Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Gửi một mùa đông xa

16/02/201115:25(Xem: 4640)
Gửi một mùa đông xa

BÓNG TRÚC BÊN THỀM
Tâm Chơn

Gửi một mùa đông xa

Đọc mấy bản tin, xem những hình ảnh về Sa Pa trên các trang báo điện tử thì tôi mới biết, vài năm gần đây Sa Pa có tuyết rơi. Theo thống kê trên Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì trong khoảng thời gian từ 1971 tới 2008 có 14 lần tuyết rơi tại Sa Pa. Lần tuyết rơi mạnh nhất vào ngày 13 tháng 2 năm 1968, liên tục từ 3 giờ sáng đến 14 giờ cùng ngày, dày tới 20 cm…

Ngang đây khiến tôi nhớ lại, ngày nọ, vào một chiều cuối năm, đang lúc cùng tưới hoa kiểng trong sân chùa thì Tuệ Quang nói với tôi là hồi xưa ở nước ta có tuyết rơi. Lúc ấy, tôi chưa kịp hỏi là dựa vào đâu mà đoán như vậy thì Tuệ Quang đã nhanh nhảu đọc liền câu thơ cuối “Quá ngọ tỉnh lai tuyết mãn thuyền” trong bài Ngư nhàn của thiền sư Không Lộ. Tôi mỉm cười, ừ, chắc vậy!

Tôi sinh ra và lớn lên trên mảnh đất miền Nam quanh năm ấm áp với hai mùa mưa nắng. Cũng có đôi lần tôi nghĩ tới chuyện dịp nào thuận duyên sẽ ra miền Bắc ở trọn một năm để thưởng thức hương vị bốn mùa xuân hạ thu đông của đất nước mình.

Nào ngờ một chút ao ước bâng quơ lại đến với tôi giữa phương trời lạ, nơi cách xa xứ xở quê hương hơn nửa vòng trái đất. Đó là Hoa Kỳ.

Và ấn tượng đầu tiên khi tôi đặt chân lên đất nước rộng lớn này chính là hình ảnh một mùa đông tĩnh lặng của tiểu bang Arkansas.

Thật vậy! Không gian với màu trời xám xịt, âm u, cây cối khẳng khiu, trơ trọi, thỉnh thoảng có tuyết rơi, có mưa dầm, lúc ào ạt, lúc rỉ rả trong gió lùa lạnh buốt đã làm cho cảnh vật mùa đông bình yên đến tĩnh mịch. Lạ nhất là hiện tượng sau một đêm ngủ dậy, sáng ra thấy xung quanh nhà nước đóng thành băng.

Nhìn những giọt sương đêm hay nước mưa chưa kịp rơi xuống đã đọng lại trên mái nhà, trên cành cây… ngồ ngộ, trong suốt như pha lê mà tôi không khỏi ngạc nhiên, trầm trồ, tuyệt quá! Ồ! Trông băng đẹp thế kia mà cũng nguy hiểm lắm. Bởi khi băng đóng nhiều sẽ làm cho đường xá trơn trợt, cây cối trĩu quằn, nghiêng ngả, có khi gãy cành, tước nhánh, trốc luôn cả gốc rễ nữa là khác.

Còn với tuyết thì sao? Mùa đông Arkansas lâu lâu cũng có tuyết rơi, nhưng không dày đặc. Thành ra, tuyết ở đây bao giờ cũng đẹp. Vậy mà hôm bữa có tuyết rơi tôi lại ngủ quên. Âu cũng vì đêm qua tôi thức quá khuya. Đến khi nghe tiếng thầy Hiếu kêu ra coi tuyết rơi thì tôi mới giựt mình thức dậy. Lòng thầm cám ơn thầy nhiều lắm!

Rồi đương lúc nhàn nhã đứng ngắm tuyết rơi bên khung cửa sổ, tôi chợt nhớ tới bài thơ Ngư nhàn:

“Vạn lý thanh giang vạn lý thiên,
Nhất thôn tang giá nhất thôn yên.
Ngư ông thụy trước vô nhân hoán,
Quá ngọ tỉnh lai tuyết mãn thuyền.”

(Trời xanh nước biếc muôn trùng,
Một thôn sương khói, một vùng dâu đay.
Ông chài ngủ chẳng ai lay,
Quá trưa tỉnh dậy, tuyết bay đầy thuyền).
Cùng lúc, tôi bỗng nghe lòng xuyến xao mấy vần thi hứng:

“Sáng nay vừa thức dậy
Tuyết rơi trắng bên thềm
Chợt nỗi nhớ dịu êm
Rót vào trang thơ cũ.
Ngư ông say sưa ngủ
‘Quá ngọ… tuyết mãn thuyền’
Ta tỉnh giấc thụy miên
Tuyết rơi đầy hiên nhỏ!”
Chép vội bài thơ mới vừa cảm tác vào cuốn tập, tôi thư thả bước ra ngoài sân để đón nhận những bông hoa tuyết đang bay là là trong gió. Một vài bông tuyết phơn phớt nhẹ nhàng lên khuôn mặt tôi, đáp xuống đôi bờ vai rồi thản nhiên đậu trên hai bàn tay, rất khẽ. Tôi thích thú gom tuyết lại nắn hình ông Phật.

Lúc này, nhờ có trang bị đầy đủ những “phụ tùng” chống lạnh nên tôi chưa thấy “co ro” gì ngoài cái cảm giác lạnh ngắt chạm vào da mặt. Tới khi tôi cởi đôi găng tay ra ngồi vọc tuyết giữa trời đông lạnh giá thì mới hay độ lạnh thật sự của tuyết đến thấu xương chứ chẳng chơi. Thế mà…

Tôi lại liên tưởng đến câu chuyện về ngài Thần Quang đứng dưới tuyết cầu đạo:

Sau khi khó nhọc lặn lội tìm đến tổ Đạt Ma, Thần Quang đã đủ lễ nghi mà Ngài vẫn ngồi lặng yên ngó mặt vào vách không màng đến. Thần Quang nghĩ: “Người xưa cầu đạo chẳng tiếc thân mạng, nay ta chưa được một trong muôn phần của các ngài.”

Hôm ấy, nhằm tiết mùa đông (mùng chín tháng chạp), ban đêm tuyết rơi lả tả, Thần Quang vẫn đứng yên ngoài tuyết chấp tay hướng về Tổ. Đến sáng tuyết ngập lên khỏi đầu gối, mà gương mặt Thần Quang vẫn thản nhiên. Tổ thấy thế thương tình, xây ra hỏi:

- Ngươi đứng suốt đêm trong tuyết, ý muốn cầu việc gì?

Thần Quang thưa:

- Cúi mong Hòa thượng từ bi mở cửa cam lồ, rộng độ chúng con.

Tổ Bồ Đề Đạt Ma dạy:

- Diệu đạo vô thượng của chư Phật, dù nhiều kiếp tinh tấn, hay làm được việc khó làm, hay nhẫn được việc khó nhẫn, còn không thể đến thay! Huống là, dùng chút công lao nhỏ này mà cầu được pháp chân thừa?

Thần Quang nghe dạy như thế bèn lấy đao chặt cánh tay trái đặt trước Tổ để tỏ lòng thiết tha cầu đạo. Tổ biết đây là pháp khí, liền dạy:

- Chư Phật lúc ban đầu cầu đạo, vì pháp quên thân, nay ngươi chặt cánh tay để trước ta, tâm cầu đạo như vậy cũng khá.

Thần Quang thưa:

- Bạch thầy, pháp ấn của chư Phật con có thể được nghe chăng?

Tổ bảo:

- Pháp ấn của chư Phật không phải từ người khác mà được.

Thần Quang thưa:

- Bạch thầy, tâm con chưa an, xin Thầy dạy pháp an tâm.

Tổ nhìn thẳng, bảo:

- Ngươi đem tâm ra đây, ta an cho.

Thần Quang sửng sốt quay lại tìm tâm, không thấy bóng dáng, bạch Tổ:

- “Thưa, con tìm tâm không được.”

Tổ bảo:

- Ta đã an tâm cho ngươi rồi.

Thần Quang nhân đây được khế ngộ. Tổ liền đổi tên Thần Quang là Huệ Khả.

… ...Nói tới việc “xả thân cầu đạo” thì từ Phật, tổ đến các bậc Tôn đức đều là những tấm gương sáng ngời cho hàng hậu thế chúng ta học tập theo. Nhưng rồi, vì ngại khó ngại khổ mà chúng ta quên đi chí nguyện dốc lòng vì đạo, dấn thân vì đời. Chúng ta đang bị quay cuồng theo vòng xoáy hưởng thụ của thế gian mà dửng dưng với tinh thần phụng sự chúng sanh của người con Phật.

Xót xa hơn, có không ít người trong chúng ta đây chỉ vừa mới xuất gia thôi mà đã bon chen kiếm tìm quyền hành chức vị để lợi lộc tư riêng, thậm chí còn tranh danh đoạt lợi và rong ruổi, lùng sục kiếm chùa không phải vì mục đích mở mang mối đạo, lợi lạc quần sanh mà vì nhu cầu vật chất.

Than ôi! Chúng ta đã coi thường duyên phước, không tin sâu nhân quả, mải mê đua nhau nuôi mộng làm trụ trì mà chẳng hề biết trọng trách của vị trụ trì là “Trụ Pháp vương gia, trì Như Lai tạng” (An trụ trong ngôi nhà của đấng Pháp vương, giữ gìn phát huy Chánh pháp của Như Lai) quan trọng đến mức nào. Bởi thế… cho dù chúng ta đang ở trong nhà đạo mà con đường dẫn đến giác ngộ giải thoát hãy còn xa lắc xa lơ!…

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/03/2020(Xem: 5498)
Thái độ của chúng ta đóng một vai trò quan trọng trong đời sống và có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta sau này. Bởi vì, cuộc sống của chúng ta được định hình bởi suy nghĩ, Đức Phật dạy rằng: Suy nghĩ kiến tạo nên đời sống, làm chủ khổ vui ở đời. Vậy thì, muốn làm chủ cuộc đời, làm chủ số phận, ta phải hết sức cẩn trọng với những ý nghĩ của mình, luôn quan sát và làm chủ chúng.
29/03/2020(Xem: 7946)
Kinh Pháp Cú nói đến “Luật Nhân Quả”. “Nhân” nghĩa là nguyên nhân, là hạt, tức hạt giống sinh ra một vật hữu hình hay là sức mạnh sinh ra một vật vô hình. “Quả” là kết quả, là trái, tức là kết quả hữu hình hoặc vô hình của một hạt đã gieo trồng. Nhân là năng lực phát động, quả là sự hình thành của năng lực phát động ấy. Nhân và quả là hai trạng thái tiếp nối nhau mà có. Nếu không có nhân thì không có quả, nếu không có quả thì không có nhân. Định luật hiển nhiên này mọi người đều nhận thấy. Định luật nhân quả liên tục kéo dài vô cùng tận, như những lượn sóng chập chùng trên mặt đại dương.
20/03/2020(Xem: 7910)
Bát Chánh Đạo chỉ là một phần trong giáo lý của Đức Phật. Chỉ cần áp dụng tám bước này vào đời sống sẽ mang đến cho ta và mọi người được hạnh phúc. Qua bài Chuyển Pháp Luân của Đức Phật giảng tại vườn nai cho năm anh em ông Kiều Trần Như nghe. Trong đó Bát Chánh Đạo là chủ đề đầu tiên mà Đức Phật mở bài. Từ sự quan sát cuộc đời của Ngài qua những kinh nghiêm sống trong hai giai đoạn: Hưởng thụ lợi lạc, đam mê ái dục, danh lợi, quyền lực, trong cung điện. Sáu năm tu khổ hạnh mà không thấy kết quả gì.
20/02/2020(Xem: 5831)
Kinh Viên Giác là kinh đại thừa đốn giáo được chư Tổ cho rằng đó là “Con mắt của 12 bộ kinh”. “Con mắt” ở đây theo thiển ý có nghĩa là Viên Giác soi sáng nghĩa lý, là điểm tựa, là ngọn hải đăng cho các bộ kinh để đi đúng “chánh pháp nhãn tạng”, không lạc vào đường tà và tu thành Phật. Khi nghe kinh này, đại chúng kể cả chư Phật và chư Bồ Tát đều phải vào chánh định/tam muội, không bình thường như những pháp hội khác.
18/02/2020(Xem: 7792)
Đạo Phật là đạo đối trị với vô minh tức là đối trị với kẻ ngu si, dại khờ, nên Kinh Pháp Cú dành trọn một phẩm để đề cập đến hạng người này. Truyện tích kể rằng một cô gái rất đẹp và hiền thục, con một thương gia giàu có. Nước da cô như màu hoa sen xanh biếc nên cô có tên là Liên Hoa Sắc. Đến tuổi cập kê có quá nhiều vương tôn công tử đến xin hỏi cưới cô. Cô không ưng ai cả. Xuất gia làm ni cô, tinh tấn tu hành trong một căn lều giữa rừng. Một ngày cô ra khỏi rừng đi vào thành phố khất thực. Một kẻ bất lương vốn là con người cậu của ni cô, đem lòng yêu cô từ khi cô chưa đi tu, hắn lén vào rừng trốn dưới gầm giường. Khi cô trở về hắn hãm hiếp cô. Ngay sau đó khi hắn rời khỏi lều thời mặt đất nứt ra và tên gian ác bị đọa vào địa ngục.
13/01/2020(Xem: 5339)
Một chiều, dừng chân bên bờ suối, lữ khách chợt cảm nhận dường như nơi đây đã từng qua. Có phải hàng cây phong này, từng khẳng khiu trơ trụi lá mùa thu trước, đã thầm lặng gửi thông điệp cho nhân gian bằng tinh thần tự tin, không than khóc, dũng mãnh đứng chờ mùa đông lạnh lẽo tuyết băng, chắc chắn không xót thương những gì yếu đuối!
10/12/2019(Xem: 5172)
Tiết mùa đông bất ngờ về sớm khiến những nhành mai đang ra lá, chưa kịp nhận biết, vội nép vào nhau, thương cảm nhìn những đóa hồng tỷ muội run rẩy, mới nở đêm qua. Dọc theo bức tường ngoài hàng hiên, những khóm trúc nhẹ nhàng lay động, trấn an bụi hoa ngâu với những đóa nhỏ li ti, rằng mặt trời đang lên, chúng ta vẫn đồng hành dù ta xanh hay vàng, dù em tươi hay héo, chỉ là ngoại hình luân chuyển mà thôi!
29/11/2019(Xem: 6401)
DẪN NHẬP Phật giáo có hai hệ là Theravada và Phát-Triển. Hệ Theravada quan niệm quả vị cao nhất mà hành giả có thể đạt được là quả vị A-La-Hán. Vì thế đường tu quan trọng của họ là A-La-Hán đạo. Khi đạt được quả vị này thì các ngài nhập Niết-Bàn. Khi còn thân, thì gọi là Hữu-Dư-Y-Niết-Bàn. Trong thời gian này các ngài đi giáo hoá chúng sanh. Khi bỏ thân, thì nhập Vô-Dư-Y-Niết-Bàn không tái sanh nữa.
07/10/2019(Xem: 7403)
Tật bệnh. Có bệnh phải uống thuốc đó là chuyện đương nhiên. Uống thuốc để chữa bệnh, để mau hết bệnh. Nhưng thuốc tốt, uống đúng thuốc, đúng liều lượng thì mới có khả năng lành bệnh. Đây, không còn là chuyện đương nhiên, mà là sự mong muốn, lòng khát khao. Ai cũng ước mong không có bệnh. Khi có bệnh mong được gặp thầy giỏi, uống đúng thuốc và sớm khỏi bệnh.
05/10/2019(Xem: 5682)
Một ông tăng tu Thiền tới hỏi hòa thượng: -Xin hòa thượng cho một câu ngắn gọn “Phật Là Gì?” để con tỏ ngộ và giảng dạy cho đại chúng. Hòa thượng đáp: - Phật là cơm.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]