Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần 02: Giới Đàn Tăng

19/02/201918:15(Xem: 4374)
Phần 02: Giới Đàn Tăng

GIỚI ĐÀN TĂNG 

Soạn dịch: H.T THÍCH THIỆN HÒA

(Nguyên bản chữ Hán)

PHẦN 2

PHÉP BẠCH LỄ TẠ

---

 

            Sau khi truyền giới xong, một vị giới tử đứng ra đại bạch, còn ra sắp ở sau.

           

            Bạch: Nam mô A Di Đà Phật.

Bạch Giới sư chư Tôn Đại đức Tăng, Giới tử chúng con có duyên sự đầu thành đảnh lễ xin tác bạch.                                                                                            (Lễ xuống 1 lễ, quỳ bạch, rằng).

Nam mô A Di Đà Phật.  

Bạch Giới sư , giới tử chúng con không biết có phúc duyên gì, nay nhờ trên Hòa thượng Giới sư chư Tôn Đại đức Tăng, đã thùy từ lân mẫn đăng đàn truyền giao giới pháp cho chúng con, hôm nay giới thể đã được châu viên, chúng con không biết lấy chi đền đáp cho cân. Vậy chúng con xin nguyện suốt đời giữ giới pháp đã lãnh thọ cho được thanh tịnh và chúng con xin đê đầu bái tạ. Xin trên Hòa thượng Giới sư chư Tôn Đại đức Tăng,                                                                         từ bi chứng minh cho chúng con được trượng thừa công đức.

(Quỳ chấp tay, đợi Hòa thượng bảo).

Hòa thượng : A Di Đà Phật.  

Các giới tử có một lòng thành tín cần cầu giới pháp, hôm nay đã đủ duyên lành, được thọ giới, giới thể đã được châu viên, các vị ra đầu thành đảnh lễ bái tạ, quý Đại đức Tăng rất hoan hỷ. Vậy có mấy lời khuyên bảo các vị, từ hôm nay trở đi, các vị cố gắng mà giữ giới đã lãnh thọ cho được thanh tịnh. Do nhờ giữ giới mà tâm định, do tâm định mà phát sanh trí tuệ. Cho nên biết rằng, giới là đầu của ba môn học, là nền tảng của muôn pháp lành. Các bậc Thánh nhơn nhờ giữ giới mà chứng Bồ Đề, chư Phật cũng nhờ giữ giới mà thành Chánh Giác. Vậy các vị dù gặp phải nhân duyên mất mạng, vẫn một lòng bền giữ, không được trái phạm.

 

- Giới tử đáp: A Di Đà Phật. Trên Hòa thượng chư Tôn Đại đức Tăng, đã từ bi huấn thị và chứng minh cho rồi, chúng con xin đầu thành đảnh lễ cúng dường.                                     (Lễ 3 lễ).

 

 

VĂN PHỤC NGUYỆN

(Sau khi truyền giới xong)

---

 

            Phục nguyện, nhứt thời tuyên dương giới pháp, thượng căn đại ngộ, trung hạ thừa đương, liễu chứng vô sanh Thánh quả, bá vạn trần lao nhứt thời tiềm tiêu ư hải ngoại. Phổ nguyện, chư giới tử giới châu minh tịnh, đạo quả viên thành. Hiện tiền tu chứng vô sanh, một hậu siêu đăng Thánh vị.

            Thứ nguyện, âm siêu dương thới, hải yến hà thanh, pháp giới chúng sanh, tình giữ vô tình, tề thành Phật đạo.

            Nam mô A Di Đà Phật.

 

PHÉP KIẾT GIỚI TRÀNG VÀ ĐẠI GIỚI

---

 

DUYÊN

 

Khi bấy giờ các Tỳ Kheo việc Yết ma nhiều, đại chúng hội họp mỏi mệt, đem việc ấy bạch Phật. Phật cho kiết giới tràng, kể giới tướng bốn phương, hoặc đóng nọc, hoặc đặt đá làm chừng hạn. Trong luật Thiện Kiến nói: “Kết giới tràng rất nhỏ, dung được 21 người. Kết rồi, nếu sau có cất nhà che trên cũng không mất. Trong luật Ngũ Phận, các luật đều nói rằng: Cần phải kết giới tràng trước đại giới; nếu muốn tác pháp, phải giải đại giới trước rồi. (Nếu trước kia đã có kiết giới mà hẹp, nay muốn giới rộng thì giải) riêng đặt 3 lớp tướng nêu. (Mời một vị cựu trụ Tỳ Kheo ra ở trước, hỏi 3 lớp tiêu tướng), trong một lớp gọi là ngoài tướng giới tràng, khoảng giữa một lớp gọi là tướng trong đại giới, không nên làm hai giới liên tiếp nhau. Cần ở tướng ngoài giới tràng một vòng, đều cách chừng một hai thước, mời đặt tướng trong đại giới, rốt ngoài một lớp, gọi là tướng ngoài đại giới. Lập 3 lớp tướng nêu rồi, đánh kiền chùy hợp Tăng, đưa đại chúng xem tướng ngoài đại giới trước rồi, họp hết tướng trong giới tràng, vấn hòa mà kiết giới.

 

                Ngày kiết hạ, kiết giới xong, dán giấy 4 góc trên 2 lớp tiêu tướng. Vẽ bản đồ 3 lớp tiêu tướng cho chư Tăng biết.

 

            Trước niệm hương cầu Phật gia bị.

            Tán lư hương…

            Tụng Đại Bi…

            Nam mô Thập phương thường trụ Tam Bảo.          (3 lần).

 

Ngồi họp Tăng vấn hòa:

Thượng tọa làm Yết ma hỏi:

- Tăng họp chưa?

- Duy Na đáp : Tăng đã họp.

- Hòa hợp không?

- Đã hòa hợp.

- Người chưa thọ giới Cụ Túc ra chưa?

- Đã ra.

- Tăng nay hòa hợp để làm gì?

- Kiết giới Yết ma.

 

Nếu làm Yết ma khác, phép hỏi cũng thế, chỉ thêm một câu hỏi “Thuyết dục”. Người đáp, nên theo chỗ làm việc mà đáp.

Đợi đáp xong, trong đây, Tỳ Kheo xướng tướng ra ban, đến đứng giữa, hướng lên bạch rằng: “A Di Đà Phật. Tôi Tỳ Kheo (là thế…) vì Tăng xướng giới tướng bốn phương của giới tràng”.

Bạch xong, một lạy, đứng dậy đến góc Đông Nam, đứng hướng vào giữa giới tràng, đại chúng đứng hướng về Đông Nam, Tỳ Kheo xướng tướng nên chấp tay bạch rằng:

Đại đức Tăng nghe, tôi Tỳ Kheo (là thế…) vì Tăng xướng giới tướng bốn phương của tiểu giới.

- Từ trụ xứ này, góc Đông Nam lấy vật (là thế…) làm nêu.

- Từ góc Đông Nam này đến góc Tây Nam lấy vật (là thế…) làm nêu.

(Nếu có chỗ cấn khuất, thì hướng xoay theo góc mà chỉ phương, vì đến tại góc không tiện).

- Từ góc Tây Nam này đến góc Tây Bắc lấy vật (là thế…) làm nêu.

- Từ góc Tây Bắc này đến góc Đông Bắc lấy vật (là thế…) làm nêu.

(Đây không cần nói quay về góc Đông Nam nữa, vì kế rồi).

Đây là tướng ngoài giới tràng, một vòng xong.                                                               (3 lần).

(Nếu có chỗ co uốn, tùy theo sự mà kể, đại chúng đều theo ngoài kia xoay theo ba lần xướng rồi, lễ một lễ trở về chỗ).

Trong chúng người làm yết ma bạch như thế này:

Bạch Đại đức Tăng, trụ xứ này, Tỳ Kheo kể tướng bốn phương của tiểu giới, nếu Tăng phải thời mà đến, Tăng thuận cho, Tăng nay ở trong tướng bốn phương của tiểu giới này, kết làm giới tràng, bạch như thế.

Liền nên hỏi rằng: Tác bạch có thành không?

- Chúng đều đáp rằng: “Thành”.

Lại bạch rằng:

Bạch Đại đức Tăng, trụ xứ này, Tỳ Kheo kể tướng bốn phương của tiểu giới, Tăng nay ở trong tướng bốn phương của tiểu giới này, kết làm giới tràng, Trưởng lão nào bằng lòng Tăng ở trong tướng bốn phương của tiểu giới, kết làm giới tràng thì im lặng, ai không bằng lòng thì nói.

Liền nên hỏi rằng: Yết ma có thành không?

- Chúng đều đáp rằng: “Thành”.

Lại bạch rằng:

Tăng đã bằng lòng ở trong tướng bốn phương của tiểu giới này, kết làm giới tràng xong, Tăng bằng lòng thì im lặng, việc ấy như thế mà suốt biết. (Đánh 3 tiếng chuông). Khi hòa Tăng kiết giới nào xong rồi, cũng đều đồng thanh tụng:

- Kiết giới công đức v.v…

Bạch rồi cùng đến trong đại giới (ở nhà sau), nên họp Tăng lại vấn hòa, vì sao? – Vì nên giới đã khác. Tăng lại dời ra chỗ đại giới, không phải chỗ giới tràng, cho nên cần phải hỏi riêng.

Họp Tăng vấn hòa.

Thầy Yết ma hỏi:

- Tăng họp chưa?

Tăng đã họp.

- Hòa hợp không?

- Đã hòa hợp.

- Người chưa thọ giới Cụ Túc ra chưa?

- Đã ra.

- Tăng nay hòa hợp để làm gì?

- Kiết đại giới Yết ma.

(Hòa Tăng rồi, Tỳ Kheo xướng tướng, nên ra giữa đứng hướng vào, chấp tay bạch rằng):

Đại đức Tăng nghe, tôi Tỳ Kheo (là thế…) vì Tăng mà xướng tướng trong và tướng ngoài bốn phương của đại giới.

 

TRƯỚC XƯỚNG NỘI TƯỚNG

 

            - Từ ngoài tướng giới tràng góc Đông Nam, cách chừng hai thước (Tùy chỗ rộng hẹp mà kể, không hẹn lấy vật (là thế…) làm nêu.

- Từ góc Đông Nam này đến góc Tây Nam, lấy vật (là thế…) làm nêu.

- Từ góc Tây Nam này đến góc Tây Bắc, lấy vật (là thế…) làm nêu.

- Từ góc Tây Bắc này đến góc Đông Bắc, lấy vật (là thế…) làm nêu.

(Xướng 3 lần).

Trước đã xướng đại giới nội tướng. Bây giờ xướng đại giới ngoại tướng.

- Từ ngoài trụ xứ này đến góc Đông Nam, lấy vật (là thế…) làm nêu.

- Từ góc Đông Nam này đến góc Tây Nam, lấy vật (là thế…) làm nêu.

- Từ góc Tây Nam này đến góc Tây Bắc, lấy vật (là thế…) làm nêu.

- Từ góc Tây Bắc này đến góc Đông Nam, lấy vật (là thế…) làm nêu.

(Xướng 3 lần).

Đây là nội tướng (vừa nói, tay vừa chỉ… ) kia là ngoại tướng. Đây là tướng trong và tướng ngoài của đại giới, đã xướng xong. Lễ một lễ, trở về chỗ.

Xướng tướng trong và tướng ngoài của đại giới, không chạy theo hướng mà xướng, vì trước kia đã chỉ cho Tăng biết, Tăng đã xem, vì giới tràng ngăn cách và đại giới xa, nên ở một chỗ xa chỉ, mà đại chúng đều biết.

Y tướng kết giới rồi, sau dù mất tướng (đào đất chỗ đó) mà tướng không mất. Nếu chỗ co uốn, tùy theo sự mà kể.

 

THẦY YẾT MA NÊN BẠCH NHƯ THẾ NÀY

 

            Đại đức Tăng nghe, trụ xứ này, Tỳ Kheo kể tướng trong và tướng ngoài bốn phương của đại giới. Nếu Tăng phải thời mà đến, Tăng thuận cho, Tăng nay kết tướng trong và tướng ngoài bốn phương của đại giới. Bạch như thế.

Liền nên hỏi rằng: Tác bạch có thành không?

- Chúng đều đáp rằng: “Thành”.

Lại bạch rằng:

Đại đức Tăng nghe, trụ xứ này, Tỳ Kheo kể tướng trong và tướng ngoài bốn phương của đại giới. Tăng nay kể tướng trong và tướng ngoài bốn phương của đại giới; Trưởng lão nào bằng lòng Tăng kết tướng trong và tướng ngoài bốn phương của đại giới thì im lặng, ai không bằng lòng thì nói.

Liền nên hỏi rằng: Yết ma có thành không?

- Chúng đều đáp rằng: “Thành”.

Lại bạch rằng:

Tăng đã bằng lòng kết tướng trong và tướng ngoài bốn phương của đại giới xong, Tăng bằng lòng thì im lặng, việc ấy như thế mà suốt biết.                                      (Tiếp kết giới bất thất y).

(Kết ba lớp giới xong rồi, đại chúng cùng lên chùa kiết toát hồi hướng).

 

TỤNG

 

            - Ma ha Bát Nhã Ba la mật đa tâm kinh v.v…

            - Kiết giới công đức v.v…

            - Tam tự quy y…          (Xong).

 

PHÉP KIẾT GIỚI KHÔNG MẤT Y

---

 

            Khi kiết giới không mất y, trước hòa hợp Tăng, các nghi thức làm như trước, nên bạch như thế này:

 

            Đại đức Tăng nghe, chốn này đồng một trụ xứ, đồng một thuyết giới, nếu Tăng phải thời mà đến, Tăng thuận cho, Tăng nay kiết giới không mất y, trừ thôn (nhà) ngoài giới thôn (nhà bờ tre) ra, các Trưởng lão nào bằng lòng Tăng, ở chốn này, đồng một trụ xứ, đồng một thuyết giới, kiết giới không mất y, trừ nhà, ngoài giới nhà ra, thì im lặng, ai không bằng lòng thì nói.

 

Liền nên hỏi rằng: Yết ma có thành không?

- Chúng đều đáp rằng: “Thành”.

Lại bạch rằng:

Tăng đã bằng lòng chốn này, đồng một trụ xứ, đồng một thuyết giới, kiết giới không mất y, trừ nhà, ngoài giới nhà xong, Tăng bằng lòng thì im lặng, việc ấy như thế mà suốt biết.

Kiết giới y rồi, trong đại giới, y để một nơi ngủ một nơi được).

 

 

 

DUYÊN

 

Khi bấy giờ có Yểm Ly Tỳ Kheo thấy chốn vắng lặng có một cái hang tốt, tự nghĩ rằng: Nếu được lìa y, thì tôi ở ngay trong hang này, Phật nói: Nên kiết giới bất thất y. Các Tỳ Kheo theo lời Phật dạy, chế giới rồi, trong giới có nhà bạch y, các Tỳ Kheo ở trong đó khi mặc, cởi y trần hình. Phật nói : Khi kiết giới nên trừ nhà ra. Có năm ý nên trừ:

1.      Việc nạn.

2.      Giới nhứt định mà nhà không nhứt định.

3.      Dứt sự tranh cãi.

4.      Tránh chê hiềm.

5.      Giữ phạm hạnh (hạnh thanh tịnh).

Trong luật Tát Bà Đa nói: Hoặc có nhà, hoặc không nhà nên nói rằng: Trừ nhà, Sở nhơn như thế có năm nghĩa:

1.      Nếu khi kiết giới y, trong giới không tụ lạc (nhà), kiết rồi nhà đến cất, thời không cần kiết lại, vì trước đã trừ nhà rồi.

2.      Nếu trước có nhà, khi kiết giới rồi họ dời nhà ra ngoài giới đi, ngay chỗ đất trống đó gọi là bất thất y.

3.      Nếu nhà trước nhỏ, sau họ thêm càng lớn, thì trừ chốn chỗ đến, đều không phải giới y.

4.      Nhà trước lớn (ba, bốn cái) khi kiết giới rồi thu nhỏ lại (dở bơt, thời tùy theo chỗ đất trống, đều là giới y.

5.      Nếu nhà vua đến trong giới giăng màn trướng ở, thời tùy theo chỗ làm thức ăn uống và đại tiểu tiện, đều không phải giới của y. Hoặc nhà uyển thuật đến, chỗ ở cũng thế. Nhân sự đến hay đi không nhứt định, cho nên trước kiết giới đã trừ, để khỏi phiền thường thường kiết và giải.

Trong Bản Luật nói: Khi các Tỳ Kheo cách giòng nước chảy xiết, mà kiết giới không mất y, đến khi lấy y bị nước trôi, Phật nói: Không được cách ngoài giòng nước chảy xiết, kiết giới không mất y, trừ ra thường có cầu.              

            Trong luật Ngũ Phận nói: Nên trước kiết đại giới, sau y đại giới, kiết giới không mất y.

            Song đại giới có ba thứ (trong Yết Ma Chỉ Nam tập 2, chương thứ 2, trang 15, kiết giải các giới có giải rõ). Về giới thứ 2: Giới cùng Già lam (chùa) đồng, nghĩa là giới hạn dựng lên, tùy chùa lớn nhỏ, ngoài không còn đất. Trong giới này Tăng cùng y cả hai đều nhiếp, không cần kiết giới y nữa, vì ngoài chùa không giới, ngoài giới không chùa, chùa cùng giới đồng, cho nên cả hai đều nhiếp.

            Khi kiết giới không mất y này, nên kiết sau đại giới, vì y chừng hạn đại giới mà kiết. Giải nên ở trước, vì giới này ở trên vậy. Nếu trước giải Đại giới thời không cần giải nữa. Vì sao? – Vì căn bổn đã trừ, giới ở trên cũng không. Như lồng bàn trên cái mâm, đỡ lồng bàn thì mâm còn, nếu bưng cả mâm thì lồng bàn theo mâm.

            Kiết giới bát thất y trên đại giới rồi, trong đại giới, chỗ nào để y cũng được. Nếu không kiết giới bất thất y, lên chùa tụng kinh lỡ sáng (mình tướng ra) mất y.

PHÉP GIẢI ĐẠI GIỚI

---

 

            Đánh kiền chùy họp Tăng, vấn hòa, như việc thường làm (xem ở đoạn trước). Nhưng nên đáp rằng: “Giải giới yết ma”. Người yết ma nên bạch như thế này:

Đại đức Tăng nghe, Tỳ Kheo ở trụ xứ này, đồng một trụ xứ, đồng một thuyết giới, nếu Tăng phải thời mà đến, Tăng thuận cho, nay giải giới, bạch như thế.

Liền nên hỏi rằng: Tác bạch có thành không?

- Chúng đều đáp rằng: “Thành”.

Lại bạch rằng:

Đại đức Tăng nghe, Tỳ Kheo ở trụ xứ này, đồng một trụ xứ, đồng một thuyết giới, nay giải giới, các Trưởng lão nào bằng lòng Tăng, đồng một trụ xứ, đồng một thuyết giới, nay giải giới, thì im lặng, ai không bằng lòng thì nói.

Liền nên hỏi rằng: Yết ma có thành không?

- Chúng đều đáp rằng: “Thành”.

Lại bạch rằng:

Tăng đã bằng lòng cho, đồng một trụ xứ, đồng một thuyết giới, nay giải giới xong, Tăng bằng lòng thì im lặng, việc ấy như thế mà suốt biết.

Yết ma này không những giải đại giới, thoảng có giới bất thất y và trù khố các giới có thể thông giải. Vì sao? - Vì văn không riêng cuộc vậy. Nếu văn nói: “Giải đại giới”, thời không được thông giải , cần phải mỗi mỗi giải riêng, vì văn đều khác. Trong luật Thập Tụng nói: Giải đại giới, thì giới bất thất y cũng giải, nếu giải giới bất thất y, thì đại giới không giải. Lại nói:

Nếu trước kết giới mà không giải giới cũ (Chỗ Tăng ở trước kiết giới hẹp, sau hoặc có duyên thay đổi: Đất mở rộng, chùa làm lại v.v… phải giải giới trước, rồi kết lại giới khác rộng hơn) thì không được kiết giới trên. (Nếu khi nào giới có thay đổi).

PHÉP KIẾT TIỂU GIỚI

ĐỂ THỌ GIỚI

---

 

 

            Khi bấy giờ có người muốn thọ. Lục quần Tỳ Kheo đến ngăn, các Tỳ Kheo bạch Phật – Phật bảo: Nếu người không đồng ý, chưa ra ngoài giới thì ngoài giới chóng chóng họp một chỗ, kết tiểu giới rồi truyền giới (Không lập nền xướng tướng, lấy chỗ ngồi bao quanh làm giới tướng). Nếu không đồng ý, ở ngoài giới, ngăn không thành ngăn.

 

HỌP TĂNG VẤN ĐÁP NHƯ LỆ THƯỜNG

(Xem ở trước)

            Người Yết ma nên bạch như thế này:

Đại đức Tăng nghe, Tăng nay họp một chỗ kết tiểu giới, nếu Tăng phải thời mà đến, Tăng thuận cho, nay giải giới, bạch như thế.

Liền nên hỏi rằng: Tác bạch có thành không?

- Chúng đều đáp rằng: “Thành”.

Lại bạch rằng:

Đại đức Tăng nghe, Tăng nay họp một chỗ kết tiểu giới, các Trưởng lão nào bằng lòng Tăng, Tăng nay họp một chỗ kết tiểu giới, thì im lặng, ai không bằng lòng thì nói.

Liền nên hỏi rằng: Yết ma có thành không?

- Chúng đều đáp rằng: “Thành”.

Lại bạch rằng:

Tăng đã bằng lòng kết tiểu giới xong, Tăng bằng lòng thì im lặng, việc ấy như thế mà suốt biết.

PHÉP GIẢI TIỂU GIỚI

ĐÃ THỌ GIỚI

---

Phật bảo: Không nên không giải giới mà đi, vậy nên phải giải giới rồi sẽ đi.

Họp Tăng vấn đáp như thường. Người yết ma nên bạch như thế này:

Đại đức Tăng nghe, Tăng nay họp để giải giới, nếu Tăng phải thời mà đến, Tăng thuận cho, xin giải giới, bạch như thế.

Liền nên hỏi rằng: Tác bạch có thành không?

- Chúng đều đáp rằng: “Thành”.

Lại bạch rằng:

Đại đức Tăng nghe, Tăng nay họp để giải giới, các Trưởng lão nào bằng lòng Tăng họp để giải giới, thì im lặng, ai không bằng lòng thì nói.

Liền nên hỏi rằng: Yết ma có thành không?

- Chúng đều đáp rằng: “Thành”.

Lại bạch rằng:

Tăng đã bằng lòng giải giới xong, Tăng bằng lòng thì im lặng, việc ấy như thế mà suốt biết.

 

PHÉP KIẾT GIỚI TỊNH TRÙ

---

 

            Khi bấy giờ có Tỳ Kheo bịnh ói mửa, bảo người trong thành nấu cháo, nhơn cửa thành mở muộn chưa kịp được cháo, liền chết. Phật nói: Cho ở trong phòng bên chùa chỗ tịnh, kiết làm tịnh trù, nên xướng tướng của phòng, (căn số 1…), tùy theo căn phòng trong năm chúng đều được làm, chỉ mời Tỳ Kheo qua phòng khác.

            Trong luật Ngũ Phận nói: Hoặc ở trong một phòng, một góc, nửa phòng, nửa góc, làm tịnh trù đều được. Vì phép Tỳ Kheo không tự nấu ăn, không để thức ăn trong phòng cùng ngủ. Cho nên  trong giới, khiến kiết giới này làm sự ngăn, thời có thể tránh khỏi hai lỗi là: trong giới mà ngủ, trong giới mà nấu.

            Nếu nghi trước đã có tịnh trù, nay muốn đổi, nên giải rồi bạch nhị Yết ma mà kết.

            Khi kiết giới này, Tăng nên ở ngoài tướng nhà trú xa xướng mà kiết, không được trong tướng nhà trù họp Tăng. Nghi thức hòa hợp Tăng nên xem ở trước, một Tỳ Kheo nên xướng rằng:

 

            Đại đức Tăng nghe, tôi Tỳ Kheo là… vì Tăng mà xướng chỗ chốn tịnh trù, trong Tăng già lam này, phòng (là thế…) làm tịnh trù.

            (Ba lần xướng như thế, người yết ma nên bạch như thế này):

 

Đại đức Tăng nghe, nếu Tăng phải thời mà đến, Tăng thuận nghe, , bạch như thế.

Liền nên hỏi rằng: Tác bạch có thành không?

- Chúng đều đáp rằng: “Thành”.

Lại bạch rằng:

Đại đức Tăng nghe, nếu Tăng nay kiết phòng (là thế…) làm tịnh trù, các Trưởng lão nào bằng lòng Tăng kiết phòng (là thế…) làm tịnh trù thì im lặng, ai không bằng lòng thì nói.

Liền nên hỏi rằng: Yết ma có thành không?

- Chúng đều đáp rằng: “Thành”.

Lại bạch rằng:

Tăng đã bằng lòng kiết phòng (là thế…) làm tịnh trù xong, Tăng bằng lòng thì im lặng, việc ấy như thế mà suốt biết.  (Kiết giới tịnh trù sau khi kiết giới bất thất y).

 

Nếu trước khi làm chùa, Đàn việt hoặc người kinh doanh, trước đã định chỗ (là thế…) vì Tăng mà làm tịnh trù, nghĩa là đã trải qua sự định liệu, thời không phải một giới, nên tùy theo phần hạng ở trong đó nấu ăn, chứa đồ, tự nhiên không lỗi. Trường hợp như thế đều không dùng yết ma mà kiết.

PHÉP GIẢI GIỚI TỊNH TRÙ

---

 

Nghi phép hòa hợp Tăng, giải rồi kết cũng như trước.

Người yết ma nên bạch như thế này:

Đại đức Tăng nghe, nếu Tăng phải thời mà đến, Tăng thuận nghe, Tăng nay giải tịnh trù (là thế…) bạch như thế.

Liền nên hỏi rằng: Tác bạch có thành không?

- Chúng đều đáp rằng: “Thành”.

Lại bạch rằng:

Đại đức Tăng nghe, Tăng nay giải tịnh trù (là thế…) các Trưởng lão nào bằng lòng Tăng giải tịnh trù (là thế…) thì im lặng, ai không bằng lòng thì nói.

Liền nên hỏi rằng: Tác bạch có thành không?

- Chúng đều đáp rằng: “Thành”.

Lại bạch rằng:

Tăng đã bằng lòng giải tịnh trù (là thế…) xong, Tăng bằng lòng thì im lặng, việc ấy như thế mà suốt biết.

 

PHÉP KIẾT GIỚI TỊNH KHỐ

---

 

            Trong luật Ngũ Phận nói: Phật ở trong thành Tỳ Xá Ly, khi bấy giờ nhà nhà đua nhau đem thức ăn chánh thời, thức ăn phi thời, thức ăn 7 ngày, thức ăn suốt đời, cúng Phật và Tăng, không có chỗ để, phải chất giữa sân. Phật nói: Cho lấy căn phòng vừa (không tốt không xấu) bạch nhị Yết ma làm chỗ để thức ăn tịnh. Phép Yết ma hòa Tăng như trước, một Tỳ Kheo xướng rằng: Đại đức Tăng nghe tôi Tý Kheo là… vì Tăng mà xướng chỗ tịnh khố trong Tăng già lam này, lấy phòng (là thếlàm tịnh khố, (Xướng như thế 3 lần). Người Yết ma nên bạch như thế này:

Đại đức Tăng nghe, nay lấy phòng (là thế…) làm chỗ để thức ăn tịnh của Tăng, nếu Tăng phải thời mà đến, Tăng thuận nghe, bạch như thế.

Liền nên hỏi rằng: Tác bạch có thành không?

- Chúng đều đáp rằng: “Thành”.

Lại bạch rằng:

Tăng đã bằng lòng lấy phòng (là thế…) làm chỗ để thức ăn tịnh của Tăng xong, Tăng bằng lòng thì im lặng, việc ấy như thế mà suốt biết.

(Như thế kiết rồi, chứa để không lỗi. Muốn giải, so văn giải tịnh trù trên, chỉ đổi tên, nên biết).

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/07/2021(Xem: 16663)
Vào thời đại khủng hoảng niềm tin của tất cả tôn giáo, lòng người càng lúc hồi hộp bất an, giáo lý đức Thích Ca Mâu Ni như mặt trời chiều xuống bóng hoàng hôn ,Mật Tông Kim Cang Thừa như ngọn đèn sắp tắt, chỉ còn lại những bộ đại tạng kinh phủ đầy bụi trên những kệ kinh, nằm bất tỉnh không ai hỏi thăm trong những tu viên,viện bảo tàng cô đơn thiếu bóng người. Cuốn sách Mật Tông Kim Cang Thừa Chú Giải Toàn Thư Tập Hai, là sự trình bày và phô diễn mật nghĩa thậm thâm của Đại Phật Đảnh Lăng Nghiêm đà la ni , Bát Đại Kim Cang Thần Kinh và các phụ bản vô thượng du già. Là sự trợ duyên cho những ai, đã có gieo hạt giống pháp môn này, có thể khai hoa kết trái thành tựu sự tu tập giải thoát. Linh Quang từ nhỏ xuất gia tu học , tầm sư học đạo, và đi du học nhiều nước, nên trong đầu nhiều ngôn ngữ lộn qua lộn lại, bây giờ Tiếng Việt cũng quên dần,chính tả viết sai nhiều lắm, nên quý vị thông cảm bỏ qua những lỗi lầm về câu văn từ ngữ.
26/06/2021(Xem: 9983)
LỜI ĐẦU SÁCH Cứ mỗi năm từ rằm tháng tư đến rằm tháng bảy âm lịch là mùa An Cư Kiết Hạ của chư Tăng mà Đức Phật cũng như chư Tổ đã chế ra từ ngàn xưa nhằm sách tấn cho nhau trên bước đường tu học, cũng như thực hành giới pháp; nên đâu đâu chư Tăng cũng đều y giáo phụng hành. Ngày nay ở Hải ngoại mặc dầu Phật sự quá đa đoan, nhưng chư Tăng cũng đã thực hành được lời di huấn đó. Riêng tại Tây Đức, chư Tăng Ni đã thực hiện lời dạy của Đức Thế Tôn liên tiếp trong 3 năm liền (1984, 1985 và 1986). Đó là thành quả mà chư Tăng đã tranh thủ với mọi khó khăn hiện có mới thực hiện được. Đây là một công đức đáng tán dương và đáng làm gương cho kẻ hậu học. Vì giới luật là mạng mạch của Phật pháp. Giới luật không được tuân giữ thì việc truyền thừa giáo pháp của Đức Như Lai không được phát triển theo chánh pháp nữa.
26/06/2021(Xem: 15930)
LỜI GIỚI THIỆU “Chết đi về đâu” là tuyển tập các bài pháp thoại của thầy Nhật Từ tại Hoa Kỳ, Úc châu và Việt Nam. Dựa vào kinh điển Phật giáo thuộc các truyền thống khác nhau, thầy Nhật Từ đã phân tích những trở ngại về tâm lí trước cái chết thường làm cho cái chết diễn ra sớm hơn và đau đớn hơn. Nếu chết được hiểu là tiến trình tự nhiên mà mỗi hữu thể đều phải trải qua thì nỗi sợ hãi về cái chết sẽ trở thành nỗi ám ảnh, trước nhất là từ hữu thức sau đó là từ vô thức, làm cho cuộc sống con người trở nên tẻ nhạt và đáng sợ.
19/06/2021(Xem: 16779)
MỤC LỤC Lời đầu sách 2 TÌM HIỂU GIÁO LÝ PHẬT GIÁO 9 ĐỨC PHẬT 12 GIÁO PHÁP 36 TĂNG ĐOÀN 119 PHÁI TỲ NI ĐA LƯU CHI. 136 PHÁI VÔ NGÔN THÔNG.. 137 PHÁI THẢO ĐƯỜNG.. 139 HIẾN CHƯƠNG CỦA GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT. 154 TIỂU SỬ ĐỨC TĂNG THỐNG GHPGVNTN.. 165 TIỂU SỬ CỐ HÒA THƯỢNG THÍCH THIỆN HOA.. 177
19/06/2021(Xem: 13216)
Mục Lục - Lời vào sách 4-13 CHƯƠNG MỘT 14-35 Sự hình thành của Giáo Hội Phật Giáo VNTN CHƯƠNG HAI 36-102 Bản nội quy của Giáo Hội PGVNTN Âu Châu và thành phần Ban Điều hành của Giáo Hội CHƯƠNG BA 103-167 Giải đáp những thắc mắc CHƯƠNG BỐN 168-294 Khóa Giáo Lý Âu Châu Kỳ 9 Kinh Hoa Nghiêm Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Phẩm Tịnh Hạnh thứ 11 LỜI KẾT 295-299 HÌNH ẢNH 300-344
18/06/2021(Xem: 12264)
Tác phẩm này là tuyển tập 7 bài pháp thoại của tôi trong các khóa tu thiền Vipassanā tại chùa Giác Ngộ và một số nơi khác. Kinh văn chính yếu của tác phẩm này dựa vào kinh Tứ niệm xứ thuộc kinh Trung bộ và kinh Đại niệm xứ thuộc kinh Trường bộ vốn là 2 bản văn quan trọng nhất giới thiệu về thiền của đức Phật. Thiền quán hay thiền minh sát (Vipassanā bhāvanā) còn được gọi là thiền tuệ (vipassanāñāṇa). Giá trị của thiền quán là mang lại trí tuệ cho người thực tập thiền. Minh sát (vipassanā) là nhìn thẩm thấu bằng tâm, nhìn mọi sự vật một cách sâu sắc “như chúng đang là”, hạn chế tối đa sự can thiệp ý thức chủ quan vào sự vật được quan sát, khi các giác quan tiếp xúc với đối tượng trần cảnh. Khi các suy luận dù là diễn dịch, quy nạp, tổng hợp, phân tích… thoát ra khỏi ý thức về chấp ngã chủ quan và chấp ngã khách quan, lúc đó ta có thể nhìn sự vật đúng với bản chất của chúng. Cốt lõi của thiền quán là chính niệm trực tiếp (satimā) và tỉnh giác trực tiếp (sampajāno) với đối tượng
16/06/2021(Xem: 18768)
Thời gian như đến rồi đi, như trồi rồi hụp, thiên thu bất tận, không đợi chờ ai và cũng chẳng nghĩ đến ai. Cứ thế, nó đẩy lùi mọi sự vật về quá khứ và luôn vươn bắt mọi sự vật ở tương lai, mà hiện tại nó không bao giờ đứng yên một chỗ. Chuyển động. Dị thường. Thiên lưu. Thiên biến. Từ đó, con người cho nó như vô tình, như lãng quên, để rồi mất mát tất cả... Đến hôm nay, bỗng nghe tiếng nói của các bạn hữu, các nhà tri thức hữu tâm, có cái nhìn đích thực rằng: “Đạo Phật và Tuổi Trẻ.” “Phật Việt Trong Lòng Tộc Việt.” “Dòng Chảy của Phật Giáo Việt Nam” hay “Khởi Đi Từ Hôm Nay.” Tiếng vang từ những lời nói ấy, đánh động nhóm người chủ trương, đặt bút viết tâm tình này. Đạo Phật có mặt trên quê hương Việt Nam hai ngàn năm qua, đã chung lưng đấu cật theo vận nước lênh đênh, khi lên thác, lúc xuống ghềnh, luôn đồng hành với dân tộc. Khi vua Lê Đại Hành hỏi Thiền sư Pháp Thuận về vận nước như thế nào, dài ngắn, thịnh suy? Thì Thiền sư Pháp Thuận đã thấy được vận nước của quê hương mà
12/06/2021(Xem: 15237)
Viết về lịch sử của một Dân Tộc hay của các Tôn Giáo là cả một vấn đề khó khăn, đòi hỏi ở người viết phải am tường mọi dữ kiện, tham cứu nhiều sách vở hay là chứng nhân của lịch sử, mới mong khỏi có điều sai lệch, nên trước khi đặt bút viết quyển “Lịch sử Phật Giáo Việt Nam tại Hải Ngoại trước và sau năm 1975” chúng tôi đắn đo suy nghĩ rất nhiều...
12/06/2021(Xem: 11598)
LỜI GIỚI THIỆU Trong sách quốc văn giáo khoa thư ngày trước đã kể mẫu chuyện như sau: Có một người đi du lịch nhiều nơi. Khi trở về nhà, kẻ quen người lạ, hàng xóm láng giềng đến thăm, hỏi rằng: - Ông đi du lịch nhiều nơi, vậy nơi nào theo ông đẹp hơn cả? Người kia không ngần ngại đáp ngay: - Chỉ có quê hương tôi là đẹp hơn cả! Mọi người không khỏi ngạc nhiên, nhưng càng ngạc nhiên mà càng suy gẫm thì mới thấy có lý. Ai đã du lịch nhiều nơi, ai đã sống lang thang phiêu bạt ở nước ngoài mới có dịp cảm thấy thấm thía "quê hương tôi là đẹp hơn cả", đẹp từ cọng rau, tấc đất, đẹp với những kỷ niệm vui buồn, đẹp cho tình người chưa trọn, đẹp vì nghĩa đạo phải hy sinh…
11/06/2021(Xem: 11472)
LỜI ĐẦU SÁCH Giáo pháp của Đức Phật đã được truyền đến khắp năm châu bốn bể và tại mỗi địa phương ngày nay, giáo lý ấy được dịch ra nhiều ngôn ngữ khác nhau, nhằm phổ biến đến những người tin Phật có cơ hội hiểu rõ và đúng với chân tinh thần của đạo Phật. Đức Phật vẫn luôn dạy đệ tử của Ngài rằng: “Các ngươi tin ta phải hiểu ta, nếu tin mà không hiểu ta, tức hủy báng ta vậy”. Lời dạy ấy rất sâu sắc và có giá trị muôn đời cho những ai tìm đến giáo lý đạo Phật. Một hệ thống giáo lý rất sáng ngời trong tình thương, trí tuệ và giải thoát. Giáo lý đạo Phật là chất liệu dưỡng sinh trong cuộc sống tinh thần của người Phật tử. Vì thế, trước khi tin vào giáo lý, thiết tưởng cần phải hiểu rõ giáo lý ấy có thể giúp ta được những gì. Nếu không hoặc chưa rõ mục đích, chúng ta có quyền chưa tin và cũng không nên tin vội. Dầu lời dạy ấy là của những người thông thái, của các vị Thiên Thần hay ngay cả của chính đức Phật.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]