Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tự tình cùng Sơn Thắng

16/02/201115:25(Xem: 3921)
Tự tình cùng Sơn Thắng

BÓNG TRÚC BÊN THỀM
Tâm Chơn

Tự tình cùng Sơn Thắng

Chúng tôi say sưa kể về Sơn Thắng, lòng len nhẹ chút tự hào. Vâng! Một chút tự hào mà không tự mãn, một chút hãnh diện mà không kiêu căng. Đó là điều mà chúng tôi luôn tự nhắc nhở mình.

Sơn Thắng! Hai tiếng thân thương chứa chan bao ân tình thâm trọng đã cùng chúng tôi đi đến khắp mọi miền. Dẫu thời gian có qua mau, trăng nước có vơi đầy, chúng tôi cũng xin mãi được giữ gìn và nâng niu những tháng ngày xưa cũ đó như một báu vật tinh thần thiêng liêng mà cuộc đời ban tặng.

Ồ, lẽ thường thôi! Chúng tôi xuất thân từ Sơn Thắng mà!

Sơn Thắng! Nơi chúng tôi bắt đầu đời sống tăng sinh trong nền nếp của một Thiền sinh. Nơi chúng tôi được trao truyền nguồn tri thức của pháp học và được tưới tẩm mảnh đất tâm của pháp hành. Nơi chúng tôi có chút duyên lành thừa hưởng đầy đủ cả hai phương diện: lý thuyết và thực hành, vật chất và tinh thần.

Âu cũng là điều tất yếu đối với một tăng sĩ Phật giáo, một tu sĩ học trò! Huống chi, trường Trung cấp Phật học Vĩnh Long lại nằm trong khuôn viên Thiền viện Sơn Thắng, mà phần nhiều những học Tăng của trường đều là chúng nội trú của thiền viện. Vừa học vừa tu, đương nhiên vậy!

Sơn Thắng! Một mái trường quá đổi hiền hòa như sông nước Cửu Long êm đềm bồi đắp phù sa cho vườn cây xanh trái ngọt. Một mái trường mà sự dạy và học quá ư thầm lặng như chính những người đã tạo ra nó, và cũng chẳng khác gì những hoạt động Phật sự của Giáo Hội tỉnh này.

Không ồn ào, không khoa trương, đã đành rồi, mà ngay cả những phong trào trường lớp cũng không. Không một tiếng động viên, không một lời khen thưởng cho những cá nhân đạt kết quả tốt trong học tập và thi cử. Ồ! Không tất cả mà có tất cả: một Sơn Thắng vững chãi, một Sơn Thắng thong dong, một Sơn Thắng đầy ấp những thâm tình thầy bạn.

Lạ! Sinh khí học đường không thiếu. Tăng sinh không xao lãng học hành. Trường học chính quy, nghiêm túc mà âm thầm, gần gũi như một lớp học gia giáo vậy.

Sơn Thắng! Nơi có bản thanh quy nghiêm ngặt dung hòa cả hai mặt: học đường và thiền viện. Thời khóa tu học tuy chặt chẽ sít sao nhưng không vì thế mà Sơn Thắng “khô khan” lão hóa. Sơn Thắng có đủ những tiếng nói tiếng cười tươi vui của tuổi học trò, của tu sĩ trẻ. Nghĩa là ngoài giờ học, tu, và chấp tác, chúng tôi vẫn có thời gian cho những buổi thể dục thể thao, vui chơi giải trí... Nhưng mà... phải theo cách của Sơn Thắng.

Tức là thỉnh thoảng chúng tôi cũng được chơi đánh banh (nhưng không được đá banh) cho khỏe. Chơi để rèn luyện thân thể chứ không được tranh thắng bại hơn thua. Chơi mà hô hào lớn tiếng là bị quở liền.

Chuyện đi đứng đàng hoàng, nói năng từ tốn lúc nào cũng phải ý tứ giữ gìn. Đừng ỷ rằng giờ nghỉ giải lao, rảnh rỗi, rồi tụm lại rôm rả nói cười, ca hát vô tư hay muốn làm gì thì làm. Lạng quạng là bị “quỳ” không cần nhang mọi chỗ mọi nơi đấy!

Hồi khóa chúng tôi học cũng có dăm ba lần được xem ti vi, xem phim về đề tài Phật giáo. Nhưng phải xem trong im lặng, không được bàn tán, lao xao. Dầu là vui chơi theo kiểu nhà chùa cũng phải trong giới hạn cho phép. Hầu như, chưa có trò tiêu khiển nào là trọn vẹn cả. Vì chơi chưa hết bàn thì đã có lệnh “thôi, nghỉ, giải tán”. Đang xem phim ngon trớn, chưa xong tập, chưa hết bộ thì có lệnh “ngưng, coi bấy nhiêu đủ rồi”...

Và cứ thế, theo năm tháng, riết rồi cũng quen. Chúng tôi vào nếp tự lúc nào không hay nữa. Ấy vậy mà mãi tới sau này, khi ra trường rồi, có dịp tham học nhiều nơi, chúng tôi mới hiểu hết được tấm lòng Sơn Thắng và nhận ra giá trị của những ngày tháng sống ở nơi đây. Ồ, thì ra các Ngài đã tập cho chúng tôi bớt đam mê, thôi dính mắc!

Cho nên, hễ khi gặp gỡ, liên lạc với nhau chúng tôi hay nhắc về Sơn Thắng thuở của mình. Nhắc để đừng quên mình lớn lên từ Sơn Thắng. Nhắc để luôn tự giữ mình xứng đáng là những người con của Sơn Thắng. Nhắc để luôn ghi lòng tạc dạ “ơn giáo dưỡng” của chư Tôn đức nơi này.

Sơn Thắng! Nơi chúng tôi được học từ lời dạy thì ít mà bằng thân giáo lại quá nhiều. Nơi mà ngày tháng êm trôi thấm vào từng thớ thịt, lưu thông trong huyết quản, hòa tan vào tâm trí để hình thành trong chúng tôi một Sơn Thắng dung dị, nhẹ nhàng. Để rồi giờ đây bên dòng xuôi ngược, Sơn Thắng mãi là nơi chúng tôi hướng về.

Và cũng trên lối về quê cũ ấy, Sơn Thắng đã nghiễm nhiên trở thành người bạn đồng hành thân thiết, nung đúc tinh thần, nâng đỡ bước chân non trẻ của chúng tôi. Để trong đôi lần nhìn lại, dường như Sơn Thắng không còn là nỗi nhớ đơn phương của những chiều mưa hạ hay thoáng bâng quơ bắt gặp cánh chim bằng. Cũng không phải là nỗi nhớ miên man trên dặm đường viễn xứ hay phút nao lòng rời rạc những khi có ai hỏi han, gợi nhắc một thời…

Ôi! Một thời Sơn Thắng trong tôi, giờ đây sao mà yên bình quá! Không bóng dáng xưa, không hình ảnh cũ, không đối cảnh sanh tình, không tìm cầu trông ngóng… Sơn Thắng như nhiên mang kỷ niệm êm đềm, thảnh thơi ra vào vùng ký ức. Bàng bạc. Trong veo. Sơn Thắng rong chơi khắp nẻo đường trần, giữa miền xa dĩ vãng. Không đượm buồn, không da diết, không ủy mị, không bâng khuâng… Sơn Thắng lắng yên như thể đã quên rồi. Dẫu rằng quên mà biết quên thì tức là đang nhớ.

Mà không! Nếu hiểu “quên” theo cái nghĩa của sự hòa tan, tính chất đồng hóa như những thức ăn đã được chuyển hóa thành máu thịt thì quả thật là chúng tôi đã quên Sơn Thắng. Dù thực tế, chúng tôi chưa từng quên Sơn Thắng bao giờ!

Sơn Thắng luôn có trong chúng tôi!...

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/04/2020(Xem: 10122)
Thi thoảng, ta hay suy nghĩ về cái chết và sự mong manh của đời người như một người vừa trái qua một cơn thập tử nhất sinh. Những suy nghĩ đó sẽ tiếp thêm cho ta sức mạnh để dám bứt mình khói những điều phù phiếm. Nếu chỉ còn một ngày để sống, liệu ta có còn bon chen hối hả giành giật với đời, với người? Liệu ta có còn tỏ ra trì trệ, lười biếng, hời hợt với bản thân?
04/04/2020(Xem: 4535)
Nghĩ về sự yên lặng, chúng ta thường nghĩ đến sự cô đơn, đôi khi là sự thất thế, hoặc là những lúc tâm trạng rất không tốt. Nhưng với người theo tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng của chúng ta, những giờ phút yên lặng rất cần cho đời sống tâm linh trước những tiếng ồn của cuộc sống.
01/04/2020(Xem: 4001)
Truyện ngắn "Trong cốp xe" của TK Vĩnh Hữu được đăng trên Thư Viện Hoa Sen vào ngày 16/02/2020, có đoạn: ... "Anh chú tâm niệm Phật, đúng ra là niệm Chuẩn Đề đà-la-ni, chỉ để thêm đạo lực, thêm ý chí mà vượt qua thời khắc khó khăn thử thách, quên đi mệt nhọc thân xác..." Tác giả chỉ nhắc qua việc "niệm chú" thật ngắn, không diễn bày hay kể lể gì thêm, lướt qua thật nhanh để trở về với mạch truyện. Chắc rất ít người lưu tâm để ý đến chi tiết vô cùng huyền diệu này, vì đang bị cuốn hút theo dòng trôi của câu chuyện "hết xăng, dắt xe đi bộ".
30/03/2020(Xem: 3787)
Thái độ của chúng ta đóng một vai trò quan trọng trong đời sống và có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta sau này. Bởi vì, cuộc sống của chúng ta được định hình bởi suy nghĩ, Đức Phật dạy rằng: Suy nghĩ kiến tạo nên đời sống, làm chủ khổ vui ở đời. Vậy thì, muốn làm chủ cuộc đời, làm chủ số phận, ta phải hết sức cẩn trọng với những ý nghĩ của mình, luôn quan sát và làm chủ chúng.
29/03/2020(Xem: 5256)
Kinh Pháp Cú nói đến “Luật Nhân Quả”. “Nhân” nghĩa là nguyên nhân, là hạt, tức hạt giống sinh ra một vật hữu hình hay là sức mạnh sinh ra một vật vô hình. “Quả” là kết quả, là trái, tức là kết quả hữu hình hoặc vô hình của một hạt đã gieo trồng. Nhân là năng lực phát động, quả là sự hình thành của năng lực phát động ấy. Nhân và quả là hai trạng thái tiếp nối nhau mà có. Nếu không có nhân thì không có quả, nếu không có quả thì không có nhân. Định luật hiển nhiên này mọi người đều nhận thấy. Định luật nhân quả liên tục kéo dài vô cùng tận, như những lượn sóng chập chùng trên mặt đại dương.
20/03/2020(Xem: 5658)
Bát Chánh Đạo chỉ là một phần trong giáo lý của Đức Phật. Chỉ cần áp dụng tám bước này vào đời sống sẽ mang đến cho ta và mọi người được hạnh phúc. Qua bài Chuyển Pháp Luân của Đức Phật giảng tại vườn nai cho năm anh em ông Kiều Trần Như nghe. Trong đó Bát Chánh Đạo là chủ đề đầu tiên mà Đức Phật mở bài. Từ sự quan sát cuộc đời của Ngài qua những kinh nghiêm sống trong hai giai đoạn: Hưởng thụ lợi lạc, đam mê ái dục, danh lợi, quyền lực, trong cung điện. Sáu năm tu khổ hạnh mà không thấy kết quả gì.
20/02/2020(Xem: 4852)
Kinh Viên Giác là kinh đại thừa đốn giáo được chư Tổ cho rằng đó là “Con mắt của 12 bộ kinh”. “Con mắt” ở đây theo thiển ý có nghĩa là Viên Giác soi sáng nghĩa lý, là điểm tựa, là ngọn hải đăng cho các bộ kinh để đi đúng “chánh pháp nhãn tạng”, không lạc vào đường tà và tu thành Phật. Khi nghe kinh này, đại chúng kể cả chư Phật và chư Bồ Tát đều phải vào chánh định/tam muội, không bình thường như những pháp hội khác.
18/02/2020(Xem: 6107)
Đạo Phật là đạo đối trị với vô minh tức là đối trị với kẻ ngu si, dại khờ, nên Kinh Pháp Cú dành trọn một phẩm để đề cập đến hạng người này. Truyện tích kể rằng một cô gái rất đẹp và hiền thục, con một thương gia giàu có. Nước da cô như màu hoa sen xanh biếc nên cô có tên là Liên Hoa Sắc. Đến tuổi cập kê có quá nhiều vương tôn công tử đến xin hỏi cưới cô. Cô không ưng ai cả. Xuất gia làm ni cô, tinh tấn tu hành trong một căn lều giữa rừng. Một ngày cô ra khỏi rừng đi vào thành phố khất thực. Một kẻ bất lương vốn là con người cậu của ni cô, đem lòng yêu cô từ khi cô chưa đi tu, hắn lén vào rừng trốn dưới gầm giường. Khi cô trở về hắn hãm hiếp cô. Ngay sau đó khi hắn rời khỏi lều thời mặt đất nứt ra và tên gian ác bị đọa vào địa ngục.
13/01/2020(Xem: 4196)
Một chiều, dừng chân bên bờ suối, lữ khách chợt cảm nhận dường như nơi đây đã từng qua. Có phải hàng cây phong này, từng khẳng khiu trơ trụi lá mùa thu trước, đã thầm lặng gửi thông điệp cho nhân gian bằng tinh thần tự tin, không than khóc, dũng mãnh đứng chờ mùa đông lạnh lẽo tuyết băng, chắc chắn không xót thương những gì yếu đuối!
10/12/2019(Xem: 4528)
Tiết mùa đông bất ngờ về sớm khiến những nhành mai đang ra lá, chưa kịp nhận biết, vội nép vào nhau, thương cảm nhìn những đóa hồng tỷ muội run rẩy, mới nở đêm qua. Dọc theo bức tường ngoài hàng hiên, những khóm trúc nhẹ nhàng lay động, trấn an bụi hoa ngâu với những đóa nhỏ li ti, rằng mặt trời đang lên, chúng ta vẫn đồng hành dù ta xanh hay vàng, dù em tươi hay héo, chỉ là ngoại hình luân chuyển mà thôi!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567