(Tương đương với phẩm cùng tên là “Căng Già Thiên”,
phần giữa quyển 331, Hội thứ I, ĐBN)
Biên soạn: Lão Cư sĩ Thiện Bửu Diễn đọc: Cư sĩ Quảng Tịnh, Cư sĩ Quảng Thiện Duyên Lồng nhạc: Cư sĩ Quảng Phước, Cư sĩ Quảng Thiện Hùng Jordan Le
Tóm lược:
Bấy giờ, trong chúng có một Thiên nữ tên Căng Già Thiên từ tòa đứng dậy, đảnh lễ chân Phật, kéo áo che vai trái, gối hữu chấm đất, chắp tay cung kính thưa rằng:
- Bạch Thế Tôn! Con sẽ tu đủ bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, Bát nhã Ba la mật, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật. Tịnh độ được con trang nghiêm cũng giống như cõi Phật mà hôm nay đức Thế Tôn đã nói cho đại chúng nghe trong Kinh Bát nhã Ba la mật thẳm sâu này, trong đó mọi thứ đều viên mãn.
Sau khi nói xong, Căng Già Thiên liền đem đủ loại hoa vàng, hoa bạc, các loài hoa mọc trên cạn hoặc dưới nước, đồ trang sức và một bộ thiên y màu vàng kim hết lòng cung kính rải dâng lên Phật. Nhờ thần lực Phật các thứ đó bay lên không trung xoay quanh bên phải, hóa thành đài báu có bốn trụ và bốn góc ở trên đảnh Phật. Đài ấy được trang trí xinh đẹp, rất đáng ưa thích. Đấy là Thiên nữ đem căn lành này cùng các hữu tình bình đẳng chung có, hồi hướng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề.
Bấy giờ, Thế Tôn biết Thiên nữ kia chí nguyện sâu rộng bèn mỉm cười. Thường chư Phật khi mỉm cười thì có ánh sáng đủ màu sắc (hào quang) từ miệng chiếu ra. Nay Phật cũng vậy, từ miệng Ngài phóng ra đủ loại ánh sáng xanh, vàng, đỏ, trắng, hồng, tím, xanh biếc, xanh lục v.v… chiếu khắp mười phương vô lượng, vô biên thế giới chư Phật, rồi trở lại cõi này, hiện đại thần biến xoay quanh Phật ba vòng, rồi nhập vào đảnh Phật(2).
Khi ấy, A Nan Đà thấy nghe rồi, từ tòa đứng dậy, đỉnh lễ chân Phật, kéo áo che vai trái, gối hữu chấm đất, chấp tay cung kính thưa:
- Bạch Thế Tôn! Do nhân duyên nào mà Phật mỉm cười? Chư Phật mỉn cười chắc có nhân duyên?
Bấy giờ, Thế Tôn bảo Khánh Hỷ rằng:
- Thiên nữ đây tức là người thọ thân nữ sau cùng. Xả thân này rồi bèn thọ nam thân, tận đời vị lai chẳng làm nữ nữa. Từ đây chết rồi sẽ sanh qua cõi Phật Bất Động ở phương Đông, một cõi Phật rất đáng ưa thích. Ở chỗ Phật đó có hiệu là Kim Hoa, siêng tu Bồ Tát hạnh.
Khánh Hỷ! Phải biết Kim Hoa Bồ Tát từ thế giới Phật Bất Động chết rồi, lại sanh phương khác, từ một cõi Phật đến một cõi Phật cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen chư Phật Thế Tôn. Sanh ở đời chỗ nào thường chẳng lìa Phật, như vua Chuyển luân từ cung điện này đến cung điện khác, vui khoái hưởng lạc, cho đến mạng chung chân chẳng đạp đất. Kim Hoa Bồ Tát cũng lại như thế, từ một nước Phật đến một nước Phật cho đến Vô Thượng Bồ đề, ở trong đời thường thấy chư Phật, hằng nghe Chánh pháp, tu Bồ Tát hạnh.
Bấy giờ, Khánh Hỷ thầm khởi nghĩ: Kim Hoa Bồ Tát khi làm Phật cũng sẽ tuyên nói Bát Nhã thẳm sâu; số lượng Bồ Tát trong hội ấy có nhiều bằng số Bồ Tát trong hội Phật hiện nay chăng?
Phật biết ý liền bảo Khánh Hỷ rằng:
- Như vậy! Như ngươi đã nghĩ! Kim Hoa Bồ Tát khi làm Phật cũng vì chúng hội tuyên nói Bát nhã Ba la mật thẳm sâu như thế. Chúng Bồ Tát hội kia, số lượng cũng như chúng hội Bồ Tát của Phật hôm nay.
Khánh Hỷ! Phải biết Kim Hoa Bồ Tát khi làm Phật, đệ tử xuất gia số ấy rất nhiều chẳng thể xưng kể. Nghĩa là chẳng thể đếm hoặc trăm, hoặc ngàn, hoặc trăm ngàn thảy. Chỉ có thể nói tổng số chúng vô lượng vô biên trăm ngàn trăm ức muôn ức.
Khánh Hỷ! Phải biết Kim Hoa Bồ Tát khi thành Phật, cõi kia không có nhiều thứ tội lỗi, như trong Kinh Bát nhã Ba la mật đã nói.
Bấy giờ, Khánh Hỷ lại thưa Phật rằng:
- Thiên nữ này trước đây vào thời đức Phật nào đã phát tâm Vô thượng Chánh đẳng giác, trồng các căn lành hồi hướng phát nguyện, mà nay gặp Phật cúng dường cung kính mà được trao ký Bất thối chuyển?
Phật bảo Khánh Hỷ:
- Thiên nữ đây ở thời Phật Nhiên Đăng đã phát tâm Vô thượng Chánh đẳng giác, trồng các căn lành hồi hướng phát nguyện, nên nay gặp Ta cúng dường cung kính mà được nhận ký Bất thối chuyển.
Khánh Hỷ! Phải biết Ta ở quá khứ chỗ Phật Nhiên Đăng đem năm cọng hoa dâng rải Phật, hồi hướng phát nguyện. Nhiên Đăng Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác biết Ta căn lành đã thành thục, liền trao ký cho Ta: “Người đời vị lai sẽ được làm Phật, hiệu là Năng Tịch, cõi danh Kham nhẫn, kiếp hiệu là Hiền”. Bấy giờ, Thiên nữ cũng đang ở đó thấy Phật Nhiên Đăng trao ký cho Ta, vui mừng khôn xiết, liền đem hoa vàng dâng rải lên Phật, phát tâm Vô thượng Chánh đẳng giác, trồng các căn lành, hồi hướng phát nguyện rằng: “Tôi đời sau đối trước Bồ Tát này khi Ngài thành Phật, sẽ trao ký đại Bồ đề cho tôi”. Do duyên đó nên nay Ta trao ký cho thiên nữ này.
- Chính Thiên nữ đây từ lâu vì Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề trồng nhiều cội đức, nay được thành thục. Vì vậy, nên được Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác trao ký cho.
Phật bảo:
- Khánh Hỷ! Như vậy! Như ngươi đã nói! Thiên nữ Căng Già đây từ lâu vì Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề trồng nhiều cội đức, nay đã thành thục, nên Ta trao ký sở cầu Bất thối chuyển Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề như cô ấy mong muốn.
Thích nghĩa:
(1). Căng Già Thiên, Kinh MHBNBLMĐ, quyển thứ 20 còn gọi là “Hằng Già Đề Bà”: Một Thiên nữ chứng kiến ngày Phật Nhiên Đăng trao ký cho Phật Thích Ca (lúc đó đang tu Bồ Tát đạo) và ngay đó phát nguyện, khi nào Bồ Tát này (tức Phật Thích Ca) thành Phật thì sẽ trao ký cho mình. Nhờ tu sáu Ba la mật, thành thục hữu tình, thanh tịnh Phật độ, trồng nhiều công đức thiện căn, lại đem các công đức ấy ban cho tất cả hữu cùng chung hồi hướng Vô Thượng Bồ đề. Nhờ công đức thiên căn thành thục viên mãn nên Phật Thích Ca Mâu Ni thọ ký cho Thiên nữ ấy. Thiên nữ có tên là Căng Già, tên này không được phổ thông lắm, nên kinh sách ít nói đến.
(2). Đảnh Phật: Trên đỉnh đầu của đức Phật có nhục kế (khối u bằng thịt như búi tóc). Đó là tướng tốt thứ 32 của Chư Phật, chỉ có Phật mới có. Các hào quang thâu phát nhiều nhất ở chỗ này.
Lược giải:
Kinh Đại Bát Nhã đột ngột đưa ra một nhân vật tên là Căng Già Thiên hay Hằng Già Đề Bà, được Phật thọ ký thành Như Lai Chánh Đẳng giác. Sự kiện nầy có lẽ làm độc giả ngạc nhiên. Nhân vật nầy không phải là một Bồ Tát đại từ đại bi như đức Quán Âm, đại trí như Văn Thù Sư lợi, đại hạnh như Phổ Hiền Bồ Tát… Nhân vật nầy cũng không phải là đại đệ tử trí tuệ như Xá Lợi Phất, thần thông biến hóa như Mục kiền Liên, “người giải Không” bậc nhất như Tu Bồ Đề, người có trí nhớ siêu việt như Ngài A Nan Đà hay biện tài vô ngại như Phú Lâu Na v.v… thường xuất hiện trong nhiều kinh điển Phật học. Nhân vật nầy chỉ là một người bình thường trong số những người bình thường khác.
Tuy nhiên, Căng Già Thiên biết chứa nhóm thiện căn, tích tụ công đức, lại phát nguyện rộng lớn tu hành sáu phép Ba la mật nên được Phật thọ ký Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề. Điều đó chứng tỏ bất cứ ai tu hành lục Ba la mật và tất cả pháp mầu Phật đạo, chứa nhóm thiện căn, tích tụ công đức, phụng thờ Thiện hữu tri thức, cúng dường nhiều đời Phật… đều có cơ hội được thọ ký như trường hợp của thiên nữ nầy.
Phẩm nầy không phải là một phẩm đặc biệt, nhưng trở thành đặc biệt. Thiên nữ này bình thường cũng giống như trăm ngàn thiên nữ khác nhưng được thọ ký thành Phật vì chí nguyện sâu rộng, phát Bồ đề tâm, tu hành lục độ vạn hạnh,trồng nhiều cội phước, nay đã thành thục nên được Phật thọ ký. Điều đó có nghĩa ai cũng có phần nếu tiến tu như thiên nữ này.
Phần thưởng Giác ngộ to lớn nhất không phải dành riêng cho Phật, mà dành riêng cho tất cả chúng sanh kể từ khi Phật chứng ngộ. Phật đã trao chìa khóa đó cho tất cả chúng sanh kể từ 26 thế kỷ trước.
Tu tất cả các pháp mầu Phật đạo nhất là lục Ba la mật, lại tịnh tu phạm hạnh rồi một ngày nào đó sẽ có cơ hội, không thể ngồi hả miệng chờ sung rụng, phải cần tu khổ hạnh, đào xới bới vỡ mới có miếng ăn!
Phát Bồ đề tâm, tu Bồ Tát đạo, tích tụ thiện căn công đức, tôn thờ bạn lành, cúng dường cung kính tất cả chư Phật, thành thục chúng sanh, thanh tịnh Phật độ, giáo hóa hữu tình không hề mệt mỏi. Đó là cơ hội!
Bởi những lý do đó nên mới có phẩm “Căng Già Thiên” này. Đây không phải là một trường hợp đặc biệt mà trở thành đặc biệt như đã nói trên, nêu gương cho bất cứ ai có nguyện ước muốn trở thành Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề để hóa độ chúng sanh./.
Thiền học Trung Hoa khởi đầu từ Bồ-đề Đạt-ma, vị tổ sư đã khai mở pháp môn “truyền riêng ngoài giáo điển, chẳng lập thành văn tự, chỉ thẳng tâm người, thấy tánh thành Phật”.
Tuy nhiên, từ khi tổ Bồ-đề Đạt-ma đến Trung Hoa (vào khoảng năm 520) cho đến lúc Thiền tông Trung Hoa thực sự phát triển hưng thịnh, đã phải mất gần hai thế kỷ, truyền qua năm đời tổ sư, cho đến vị tổ thứ sáu là Huệ Năng (638 - 713) thì Thiền tông mới thực sự trở thành một trong những tông phái mạnh nhất của Phật giáo Trung Hoa. Với sự hoằng hóa của Lục tổ Huệ Năng ở đất Tào Khê, Thiền tông đã lan rộng ra khắp nơi và không bao lâu đã phát triển thành 5 tông Lâm Tế, Quy Ngưỡng, Tào Động, Vân Môn và Pháp Nhãn. Quả đúng như bài kệ nổi tiếng được cho là do tổ Đạt-ma truyền lại:
Tập sách mỏng này được hình thành từ một ý tưởng sáng tạo khá độc đáo của các tác giả. Nội dung chính của tập sách dựa vào hai bản kinh: Phụ mẫu ân nan báo kinh và Thi-ca-la-việt lục phương lễ kinh. Tuy nhiên, đây không chỉ là bản dịch tiếng Việt của những kinh này, mà các tác giả đã dựa vào đây để truyền đạt lại nội dung theo phong cách kể chuyện, với lối văn giản dị và trong sáng, dễ hiểu.
Bằng cách này, chắc chắn những nội dung truyền đạt nơi đây sẽ trở nên gần gũi, dễ nắm bắt hơn đối với các bạn trẻ, là đối tượng chính yếu của tập sách.
Nhân quả báo ứng là một tập truyện của Trung Quốc, có vẽ tranh minh họa rất sinh động. Tập truyện này trước do ngài Văn Xương Đế Quân đời nhà Tấn sưu tập những truyện nói về nhân quả và sự báo ứng qua nhiều triều đại ở Trung Quốc.
Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo là ba cái nguồn gốc văn hóa của dân tộc Việt nam ta từ xưa. Nho giáo dạy ta biết cách xử kỷ tiếp vật, khiến ta biết đường ăn ở cho phải đạo làm người. Đạo giáo lấy đạo làm chủ tể cả vũ trụ và dạy ta nên lấy thanh tĩnh vô vi nơi yên lặng. Phật giáo dạy ta biết cuộc đời là khổ não, đưa ta đi vào con đường giải thoát, ra ngoài cuộc ảo hóa điên đảo mà vào chỗ Niết-bàn yên vui.
Nhân quả là định luật căn bản xuyên suốt quá trình thành trụ hoại diệt của tất cả chúng sinh từ đời này sang đời khác, cho đến vũ trụ, vạn vật cũng không phải tuần hành, biến dịch một cách ngẫu nhiên, vô lí, mà luôn tuân theo định luật nhân quả.
Định luật này không do một đấng thần linh nào, xã hội nào đặt ra cả, mà là luật tự nhiên, âm thầm, lặng lẽ, nhưng luôn đúng đắn, chính xác, hiệu quả vô cùng.
Tuyết rơi từ vào khuya, mặt trời vừa mọc, tuyết đã ngập trắng vườn sau. Tôi đẩy thêm một khúc củi vào lò. Nhìn lửa bốc ngọn, nhớ lại mấy vần thơ cũ đã quên mất cả nguyên văn:
Chàng như mây mùa thu
Thiếp như khói trong lò
Cao thấp tuy có khác
Một thả cũng tuyệt mù
Đọc lại bài thơ rất nhỏ, từng chữ, từng vần. Rất nhỏ, đủ để một mình mình nghe. Cho đến khi lời thơ tan rã, ý thơ nhạt nhòa, cho đến khi trong tôi, về bài thơ, rớt lại chỉ còn một chút buâng khuâng không tên thì tôi lặng thinh đi vào cái buâng khuâng đó. Quanh một chữ. Tuyệt mù. Nghĩ đến một cánh chim thoáng trên mặt nước. Bóng chim, nước không lưu giữ. Chim đâu lưu giữ lại đường bay? Khói mây tan tác. Âm thanh, màu sắc cũng vậy. Cũng vậy, thiếp và chàng. Tất cả, một thả cũng tuyệt mù. Kể cả chữ và lời. Kinh và kệ.
*
Tôi rất vui mừng được giới thiệu cùng quý vị độc giả tập sách này - được trình bày song ngữ Anh-Việt - như một cầu nối giữa tri thức khoa học phương Tây và trí tuệ trực giác phương Đông, điều mà tôi vẫn luôn cho là một trong những thành tựu đáng kể nhất của nhân loại vào đầu thiên niên kỷ này.
Trong nguyên tác, đây là những ghi nhận từ một cuộc phỏng vấn mà đức Đạt-lai Lạt-ma đã dành cho học giả Mike Austin. Nhan đề tiếng Việt của sách và tiêu đề của một số chương là do chúng tôi tự đặt để giúp độc giả tiện theo dõi nội dung từng phần. Tuy nhiên, để tránh sự ngộ nhận, chúng tôi đã không đặt thêm các tiêu đề tiếng Anh tương ứng.
Chúng con xin trân trọng giới thiệu bộ sách ĐỐ VUI PHẬT PHÁP đến cùng chư vị với tâm nguyện góp một phần nhỏ vào việc chia sẻ những lời Phật dạy cho lớp trẻ hôm nay. Cuốn sách được hình thành từ năm 2001, khi chúng con thử nghiệm tổ chức những lớp học Phật pháp cho các em thiếu nhi ở những vùng sâu, vùng xa của các tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long, Bến Tre, Long An... Khi ấy, vì thiếu thốn giáo trình dành cho thiếu nhi, chúng con đành mạo muội tự biên soạn để có cơ sở giảng dạy. Tài liệu tham khảo lấy từ nhiều nguồn, nhưng chủ yếu dựa vào bộ Phật học phổ thông của Hòa thượng Thích Thiện Hoa. Vừa làm, vừa áp dụng vào thực tế, chúng con đã rút kinh nghiệm chỉnh sửa dần dần. Đến nay, đã thử nghiệm giảng dạy cho hàng nghìn em, nhận thấy tương đối phù hợp và đạt hiệu quả tốt nên chúng con mới dám xuất bản một cách chính thức, mong sẽ hỗ trợ cho những ai có nhu cầu học Phật có thêm một tài liệu để tham khảo.
Văn hóa ẩm thực có từ lâu đời. Việc ăn chay được Phật giáo truyền bá và phát triển từ tinh thần từ bi, hình thành một số nét văn hóa trong việc ăn chay với nhiều nét đặc sắc, trong đó Văn hóa Thiền - Trà từ sự kết hợp giữa ý nghĩa của việc thưởng trà và những điều tinh yếu của Đạo Phật. Trà và Thiền có nhiều nét tương đồng nên sự kết hợp của chúng đã hình thành một hình thức sinh hoạt tao nhã trong ẩm thực Phật giáo: Những tách trà Thiền. Đó cũng là lý do ra đời của tập sáchThiền trà và Ăn chay.
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường, nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.
May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland, Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below, may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma, the Land of Ultimate Bliss.
Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600 Website: http://www.quangduc.com
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.