Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Kể chuyện chiêm bao

16/02/201115:25(Xem: 4707)
Kể chuyện chiêm bao

BÓNG TRÚC BÊN THỀM
Tâm Chơn

Kể chuyện chiêm bao

Nhắc tới chiêm bao, bỗng dưng tôi muốn thố lộ chuyện mộng mị của mình. Ừ, thì coi như góp chút vui cùng huynh đệ vậy!

Những năm gần đây, chính xác là kể từ khi lên thành phố học, trong giấc ngủ, tôi thường chiêm bao thấy về chùa cũ, ngôi chùa của tuổi ấu thơ, nơi tôi chập chững bước vào cửa Phật. Ồ! Xin đừng hiểu lầm. Thuở ấy, tôi chỉ quy y làm Phật tử tại gia thôi chứ chưa có xuống tóc tu ở chùa, dù mong muốn lắm.

Nhưng nghĩ cũng lạ! Tôi đã rời xa xóm cũ, giã biệt mái chùa thân yêu ngót 14 năm rồi mà chỉ những năm sau này tôi mới chiêm bao dồn dập. Nhiều lần tự hỏi, tôi có tơ tưởng gì đâu mà bảo là tìm về trong mộng mị? Thỉnh thoảng có nghĩ ngợi chút thôi, nhưng lẽ nào... lại là nhung nhớ?

Tôi vội quay về vùng kỷ niệm, bắt gặp cái nghĩa cái tình long lanh tấc dạ. Quả là “dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng”! Thiệt tình mà nói, hồi Sư trụ trì còn trụ thế thì tôi có về thăm, dù ít ỏi. Tôi chỉ thường xuyên hỏi thăm qua mấy thằng bạn ở gần nhà, cùng tới lui lên chùa lúc nhỏ. Nhưng sự quan tâm đó cũng đã thưa dần kể từ khi Sư về cõi Phật. Cảnh cũ người xưa giờ cũng đổi thay nhiều. Nghe nói, chùa bây giờ đã được trùng tu khang trang hơn.

Âu đó cũng là lẽ đương nhiên. Nhờ có vô thường mà mầm non mới đâm chồi nẩy lộc, ra hoa kết quả và em bé thơ ngây mới được lớn lên thành một thanh niên khỏe mạnh. Rồi từ không mà trở nên có, cũng như từ có trở thành không... tất cả cũng chỉ là mây bay gió thoảng. Ấy vậy mà tôi cứ chiêm bao thấy hoài một hình ảnh xa vời cũ kỹ, kỳ cục thiệt!

Mà biết đâu đó chẳng lại là “Bởi lòng tạc đá ghi vàng, tưởng nàng nên mới thấy nàng về đây” như Nguyễn Du mô tả tâm trạng chàng Kim Trọng?

Thưa không! Chiêm bao đến bất thình lình không qua miền nhớ. Mà không có nhớ thì làm gì có tưởng? Ô hay, phải nói thế nào đây bạn ạ, trong khi tất cả tưởng đều là nhớ, nhưng tất cả nhớ không hẳn đều là tưởng đâu! Thôi thì, cứ để tưởng-nhớ thong dong, có-không chẳng bận lòng, ta thử mon men làm cuộc kiếm tìm nguyên do của giấc mộng.

Quả thật, trong cuộc đời này, không có sự việc nào xảy ra mà không có nguyên nhân. Ngài Trần Thái Tông nói:

“Ban ngày gắng sức cầu may
Đêm đến hóa ra mộng tưởng.”

(Nhật gian phí tận hãnh cầu
Dạ lý phiên thành đại mộng.)

Nếu không vướng mắc vào nguyên nhân gần ắt cũng dính dấp tới nguyên nhân xa. Cái gì cũng có lý do của nó!

Duy chỉ nhà thơ Xuân Diệu, muốn thách đố thế nhân hay sao mà vờ như ngơ ngẩn:

“Hôm nay trời nhẹ lên cao
Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn?”

Chao ôi! Ông là người trong cuộc mà không biết “vì sao buồn” thì kẻ đứng bên ngoài như tôi đây cũng đành chịu bó tay.

May thay, Phật pháp dạy tôi biết cách lắng lòng nhìn lại. Mỗi ngày một chút tôi dành thời gian ngắm nghía lại chính mình, tập cười và tập thở. Bữa nào lơ đễnh, nhìn ngó mông lung thì coi như quờ quạng giữa dòng lộn lạo. Nhưng chắc nhờ sự tình uyển chuyển nên tôi mới thấy rõ được mình nơi vùng tiềm thức. A, đây rồi! Những kỷ niệm dưới mái chùa xưa dẫu tản mác đi nhiều, nhưng ký ức ngày đầu vào đạo vẫn vẹn nguyên hình bóng. Trong thẳm sâu tâm hồn, kìa, năm tháng cũ vẫn chói chang. Thế cho nên, dù hiện thời bụng dạ quá đỗi bình yên, tâm trí vô tư lự, nhưng đâu dám chắc chắn hình bóng xưa không len lén tìm về. Bởi nhìn phớt qua chẳng ai thấy được vi trần đeo bám.

Vậy thì, nó đến từ đâu?

Phần nhiều các bản văn Pali khi đề cập đến giấc mộng đều nhìn nhận rằng có bốn nguyên nhân dẫn đến giấc mộng:

1. Do thân thể không điều hòa.

2. Do tác động của những kinh nghiệm đã xảy ra trước.

3. Do trời người sanh ra.

4. Do linh tính báo trước.

Trong Luận Đại Tỳ Bà Sa nói có 5 nguyên nhân xảy ra những giấc mộng:

1. Nghĩ và sợ một điều gì đó có thực.

2. Một điều gì đã trở thành thói quen.

3. Tư duy và mong cầu một điều gì.

4. Những kinh nghiệm có từ trước.

5. Do quỷ thần báo cho biết.

Trong Luận Đại Trí Độ thì giải thích có phần rõ hơn: “Khi thân thể không điều hòa, nếu nhiệt độ cao quá thì mộng thấy lửa, thấy màu vàng, màu đỏ. Nếu nhiệt độ thấp quá thì mộng thấy nước, thấy màu trắng. Nếu phong khí nhiều thì mộng thấy bay bổng, thấy màu đen. Nếu suy nghĩ nhiều về những việc mình đã nghe, đã thấy thì giấc ngủ sẽ minh họa lại cảnh tượng ấy. Hoặc muốn biết những việc trong tương lai thì cũng phát sinh từ mộng.”

Như vậy thì rõ rồi, trong số những nguyên nhân đó chắc chắn có một nguyên nhân làm nên giấc chiêm bao dai dẳng của tôi. Mà dường như, tôi thấy mình cũng có dự phần ít nhiều trong cái gọi là nguyên nhân vi tế hiện tiền. Vì theo lý giải của ngài Phật Âm trong Luận giải kinh Tăng Chi thì: “Khi một người nằm mộng, tâm người ấy không có chánh niệm, chưa được thuần hóa, chưa được nhiếp phục, còn nhiều vọng động. Con người thường hồi tưởng lại giấc mộng khi chúng là những điềm mộng lành hay dữ, còn những giấc mộng xuất hiện một cách tự nhiên, không thuộc hai phạm trù trên thì sẽ không còn lưu lại trong ký ức.”

Trong Luật tạng Nam truyền, đức Phật dạy Tôn giả A-nan rằng: “Khi một người ngủ mà tâm không chánh niệm, còn dao động, còn ô nhiễm thì giấc mộng dữ sẽ xuất hiện trong giấc ngủ của người ấy.”

Cũng may, những giấc chiêm bao này không phải là ác mộng!

Ồ! Còn giấc chiêm bao cũ rích sau đây thì thế nào? Dĩ nhiên, tôi cũng biết được luôn đầu mối của nó.

Mười mấy năm nay, kể từ ngày xuất gia tu học, tôi vẫn thường chiêm bao thấy mình bay bổng trong hư không. Dễ dàng, lẹ làng hết sức. Chỉ cần nhún nhẹ một cái thôi là tôi đã vọt tuốt lên trên ngọn cây rồi. Và cứ thế mà bay lơ lững khắp nơi, ngang qua xóm làng, núi rừng sông suối, vượt cả tỉnh thành, biên giới quốc gia mà không hề biết chỗ đó là ở đâu, thuộc đất nước nào. Vừa bay, vừa biết là cơn mộng mị mà vẫn cứ muốn bay hoài. Lạ lẫm!

Có khi giựt mình thức giấc, thấy đêm chỉ quá nửa, tôi liền đánh tiếp tập hai, kéo dài cơn mộng mị, thích thú. Than ôi! Biết là chiêm bao mộng mị mà tôi cứ thích đùa, lại còn tự an ủi, chiêm bao nhắm mắt không đến nỗi nào, chiêm bao mở mắt mới thành có chuyện.

Ông Nguyễn Công Trứ nhận định:

“Ôi! Nhân sinh là thế
Như bóng đèn, như mây nổi, như gió thổi, như chiêm bao
Ba mươi năm hưởng thụ biết chừng nào
Vừa tỉnh giấc nồi kê chưa chín.”

Còn tôi thì sao? Tranh thủ “nồi kê chưa chín”, nhắc chút chuyện mình, quanh đi quẩn lại vẫn không ngoài lời Trần Thái Tông đã nói: “Đáo xứ mộng, trung thuyết mộng”, rốt cuộc chỉ là người trong mộng nói chuyện mộng không hơn không kém. Boong... boong...

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/06/2021(Xem: 22144)
LUẬN VỀ CON ĐƯỜNG GIẢI THOÁT - Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh quyển thứ 32 thuộc Luận Tập Bộ Toàn. Thứ tự Kinh văn số 1648. Hán văn từ trang 399 đến trang 461 gồm có 12 quyển. - Ngài A La Hán Ưu Ba Đề Sa (Uptissa) còn gọi là Đại Quang tạo luận nầy và vào đời nhà Lương được Ngài Tam Tạng Tăng Già Bà La (Samghaphala) nước Phù Nam dịch từ chữ Phạn sang chữ Hán. - Sa Môn Thích Như Điển, Phương Trượng chùa Viên Giác, Hannover, Đức Quốc, dịch từ chữ Hán sang tiếng Việt tại Tu Viện Đa Bảo, Úc Đại Lợi nhân lần nhập thất thứ ba tại đây. Bắt đầu dịch luận nầy vào ngày 10 tháng 12 năm 2005.
07/06/2021(Xem: 14028)
Trong mùa an cư kiết hạ năm nay (1984), sau khi đã viết xong quyển "Lễ Nhạc Phật Giáo“, tôi định dịch quyển luận "Đại Thừa Khởi Tín" từ Đại Tạng Kinh, cùng với quý Thầy khác, nhưng không thực hiện được ý định đó. Vì quý Thầy bận nhiều Phật sự phải đi xa. Do đó, tôi đình chỉ việc dịch trên. Sở dĩ như thế, vì tôi nghĩ, tài mình còn non, sức còn kém; đem ý thô sơ, tâm vụng dịch lời kinh Phật chỉ một mình làm sao tránh được những lỗi lầm, thiếu sót. Nếu có nhiều Thầy dịch cùng một lúc, văn ý trong sáng mà lại bổ khuyết cho nhau chỗ thừa, nơi thiếu thì hay hơn; thôi đành phải chờ dịp khác vậy.
26/11/2020(Xem: 6846)
Từ hơn chục năm qua tôi vẫn tận dụng từng giờ trong ngày còn lại để nghe pháp, học pháp và chiêm nghiệm về những lời dạy của Cổ nhân hay Giảng Sư sau thời gian cần phải có và cần thiết cho nhu cầu trong đời sống con người.
04/07/2020(Xem: 6264)
Ngày xưa chúng đệ tử của Đức Phật có nhiều hạng người khác nhau. Tùy theo căn cơ của mỗi người, Đức Phật áp dụng phương pháp giáo hóa khác nhau. Pháp thực hành ban đầu có khác, nhưng tất cả đều nhắm đến mục tiêu cuối cùng. Đó là giúp cho mỗi hành giả thân tâm được thanh tịnh. Nhờ tâm thanh tịnh nên dễ dàng phát sanh trí huệ, đi đến chỗ hoàn toàn giải thoát giác ngộ. Vì thế, Giáo pháp của Đức Phật nhìn chung có nhiều pháp môn, nhưng xem xét kỷ lại thì không ra ngoài ba yếu tố căn bản là “Giới, Định, Huệ”. Giới-Định-Huệ là ba môn học của Phật giáo, trong kinh gọi là “tam vô lậu học” tức ba môn học giúp hành giả vượt thoát sự trói buộc của mọi phiền não, lậu hoặc, đạt được trạng thái tâm thuần tịnh, trong sáng, định tỉnh, tự do, tự tại… Từ đó đưa đến giác ngộ, chứng nhập quả vị giải thoát hoàn toàn.
02/05/2020(Xem: 8426)
Chỉ khi nào một tổ chức xã hội mà các hội đồng thường xuyên tụ họp trong niệm đoàn kết, giải tán trong niệm đoàn kết, và làm việc trong niệm đoàn kết, gặp gỡ trong sự hài hòa và tôn trọng lẫn nhau, họ sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm. Khi nào một xã hội biết gìn giữ và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp bởi dân phong quốc tục, truyền thống lâu đời của trí tuệ và tôn vinh những bậc trưởng lão, họ có thể sẽ thịnh vượng và không suy tàn.
17/04/2020(Xem: 5819)
Cuộc họp ngắn của nhóm chuyên gia y tế vào ngày 27/3/2020, bắt đầu với một chiếc máy ảnh lung linh và thô sơ. Vào ngày 31/3/2020, Tiến sĩ bác sĩ Phật tử James Maskalyk mở đầu bằng một bản tóm tắt nhanh về tình hình hiện tại của Covid-19: đã lây lan ở khắp mọi nơi trên thế giới.
13/04/2020(Xem: 6049)
Quý bạn cảm thấy mình có lo lắng, thậm chí chán nản hay cô đơn trong mối quan hệ của mình phải không? Tất cả chúng ta đều trải qua những thử thách và xung đột trong cuộc hôn nhân của mình lúc này hay lúc khác. Như Giáo sư Tiến sĩ Phật tử John Gottman giải thích, việc liên tục xử lý các vấn đề đang diễn ra có thể dẫn đến “tình trạng bế tắc” (gridlock) không thoải mái và cảm giác rằng quý bạn đang quay cuồng như bánh xe và không tới đâu. Chìa khóa để cởi mở “tình trạng bế tắc” là hiểu hơn về những gì đối tác của quý bạn và cảm nhận – nhưng làm thế nào?
07/04/2020(Xem: 13663)
Thi thoảng, ta hay suy nghĩ về cái chết và sự mong manh của đời người như một người vừa trái qua một cơn thập tử nhất sinh. Những suy nghĩ đó sẽ tiếp thêm cho ta sức mạnh để dám bứt mình khói những điều phù phiếm. Nếu chỉ còn một ngày để sống, liệu ta có còn bon chen hối hả giành giật với đời, với người? Liệu ta có còn tỏ ra trì trệ, lười biếng, hời hợt với bản thân?
04/04/2020(Xem: 6213)
Nghĩ về sự yên lặng, chúng ta thường nghĩ đến sự cô đơn, đôi khi là sự thất thế, hoặc là những lúc tâm trạng rất không tốt. Nhưng với người theo tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng của chúng ta, những giờ phút yên lặng rất cần cho đời sống tâm linh trước những tiếng ồn của cuộc sống.
01/04/2020(Xem: 5372)
Truyện ngắn "Trong cốp xe" của TK Vĩnh Hữu được đăng trên Thư Viện Hoa Sen vào ngày 16/02/2020, có đoạn: ... "Anh chú tâm niệm Phật, đúng ra là niệm Chuẩn Đề đà-la-ni, chỉ để thêm đạo lực, thêm ý chí mà vượt qua thời khắc khó khăn thử thách, quên đi mệt nhọc thân xác..." Tác giả chỉ nhắc qua việc "niệm chú" thật ngắn, không diễn bày hay kể lể gì thêm, lướt qua thật nhanh để trở về với mạch truyện. Chắc rất ít người lưu tâm để ý đến chi tiết vô cùng huyền diệu này, vì đang bị cuốn hút theo dòng trôi của câu chuyện "hết xăng, dắt xe đi bộ".
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]