Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chùa Quan Âm (Sách PDF)

08/08/202121:41(Xem: 7904)
Chùa Quan Âm (Sách PDF)
Chùa Quan Âm Canada_Bìa trước
Chùa Quan Âm
HT Thích Như Điển

Lời vào sách

 

 

Trong mùa An Cư Kiết Hạ năm nay (1995), tôi đã dành gần một tháng (từ 19-6 đến 14-7-95) đến an cư tại chùa Quan Âm ở Montréal Canada.

 

Trong những ngày này tại đây quý Phật Tử đã vân tập về chùa lạy kinh Đại Bát Niết Bàn (mỗi chữ mỗi lạy), thọ Bát Quan Trai, tọa thiền, niệm Phật, thực hành trà đạo theo Nhật Bản và vấn đạo v.v… Đó là một công đức rất to lớn mà quý Phật Tử tại chùa đã hành trì trong thời gian tôi ở lại đây.

 

Trong tuần lễ đầu, tôi đã lo viết cho xong quyển sách thứ 19 với nhan đề là: “Vụ án của một người tu”, một quyển sách tiểu thuyết Phật Giáo, nhưng cốt yếu giới thiệu về nhân sinh quan và vũ trụ quan của Phật Giáo trong cuộc sống đầy oái oăm nghiệt ngã như hiện nay mà người Tăng Sĩ phải gánh vác lấy. Chắc chắn khi sách này được ra mắt quý độc giả xa gần, sẽ có nhiều khuynh hướng và dư luận khác nhau; nhưng dầu bất cứ ở quan niệm nào đi nữa, người viết cũng mong rằng quyển sách sẽ chở chuyên được tư tưởng của Đạo Phật, nhằm gây một niềm tin trong sự sống, đồng thời cũng đả phá những quan niệm lạc hậu có nhiều người lâu nay đã nghĩ đến Đạo Phật như thế!

 

Quyển sách dầy độ 300 trang viết tay và tôi đã viết trong một thời gian kỷ lục 6 ngày, mỗi ngày 5 tiếng đồng hồ. Quyển sách ấy được viết xong đúng vào ngày 28 tháng 6 năm 1995 cũng nhằm ngày sinh nhật thứ 46 của tôi.

 

Cũng trong ngày ấy quý Cô, quý Chú tại chùa Viên Giác và ông Dr. Meihorst cố vấn sáng lập chùa Viên Giác tại Đức, đã gởi thư chúc mừng sinh nhật của tôi như thường lệ mỗi năm và trong ấy có đoạn quý Cô, quý Chú viết: “Hôm nay sinh nhật của Thầy chúng con Tăng Ni và Phật Tử chùa Viên Giác có dâng một mâm đèn, trà quả, hoa tâm hướng vọng về Canada để làm lễ khánh tuế Thầy”. Riêng ông Dr. Meihorst là Chủ tịch Hội Kỹ Sư toàn cõi nước Đức với 800.000 Kỹ Sư, cũng là một người Đức đã cố vấn cho chùa lâu nay, có gởi cho tôi một điện thư với nội dung là: “Nhân ngày sinh nhật của Thầy, xin cám ơn phụ mẫu của Thầy đã mang Thầy vào đời và hiện hữu với nhân sinh. Cầu chúc Thầy sống lâu, sức khỏe dồi dào để dìu dắt mọi loài”.

 

Tại chùa Quan Âm hôm đó, quý Bác trong Ban Cố Vấn, quý anh chị em trong Ban Trị Sự và một số quý đệ tử, Phật Tử cũng đã tổ chức mừng sinh nhật của tôi. Trong lời cảm từ tôi đã nói: “Sanh tôi ra là cha mẹ, nuôi tôi lớn lên ăn học thành tài là nhờ vào hạt cơm của Đàn Na Tín Thí. Học hỏi được cái hay cái đẹp của Đời là nhờ ơn Thầy Tổ, sau khi học hành tạm xong. Bây giờ trở lại giúp đời giúp đạo là bổn phận mà thôi. Xin chân thành cảm ơn quý vị và xin tạc dạ ghi ơn, những gì mà quý vị nghĩ đến tôi”.

 

Trong câu chuyện vãn của buổi tiệc hôm ấy, quý Đạo Hữu có hỏi tôi là đã làm được gì trong những ngày qua? Tôi có trình bày như trên đã nói và tự thán rằng: Còn đến hơn 2 tuần nữa, ngoài giờ tu tập ra không biết làm gì? Nhân cơ hội ấy, quý Đạo Hữu và quý Phật Tử đề nghị với tôi rằng: “Thôi! Thầy viết về chùa Quan Âm đi”. Câu nói và lời yêu cầu ấy tuy ngắn gọn; nhưng làm cho tôi cảm xúc vô cùng và tự nhiên thấy mình có bổn phận phải làm việc ấy. Thế là tôi nhờ anh Thị Pháp Huỳnh Phước Bàng sưu tầm tài liệu, bác Nguyên Thụ Phan Trọng Hàm và bác Lê Huy Nhâm truyền đạt lại sự hiểu biết và kinh nghiệm về chùa Quan Âm để tôi biên thành sách. Thời gian cuối, xin cho tôi biết mọi dữ kiện vào ngày 2-7-95. Đó là lý do tại sao tôi viết cuốn sách này.

 

Hôm nay (3-7-95) sau thời tụng kinh Lăng Nghiêm và tọa Thiền nơi chánh điện với Phật Tử Thị Nguyện Huỳnh Ngọc Trọng, tôi trở lại thư phòng bắt đầu viết và mong rằng tư tưởng sẽ chứa chan, sự suy nghĩ được cân nhắc đứng đắn, để những gì được thổ lộ qua ngòi bút này sẽ giới thiệu cho thế hệ bây giờ và mai hậu một tổ chức, một ngôi chùa, một sự hiện hữu của tâm linh trong mọi tâm hồn của người Phật Tử tại Montréal, Canada. Đó là ngôi chùa Quan Âm.

 

Tôi viết quyển sách này, dựa theo một số tài liệu có sẵn qua báo chí, hình ảnh và đôi khi cũng từ những câu chuyện đàm thoại giữa quý Phật Tử với nhau, nhiều khi khởi đi chính từ quan niệm của tôi, cũng có thể trong tư cách của một người tu, mà cũng có thể trong tư cách của một vị lãnh đạo tinh thần của chùa Quan Âm và Hội Phật Giáo Quan Âm tại đây.

 

Thượng Tọa Thích Minh Tâm và tôi, trong tư cách lãnh đạo tinh thần; nhưng ở xa xôi quá không đóng góp được trực tiếp gì cho Hội và Chùa nhưng biết đâu, đây sẽ là một hình thức khác để góp phần vào sự phát triển cũng như duy trì cho chùa Quan Âm tại đây. Nếu có được công đức nho nhỏ nào đó, xin hồi hướng lên Tam Bảo chứng minh và những phước báu ấy xin chia đều đến các Phật Tử xa gần.

 

Trong tác phẩm này chắc chắn còn rất nhiều khiếm khuyết, hoặc đôi khi vì muốn chứng minh đó là một sự thật, sẽ làm liên lụy đến nhiều người; nhưng nếu có bị chạm tự ái, hoặc có ít nhiều sự việc không trung thực, kính xin quý vị cho tôi nhận lỗi ấy về mình và cũng xin quý vị hoan hỷ xem đó như là một sự hy sinh, một sự cúng dường nho nhỏ lên Đức Phật.

 

Trời hôm nay nóng quá, ai cũng cảm thấy bực bội; nhưng qua một trận mưa rào chiều hôm qua, cỏ cây đã trở lại xanh tốt và đất đai lại màu mỡ hơn; những bụi bặm của thế trần dường như cũng đã gột rửa được ít nhiều. Sau cơn mưa, gió lại chuyển động làm lay chuyển những hàng cây phi lao và bạch dương chung quanh chùa nhiều hơn nữa, khiến tôi nghĩ ngay đến câu: “Après la pluie, le beau temps” có lẽ cũng đúng lắm. Cái gì của đất trời, xin trả lại nó ở trong trạng thái uyên nguyên, không nên thêm bớt; nhưng dẫu có đi nữa, cuối cùng sự thật rồi cũng sẽ trả về cho sự thật.

 

Cầu nguyện Tam Bảo gia hộ cho tất cả mọi người và mọi loài hãy thương yêu nhau một cách chân thật, để dìu dắt nhau đi sâu vào biển cả tình thương cũng như trí tuệ của chư Phật.



MỤC LỤC

 

                                                                                                       Trang

Lời vào sách.                                                                                      5

 

Chương 1: Danh hiệu                                                                           9

Chương 2: Tìm lẽ sống                                                                       23

Chương 3: Tại sao có sự hiện diện của

Thượng Tọa Thích Minh Tâm và của tôi nơi nầy                                       32

Chương 4: Ngôi Niệm Phật Đường Quan Âm tại đường Frontenac            40

Chương 5: Ngôi Chùa Quan Âm tại đường De Courtrai                           49

Chương 6: Tăng Sĩ Trụ Trì                                                                 110

Chương 7: Tư cách của một người cư sĩ hộ đạo                                   131

Chương 8: Gia Đình Phật Tử Quan Âm và lớp học Việt ngữ                   161

Chương 9: Kết luận                                                                          179

 

Phụ lục: Hình ảnh                                                                             190



pdf
Chua-Quan-Am-HT-Thich-Nhu-Dien


Chùa Quan Âm Canada_Bìa trước
Chùa Quan Âm Canada_Bìa sau


***
youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/06/2021(Xem: 8226)
LỜI ĐẦU SÁCH Cứ mỗi năm từ rằm tháng tư đến rằm tháng bảy âm lịch là mùa An Cư Kiết Hạ của chư Tăng mà Đức Phật cũng như chư Tổ đã chế ra từ ngàn xưa nhằm sách tấn cho nhau trên bước đường tu học, cũng như thực hành giới pháp; nên đâu đâu chư Tăng cũng đều y giáo phụng hành. Ngày nay ở Hải ngoại mặc dầu Phật sự quá đa đoan, nhưng chư Tăng cũng đã thực hành được lời di huấn đó. Riêng tại Tây Đức, chư Tăng Ni đã thực hiện lời dạy của Đức Thế Tôn liên tiếp trong 3 năm liền (1984, 1985 và 1986). Đó là thành quả mà chư Tăng đã tranh thủ với mọi khó khăn hiện có mới thực hiện được. Đây là một công đức đáng tán dương và đáng làm gương cho kẻ hậu học. Vì giới luật là mạng mạch của Phật pháp. Giới luật không được tuân giữ thì việc truyền thừa giáo pháp của Đức Như Lai không được phát triển theo chánh pháp nữa.
26/06/2021(Xem: 12258)
LỜI GIỚI THIỆU “Chết đi về đâu” là tuyển tập các bài pháp thoại của thầy Nhật Từ tại Hoa Kỳ, Úc châu và Việt Nam. Dựa vào kinh điển Phật giáo thuộc các truyền thống khác nhau, thầy Nhật Từ đã phân tích những trở ngại về tâm lí trước cái chết thường làm cho cái chết diễn ra sớm hơn và đau đớn hơn. Nếu chết được hiểu là tiến trình tự nhiên mà mỗi hữu thể đều phải trải qua thì nỗi sợ hãi về cái chết sẽ trở thành nỗi ám ảnh, trước nhất là từ hữu thức sau đó là từ vô thức, làm cho cuộc sống con người trở nên tẻ nhạt và đáng sợ.
19/06/2021(Xem: 12662)
MỤC LỤC Lời đầu sách 2 TÌM HIỂU GIÁO LÝ PHẬT GIÁO 9 ĐỨC PHẬT 12 GIÁO PHÁP 36 TĂNG ĐOÀN 119 PHÁI TỲ NI ĐA LƯU CHI. 136 PHÁI VÔ NGÔN THÔNG.. 137 PHÁI THẢO ĐƯỜNG.. 139 HIẾN CHƯƠNG CỦA GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT. 154 TIỂU SỬ ĐỨC TĂNG THỐNG GHPGVNTN.. 165 TIỂU SỬ CỐ HÒA THƯỢNG THÍCH THIỆN HOA.. 177
19/06/2021(Xem: 11138)
Mục Lục - Lời vào sách 4-13 CHƯƠNG MỘT 14-35 Sự hình thành của Giáo Hội Phật Giáo VNTN CHƯƠNG HAI 36-102 Bản nội quy của Giáo Hội PGVNTN Âu Châu và thành phần Ban Điều hành của Giáo Hội CHƯƠNG BA 103-167 Giải đáp những thắc mắc CHƯƠNG BỐN 168-294 Khóa Giáo Lý Âu Châu Kỳ 9 Kinh Hoa Nghiêm Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Phẩm Tịnh Hạnh thứ 11 LỜI KẾT 295-299 HÌNH ẢNH 300-344
18/06/2021(Xem: 9419)
Tác phẩm này là tuyển tập 7 bài pháp thoại của tôi trong các khóa tu thiền Vipassanā tại chùa Giác Ngộ và một số nơi khác. Kinh văn chính yếu của tác phẩm này dựa vào kinh Tứ niệm xứ thuộc kinh Trung bộ và kinh Đại niệm xứ thuộc kinh Trường bộ vốn là 2 bản văn quan trọng nhất giới thiệu về thiền của đức Phật. Thiền quán hay thiền minh sát (Vipassanā bhāvanā) còn được gọi là thiền tuệ (vipassanāñāṇa). Giá trị của thiền quán là mang lại trí tuệ cho người thực tập thiền. Minh sát (vipassanā) là nhìn thẩm thấu bằng tâm, nhìn mọi sự vật một cách sâu sắc “như chúng đang là”, hạn chế tối đa sự can thiệp ý thức chủ quan vào sự vật được quan sát, khi các giác quan tiếp xúc với đối tượng trần cảnh. Khi các suy luận dù là diễn dịch, quy nạp, tổng hợp, phân tích… thoát ra khỏi ý thức về chấp ngã chủ quan và chấp ngã khách quan, lúc đó ta có thể nhìn sự vật đúng với bản chất của chúng. Cốt lõi của thiền quán là chính niệm trực tiếp (satimā) và tỉnh giác trực tiếp (sampajāno) với đối tượng
16/06/2021(Xem: 13099)
Thời gian như đến rồi đi, như trồi rồi hụp, thiên thu bất tận, không đợi chờ ai và cũng chẳng nghĩ đến ai. Cứ thế, nó đẩy lùi mọi sự vật về quá khứ và luôn vươn bắt mọi sự vật ở tương lai, mà hiện tại nó không bao giờ đứng yên một chỗ. Chuyển động. Dị thường. Thiên lưu. Thiên biến. Từ đó, con người cho nó như vô tình, như lãng quên, để rồi mất mát tất cả... Đến hôm nay, bỗng nghe tiếng nói của các bạn hữu, các nhà tri thức hữu tâm, có cái nhìn đích thực rằng: “Đạo Phật và Tuổi Trẻ.” “Phật Việt Trong Lòng Tộc Việt.” “Dòng Chảy của Phật Giáo Việt Nam” hay “Khởi Đi Từ Hôm Nay.” Tiếng vang từ những lời nói ấy, đánh động nhóm người chủ trương, đặt bút viết tâm tình này. Đạo Phật có mặt trên quê hương Việt Nam hai ngàn năm qua, đã chung lưng đấu cật theo vận nước lênh đênh, khi lên thác, lúc xuống ghềnh, luôn đồng hành với dân tộc. Khi vua Lê Đại Hành hỏi Thiền sư Pháp Thuận về vận nước như thế nào, dài ngắn, thịnh suy? Thì Thiền sư Pháp Thuận đã thấy được vận nước của quê hương mà
12/06/2021(Xem: 11548)
Viết về lịch sử của một Dân Tộc hay của các Tôn Giáo là cả một vấn đề khó khăn, đòi hỏi ở người viết phải am tường mọi dữ kiện, tham cứu nhiều sách vở hay là chứng nhân của lịch sử, mới mong khỏi có điều sai lệch, nên trước khi đặt bút viết quyển “Lịch sử Phật Giáo Việt Nam tại Hải Ngoại trước và sau năm 1975” chúng tôi đắn đo suy nghĩ rất nhiều...
12/06/2021(Xem: 9081)
LỜI GIỚI THIỆU Trong sách quốc văn giáo khoa thư ngày trước đã kể mẫu chuyện như sau: Có một người đi du lịch nhiều nơi. Khi trở về nhà, kẻ quen người lạ, hàng xóm láng giềng đến thăm, hỏi rằng: - Ông đi du lịch nhiều nơi, vậy nơi nào theo ông đẹp hơn cả? Người kia không ngần ngại đáp ngay: - Chỉ có quê hương tôi là đẹp hơn cả! Mọi người không khỏi ngạc nhiên, nhưng càng ngạc nhiên mà càng suy gẫm thì mới thấy có lý. Ai đã du lịch nhiều nơi, ai đã sống lang thang phiêu bạt ở nước ngoài mới có dịp cảm thấy thấm thía "quê hương tôi là đẹp hơn cả", đẹp từ cọng rau, tấc đất, đẹp với những kỷ niệm vui buồn, đẹp cho tình người chưa trọn, đẹp vì nghĩa đạo phải hy sinh…
11/06/2021(Xem: 9033)
LỜI ĐẦU SÁCH Giáo pháp của Đức Phật đã được truyền đến khắp năm châu bốn bể và tại mỗi địa phương ngày nay, giáo lý ấy được dịch ra nhiều ngôn ngữ khác nhau, nhằm phổ biến đến những người tin Phật có cơ hội hiểu rõ và đúng với chân tinh thần của đạo Phật. Đức Phật vẫn luôn dạy đệ tử của Ngài rằng: “Các ngươi tin ta phải hiểu ta, nếu tin mà không hiểu ta, tức hủy báng ta vậy”. Lời dạy ấy rất sâu sắc và có giá trị muôn đời cho những ai tìm đến giáo lý đạo Phật. Một hệ thống giáo lý rất sáng ngời trong tình thương, trí tuệ và giải thoát. Giáo lý đạo Phật là chất liệu dưỡng sinh trong cuộc sống tinh thần của người Phật tử. Vì thế, trước khi tin vào giáo lý, thiết tưởng cần phải hiểu rõ giáo lý ấy có thể giúp ta được những gì. Nếu không hoặc chưa rõ mục đích, chúng ta có quyền chưa tin và cũng không nên tin vội. Dầu lời dạy ấy là của những người thông thái, của các vị Thiên Thần hay ngay cả của chính đức Phật.
09/06/2021(Xem: 18377)
LUẬN VỀ CON ĐƯỜNG GIẢI THOÁT - Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh quyển thứ 32 thuộc Luận Tập Bộ Toàn. Thứ tự Kinh văn số 1648. Hán văn từ trang 399 đến trang 461 gồm có 12 quyển. - Ngài A La Hán Ưu Ba Đề Sa (Uptissa) còn gọi là Đại Quang tạo luận nầy và vào đời nhà Lương được Ngài Tam Tạng Tăng Già Bà La (Samghaphala) nước Phù Nam dịch từ chữ Phạn sang chữ Hán. - Sa Môn Thích Như Điển, Phương Trượng chùa Viên Giác, Hannover, Đức Quốc, dịch từ chữ Hán sang tiếng Việt tại Tu Viện Đa Bảo, Úc Đại Lợi nhân lần nhập thất thứ ba tại đây. Bắt đầu dịch luận nầy vào ngày 10 tháng 12 năm 2005.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567