Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quay quắt tình quê

16/02/201115:25(Xem: 3830)
Quay quắt tình quê

BÓNG TRÚC BÊN THỀM
Tâm Chơn

Quay quắt tình quê

Cứ vài tuần là tôi gặp T. Có khi qua điện thoại, có khi T đến chơi. Mười lần như một, T đều thủ thỉ là rất nhớ Việt Nam. Trong mớ bòng bong nỗi nhớ, hình ảnh về những năm tháng học trò nghèo khó mà êm đềm, cực khổ mà yên vui nơi xóm nhỏ là được T nhắc đi nhắc lại thường nhất.

Thỉnh thoảng, T còn hớn hở kể lại những giấc chiêm bao không đầu không đuôi, mơ thấy về quê rong chơi cùng tụi bạn… Đôi lúc ngập ngừng, T tiếc hùi hụi, thiệt tình, lần nào cũng vậy, chưa dứt câu vọng cổ là chuông báo thức kêu rùm, chưa kịp sút trái phạt đền thì điện thoại reo inh ỏi… Mở mắt nhìn quanh, căn phòng lạnh ngắt, bốn bề lạ lẫm, chỉ nỗi ngậm ngùi, mênh mông xa vắng là cũ rích, buồn thiu!

Cũng đôi ba lần T thố lộ ước ao, mộng mị, phải chi Việt Nam ở gần đây thì T sẽ lái xe chở tôi đi qua đi lại mỗi cuối tuần cho đỡ nhớ nhung! Chao ôi! Nghe T tình thiệt mà tôi ấm cả lòng. Bởi ít ra tôi thấy mình không lạc lõng giữa nơi đất khách!

Dẫu lắm lúc buồn bã vô cùng khi biết có không ít bạn chừng bằng tuổi T, ly hương chưa được bao lâu mà đã vội hững hờ, miệt khinh nơi chôn nhau cắt rốn. Ừ, thì có thể hồi còn ở quê nhà, vì cuộc sống áo cơm lầm lũi mà các bạn không có được tuổi thơ? Bây giờ, lang bạt xứ người cũng vì cuộc mưu sinh nên quên bẵng thời tuổi nhỏ. Mà cũng có thể trên bước đường giong ruỗi, bạn bị thói đời nhuộm bạc trái tim, tình thế thái cuốn phăng đi hình bóng quê nhà?

Chứ như tôi biết trong số những người cam bụng lưu vong vì thời cuộc, đã có những người lặng lẽ sống, lặng lẽ nhìn sâu vào thời thế để chiêm nghiệm, để hóa giải niềm đau cho hồn quê không phai nhạt. Cũng có những người tuy chưa có cơ hội làm vơi niềm oán hận nhưng đã âm thầm lắng nỗi ly tan. Nhưng cũng có những người suốt mấy mươi năm cứ săm soi vùng nứt nẻ làm cho vết thương lòng ngày thêm nhầy nhụa. Xót xa nhất là đã để cho con virus cố chấp, hận thù lây lan sang thế hệ cháu con.

Để rồi, vô hình trung những gương mặt non nớt, trẻ măng, mới rời khỏi đất mẹ một cái rột thôi mà đã đành đoạn bứt quê hương ra khỏi con người một cách nhẹ hều! Thiên hạ thấu tình chia sẻ nỗi đau không ngằn mé của lớp người đi trước, cảm thông cho sự trẻ người non dạ của hàng hậu sinh, nhưng quyết không đồng tình với kiểu bươi móc lung tung làm ngổn ngang trăm mối tơ vò nơi xứ lạ. Còn nếu như ai đó thản nhiên vong bản ngay khi đang sống trên quê hương của chính mình thì miễn bàn. Vì tất cả những đảo điên, động đậy, ngã nghiêng đó đều bắt nguồn từ lòng vọng ngoại mà ra!

May mắn thay tôi có biết ít nhiều, trong từng hơi thở, cũng như bao tấm lòng xa xứ hướng về cội nguồn dân tộc, T vẫn còn vẹn nguyên vùng kỷ niệm ngọt ngào của cái tuổi thơ nghèo nơi quê nghèo, như để giữ gìn thương yêu và thơm thảo với đồng bào; để ôm ấp, nâng niu giấc mơ cho ngày trở về góp đôi tay bé nhỏ cùng xứ sở. Dù ngày trở về của T, của biết bao cánh chim phiêu bạt tha phương này có gần xịt bên hay xa lắc xa lơ cũng chẳng hề gì. Chỉ cần mỗi tấc dạ yêu thương, thiết tha hướng về quê cha đất tổ thôi cũng đủ làm tươi mát chính lòng mình và ấm lòng người ở lại.

Và trong nỗi trông mong ngày trở về miền đất phương Nam quê hương nước Việt ấy đã đẩy đưa cho tôi gặp nhiều người như T. Cơ duyên là vậy! Có khác gì đâu. Dường như tất cả đều phảng phất nét ủ ê, ngao ngán với những câu chào hỏi dồn dập, ào ào mà lạt nhách tình người. Lòng cũng chợt đắng khi bất ngờ nhìn ngó những kẻ thân thuộc lâu lắm mới gặp lại nhau mà nói cười lạt lẽo, hỏi han õm ờ. Rồi tội nghiệp, nhủ thầm, chẳng biết trong những lúc đêm về gác tay lên trán, có ai nghe buồn chua chát hay nhói ran lòng không nữa?

Thôi thì mỗi người một hoàn cảnh. Như cái chuyện da diết nhớ, da diết thương những chiều chơi giỡn trên bãi vắng, nghe sóng biển rì rào mà chẳng cần biết biển muốn nhắn gởi điều gì của tụi mình cũng là lẽ thường tình, có chi lớn lao mà rộn rã? Chỉ mong sao trong mọi ngõ ngách đường đời chúng ta không lạc lòng bỏ quên tuổi tên gốc rễ mà có tội với tổ tiên nòi giống!

Mà thật ra, đâu phải thiên hạ không biết, niềm đau tan tác nhất giữa dòng đời lộn lạo là chẳng có lấy một nơi để nhớ, để thở than, để tự hào, để nương tựa. Nhưng có lẽ cuộc sống quá bộn bề nên người ta mặc kệ tâm hồn đang trống rỗng tình quê!

Còn tôi, nói thiệt, chẳng dám múa may gì. Nếu như không có những buổi “trà dư” bất chợt, ngồi nhâm nhi chai nước lọc tinh khiết tình cờ để bộc bạch hàn huyên thì dẫu tấc lòng có ướt át hay mềm nhũn tới đâu, tôi cũng không đủ gan đem nỗi nhớ hắt hiu phơi bày cho thêm hệ lụy người lữ thứ! Bởi tôi luôn cố hiểu rằng dẫu con tim có “sắt đá” thế nào đi nữa thì trên bước lãng du, dặm dài viễn xứ, kẻ tha phương nào cũng mang tâm trạng lạc lõng phía trời xa. Cho nên, dù ít dù nhiều, dù sớm dù muộn, kiếp phong trần cũng canh cánh bên lòng niềm hoài vọng cố hương!

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/11/2019(Xem: 5607)
DẪN NHẬP Phật giáo có hai hệ là Theravada và Phát-Triển. Hệ Theravada quan niệm quả vị cao nhất mà hành giả có thể đạt được là quả vị A-La-Hán. Vì thế đường tu quan trọng của họ là A-La-Hán đạo. Khi đạt được quả vị này thì các ngài nhập Niết-Bàn. Khi còn thân, thì gọi là Hữu-Dư-Y-Niết-Bàn. Trong thời gian này các ngài đi giáo hoá chúng sanh. Khi bỏ thân, thì nhập Vô-Dư-Y-Niết-Bàn không tái sanh nữa.
07/10/2019(Xem: 5192)
Tật bệnh. Có bệnh phải uống thuốc đó là chuyện đương nhiên. Uống thuốc để chữa bệnh, để mau hết bệnh. Nhưng thuốc tốt, uống đúng thuốc, đúng liều lượng thì mới có khả năng lành bệnh. Đây, không còn là chuyện đương nhiên, mà là sự mong muốn, lòng khát khao. Ai cũng ước mong không có bệnh. Khi có bệnh mong được gặp thầy giỏi, uống đúng thuốc và sớm khỏi bệnh.
05/10/2019(Xem: 4150)
Một ông tăng tu Thiền tới hỏi hòa thượng: -Xin hòa thượng cho một câu ngắn gọn “Phật Là Gì?” để con tỏ ngộ và giảng dạy cho đại chúng. Hòa thượng đáp: - Phật là cơm.
05/10/2019(Xem: 5887)
Trong đời sống hằng ngày, chúng ta thường nghe những lời bàn tán có tính cách phê phán như: "Nhân cách của ông A thật là hoàn hảo" hay "Tư cách người đó không ra gì...." hoặc "Sống sa đoạ quá làm mất cả nhân cách" v.v... và v.v... Vậy nhân cách là cái gì? Thông thường, người ta giải nghĩa Nhân là người, Cách là tư cách, là phẩm chất, là giá trị, là tư cách làm người... Như vậy Nhân cách là một thứ giá trị, phẩm chất đạo đức của mỗi con người được xây dựng và hình thành trong suốt thời gian con người đó tồn tại trong xã hội.
03/06/2019(Xem: 6363)
Thực hành thiền đánh thức niềm tin của chúng ta rằng trí tuệ và từ bi mà chúng ta cần đã có sẵn trong chúng ta rồi. Theo Pema Chodron cho biết Thiền giúp chúng ta tự biết mình: những phần thô và những phần tế của chúng ta, tham, sân, si và trí tuệ. Lý do mà con người làm hại người khác, lý do mà hành tinh này bị ô nhiễm và con người và thú vật không sống khỏe mạnh, là vì hiện nay các cá nhân không biết, không tin hay không yêu thương đủ.
06/05/2019(Xem: 5708)
Được đăng trong Advice from Lama Zopa Rinpoche, Lama Zopa Rinpoche News and Advice. Trong khóa thiền lamrim dài tháng tại Tu Viện Kopan năm 2017, Lama Zopa Rinpoche đã dạy về nghiệp, giảng giải một vần kệ từ Bodhicharyavatara (Hướng Dẫn Về Bồ Tát Hạnh) của ngài Tịch Thiên (Shantideva), đạo sư Phật giáo vĩ đại vào thế ký thứ 8 của Ấn Độ. Đây là những điều Rinpoche đã dạy: Tác phẩm Bodhicharyavatara có đề cập rằng “Trong quá khứ, tôi đã hãm hại những chúng sanh khác như thế, vì vậy nên việc chúng sanh hại tôi là xứng đáng. Đối với tôi thì việc nhận lãnh sự hãm hại này là xứng đáng.”.
24/02/2019(Xem: 8096)
Pancariyavaḍḍhi - Năm pháp tăng thịnh cao quí: 1. Saddhā - Đức tin, là niềm tin chân chánh với Tam bảo Phật Pháp Tăng, nhân quả nghiệp báo,... ta nên làm cho tăng trưởng thường xuyên. 2. Sīla - Giới hạnh, là đạo đức nền tảng của hàng phật tử, ta nên an trú vào sự thanh tịnh giới hằng ngày. 3. Suta - Đa văn, là sự học hỏi nghiên cứu trau giồi và phát huy kiến thức mà ta tích luỹ trở nên phong phú. 4. Cāga - Xả thí, là sự rộng lượng phóng khoáng với tâm hồn bao dung cởi mở hay giúp đở những hoàn cảnh khó khăn; là sự dứt bỏ lòng bỏn xẻn, keo kiệt, ích kỷ để mọi người hoan hỷ gần gũi thân thiện. 5. Paññā - Trí tuệ, là sự hiểu biết nhận thức đúng đắn về lý Tứ thánh đế, Bát chánh đạo, Thập nhị nhân duyên,... mà ta nên trau dồi thường xuyên.
15/01/2019(Xem: 4171)
Bạch Thầy Sám Hối là gì và sám hối có tiêu hết tội khổ không và sám hối như thế nào mới đúng cách? Đáp: Sám hối là biết xấu hổ, hối cải những tội lội của mình sau khi biết việc đó là sai lầm tội lỗi. Việc nhận ra các việc làm sai lầm tội lỗi đó là nhờ vào Trí Tuệ trong mỗi chúng ta. Nhưng nếu như chúng ta chưa đạt được Trí Tuệ như chư Phật hay Bồ Tát để biết được việc nào là đúng việc nào là sai lầm tội lỗi thì cần phải nhờ đến Phật Pháp soi rọi, đối chiếu các việc làm đó với lời dạy của Đức Phật mà đặc biệt là so sánh với 5 Tịnh Giới, 10 Thiện Giới. Nếu thấy phù hợp thì đó là việc làm thiện đưa đến Phước báu trong tương lai, nếu trái ngược thì biết đó là việc làm sai lầm tội lỗi đưa đến quả xấu trong tương lai.
07/09/2018(Xem: 4292)
Tất cả chúng sinh, đặc biệt là con người, có trí phân biệt giữa hạnh phúc và khổ đau, tốt và xấu, điều gì có hại và có lợi. Vì có khả năng nhận thức và phân biệt các loại cảm giác khác nhau nên chúng ta đều giống nhau, vì chúng ta đều muốn được hạnh phúc và không muốn khổ đau.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567