên trên khuôn khổ hạn hẹp của một tôn giáo: - "Mỗi khi phải đề cập đến các vấn đề tâm linh thì không nhất thiết là tôi buộc phải nói đến các vấn đề liên quan đến tôn giáo (câu 87).
17/08/2014(Xem: 21688)
Tập sách này trong nguyên ngữ Tây Tạng được biên soạn từ quyển Truyền thuyết về 84 vị Thánh tăng (Grub thob brgyad bcu tsa bzhi’i lo rgyus) do ngàiMondup Sherab ghi chép từ lời kể của ngài Abhayadatta Sri (thế kỷ 12th) và quyển Tâm chứng của 84 vị Thánh tăng (Grub thob brgyad bcu rtogs pa’i snying po rdo rje’i lu) của ngài Vira Prakash, đã được Keith Dowman và Bhaga Tulku Pema Tenzin dịch sang Anh ngữ. Phần giới thiệu và các chú giải, nhận xét là củaKeith Dowman, hình minh họa là của H. R. Downs. Sách đã được phát hành tại Hoa Kỳ vào năm 1985 (The State University of New York Press, Albany, NY., 1985) với độ dày 454 trang. Sách cũng đã từng được dịch sang tiếng Đức vào năm 1991 với nhan đề Die Meister der Mahamudra (Diederichs, Munchen, 1991). Bản dịch Việt ngữ được giới thiệu lần này là của Nguyên Thạnh Lê Trung Hưng, được dịch từ bản tiếng Anh Masters of Mahamudra of the Eighty-four Buddhist Siddhas của Keith Dowman.
17/08/2014(Xem: 23080)
Trong những thành tựu ngày càng sâu sắc hơn của khoa học hiện đại là sự khám phá rằng thân và tâm không tách biệt và độc lập, nhưng đúng hơn là cùng một thực thể được nhìn từ hai góc độ khác nhau. Descartes đã sai lầm trong việc tách rời giữa thân và tâm. Và y học phương Tây theo sau những người đi trước, đã có sai lầm tương tự trong việc xem nhẹ ý nghĩa những trạng thái tinh thần của bệnh nhân đối với điều kiện sức khỏe của họ.
17/08/2014(Xem: 19709)
Sự rèn luyện cốt lõi nhất trong Phật giáo, và cho chủ đề này trong bất kỳ con đường tâm linh nào đều là “phương tiện thiện xảo”, nhờ đó hành giả có khả năng chuyển hóa mọi khía cạnh cuộc sống hàng ngày của họ thành rèn luyện tâm linh. Rèn luyện tâm linh là những luyện tập làm giải thoát tâm thức khỏi sự bám chấp mãnh liệt và lực khao khát thúc đẩy của chúng ta. Sự rèn luyện tâm linh xoa dịu đau khổ tạo ra bởi quan điểm chật hẹp, cứng rắn và những cảm xúc hỗn loạn, thiêu đốt của chúng ta.
17/08/2014(Xem: 15097)
Vâng theo lời dạy của Thầy Lama Zopa Rinpoche, chúng con dịch cuốn sách này ra tiếng Việt với ước muốn chia sẻ những lời dạy của Thầy đến bạn bè, tất cả những ai quan tâm tu tập Phật pháp, đặc biệt là trau giồi Bồ-đề tâm để chữa lành tận gốc mọi bệnh tật của cả thân và tâm. Chúng con kính dâng lòng tôn kính và tri ân sâu xa lên Thầy Zopa Rinpoche, một Kadampa trong thời hiện đại, Người là nơi nương tựa của chúng con mãi mãi, Người dạy chúng con đi vào đường tu giác ngộ.
17/08/2014(Xem: 25529)
Đại Sư tên là Huệ Năng, cha họ Lư, tên húy là Hành Thao. Người mẹ họ Lý, sinh ra ngài nhằm giờ tý, ngày mùng tám tháng hai, năm Mậu Tuất, niên hiệu Trinh Quán thứ 12. Khi ấy, hào quang từ nhà ngài chiếu sáng lên không trung, mùi hương lạ tỏa lan khắp nhà. Đến tảng sáng, có hai vị tăng lạ mặt đến thăm, bảo cha ngài rằng: “Khuya nay ông vừa sinh quý tử, chúng tôi đến đây là để đặt tên cho cháu bé. Ông nên đặt trước là chữ Huệ, sau là chữ Năng.”
17/08/2014(Xem: 23455)
Đặc tính: Tự thể của thân trung ấm mang 5 đặc tính:[38] 1. Nó có đầy đủ các giác quan. 2. Vì nó sinh ra một cách tự nhiên, tất cả các chi (tay chân) chính và phụ của nó sinh ra đầy đủ đồng thời với thân. 3. Vì nó có thân vi tế nên không thể bị tiêu diệt dù bằng vật cứng như kim cương. 4. Trừ nơi tái sinh của nó như là trong dạ con, bụng của người mẹ, ngoài ra không vật gì có thể cản được thân trung ấm đi qua, dù là núi non, hàng rào v.v...
17/08/2014(Xem: 17942)
Việc tìm hiểu về các tông phái khác nhau trong đạo Phật luôn là điều cần thiết đối với hầu hết những người học Phật.Tập sách này là một công trình biên soạn công phu, có hệ thống, tuy ngắn gọn nhưng khá đầy đủ để mang lại một cái nhìn tổng quan về các tông phái trong đạo Phật, cũng như giúp người đọc nắm hiểu sơ lược về tôn chỉ và đặc điểm chính yếu của từng tông phái.
17/08/2014(Xem: 15360)
“Đạo lý nhà Phật, là một nền đạo lý thâm trầm, siêu việt hơn hết”. Ấy là lời nói của nhiều nhà thông thái xưa nay trên hoàn võ, và cũng là một mối cảm của chúng tôi nữa. Sau khi lăn lóc nơi trần gian thế sự, mỏi gối chồn chân vì bã lợi danh, chìm nổi nơi bể ái sóng tình, rồi ngồi nghĩ lại cái đời mình, bao người lấy làm ngao ngán! Bấy giờ tưởng đạo lý nhà Phật với mình cũng như chiếu bông gối dựa đối với người buồn ngủ, tha hồ mà ôm ấp lấy!
17/08/2014(Xem: 13000)
Sức sống của một nền đạo lý từ bi, trí tuệ như Đạo Phật thì chỉ có thể là sức sống văn hóa. Bởi vì, chỉ trên bình diện văn hóa, hoặc ở những hình thái sống động của đời sống hoặc thâm trầm trong tâm hồn con người, nguồn suối từ bi, trí tuệ mới có thể thẩm thấu, chan hòa như đã thẩm thấu chan hòa trong đời sống và tâm hồn của phần lớn các dân tộc Á Đông.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]